Giáo án Đại số Lớp 7 - Chương 3: Thống kê - Năm học 2010-2011 - Đinh Tiến Khuê

Giáo án Đại số Lớp 7 - Chương 3: Thống kê - Năm học 2010-2011 - Đinh Tiến Khuê

Hoạt động 1: (3 phút)

Giới thiệu sơ lượt về khoa học thống kê.

Gv giới thiệu về khoa học thống kê và ứng dụng của nó trong đời sống xã hội.

Hoạt động 2: (10 phút)

I/ Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu:

Gv treo bảng 1 lên bảng.

Giới thiệu cách lập bảng.

Khi điều tra về số cây trồng của mỗi lớp, người ta lập bảng 1.

Việc lập bảng 1 gọi là thu thấp số liệu, và bảng 1 gọi là bảng số liệu ban đầu.

Làm bài tập ?1.

Gv treo bảng 2 lên bảng.

Hoạt động 3: (10 phút)

II/ Dấu hiệu:

Gv giới thiệu thế nào là dấu hiệu.

Dấu hiệu thường được ký hiệu bởi các chữ cái in hoa như X, Y, Z

H: Dầu hiệu ở bảng 1 là gì ?

H: Dấu hiệu ở bảng 2 là gì ?

Gv giới thiệu thế nào là đơn vị điều tra.

Mỗi lớp trong bảng 1 là một đơn vị điều tra.

Mỗi địa phương trong bảng 2 là một đơn vị điều tra.

Số các đơn vị điều tra được ký hiệu là N.

Gv giới thiệu giá trị của dấu hiệu.

H: Tìm giá trị của dấu hiệu mang số thứ tự là 12 trong bảng 1?

Gv giới thiệu dãy giá trị của dấu hiệu.

 

doc 24 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Chương 3: Thống kê - Năm học 2010-2011 - Đinh Tiến Khuê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: THỐNG KÊ
Ngày soạn: 05/01/2011
Ngày dạy: 10/01/2011(7B)
Ngày dạy: 10/01/2011(7A)
Tiết 41. Bài 1: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ.TẦN SỐ.
I/ Mục tiêu: 
1.Kiến thức :- Học sinh nắm được khái niệm ban đầu về khoa học thống kê, ứng dụng của thống kê trong đời sống xã hội.
- Hiểu được thế nào là thu thập số liệu, biết lập bảng số liệu thống kê ban đầu.
- Hiểu được thế nào là dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số cùng ký hiệu tương ứng.
2.Kỹ năng : Lập bảng thu thập số liệu thống kê, tìm dấu hiệu.
3. Thái độ : Phát triển tư duy khái quát tổng hợp.
 II/. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng số liệu thống kê: bảng 1, bảng 2, bảng 3.
- HS: SGK, dụng cụ học tập.
 III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1/. Ổn định lớp: (1 phút)
 2/. Kiểm tra bài cũ: ( trong giờ)
 3/. Bài mới:
:HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (3 phút)
Giới thiệu sơ lượt về khoa học thống kê.
Gv giới thiệu về khoa học thống kê và ứng dụng của nó trong đời sống xã hội.
Hoạt động 2: (10 phút)
I/ Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu:
Gv treo bảng 1 lên bảng.
Giới thiệu cách lập bảng.
Khi điều tra về số cây trồng của mỗi lớp, người ta lập bảng 1.
Việc lập bảng 1 gọi là thu thấp số liệu, và bảng 1 gọi là bảng số liệu ban đầu.
Làm bài tập ?1.
Gv treo bảng 2 lên bảng.
Hoạt động 3: (10 phút)
II/ Dấu hiệu:
Gv giới thiệu thế nào là dấu hiệu.
Dấu hiệu thường được ký hiệu bởi các chữ cái in hoa như X, Y, Z
H: Dầu hiệu ở bảng 1 là gì ?
H: Dấu hiệu ở bảng 2 là gì ?
Gv giới thiệu thế nào là đơn vị điều tra.
Mỗi lớp trong bảng 1 là một đơn vị điều tra.
Mỗi địa phương trong bảng 2 là một đơn vị điều tra.
Số các đơn vị điều tra được ký hiệu là N.
Gv giới thiệu giá trị của dấu hiệu.
H: Tìm giá trị của dấu hiệu mang số thứ tự là 12 trong bảng 1?
Gv giới thiệu dãy giá trị của dấu hiệu.
Hoạt động 4: (10 phút)
III/ Tần số của mỗi giá trị:
Gv giới thiệu khái niệm tần số.
Ký hiệu tần số.
Trong bảng 1 , giá trị 30 được lập lại 8 lần, như vậy tần số của giá trị 30 là 8.
H: Tìm tần số của giá trị 50 trong bảng 1?
Gv giới thiệu phần chú ý.
Hs lập bảng điều tra số con trong mỗi gia đình trong tổ dân phố của mình đang sinh sống.
+Dấu hiệu ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp.
+ Dấu hiệu ở bảng 2 là số dân ở các địa phương trong cả nước.
Trong bảng 1, giá trị của dấu hiệu ứng với số thứ tự 12 là 50.
Tần số của giá trị 50 trong bảng 1 là 3.
I/ Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu:
Khi điều tra về một vấn đề nào đó người ta thường lập thành một bảng ( như bảng 1) và việc làm như vậy được gọi là thu thập số liệu,và bảng đó gọi là bảng số liệu điều tra ban đầu.
VD: xem bảng 1, bảng 2 trong SGK.
II/ Dấu hiệu:
1/ Dấu hiệu, đơn vị điều tra:
a/ Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu.
 KH: X, Y.
VD: Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp.
b/ Mỗi lớp, mỗi người được điều tra gọi là một đơn vị điều tra.
Tổng số các đơn vị điều tra được ký hiệu là N.
VD: Ở bảng 1 có 20 đơn vị điều tra, vậy N = 20.
2/ Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu:
 Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu. 
Giá trị của dấu hiệu ký hiệu là x.
VD: Trong bảng 1, ứng với lớp 6D là giá trị 30.
 Các giá trị ở cột thứ ba của bảng 1 gọi là dãy giá trị của dấu hiệu.
III/ Tần số của mỗi giá trị:
Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.
 Tần số của một giá trị được ký hiệu là n.
 VD: Tần số của giá trị 30 trong bảng 1 là 8. 
Bảng tóm tắt: Học sách trang 6.
Chú ý:
Không phải mọi dấu hiệu đều có giá trị là số mà tuỳ thuộc vào dấu hiệu điều tra là gì.
4/. Củng cố: (9 phút)
Làm bài tập 2/ 7
+HS làm bài đc lp 
+HS đổi bài kiểm tra lẫn nhau
5/. Dặn dò: (2 phút)
 Học thuộc bài và làm bài tập 1 (điều tra về điểm bài thi học kỳ I)
 Lập bảng số liệu ban đầu về chiều cao của các bạn trong lớp 7B.
6/. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 05/01/2011
Ngày dạy: 13/01/2011(7B)
Ngày dạy: 13/01/2011(7A)
Tiết 42: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức : Củng cố lại các khái niệm đã học trong bài trước.
2. Kỹ năng : Thực tập lập bảng số liệu thống kê ban đầu.Xác định dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu, các giá trị khác nhau của dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị khác nhau trong bảng số liệu ban đầu.
3. Thái độ :Tìm mối liên hệ giữa đại số và hình học
II/. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng 5, bảng 6, bảng 7.
- HS: Bảng số liệu về chiều cao của các bạn trong lớp.
 III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1/. Ổn định lớp (1 phút)
 2/. Kiểm tra bài cũ (15 phút)
H:Thế nào là bảng số liệu thống kê ban đầu? Giá trị của dấu hiệu? Tần số?
H: Quan sát bảng 5, dấu hiệu cần tìm hiểu là gì?
H: Số các giá trị của dấu hiệu lao nhiêu?
H: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu?
Trả lời:
Hs nêu khái niệm về bảng số liệu thống kê ban đầu.
Thế nào là giá trị của dấu hiệu, thế nào là tần số.
+Dấu hiệu cần tìm hiểu ở bảng 5 là thời gian chạy 50 mét của Hs nữ lớp 7.
+Số các giá trị của dấu hiệu:20
+Số các giá trị khác nhau là 5.
 3/. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
Giới thiệu bài luyện tập:
Bài 1: (bài 1) (12 phút)
Gv nêu đề bài.
Treo bảng phụ có vẽ sẵn bảng số liệu 5, 6.
Yêu cầu Hs nêu dấu hiệu chung cần tìm hiểu ở cả hai bảng?
H: Số các giá trị của dấu hiệu?
H: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu ở cả hai bảng?
H: Xác đinh các giá trị khác nhau cùng tần số của chúng?
Trong bảng 5.
H: Với giá trị 8.3 có số lần lập lại là bao nhiêu?
H: Với giá trị 8.4 có số lần lập lại là bao nhiêu?
Bài 2: ( bài 4) (10 phút)
Gv nêu đề bài.
Treo bảng phụ có ghi sẵn bảng 7.
Yêu cầu Hs theo dõi bảng 7 và trả lời câu hỏi.
H: Dấu hiệu cần tìm hiểu là gì?
H: Số các giá trị của dấu hiệu là bao nhiêu?
H: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là bao nhiêu?
H: Xác đinh các giá trị khác nhau cùng tần số của chúng?
4/. Củng cố: (5 phút)
Nhắc lại các khái niệm đã học cùng ý nghĩa của chúng.:
H:Dấu hiệu là gì ?
H: Tần số là gì ?
Dấu hiệu cần tìm hiểu ở bảng 5,6 là thời gian chạy 50 mét của Hs lớp 7.
+Số các giá trị của dấu hiệu là 20.
+Hs xác định số các giá trị khác nhau ở bảng 5 và 6.
+Hs lập hai cột giá trị x và tần số tương ứng n cho hai bảng 5 và 6.
+Hs đếm số lần lập lại của mỗi già trị khác nhau của dấu hiệu và viết vào hai cột.
+Với giá trị 8.3 ,số lần lập lại là 2.
+Với giá trị 8.4, số lần lập lại là 3.
Với giá trị 8.5, số lần lập lại là 8.
.
Tương tự cho các giá trị khác nhau còn lại.
Hs trả lời câu hỏi:
+ Dấu hiệu cần tìm hiểu là khối lượng chè trong mỗi hộp.
+ Số các giá trị của dấu hiệu là 30.
+Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 5.
+ Tương tự như bài tập 1, Hslập hai cột gồm giá trị x và tần số tương ứng n.
Sau đó đếm số lần lập lại của mỗi giá trị khác nhau của dấu hiệu và ghi vào hai cột.
+HS đứng tại chỗ trả lời GV ghi 
Bài 1:
a/ Dấu hiệu cần tìm hiểu:
 Dấu hiệu cần tìm hiểu ở bảng 5,6 là thời gian chạy 50 mét của Hs lớp 7.
b/ Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu:
Số các giá trị của dấu hiệu trong bảng 5, 6 đều là 20.
 Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu trong bảng 5 là 5.
 Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu trong bảng 6 là 4.
c/ Các giá trị khác nhau của giá trị cùng tần số của chúng:
Xét bảng 5:
Giá trị(x) Tần số (n)
2
3
8
 5
 2
Xét bảng 6:
Giá trị (x) Tần số (n)
 3
5
7
5
Bài 2:
 a/ Dấu hiệu cần tìm hiểuvà số các giá trị của dấu hiệu đó:
Dấu hiệu cần tìm hiểu là khối lượng chè trong mỗi hộp.
Số các giá trị của dấu hiệu là 30.
b/ Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu:
Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 5.
c/ Các giá trị khác nhau cùng tần số của chúng là:
Giá trị (x) Tần số (n)
3
4
16
4
3
5/. Dặn dò: (2 phút)
 Làm bài tập 1; 2/ SBT.
 Hướng dẫn: Các bước giải tương tự như trong bài tập trên.
6/. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12/01/2011
Ngày dạy: 17/01/2011(7B)
Ngày dạy: 17/01/2011(7A)
 Tiết 43. Bài 2: BẢNG “TẦN SỐ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU.
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức :
 Sau khi lập được bảng số liệu thống kê ban đầu, học sinh biết dựa vào bảng đó để lập bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu.
2.Kỹ năng :
 - Củng cố lại các khái niệm đã học, các ký hiệu và biết sử dụng chính xác các ký hiệu.
 - Biết lập bảng tần số từ bảng số liệu thống k ban đầu và biết cách nhận xét 
3 Thái độ : Phat triển tư duy khái quát thông qua bảng số liệu 
II/. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng 7, bảng 8, bảng 9, bảng 10.
- HS: SGK, dụng cụ học tập.
 III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1/. Ổn định lớp: (1 phút)
 2/. Kiểm tra bài cũ: (10 phút)
Làm bài tập 1/ SBT.
TL:
a/ Người điều tra cần thu thập số liệu ban đầu bằng cách ghi lại số Hs nữ trong 20 lớp học.
b/ Dấu hiệu là điều tra số Hs nữ trong một trường PT.
Có 10 giá trị khác nhau.
Giá trị (x) Tần số (n)
2
1
3
3
3
1
4
1
1
28 1
 3/. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động1 :(15 phút)
I/ Lập bảng “tần số”
Gv hướng dẫn Hs lập bảng “tần số” bằng cách vẽ khung hình chữ nhật gồm hai dòng.
Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
Dòng dưới ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó.
Gv giới thiệu bảng vừa lập được gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu, tuy nhiên để cho tiện, người ta thường gọi là bảng “tần số”
Hoạt động 2:(10 phút)
II/ Chú ý:
Gv hướng dẫn Hs chuyển bảng “tần số “ từ dạng hàng ngang sang dạng hàng dọc bàng cách chuyển từ dòng sang cột.
Gv giới thiệu ích lợi của việc lập bảng “tần số”:
Qua bảng “tần số” ta thấy:
Tuy số các giá trị có thể nhiều, nhưng số các giá trị khác nhau thì có thể ít hơn.
Có thể rút ra nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu nghĩa là tập trung nhiều hay ít vào một số giá trị nào đó.
Đồng thời bảng “tần số” giúp cho việc tính toán về sau được thuận lợi hơn.
4/. Củng cố: (12 phút)
Làm bài tập 6 tại lớp.
+GV: Treo bảng phụ với đề bài 6 (SGK/11) 
Hs vẽ một khung hình chữ nhật.
Theo hướng dẫn của Gv, điền các giá trị khác nhau vào dòng trên, và các tần số tương ứng vối mỗi giá trị trên vào dòng dưới.
Hs lập bảng “tần số” theo dạng cột dọc.
Hs lập bảng “tần số” cho các số liệu ở bảng 5 và bảng 6.
Bài tập 5:
Tháng
Tần số(n)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
N =
I/ Lập bảng “tần số”
Lập bảng”tần số” với các số liệu có trong bảng 7.
Giá trị(x)
28
30
35
50
Tần số(n)
2
8
7
3
N= 20
II/ Chú ý:
a/ Có thể chuyển bảng “tần số “ từ hàng ngang sang hàng dọc.
Giá trị(x)
Tần số(n)
28
2
30
8
35
7
50
3
N = 20.
b/ Bảng” tần số” giúp ta quan sát, nhận xét về giá trị của dấu hiệu một cách dễ dàng hơn.
Tổng quát:
a/ Từ bảng số liệu thống kê ban đầu có thể lâp bảng “tần số”.
b/ Bảng “tần số” giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các ... của số trung bình cộng:
Số trung bình cộng thường được dùng làm “đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
Chú ý:
1/ Khi các giá trị của dấu hiệu có khoảng chênh lệch rất lớn với nhau thì không nên lấy trung bình cộng làm đại diện cho dấu hiệu đó
2/ Số trung bình cộng có thể không thuộc dãy giá trị của dấu hiệu.
III/ “Mốt” của dấu hiệu:
Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số.
 KH: M0
VD: Trong bảng 22,giá trị 39 với tần số lớn nhất 184 được gọi là “mốt”.
4/. Củng cố: (5 phút)
Nhắc lại công thức tính trung bình cộng.
5/. Dặn dò: (2 phút)
 Học thuộc lý thuyết và làm bài tập 14; 15/ 20.
6/. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 09/02/2011
Ngày dạy: 14/02/2011(7B)
Ngày dạy: 14/02/2011(7A)
Tiết 48: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Sau tiết học này HS cần đạt những yêu cầu sau :
1.Kiến thức : 
 Rèn luyện cách tính trung bình cộng của dấu hiệu, khi nào thì trung bình cộng được dùng làm đại diện cho dấu, khi nào thì không nên dùng. 
2 Kỹ năng 
 Biết xác định mốt của dấu hiệu. Tính số TB cộng .
3 Thái độ : Tìm được mối liên hệ với thực tế 
II/. CHUẨN BỊ:
1- GV: bảng 24; 25; 26; 27.
2- HS: dụng cụ học tập.
III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1/. Ổn định lớp: (1 phút)
 2/. Kiểm tra bài cũ: (12 phút)
Làm bài tập 15?
HS: 
a/ Dấu hiệu cần tìm hiểu là tuổi thọ của một loại bóng đèn.
Số các giá trị là 50.
b/ Trung bình cộng:
`X=(5.1150+8.1160+ 12.1170 +18.1180 +7.1190): 50.
 `X = 1182,8.
c/ M0 = 1180.
 3/. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 
 Giới thiệu bài luyện tập:
Bài 1: ( bài 16) (5 phút)
Gv nêu đề bài.
Treo bảng 24 lên bảng.
H: Quan sát bảng 24, nêu nhận xét về sự chênh lệch giữa các giá trị ntn?
H: Như vậy có nên lấy trung bình cộng làm đại diện cho dấu hiệu không?
Bài 2: ( bài 17) (8 phút)
Gv nêu bài toán.
Treo bảng 25 lên bảng.
H: Viết công thức tính số trung bình cộng?
H: Tính số trung bình cộng của dấu hiệu trong bảng trên?
H: Nhắc lại thế nào là mốt của dấu hiệu?
H: Tìm mốt của dấu hiệu trong bảng trên?
Bài 3: ( bài 18) (6 phút)
Gv nêu đề bài.
Treo bảng 26 lên bảng.
Gv giới thiệu bảng trên được gọu là bảng phân phối ghép lớp do nó ghép một số các giá trị gần nhau thành một nhóm.
Gv hướng dẫn Hs tính trung bình cộng của bảng 26.
+ Tính số trung bình của mỗi lớp: 
(số nhỏ nhất +số lớn nhất): 2
+ Nhân số trung bình của mỗi lớp với tần số tương ứng
+ Áp dụng công thức tính `X.
Bài 4 ( bài 12 / SBT) (6 phút)
Treo bảng phụ có ghi đề bài 12 lên bảng.
Yêu cầu Hs tính nhiệt độ trung bình của hai thành phố.
H: Sau đó so sánh hai nhiệt độ trung bình vừa tìm được?
Sự chênh lệch giữa các giá trị trong bảng rất lớn.
Do đó không nên lấy số trung bình cộng làm đại diện.
 (phút)
+Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số.
 + Mo = 8
+/ Số trung bình của mỗi lớp:
 (110 + 120) : 2 = 115.
 (121 + 131) : 2 = 126
 (132 + 142) : 2 = 137
 (143 + 153) : 2 = 148
+/ 105 + 805 + 4410 + 6165 + 1628 + 155 = 13268.
`X = 
Dựa vào bảng tần số đã cho, Hs tính nhiệt độ trung bình của thành phố A: 23,95(°C)
Nhiệt độ trung bình của thành phố B là: 23,8 (°C)
+Nêu nhận xét:
Nhiệt độ trung bình của thành phố A hơi cao hơn nhiệt độ trung bình của thành phố B.
Bài 1:
Xét bảng 24:
Giá trị
2
3
4
90
100
Tần số
3
2
2
2
1
N=10
Ta thấy sự chênh lệch giữa các giá trị là lớn, do đó không nên lấy số trung bình cộng làm đại diện.
Bài 2:
a/ Tính số trung bình cộng:
Ta có: x.n = 384.
` (phút)
b/ Tìm mốt của dấu hiệu:
 Mo = 8
Bài 3:
a/ Đây là bảng phân phối ghép lớp, bảng này gồm một nhóm các số gần nhau được ghép vào thành một giá trị của dấu hiệu.
b/ Tính số trung bình cộng:
Số trung bình của mỗi lớp:
 (110 + 120) : 2 = 115.
 (121 + 131) : 2 = 126
 (132 + 142) : 2 = 137
 (143 + 153) : 2 = 148
Tích của số trung bình của mỗi lớp với tần số tương ứng:
x.n = 105 + 805 + 4410 + 6165 + 1628 + 155 = 13268.
`X = (cm)
Bài 4:
a/ Nhiệt độ trung bình của thành phố A là:
 » 23,95(°C)
b/ Nhiệt độ trung bình của thành phố B là:
 » 23,8 (°C)
Nhận xét:
Nhiệt độ trung bình của thành phố A hơi cao hơn nhiệt độ trung bình của thành phố B.
4/. Củng cố: (5 phút)
 Nhắc lại cách tính trung bình cộng của dấu hiệu.
5/. Dặn dò: (2 phút)
 Làm bài tập 19/ 22 và bài 11; 13 / SBT.
6/. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 09/02/2011
Ngày dạy: 17/02/2011(7B)
Ngày dạy: 17/02/2011(7A)
Tiết 49: ÔN TẬP CHƯƠNG III
I/ Mục tiêu: Sau tiết học này HS cần đạt những yêu cầu sau :
1Kiến thức ;- Hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương III, các kiến thức cùng ký hiệu của chúng được sử dụng để thiết lập các bảng, biểu phù hợp với yêu cầu của chương.
2. Kỹ năng :- Rèn luyện kỹ năng lập bảng tần số, vẽ biểu đồ, tính số trung bình cộng của dấu hiệu.
3 Thái độ: Phát triển tư duy, tổng quát
II/. CHUẨN BỊ:
1- GV: bảng 28.
2- HS: dụng cụ học tập.
 III/. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1/. Ổn định lớp: (1 phút)
 2/. Kiểm tra baì cũ: (Trong giờ)
 3/. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (15 phút)
1/ Thu thập số liệu thống kê, tần số:
Gv treo bảng phụ có ghi cân hỏi 1 và 2.
Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi.
2/ Bảng “tần số”
Gv treo câu hỏi 3 lên bảng.
H:Nêu cách lập bảng “tần số”?
H: Bảng tần số có thuận lợi gì hơn bảng số liệu thống kê ban đầu?
3/ Biểu đồ:
H: Nêu cách lập biểu đồ đoạn thẳng?
H:Ý nghĩa của biểu đồ ?
IV/ Số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu:
H: Làm thế nào để tính số trung bình cộng của một dấu hiệu?
H: Ý nghĩa của số trung bình cộng?
H: Thế nào là mốt của dấu hiệu?
Hoạt động 2:
Bài tập:
Bài tập: (bài 20)
Gv nêu đề bài.
Treo bảng 28 lên bảng.
H: Có bao nhiêu giá trị khác nhau?
Yêu cầu Hs lập bảng tần số?
H: Tính số trung bình cộng?
Yêu cầu lập tích x.n vào một cột của bảng tần số.
Yêu cầu tính giá trị trung bình.
H: Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng thể hiện các số liệu ở bảng tần số?
1/ Muốn thu thập số liệu về một vấn đề mà mình quan tâm, em cần làm các bước sau:
Xác định dấu hiệu.
Lập bảng số liệu ban đầu theo mẫu của bảng 1.
2/ Tần số của một giá trị là số lần lập lại của giá trị đó trong dãy các giá trị.
Tổng các tần số bằng số các giá trị.
Lập bảng “tần số” gồm hai dòng (hoặc hai cột):
Dòng 1 ghi giá trị(x)
Dòng 2 ghi tần số (n)
+Qua bảng “tần số”, có thể rút ngay ra nhận xét chung về các giá trị, xác định ngay được sự biến thiên của các giá trị.
+Lập biểu đồ đoạn thẳng bằng cách vẽ hệ trục toạ độ.Trục tung biểu diễn tần số n,và trục hoành biểu diễn các giá trị x.
+Biểu đồ cho ta một hình ảnh về dấu hiệu.
+Tính số trung bình cộng theo công thức:
X= 
+Số trung bình cộng thường được dùng làm đại diện cho dấu hiệu khi phải so sánh các dấu hiệu cùng loại.
+Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số
+Có 7 giá trị khác nhau là: 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50.
Một Hs lên bảng lập bảng tần số.
Các Hs còn lại làm vào vở.
Lập tích x.n vào một cột của bảng tần số.
+Hs lập công thức tính giá trị trung bình:
`X = (tạ/ ha)
+Một Hs lên bảng dựng biểu đồ đoạn thẳng.
1/ Thu thập số liệu thống kê, tần số:
Muốn điều tra về một dấu hiệu nào đó, ta cần phải thu thập số liệu, và trình bày các số liệu đó dưới dạng bảng số liệu thống kê ban đầu:
a/ Xác định dấu hiệu.
b/ Lập bảng số liệu ban đầu.
c/ Tìm các giá trị khác nhau trong dãy giá trị.
d/ Tìm tần số của mỗi giá trị.
2/ Bảng “tần số”
Từ bảng số liệu thống kê ban đầu, ta có thể lập được bảng “tần số: 
a/ Lập bảng “tần số” gồm hai dòng (hoặc hai cột), dòng 1 ghi giá trị(x), dòng 2 ghi tần số tương ứng .
b/ Rút ra nhận xét từ bảng “tần số”.
3/ Biểu đồ:
Có thể biểu diễn các số liệu trong bảng “tần số” dưới dạng biểu đồ và qua đó rút ra nhận xét một cách dễ dàng:
a/ Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
b/ Nhận xét từ biểu đồ.
IV/ Số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu:
a/ Công thức tính số trung bình cộng:
= 
b/ Trong một số trường hợp, số trung bình cộng có thể dùng làm đại diện cho dấu hiệu.
c/ Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số
Bài tập:
a/ Lập bảng “tần số”
Giá trị x
Tần số n
Tích x.n
20
1
20
25
3
75
30
7
210
35
9
315
40
6
240
45
4
180
50
1
50
N = 31
1090
`X = (tạ/ ha)
b/ Vẽ biểu đồ đoạn thẳng:
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0 20 25 30 35 40 45 50 x 
4/. Củng cố: (5 phút)
 Nhắc lại cách giải bài tập trên.
5/. Dặn dò: (2 phút)
 Học thuộc lý thuyết, làm bài tập 14; 15 / SBT.
 Chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết.
6/. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 16/02/2011
Ngày dạy: 21/02/2011(7B)
Ngày dạy: 21/02/2011(7A)
Tiết 50: KIỂM TRA 1 TIẾT
MỤC TIÊU:
Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của HS.
HS nắm được thế nào là dấu hiệu, tần số, số trung bình cộng
HS vận dụng và vẽ được biểu đồ
 II. CHUẨN BỊ :
	GV: Đề kiểm tra.
	HS: Ôn các kiến thức đã học.
 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp. 
Kiểm tra.
Điểm
KIỂM TRA ĐẠI SỐ7 CHƯƠNG III
(Thời gian làm bài 45 phút)
Họ và tên: .. Lớp 7
Đề bài:
I./ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
 Kết quả thống kê số từ dùng sai trong mỗi bài văn của các học sinh của một lớp 7 được ghi lại trong bảng sau:
Số từ dùng sai trong mỗi bài(x)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Số bài có từ sai (n)
6
12
3
6
5
4
2
2
5
	Khoanh tròn câu trả lời đúng trong các câu sau đây: 
 a) Dấu hiệu là:
 A. Các bài văn;	
 B. Số từ dùng sai;	
 C. Số từ dùng sai trong các bài văn của học sinh một lớp 7	
 D. Thống kê số từ dùng sai.
 b) Tổng các tần số của dấu hiệu thống kê là:
 A. 36	B. 45	 	C. 38	 D. 50
 c) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:
 A. 8	 B. 45	C. 9	 D. 6
 d) Mốt của dấu hiệu là:
 A.	12	 B. 8	 C. 0 và 3 D. 1
 e) Tổng các giá trị của dấu hiệu là:
 A.	45	 B. 148	C. 142	D. Một đáp số khác.
 g) Số trung bình cộng của dấu hiệu là: (Làm tròn đến hàng đơn vị)
 A.	3	 B. 2	 C. 4	 D. Một đáp số khác.
II./ TỰ LUẬN: (6 điểm) 
 Câu 1: (5 điểm) Thời gian làm bài tập của 30 học sinh (tính theo phút) được ghi lại như sau:
10
5
8
8
9
7
8
9
14
8
5
7
8
10
9
8
10
7
14
8
9
8
9
9
9
9
10
5
5
14
Dấu hiệu ở đây là gì ?
Lập bảng “ tần số ” và rút ra nhận xét.
Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Câu 2: (1 điểm) Hãy lập bảng thống kê của giá trị sau:
Cho tương ứng f(x) bằng tổng các chữ số của số x, biết f(x)=3.
Đáp án
Câu 1: a – C; b – B; c – C; d – D; e – C; g – A
Câu2: 
a) Dấu hiệu là Thời gian làm bài tập của 30 học sinh 
b) Bảng tần số :
Giá trị (x)
5
7
8
9
10
14
Tần số (n)
4
3
8
8
4
3
N = 30
* Nhận xét: (tùy độ sâu sắc của nhận xét để cho điểm phù hợp)
- Thời gian của lớp chủ yếu là 8, 9
- Có 4 HS chỉ mất 5 phút
- Còn một số ít HS cần cố gắng hơn để vươn lên trung bình
c) = = 8,63
Mốt của dấu hiệu là 8, 9
d) (1, đ) 
Câu 3: 3 12 21 30 102 201 300 . . .
3/. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Dai so 7Chuong III.doc