Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 41: Mở đâu về phương trình (Bản 3 cột)

Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 41: Mở đâu về phương trình (Bản 3 cột)

 I .Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn và các thuật ngữ có liên quan(vế trái vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của p/t)

- Biết cách diễn đạt một giá trị là nghiệm hay không.

- Hiểu khái niệm giải phương trình, hai phương trình tương đương, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.

 2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng vận dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức tự giác trong học tập; tích cực trong học tập,

II .Đồ dùng:

 *GV: Thước kẻ, Bảng phụ ghi nội dung ?4, Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1, Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2

 *HS: Thước kẻ

III . Phương pháp: Đàm thoại hỏi đáp; nêu vấn đề;

IV . Tổ chức giờ dạy:

 Mở bài ( 3):

- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh

- Đặt vấn đề:

+ Thế nào là phương trình bậc nhất một ẩn Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn như thế nào

Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng nghiên cứu chương III

trong 16 tiết, trong đó có 8 tiết lí thuyết, 5 tiết luyện tập, 2 tiết ôn tập chương và 1 tiết kiểm tra.

+ Trước khi đi tìm hiểu về phương trình bậc nhất một ẩn chúng ta cùng vào bài đầu tiên để tìm hiểu xem phương trình phương trình là gì đã.

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 41: Mở đâu về phương trình (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/ 01 / 2010
Ngày giảng: (8 )
 .(8 )
Chương III phương trình bậc nhất một ẩn
Tiết 41 mở đầu về phương trình
 I .Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn và các thuật ngữ có liên quan(vế trái vế phải, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của p/t)
- Biết cách diễn đạt một giá trị là nghiệm hay không.
- Hiểu khái niệm giải phương trình, hai phương trình tương đương, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
	2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
	3. Thái độ: 
	- Có ý thức tự giác trong học tập; tích cực trong học tập,
II .Đồ dùng:
	 	*GV: Thước kẻ, Bảng phụ ghi nội dung ?4, Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1, Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2
	 	*HS: Thước kẻ
III . Phương pháp: Đàm thoại hỏi đáp; nêu vấn đề;
IV . Tổ chức giờ dạy:
 Mở bài ( 3’):
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh
- Đặt vấn đề: 
+ Thế nào là phương trình bậc nhất một ẩn? Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn như thế nào? 
Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng nghiên cứu chương III
trong 16 tiết, trong đó có 8 tiết lí thuyết, 5 tiết luyện tập, 2 tiết ôn tập chương và 1 tiết kiểm tra.
+ Trước khi đi tìm hiểu về phương trình bậc nhất một ẩn chúng ta cùng vào bài đầu tiên để tìm hiểu xem phương trình phương trình là gì đã.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Ghi bảng
HĐ1: Khái niệm phương trình một ẩn(20’)
- Mục tiêu: HS biết được thế nào là phương trình một ẩn, thế nào là nghiệm của phương trình và một phương trình có thể có một nghiệm, có thể có nhiều nghiệm nhưng cũng có thể không có nghiệm nào.
- Đồ dùng: Thước kẻ, Bảng phụ ghi nội dung Bài tập 1
- Yêu cầu HS đọc bài toán: “vừa gà vừa chó.” GV dặt vấn đề vào bài.
- GV giới thiệu VD.
? Em có nhận xét gì về hệ thức trên?
- GV chốt lại và giới thiệu .
- GV giới thiệu VT và VP.
? Nhận xét gì về mỗi vế?
? Vậy theo em thế nào là một phương trình một ẩn?
? Hãy lấy ví dụ về phương trình một ẩn?(?1)
? x + 1 = 0 ; x2 – 1 = x có phải là phương trình một ẩn không?
? yêu cầu HS thực hiện tiếp (?2)
- GV chốt lại và giới thiệu x = 6 là một nghiệm của phương trình.
? Tương tự tính giá trị của 2 vế của phương trình khi x = 1.
- GV kết luận đó không phải là nghiệm của phương trình.
? Vậy một giá trị được coi là nghiệm của phương trình khi nào?
- GV chốt lại.
? áp dụng làm (?3)
- GV chốt lại 
?Hãy tìm nghiệm của các PTsau:
a) x2 – 1 = 0
b)(x- 1)(x + 2)(x- 3) = 0
c) x2 = -1
d) x = 5
? Vậy nhận xét gì về số nghiệm của mỗi phương trình trên?
- GV giới thiệu chú ý
- HS ghi vở.
- HS nhận xét.
- HS ghi.
- Mỗi vế là một biểu thức có chứa x.
- HĐ cá nhân.
- HS lấy VD.
- Có.
- HĐ cá nhân.
- HĐ cá nhân tính.
- HĐ cá nhân trả lời.
- HĐ nhóm nhỏ trong 3 phút rồi trả lời.
- HĐ cá nhân.
- HS nhận xét
- HS đọc chú ý.
1.Phương trình một ẩn.
VD: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2.
 Là một phương trình với ẩn x.
 2x + 5 gọi là vế trái.
 3(x – 1) + 2. gọi là vế phải.
VD: x + 2 = 4-x
 y – 2 = 3( y – 1) 
(?2) Cho 2x + 5 = 3(x – 1) + 2.
Với x = 6 ta có: VT= 17
 VP = 17.
 Vậy VT = VP.
Ta nói x = 6 là 1 nghiệm của phương trình.
?3 Cho phương trình:
2( x + 2 ) – 7 = 3 – x
x = -2 không thoả mãn với phương trình trên
x = 2 là một nghiệm của phương trình trên
 Bài tập 1:
a) Nghiệm của phương trình 
x2 – 1 = 0 là x=1 và x=-1
b) Nghiệm của phương trình 
(x- 1)(x + 2)(x- 3) = 0 là x = 1, x = -2 và x = 3
c) Phương trình x2 = -1 không có nghiệm nào
d) Nghiệm của phương trình x = 5 là 
x = 5
*Chú ý:
 SGK/5-6.
HĐ2:Giải phương trình( 7’ )
- Mục tiêu: HS biết được thế nào là tập nghiệm của phương trình và giải phương trình chính là đi tìm tập nghiệm của phương trình.
- Đồ dùng: Bảng phụ ghi nội dung ?4
- Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK cho biết:
? Tập nghiệm của phương trình là gì?
- Làm (?4).
- GV cách tìm tập nghiệm của 2 phương trình trên chính là ta đã giải hai phương trình đó
? Vậy giải phương trình là gì?
- HS đọc và trả lời.
- HĐ cá nhân.
- HS suy nghĩ trả lời
2.Giải phương trình:
- Tập nghiệm của một phương trình là tập nghiệm của phương trình đó. Kí hiệu là: S.
?4
Phương trình x = 2 có tập nghiệm là S = 2
Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S = 
- Giải phương trình là tìm tập hợp nghiệm của phương trình đó (S )
HĐ3:Phương trình tương đương( 12’)
- Mục tiêu: HS biết được hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập hợp nghiệm.
- Bảng phụ ghi nội dung Bài tập 2
? Tìm tập nghiệm của các cặp phương trình sau:
a) x = -1 ( 1 ) và x + 1 = 0 ( 2 )
b) x = 2 ( 3 ) và x – 2 = 0. ( 4 )
c) x = 0 ( 5 ) và 5x = 0. ( 6 )
- Sau 3 phút yêu cầu đại diện nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét.
? Nhận xét gì về tập nghiệm của các cặp phương trình trên?
- GV chốt lại và giới thiệu đó chính là các cặp phương trình tương đương.
? Vậy 2 phương trình như thế nào được gọi là 2 phương trình tương đương?
- GV chốt lại và giới thiệu khái niệm.
- HĐ nhóm nhỏ trong 3 phút.(mỗi dãy 1 ý)
- Đại diện các nhóm báo cáo
- HS nhận xét.
- HĐ cá nhân.
- HS đọc SGK.
3. Phương trình tương đương:
 Bài tập 2:
a) Tập nghiệm của phương trình x = -1 ( 1 ) là S1 = -1 và Tập nghiệm của phương trình x + 1 = 0 ( 2 ) là S2 = -1
b) Tập nghiệm của phương trình x = 2 ( 3 ) là S3 = 2 và Tập nghiệm của phương trình x – 2 = 0. ( 4 ) là S4 = 2
c) Tập nghiệm của phương trình x = 0 ( 5 ) Là S 5 = 0 và Tập nghiệm của phương trình 5x = 0. ( 6 ) S6 = 0
*Khái niệm: SGK/6.
 K/H: ( ) đọc là tương đương
 VD : x =-1 x + 1 = 0.
Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà ( 3’): 
- Tổng kết: GV nhắc lại các khái niện đã học
	Phương trình 1 ẩn ,giải phương trình 1 ẩn, 2 phương trình tương đương.
- Hướng dẫn học ở nhà: 
 + Học thuộc kiến thức và làm các bài tập : 1, 2, 3, 4, 5 SGK/6-7.
	+ Đọc trước bài phương trình bậc nhất một ẩn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_khoi_8_tiet_41_mo_dau_ve_phuong_trinh_ban_3_c.doc