Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung (Bản chuẩn)

Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung (Bản chuẩn)

I. Mục tiêu :

1. Về kiến thức:

-Học sinh hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử

-Biết cách tìm nhân tử chung và đặt nhân tử chung.

2. Về kỹ năng:

-Học sinh biết vận dụng phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đạt nhân tử chung để giải các bài tập.

3.Về tư duy, thái độ: Thái độ thích khám phá kiến thức mới, thích tìm tòi, có tính sánng tạo trong việc giải bài tập, có tinh thần hợp tác.

II. Chuẩn bị:

1. GV :Bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ, thảo luận nhóm, phiếu học tập.

2. HS : Các hằng đăng thức đáng nhớ

III. Kiểm tra bài cũ : (7 phút)

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 - TIẾT 9
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu :
1. Về kiến thức:	
-Học sinh hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử
-Biết cách tìm nhân tử chung và đặt nhân tử chung.
2. Về kỹ năng:	
-Học sinh biết vận dụng phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đạt nhân tử chung để giải các bài tập.
3.Về tư duy, thái độ: Thái độ thích khám phá kiến thức mới, thích tìm tòi, có tính sánng tạo trong việc giải bài tập, có tinh thần hợp tác.
II. Chuẩn bị :
GV :Bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ, thảo luận nhóm, phiếu học tập.
HS : Các hằng đăûng thức đáng nhớ
III. Kiểm tra bài cũ : (7 phút)
Nội dung
Đáp án
1) Điền vào chỗ trống ( .)
A3 – B3 = 	 (2 đ)
A3 + B3 = ..	 (2 đ)
2/Tính giá trị của biểu thức (x+3)(x2 –3x +9) tại x= -2 (6đ)
1) Điền vào chỗ trống ( .)
A3 – B3 = (A - B)(A2 +AB +B2) 	 (2 đ)
 A3 + B3 = (A + B) (A2 –AB +B2) 	 (2 đ)
2/Tính giá trị của biểu thức 
(x+3)(x2 –3x +9) = x3+27 	 (3 đ)
Với x= -2 thì giá trị của biểu thức cho là: 
 x3+27=(-2)3 +27=-8 + 27:19	 (3đ)
VI. Tiến trình giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt Động 1 :ví dụ 
-Tính nhanh: 34.76 +34.24 = Từ bài toán trên giáo viên đưa đến bài toán sau :
 34.13x +34.24y 
- Hãy viết biểu thức trên dưới dạng tích?
-Giáo viên :Giới thiệu việc biến đổi như bài toán trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử.
-Giáo viên :Gọi học sinh làm VD1 :Hãy viết 2x2 –4x thành tích của những đa thức
-Viêc biến đổi 2x2-4x thành tích 2x(x-2) được gọi là phân tích đa thức thành nhân tử .
-Vậy phân tích đa thức thành nhân tử là gì ?
-GV giới thệu :Cách làm như những ví dụ trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
Nhấn mạnh: đôi khi ta cần phải đổi dấu để xuất hiện nhân tử chung
Hoạt Động 2 : Áp dụng : 
Em hãy nêu cách giải?
-Cho HS hoạt động nhóm ?2
-Nhận xét đánh giá các nhóm
-Gọi HS lên làm bài.
-Các HS khác làm vào vở
Cho hs lên bảng viết 3x2 –6x thành nhân tử .
Yêu cầu một học sinh tìm x
Nhận xét sửa sai và nêu nhũng sai lầm có thể xẩy ra.
34.76 +34.24= 34.(76+24)
 = 34.100
= 34.(13x +24y)
2x2 - 4x = 2x.x –2.2x
= 2x( x –2 )
-HS trả lời.
Đặt nhân tử chung
c) Đổi dấu để xuất hiện nhân tử chung ta cần 
3 HS lần lượt giải
HS đọc chú ý trong SGK.
-Hoạt động nhóm, đại diện nhóm lên trình bày.
Vậy x = 0 hoặc x =2
Ghi bài
1. Ví dụ :(17 phút)
VD :PT đa thức 15x3 –5x2 +10x thành nhân tử ?
 Giải
15x3 –5x2 +10x
=5x (3x2 –x +2)
Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của đa thức 
2. Áp dụng : (14ph)
* phân tích các đa thức sau thành nhân tử
a.x2 –x = x.(x -1)
b.5x2(x –2y) –15x(x –2y)
= 5x(x –2y)(x -3)
c.3(x -y) –5x(y -x)
= 3(x -y) + 5x (x -y)= (x -y)(3 +5x)
*. Tìm x sao cho : 
 3x2 –6x = 0
 Giải
3x2 –6x = 0 suy ra 3x(x -2) = 0
suy ra 3x=0 hoặc x–2= 0
1.3x = 0x =0
2.x –2 = 0 x= 2
Vậy x = 0 hoặc x = 2
V. Củng cố : (5ph)
* Phân tích đa thức thành nhân tử là làm gì?
* Phiếu học tập
VI. Hướng dẫn học ở nhà :(2ph)
-Làm BT 40, 41, 42 trang 19 SGK
-Học thật kỹ các hằng đẳng thức đáng nhớ.
- BTVN 21, 22, 23 SBT.
-Xem trước bài phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức.
Phiếu học tập
Tên HS:  
Điền vào chỗ trống (.) để kết quả là phân tích đa thức thành nhân tử
a) 3x –6y = .
b) 14x2y –21xy2 +28x2y2 =.
c) 15.91,5 + 150.0,85 =.
Đáp án
a) 3(x –2y)
b) 7xy (2x –3y +4xy)
c) 1500 
RÚT KINH NGHIỆM :
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_khoi_8_tiet_9_phan_tich_da_thuc_thanh_nhan_tu.doc