Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 42: Phương trình bậc nhất 1 ẩn (Bản 3 cột)

Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 42: Phương trình bậc nhất 1 ẩn (Bản 3 cột)

 I . Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- HS hiểu được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn.

- Hiểu được 2 quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân vừa học để giải phương trình bậc nhất một ẩn.

 2. Kỹ năng:

- Vận dụng được thành thạo 2 quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân vừa học để giải phương trình bậc nhất một ẩn.

 3. Thái độ: Cẩn thạn, chính xác, tích cực trong học tập.

II .Đồ dùng dạy học:

 *GV:Thước kẻ, Bảng phụ ghi các phương trình bậc nhất mật ẩn

 *HS: Thước kẻ

III. Phương pháp: Đàm thoại hỏi đáp; gợi mở nêu vấn đề,

IV. Tổ chức giờ dạy:

Mở bài ( 5 ):

- Mục tiêu:

+ Đánh giá khả năng nắm kiến thức cũ của HS

+ Tạo hứng thú cho HS

- Kiểm tra:

? Yêu cầu 2 HS lên bảng lấy 2 ví dụ về phương trình 1 ẩn?

Và 2 phương trình tương đương?

- ĐVĐ: ? Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình như thế nào và cách giải ra sao?

Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng vào bài ngày hôm nay:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 42: Phương trình bậc nhất 1 ẩn (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01 / 01/ 2010
Ngày giảng: (8 )
 ..(8 )
Tiết 42
Phương trình bậc nhất một ẩn 
 I . Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- HS hiểu được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn.
- Hiểu được 2 quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân vừa học để giải phương trình bậc nhất một ẩn.
	2. Kỹ năng: 
- Vận dụng được thành thạo 2 quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân vừa học để giải phương trình bậc nhất một ẩn.
	3. Thái độ: Cẩn thạn, chính xác, tích cực trong học tập.
II .Đồ dùng dạy học:
	 	*GV:Thước kẻ, Bảng phụ ghi các phương trình bậc nhất mật ẩn	 	
 *HS: Thước kẻ 
III. Phương pháp: Đàm thoại hỏi đáp; gợi mở nêu vấn đề,
IV. Tổ chức giờ dạy:
Mở bài ( 5’ ):
- Mục tiêu:
+ Đánh giá khả năng nắm kiến thức cũ của HS
+ Tạo hứng thú cho HS
- Kiểm tra:
? Yêu cầu 2 HS lên bảng lấy 2 ví dụ về phương trình 1 ẩn? 
Và 2 phương trình tương đương?
- ĐVĐ: ? Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình như thế nào và cách giải ra sao?
Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng vào bài ngày hôm nay:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
HĐ1: Hình thành khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn( 7’ ).
- Mục tiêu: HS phát biểu ĐN phương trình bậc nhất một ẩn
- Đồ dùng: Thước kẻ. Bảng phụ ghi các phương trình bậc nhất mật ẩn
? Nhận xét gì về dạng của các phương trình sau?
 2x – 1 = 0
 x – 1 = 0
 x - = 0
- GV chốt lại và giới thiệu đó chính là các phương trình bậc nhất một ẩn.
? Vậy phương trình bậc nhất một ẩn có dạng như thế nào?
- GV chốt lại và giới thiệu định nghĩa.
? Lấy một vài VD về phương trình bậc nhất một ẩn?
? PT: = 0 có phải là phương trình bậc nhất một ẩn không tại sao?
- GV khắc sâu dạng phương trình bậc nhất một ẩn để HS hiểu rõ hơn.
- HS quan sát nhận xét.
- HĐ cá nhân.
- HS đọc định nghĩa.
- HĐ cá nhân.
- TL: Phương trình trên không phải là phương trình bậc nhất một ẩn vì biểu thức không là một đa thức
1.Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
*Định nghĩa: SGK/7.
Dạng : ax + b = 0 (a 0)
VD : x – 1 = 0
HĐ2: Hai quy tắc biến đổi tương đương các phương trình( 20’).
- Mục tiêu: HS nắm vững hai quy tắc biến đổi tương đương các phương trình và biết vận dụng để giải phương trình.
? Phát biểu 2 tính chất trong đẳng thức số?
- GV giới thiệu : a+ b = c
 a = ?
? Phát biểu lại quy tắc chuyển vế trong đẳng thức số?
? Tương tự : x + 2 = 0
 x = ?
? Em làm thế nào để tìm được x?
- GV giới thiệu quy tắc.
- áp dụng làm (?1)
- Từ a = b a.c = b.c
- Tương tự 2x = 6 nhân 2 vế với ta có phương trình nào?
? Tương tự như đẳng thức số thì trong một phương trình ta cũng có quy tắc nào?
- GV chốt lại và giới thiệu quy tắc.
- áp dụng làm (?2)
- Nhận xét đánh giá
- HS phát biểu.
- HS chuyển vế.
- HĐ cá nhân.
- Sử dụng quy tắc chuyển vế.
- HS đọc SGK.
- 3HS lên bảng.
- Ta được: x = 3
- Quy tắc nhân
- 3HS lên bảng thực hiện, các HS khác làm vào vở rồi nhận xét
2. Hai quy tắc biến đổi tương đương các phương trình.
*Quy tắc chuyển vế
Quy tắc: SGK/8
?1 Giải các phương trình:
a) x – 4 = 0 chuyển vế ta được: x = 4.
b) 3 / 4 + x = 0 chuyển vế ta được: x = -3 / 4
c) 0,5 – x = 0 chuyển vế ta được:
x = 0,5
*Quy tắc nhân.
 Quy tắc: SGK/8
?2 Giải các phương trình:
a) x/2 = 1 nhân cả hai vế với 2 ta có: x = 2
b) 0,1x = 1,5 nhân cả hai vế với 10 ta có: x = 15
c) -2,5x = 10 chia cả hai vế cho 2,5 ta có: x = - 4
HĐ3: Giải phương trình bậc nhất một ẩn (10’)
- Mục tiêu: HS biết giải phương trình bậc nhất một ẩn nhờ áp dụng hai quy tắc đã học
- GV giới thiệu phần chữ in nghiêng ở SGK.
- GV giới thiệu ví dụ
- GV hướng dẫn HS cùng giải.
? Thực hiện (?3)
- Nhận xét đánh giá
- HS đọc lại.
- HS ghi VD.
- HĐ cả lớp.
- 1HS lên bảng, dưới lớp cùng thực hiện.
- HĐ cá nhân.
3.Giải phương trình bậc nhất một ẩn.
VD: Giải phương trình.
 3x – 12 = 0
 3x = 12
 x = 4
Phương trình có 1 nghiệm duy nhất là: x = 4.
 Vậy : S = 
?3 Giải phương trình:
- 0,5x + 2,4 = 0
 - 0,5x = - 2,4
 x = 4,8
Tổng kết và hướng dẫn về nhà ( 3’):
- Tổng kết: nhắc lại hai quy tắc ( quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân) 
- Hướng dẫn học ở nhà: Học thuộc lí thuyết và làm các bài tập 6, 7, 9 SGK/9-10.
*******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_khoi_8_tiet_42_phuong_trinh_bac_nhat_1_an_ban.doc