Giáo án Đại số khối 8 - Trần Đức Minh - Tiết 50: Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Giáo án Đại số khối 8 - Trần Đức Minh - Tiết 50: Giải bài toán bằng cách lập phương trình

A. Mục tiêu:

Kiến thức Kỷ năng

Giúp học sinh:

-Củng cố và khắc sâu cách giải bài toán bằng cách lập phương trình Giúp học sinh có kỷ năng:

-Cách giải bài toán bằng cách lập phương trình

Thái độ

*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:

-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá

 *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:

-Tính linh hoạt; Tính độc lập

 

doc 2 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số khối 8 - Trần Đức Minh - Tiết 50: Giải bài toán bằng cách lập phương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 20/2/05
Tiết
50
§7. GIẢI BÀI TOÁN 
BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
	A. Mục tiêu:
Kiến thức
Kỷ năng
Giúp học sinh:
-Củng cố và khắc sâu cách giải bài toán bằng cách lập phương trình
Giúp học sinh có kỷ năng:
-Cách giải bài toán bằng cách lập phương trình
Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt; Tính độc lập	
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
	C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Bảng phụ "Phân tích bài toán", "Biểu diễn các đại lượng" ví dụ sgk/27
Sgk, dụng cụ học tập
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
sgk/25
III.Bài mới: (33')
	*Đặt vấn đề: (3')
Giáo viên
Học sinh
Yêu cầu học sinh giải bài toán: Ví dụ sgk
Theo dõi và suy nghĩ
	*Triển khai bài: (30')
HĐ1: Ví dụ (15')
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài toán 
HS: Thực hiện
GV: Chỉ ra các đối tượng tham gia vào bài toán ?
HS: Ô tô và xe máy
GV: Chỉ ra các đại lượng liên quan ?
HS: Vận tốc, thời gian, quảng đường
GV: Các đại lượng quan hệ với nhau theo công thức nào ? HS: S = v.t
GV: Gọi thời gian từ lúc xe máy khởi hành đến lúc hai xe gặp nhau là x giờ thì quảng đường đi được của xe máy từ khi khời hành đến khi gặp ô tô là bao nhiêu ? HS: 35x km
GV: Thời gian từ khi ô tô chạy đến khi hai xe gặp nhau là bao nhiêu ? HS: x - 2/5 giờ
GV: Quảng đường ô tô đi được của ô tô từ khi khời hành đến khi gặp xe máy là bao nhiêu ? 
HS: 45(x - 2/5) km
GV: Hai xe đi ngược chiều thì tổng quảng đường chúng đi được cho đến khi gặp nhau là bao nhiêu ?
HS: 35x + 45(x - 2/5) km
GV: Theo bài tổng quảng đường đó là bao nhiêu ?
HS: 90 km
GV: Từ đó ta có phương trình như thế nào ?
HS: 35x + 45(x - 2/5) = 90 (1)
GV: Yêu cầu học sinh giải pt (1)
HS: (1) Û x = 27/20 
GV: Vậy sau bao nhiêu giờ thi hai xe gặp nhau ?
HS: 1giờ 30'
Ví dụ: sgk/27
Giải:
Gọi thời gian từ lúc xe máy khởi hành đến lúc hai xe gặp nhau là x giờ. Khi đó:
-Quảng đường đi được của xe máy từ khi khời hành đến khi gặp ô tô là 35x (km)
-Thời gian từ khi ô tô chạy đến khi hai xe gặp nhau là : 
x - 2/5 giờ
-Quảng đường ô tô đi được của ô tô từ khi khời hành đến khi gặp xe máy là: 
45(x - 2/5) km
-Hai xe đi ngược chiều đến khi gặp nhau tổng quảng đường của chúng bằng quảng đường từ Hà Nội đến Nam Định, nên ta có PT:
 35x + 45(x - 2/5) = 90
Û x = 27/20 
Vậy sau 1 giờ 30' thì hai xe gặp nhau
HĐ2: ?2 và ?3 (15')
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?2 và ?3
HS: Thực hiện theo nhóm (2 h/s)
GV: Đáp số hai cách giải như thế nào ?
HS: Bằng nhau
GV: Cách nào có lời giải gọn hơn ?
HS: Cách chọn thời gian làm ẩn gọn hơn
GV: Nhắc nhở khi giải toán loại này sau khi phân tích, chú ý nhận xét để chọn ẩn thích hợp
Giải bài toán trên bằng cách chọn ẩn số theo cách khác ?
	IV. Củng cố: (5')
Giáo viên
Học sinh
Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
sgk/25
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1')
Về nhà thực hiện bài tập: 38, 39 sg/30

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET50~1.doc