Giáo án Đại số Khối 9 - Chương III: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Giáo án Đại số Khối 9 - Chương III: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần :

- Nắm được nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn .

- Phương pháp minh họa hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn .

- Khái niệm hai hệ phương trình tương đương .

NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .

Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ

 - HS1: Vẽ 2 đường thẳng: 3x+2y=5 và x+2y=1 trên cùng mật phẳng tọa độ?

- Tìm tọa độ giao điểm của 2 đườn thẳng trên

 - HS2: Tìm điều kiện của m để 2 đường thẳng y=(m+1)x +m và y=-3x-4 cắt nhau, song song, trùng nhau.

 

doc 26 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Khối 9 - Chương III: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 30	Tuần : 15 	 Ngày soạn :	
Tên bài giảng : 	Chương iii : hệ hai phương trình bậc hai ẩn
	Đ 1 . phương trình bậc nhất hai ẩn 
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó .
Hiểu được tập nghiệm của một phương trình bậc nhất hai ẩn và biểu diễn hình học của nó
Biết cách tìm công thức nghệm tổng quát và vẽ đường thẳng đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của một phương trình nhất hai ẩn
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Phát biểu định nghĩa phương trình bậc nhất có một ẩn số ? Cho ví dụ
Giải phương trình 2x-5 = 0 .Cho biết số nghiệm của phương trình bậc nhất có một ẩn số ?
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Đặt vấn đề và giới thiệu nội dung chương III
- GV giới thiệu bài toán cổ " Vừa gà, vừa chó ...." và đặt vấn đề như SGK
- GV giới thiệu chương trình trong chương III
I-Đặt vấn đề: SGK
Hoạt động 4 :Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn
- GV: Các phương trình x+y = 36 ; 2x + 4y = 100 ở bài toán cổ, nêu ở phần trên là các phương trình bậc nhất hai ẩn số 
- Thế nào là phương trình bậc nhất hai ẩn số?
- GV cho HS đọc định nghĩa SGK và lưu ý HS a0 hoặc b0
- Trong các phương trình sau phương trình nào là phương trình bậc nhất hai ẩn số: 2x2 + y = 0, - x-y = 0; 2x + 0y = 1; 0x + 5y = 9 ?
- Tìm các hệ số a ; b trong các phương trình bậc nhất hai ẩn trên ?
- GV dẫn dắt HS đến với khái niệm nghiệm của phương trình ax+by = c, bằng ví dụ cụ thể : - Với phương trình 2x+3y = 3 cặp số (x=0 ; y=1) là nghiệm của phương trình.
- GV lưu ý HS cặp số khác cặp nghiệm
- HS làm ?1 ; ?2 SGK - Có nhận xét gì về số nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn số ?
II-Khái niệm về phương trình bậc nhất hai ẩn số:
1-Định nghĩa: SGK
Ví đụ:	Các phương trình -x-y=1 2x + 0y =1 ; 0x+5y=9 là các phương trình bậc nhất hai ẩn số
2- Nghiệm của hệ:
- Phương trình ax + by = c, nếu giá trị của vế trái tại x = x0 và y = y0 bằng vế phải thì cặp số (x0,y0) được gọi là nghiệm của phương trình
- Ví dụ : SGK
- Chú ý: SGK
- Phương trình bậc nhất hai ẩn số có vô số nghiệm
Hoạt động 5 :Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn số
- HS làm ?3 SGK
- Dùng bút chì điền kết quả vào ô trống
- GVkiểm tra kết quả HS
- Từ kết quả ?3 em hãy viết tập nghiệm của phương trình: 2x-y=1
- GV giới thiệu cách viết nghiệm tổng quát
- HS vẽ đồ thị hàm số y=2x-1
- Giữa đồ thị hàm số y=2x-1 và tập nghiệm của phương trình y=2x-1 có mối quan hệ gì ?
- Mỗi điểm thuộc đường thẳng y=2x-1 có phải là nghiệm của phương trình không ? Vì sao?
-GV cho HS xét phương trình :0x+2y=4
- Hãy viết nghiệm tổng quát?
-Vẽ đường thẳng y=2? Nhận xé về tập nghiệm của phương trình 0x+2y = 4 trên mặt phẳng tọa độ 
- GV cho hs xét phương trình: 4x+0y=6
- HS viết nghiệm tổng quát?
- Vẽ đường thẳng x=1,5
- Nhận xét về tập nghiệm của phương trình 4x+0y= 6 trên mặt phẳng tọa độ?
- GV treo bảng phụ có ghi phần tổng quát SGK trang 7
III-Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn số :
 Làm ?3 - Phương trình : 2x - y = 1 
a)Nghiệm tổng quát:
S = (x;2x-1)(xR) hoặc 
b) Biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ: Nghiệm của phương trình là đường thẳng : y = 2x-1
y
y0
M
x0
x
0
1
-Xét phương trình: 0x+2y=4
-Nghiệm tổng quát : 
-Trên mặt phẳng tọa độ, nghiệm của phương trình là đường thẳng
y
 y=2
2
y=2
x
0
Xét phương trình: 4x + 0y = 6
- Nghiệm tổng quát: 
- Trên mặt phẳng tọa độ, nghiệm của phương trình là đường thẳng x=1,5
y
x=1,5
x
0
1,5
- Tổng quát: SGK
 Hoạt động 6 : Củng cố - Dặn dò
	- Cho học sinh làm bài tập 1 ;2(a,c,f) trang 7 SGK tại lớp 
Về nhà làm bài tập 2(.d,e,b); 3 trang 7 SGK .
Chuẩn bị bài sau : Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn .
Tiết thứ : 31	Tuần :16	Ngày soạn :	
Tên bài giảng : 	Đ2 . Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm được nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn .
Phương pháp minh họa hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn .
Khái niệm hai hệ phương trình tương đương .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
 - HS1: Vẽ 2 đường thẳng: 3x+2y=5 và x+2y=1 trên cùng mật phẳng tọa độ? 
Tìm tọa độ giao điểm của 2 đườn thẳng trên
 - HS2: Tìm điều kiện của m để 2 đường thẳng y=(m+1)x +m và y=-3x-4 cắt nhau, song song, trùng nhau.
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 Khái niệm về hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- HS làm ?1 SGK?
- GV: Cặp số (2;-1) là nghiệm của hệ 
- Vậy thế nào là nghiệm của hệ phương trình 
- Khi nào thì hệ phương trình trên vô nghiệm ?
- Thế nào là giải hệ phương trình ?
I-Khái niệm về hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn:
-Nếu hai phương trình : ax + by = c và a'x + b'y = c' có nghiệm chung (x0 ; y0) thì (x0;y0) là nghiệm của hệ 
- Nếu hai phương đã cho không có nghiệm chung thì hệ vô nghiệm .
- Giải hệ phương trình là tìm tất cả các nghiệm của hệ
Hoạt động 4 : Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số.
- HS làm ?2 SGK.
- GV gọi (d) là đường thẳng ax+by=c và (d') là đường thẳng a'x + b'y = c' thì điểm chung của hai đường thẳng có liên quan gì đến nghiệm của hệ phương trình 
- HS xét ví dụ 1:
- Vẽ hai đường thẳng x+y=3 và x-y=0 trên cùng một hệ trục tọa độ 
- Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng trên . Từ đó suy ra nghiệm của hệ phương trình ở ví dụ1 .
 - HS xét ví dụ 2:
- Vẽ hai đường thẳng 3x-2y=-6 và 3x-2y=3 trên cùng một hệ trục tọa độ ?
- Có nhận xét gì về vị trí của hai đường thẳng trên ? Từ đó em có kết luận gì về nghiệm của hệ đã cho ?
- HS xét ví dụ 3:
- Em có nhận xét gì khi biểu diễn hai đường thẳng đã cho trên cùng một hệ trục tọa độ ?
- Từ đó hãy kết luận về nghiệm đã cho 
- Qua 3 ví dụ trên em hãy nhận xét về vị trí tương đối hai đường thẳng (d) và (d') với số nghiệm của hệ 
- GV trình bày phần tổng quá trên bảng phụ 
II-Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất có hai ẩn số.
Ví dụ 1: SGK
- Ví dụ2:	SGK
0
-2
- Ví dụ3: SGK
- Tổng quát : SGK
Hoạt động 5 :Hệ phương trình tương đương 
- Hãy định nghĩa thế nào là hai phương trình tương đương
- Vậy thế nào là hai hệ phương trình tương đương?	
III- Hệ phương trình tương đương: SGK
Hoạt động 6 : Củng cố - Dặn dò
HS làm bài tập : 4a,c ; 5a trang 11 tại lớp .
Về nhà làm bài tập 5b ; 7 ; 8 ; 9 ; 11 trang 11,12 SGK .
Tiết sau : Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế .
Tiết thứ : 32 	Tuần :16	Ngày soạn :	
Tên bài giảng : 	Đ2 . giải hệ phương trình bằng phương pháp thế 
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Hiểu cách biến đổi hệ phương trình bằng quy tắc thế .
Nắm vững cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế . 
Không bị lúng túng khi gặp các trường hợp đặc biệt (hệ phương trình vô nghiệm, hoặc vô số nghiệm)
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
 - HS1: Dự đoán nghiệm của hệ phương trình và giải thích vì sao ? Sau đó tìm tập nghiệm của hệ đã cho bằng cách vẽ dồ thị
 - HS2: Định nghĩa hệ phương trình tương đương? Kiểm tra xem hai hệ phương trình và có tương đương không? 
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Quy tắc thế
- GV: Hai hệ phương trình phần kiểm tra của HS2 là tương đương nhau, hệ phương trình sau có gì đặc biệt? 
- GV đặt vấn đề như SGK
- GV cho HS đọc phần quy tắc SGK
- Cả lớp xét ví dụ1
- Từ phương trình:x-3y=2 . Hãy biểu diễn x theo y? Thế kết quả này vào chỗ x trong phương trình thứ 2 ta được phương trình nào ?
- Giải phương trình bậc nhất một ẩn số này ? y=?
- Thế y=-5 vào phương trình : x=3y+2x=?
- Nghiệm của hệ phương trình (x=?,y=?)
- GV tổng quát lại 2 bước của quy tắc thế.
I-Quy tắc thế: SGK
-Ví dụ1: Giải hệ phương trình 
 SGK
Hoạt động 4 :áp dụng
-GV cho HS áp dụng quy tắc thế để giải hệ phương trình 
-Hãy biểu diễn y theo x từ phương trình (1) , ta được phương trình nào?
-Thế kết quả này vào chỗ y trong phương trình (2) ta có phương trình nào?
- Giải phương trình bậc nhất một ẩn số này ?x=?
-Thế x=2 vào phương trình y=2x-3y=?
-Vậy nghiệm của hệ bằng bao nhiêu ? GVcho HS quan sát lại minh họa bằng đồ thị của hệ phương trình này. Như vậy dù giải bằng cách nào ta cũng có một kết quả duy nhất.
- GV cho HS cả lớp làm ?1
- Gọi một HS lên bảng trình bày.
- GV sữa chữa sai sót.
- GV: Khi nào thì phương trình bậc nhất có một ẩn số có một nghiệm,vô nghiệm vô số nghiệm ?
- GV trình bày phần Chú ý SGK
- Cả lớp cùng làm ví dụ3 .
- Hãy dự đoán số nghiệm của hệ phương trình trên và giải thích?
- Cả lớp giải hệ phương trình trên? Gọi một HS lên bảng trình bày?
- Em có kết luận gì về số nghiệm của phương trình: 0x=0 ?
- Kết luận về nghiệm của hệ phương trình trên? Viết công thức nghiệm tổng quát ?
- HS làm?2;?3 SGK (hoạt động nhóm) Nhóm chẵn làm bài ?2, nhóm lẻ làm bài ?3 - Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV treo bảng phụ có ghi phần tóm tắt giải hệ phương trình SGK
II-áp dụng:
Ví dụ 2:Giải hệ phương trình.
 Từ phương trình (1) ta có y=2x- 3
- Thế y=2x-3 vào phương trình (2), ta có phương trình:x + 2(2x-3) = 4
x+4x-6=45x=10 x=2
 -Thế x = 2 vào phương trình y=2x-3, ta được: y = 2.2-3= 4-3 = 1.
-Vậy hệ phương trình có nghiệm : 
-Chú ý: SGK
Vídụ 3: Giải hệ phương trình
-Tóm tắt cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế: SGK 
Hoạt động 5 : Củng cố
- Giải bài tập 12a,b; 13a trang 15 SGK tại lớp .
- Thông thường khi nào ta dùng phương pháp thế để giải một hệ phương trình ? .	
Hoạt động 6 : Dặn dò
Về nhà làm bài tập:14,15,16,18 trang15,16 SGK..
Tiết sau Luyện tập.
Tiết thứ : 33	 	Tuần 17 	Ôn tập học kỳ 
Theo đề cương ôn tập của Tổ và chỉ đạo của Phòng, Sở .
Tiết 34, 35 	Tuần 17&18 	Kiểm tra Học kỳ
Theo đề chung của Phòng, Sở 
Tiết thứ : 36	 	Tuần 18 	trả bài kiểm tra học kỳ (phần đại số) 
Tiết thứ : 37 	Tuần : 19	Ngày soạn :	
Tên bài giảng : LUYệN TậP 
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm vững cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế .
Có kỹ năng biến đổi giải hệ phương trình bằng phương pháp thế.
Kỹ năng xác định hệ số a,b của hệ phương trình khi biết nghiệm của hệ.
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
 HS1: Tóm tắt cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế .Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp thế: 
 HS2: Giải bài tập 14b SGK	
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt  ... húng lại gặp nhau, nghĩa là tổng quãng đường hai vật đi 
 được trong 4 giây là bao nhiêu ? ta có phg trình nào ?
- Hãy lập hệ phương trình từ 2 phương trình trên.
-Trả lời kết quả bài toán.
Bài tập 37 :
-Gọi vận tốc của 2 vật lần lượt là x(cm/s) và y(cm/s).-Khi chuyển động cùng chiều cứ 20 giây chúng lại gặp nhau , nghĩa là quãng đường mà vật đi nhanh hơn đi được trong 20 giây hơn quãng đường vật kia cũng đi trong 20 giây là đúng 1 vòng. ta có 
phương trình: 20(x-y) = 20p (1)
-Khi quãng đường chuyển động ngược chiều, cứ 4 giây chúng lại gặp nhau, nghĩa là tổng quãng đường hai vật đi được trong 4 giây là đúng 1 vòng . Ta có phương trình: 4(x+y) = 20p (2)
-Ta có hệ phương trình 
Giải hệ ta được : x =3p; y = 2p
-Vậy vận tốc của 2 vật lần lượt là: 3p (cm/s) và 2p (cm/s)
Hoạt động 7: Dặn dò
Về nhà xem lại các bài tập đã giải, làm các bài tập còn lại SGK
Trả lời các câu hỏi ôn tập chương III SGK trang 25.
Học kỹ phần tóm tắt các kiến thức cần nhớ.
Giải các bài tập ôn tập chương : 40, 41b, 42, 43, 45, 46 SGK tr 27.
Tiết sau ôn tập chương III.
Tiết thứ : 44,45	Tuần :	22,23	Ngày soạn :	
Tên bài giảng :	 ôn tập chương III
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Củng cố toàn bộ kiến thức trong, đặc biệt chú ý : 
 + Các khái niệm và tập nghiệm của phươnh trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn với minh họa hình học của chúng
 + Các phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn : phương pháp thế và phương pháp cộng đại số.
Củng cố và nâng cao các kỹ năng :
 + Giải phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
 + Giải bài toán bằng cách lập phương trình 
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
 	 ( Kết hợp trong giờ ôn tập )
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Ôn tập phần lí thuyết
- GV cho HS trả lời các câu hỏi sau; sau khi HS trả lời , GV đưa lên bảng phụ "Tóm tắt các kiến thức cần nhớ" tương ứng với câu hỏi.
1) Nêu định nghĩa phương trình bậc nhất hai ẩn số? 
 2) Cho biết số nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn số ? Trình bày nghiệm tổng quát và khi biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ nghiệm của nó như thế nào?
3) Thế nào là hai hệ phương trình tương đương?
4) Tóm tắt cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số bầng phương pháp thế?
5) Tóm tắt cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số bầng phương pháp cộng ?
6) Trình bày các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình ?
SGK
Hoạt động 4 : Luyện tập bài tập ôn tập chương
Giải bài tập 40a SGK: 
Giải hệ phương trình sau và minh họa hình học kết quả tìm được: 
- GV cho HS lên giải hệ phương trình bằng 2 phương pháp đã học.
Bài tập 40a :
Cộng từng vế hai phương trình (1) và (3) ta được phương trình 0x+0y =-2 . Phương trình vô nghiệm ; do đó hệ phương trình vô nghiệm
-Minh họa kết quả trên bằng hình học? 
-Có kết luận gì về 2 đường thẳng trên? Từ đó hãy kết luận về nghiệm của hệ phương trình?
Minh hoạ hình học: 
Vẽ hai đường thẳng 2x+5y = 3 và trên cùng một hệ trục toạ độ .
y
 1
0,6
0 1,5 2,5 x 
-Hai đường thẳng trên song song, do đó hệ phương trình vô nghiệm
Hoạt động 5 :Rèn kỹ năng giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn số phụ
-GV: Gọi HS khá lên giải bài tập 41b SGK
-GV hướng dẫn đặt ẩn phụ :
u = ; y =
-HS giải hệ theo ẩn phụ đã đặt.
-HS trả biến rồi tính x ; y?
Bài tập 41b :
- Đặt : u = ; y = Ta có hệ phương trình 
- Cộng từng vế hai phương trình (1) và (3), ta được phương trình : 
-5u = 2+u= 
- Thế u = vào phương trình (2), ta được : v = 
Suy ra và 
Do đó hệ phương trình có nghiệm là 
Hoạt động 6 :Luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương trình
Giải bài tập 43 SGK trang 27
 - HS phân tích và nhận dạng bài toán.
 (Yêu cầu HS lí lụân từng bước để lập được từng phương trình rồi lập hệ phương trình cho bài toán)
 -Bài ra có những đại lượng chưa biết cần tìm nào? Hãy chọn ẩn số và lập hệ phương trình cho bài toán?
-GV: hướng dẫn đặt ẩn số phụ: 
	Đặt u= ; v=
-HS giải hệ phương trình theo ẩn u và v?
-Trả biến và tìm kết quả x=?; y=? .
-Nhận định và trả lời kết quả bài toán?
Bài tập 43 :
- Gọi x (m/ph) là vận tốc của người xuất phát từ A (x>0) , vận tốc của người xuất phát từ B là y (m/ph) (y>0)
-Khi gặp nhau tại địa điểm cách A là 2 km , người xuất phát từ A đi được 2000km , người xuất phát từ B đi được 1600m. Ta có phương trình : 	 (1)
- Điều đó cho thấy người xuất phát từ B chậm hơn. Khi người đi từ B xuất phát trước người kia 6 phút thì hai người gặp nhau chính giữa quãng đường, nghĩa là mỗi người đi được 1800m. Ta có phương trình :
 (2)
Do đó ta có hệ phương trình : 
Giải hệ phương trình này ta được x=75;y=60 
Vậy vận tốc của người đi từ A là 75 m/phút, của người đi từ B là 60 m/phút.
Hoạt động 7: Dặn dò
HS về xem lại các bài tập đã giải, ôn kỹ phần ôn tập kiến thức chương III.
Tiết sau kiểm tra cuối chương .
Tiết thứ : 46	Tuần :23	Ngày soạn :	
Tên bài giảng : 	Kiểm tra chương iii
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Kiểm tra việc nắm kiến thức cơ bản về : phương trình bậc nhất hai ẩn số, hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn số .
Kiểm tra kỹ năng giải toán về hệ phương trình , giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
đề bài:
 A- Trắc nghiệm: (3đ) Hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau: 
- Câu1: Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất có hai ẩn số .?
 	 A) 2x2+y = 0 	B) 2x+y = 0 	C) 2x = 0 D) Cả hai phương trình ở ý B và C 
- Câu2: Số nghiệm của phương trình bậc nhất có hai ẩn số là:
 	A) Có 1 nghiệm duy nhất ; 	B) Vô nghiệm ; 
C) Vô số nghiệm ; 	D) Cả A,B,C đều đúng
- Câu3: Nghiệm tổng quát của phương trình : 2x-3y= 6 là:
 	A) (xR : y= ) ; 	B) (x= ; y) ; 
 C) Cả A,B đều sai ; 	D) Cả A,B đều đúng.
- Câu4: Cho hệ phương trình : Khẳng định nào sau đây là đúng ?
 	A) Hệ có nghiệm với mọi m ; 	 B)Hệ luôn luôn vô nghiệm khi và chỉ khi m0
 	C) Hệ có vô số nghiệm ; 	 D) Hệ có nghiệm khi và chỉ khi m4
- Câu5: Cho phương trình : 3x - 5y = 6 . Một phương trình cùng với phương trình trên làm thành một hệ phương trình có nghiệm duy nhất là :
 	A) 6x-10y =12 ; B) 3x-5y =1 ; C) 2x+y =1 ; D) 3x-5y =6
- Câu6: Cho đường thẳng (d) có phương trình : (m+2)x + my + m =0. Hãy nối mỗi điều kiện của m cho ở cột 1 với một câu cho ở cột 2 để được kết quả đúng
Cột 1
Cột 2
1. Khi m = -2
a. (d) song song với đường thẩng x-y-2= 0
2. Khi m = 0
b. (d) vuông góc với đường thẳng y=
3. Khi m =-1
c. (d) là trục oy
4. Khi m =
d. (d) song song với trục Ox
e. (d) song song với trục Oy
Trả lời : 1 ---- ......... ; 2 ---- ......... ; 3 ---- ......... ; 4 ---- ......... ;
b - tự luận : (7 điểm )
 Bài 1: (2đ) Giải hệ phươnh trình sau: 
 Bài 2 : (3đ) 
Xác định a, b để đường thẳng y = ax+b đi qua hai điểm A (1;2) và B (-1;0)
Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng y = 2x+3 với đường thẳng được xác định ở câu a 
 Bài 3 : (2đ) Giải bài toán sau bằng cách lập hệ phương trình 
 Hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông hơn kém nhau 2cm . Nếu giảm cạnh lớn đi 4cm và tăng cạnh nhỏ lên 6cm thì diện tích không đổi . Tính diện tích của tam giác vuông
sơ lược về đáp án và biểu điểm: 
 A-Trắc nghiệm : (3đ ). Mỗi câu 0,5 điểm
 1-D ; 2-C ; 3-D ; 4-B ; 5-C ; 6: 1-- d ; 2 --c ; 3 --a ; 4 --b
 b-tự luận: (7đ)
 Bài1: 2đ - Khử được ẩn x hoặc y (0,5đ)
 - Tìm được x=1 ; y=2 (Mỗi giá trị 0,5đ )
 - Kết luận nghiệm của hệ phương trình là ( x=1 ; y=2 ) ( 0,5 đ)
Bài2: (3đ )
 a) 	- Thế x=1 ; y=2 vào phương trình: y=ax+b , tacó : a+b = 2 (0,25đ)
- Thế x=-1 ; y=0 vào phương trình :y=ax+b , ta có;-a+b=0 (0,25đ) -Lập được hệ 	(0,25) 
- Giải hệ phương trình ta tìm được a=1 ; b= 1 	(1đ)
- kết luận : a=1 ; b =1 	 (0,25đ)
 b)- Trình bày phương trình hoành độ giao điểm :2x+3 = x+1 
(0,25đ)
 - Tìm được x=-2 	(0,25đ)
 - Tìm được y =-1 	(0,25đ)
 - Kết luận: Tọa độ giao điểm của 2 đường thẳng (x=-2; y=-1) 	(0,25đ) 
 Bài3: (2đ) - Gọi x (cm) là độ dài cạnh góc vuông lớn (x>0) 	(0,25đ) 
 - Gọi y (cm) là độ dài cạnh góc vuồng nhỏ (y>0) 	(0,25đ) 
 - Lập được hệ 	(0,5đ)
 - Giải hệ tìm được x = 8 ; y = 6 (0,5đ)
 - Diện tích của tam giác là : 24(cm 2) 	 (0,5đ)
Tiết thứ : 32 	Tuần :16	Ngày soạn :	
Tên bài giảng : 	 luyện tập 
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Nắm vững lý luận để xác định số nghiệm số của hệ phương trình bằng phương pháp đồ thị .
Có kỹ năng thành thạo dùng đồ thị để nghiên cứu về số nghiệm số một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số.
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
- Học sinh1: Giải bài tập 4b,d SGK.
- Học sinh2: Giải bài tập 5b SGK
Phần hướng dẫn của thầy giáo 
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tìm nghiệm tổng quát của phương trình bậc nhất hai ẩn, minh họa bằng hình học và xác định nghiệm chung của hai đường thẳng
- HS làm bài tập 7 trang 12 SGK
- Tìm nghiệm tổng quát của mỗi phương trình?
- Cả lớp cùng làm, GV kiểm tra kết quả 5 em.
-Vẽ các đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình trên cùng hệ trục tọa độ
-Tìm tọa độ giao điểm của 2 đường thẳng, từ đó suy ra nghiệm chung của phương trình ?
I- Giải bài tập 7 trang 12 SGK
-Nghiệm tổng quát phương trình: là :
- Nghiệm tổng quát của phương trình: 3x+2y=5 là :
-Minh họa bằng hình học:
y
 4
2,5
2	 M
0 
2 3	 x
- Tọa độ giao điểm M(3;-2)
- Nghiệm chung của 2 phương trình là: (x=3;y=-2)
Hoạt động 4 :Dự đoán số nghiệm của hệ phương trình
- HS giải bài tập 9,10 trang 12 SGK
- Hoạt động nhóm : nửa lớp làm bài 9, nửa lớp làm bài 10
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV tổng kết và bổ sung thêm phần kiến thức : Điều kiện để hệ phương trình có một nghiệm, vô nghiệm, vô số nghiệm
II- Giải bài tập 9,10 SGK
-Hệ phương trình vô nghiệm vì 
-Hệ phương trình có vô số nghiệm vì 
Hoạt động 5 :Dự đoán số nghiệm và minh họa tập nghiệm bằng hình học
HS 1 làm bài tập 8a SGK .
Dự đoán số nghiệm của hệ 
Minh họa bằng đồ thị 	
Tìm tọa độ giao điểm của 2 đường thẳng? từ đó suy ra nghiệm của hệ.
Giải bài tập 8b trang 13 SGK
-Dự đoán số nghiệm của hệ 
-Minh họa bằng đồ thị 	
-Tìm tọa độ giao điểm của 2 đường thẳng? từ đó suy ra nghiệm của hệ.
III- Giải bài tập số 8 trang 12 SGK
a) Vẽ đường thẳng : x = 2
y
 Vẽ đường thẳng: 2x- y = 3
 1
 0
 -3
M
2
1,5	x
x = 2
- Nghiệm của hệ là tọa độ giao điểm M (2 ; 1)
Bài tập 8b:
- Vẽ hai đường thẳng : x + 3y = 2 và 2y = 4 trên cùng một hệ toạ độ Oxy
y
 2
 2/3
 0 
N	 y = 2
-4	 x
- Nghiệm của hệ phương trình là tọa độ giao điểm N(-4;2) 
Hoạt động 6 : Dặn dò 
HS hoàn chỉnh các bài tập đã giải .
Làm bài tập 9,10 trang 4,5 SBT .
Chuẩn bị bài cho tiết sau : Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_khoi_9_chuong_iii_he_hai_phuong_trinh_bac_nha.doc