Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 13 đến 14 (Bản 2 cột)

Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 13 đến 14 (Bản 2 cột)

A – Mục tiêu

- Rèn kĩ năng giải bài tập phân tích đa thức thành nhân tử.

- HS giải thành thạo loại bài tập phân tích đa thức thành nhân tử.

- Giới thiệu cho HS phương pháp tách hạng tử, thêm bớt hạng tử.

B – Chuẩn bị

SGK, SBT, bảng phụ chữa bài 56.

C – Tiến trình dạy – học

I – Ổn định lớp (1)

II – Kiểm tra (7)

HS1: Chữa bài 52 (SGK tr24)

HS2: Chữa bài 53b,c (SGK tr24)

HS3: Chữa bài 54a,c (SGK tr25).

III – Luyện tập (34)

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 13 đến 14 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 7	Tiết 13 : Phân tích đa thức thành nhân tử 
 bằng cách phối hợp nhiều phương pháp
A – Mục tiêu
HS biết vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học vào việc giải loại toán phân tích đa thức thành nhân tử.
B – Chuẩn bị
GV : Bảng phụ, phấn màu.
HS :
C – Tiến trình dạy – học
I – ổn định lớp (1’)
II – Kiểm tra (8’)
HS1: Chữa bài 32b (SBT tr6).
HS2: Chữa bài 32c (SBT tr6).
III – Bài mới
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1) Ví dụ (15’)
Ví dụ1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
 5x3 + 10x2y + 5xy2 
? Em có nhận xét gì về các hạng tử của đa thức trên?
? Khi đặt NTC là 5x em có nhận xét gì?
GV gọi 1 HS lên bảng phân tích.
?Em đã sử dụng những phương pháp nào để phân tích đa thức trên thành nhân tử?
Tương tự GV cho HS làm ví dụ 2 và ?1.
2) áp dụng (10’)
GV cho HS hoạt động nhóm ?2 phần a.
Phân tích đa thức thành nhân tử.
Thay số rồi tính.
GV đưa bài ?2b lên bảng phụ, yêu cầu HS quan sát và trả lời.
HS: Có nhân tử chung là 5x.
HS: Xuất hiện HĐT.
HS: 5x3 + 10x2y + 5xy2
= 5x(x2 + 2xy + y2)
= 5x(x + y)2
HS: Đặt NTC, sử dụng HĐT, nhóm các hạng tử hay có thể phối hợp các phương pháp đó.
Ví dụ 2 : x2 – 2xy + y2 – 9 
= (x2 – 2xy + y2) – 9
= (x – y)2 - 32
= (x – y + 3)(x – y – 3).
?1. 2x3y – 2xy3 – 4xy2 – 2xy
= 2xy(x2 – y2 – 2y – 1)
= 2xy[x2 – (y2 + 2y + 1)]
= 2xy[x2 – (y + 1)2]
= 2xy[x +(y + 1)][x – (y + 1)]
= 2xy(x + y + 1)(x – y – 1).
 Học sinh hoạt động theo nhóm bài ?2.a)
Tính nhanh các giá trị của biểu thức x2 + 2x + 1 – y2 tạI x = 94,5 và y = 4,5.
Giải
Có x2 + 2x + 1 – y2 = (x2 + 2x + 1) – y2 = (x + 1)2 – y2 = (x + 1 + y)(x + 1 – y).
Thay số :
(94,5 + 1 + 4,5).(94,5 + 1 – 4,5)
= 100. 91 = 9100.
?2b) x2 + 4x – 2xy – 4y + y2 
= (x2 – 2xy + y2) + (4x – 4y)
= (x – y)2 + 4(x – y)
= (x – y)(x – y + 4).
Bạn Việt đã sử dụng các phương pháp : nhóm hạng tử, dùng hằng đẳng thức, đặt NTC.
IV – Củng cố (9’)
GV cho HS làm bài 51 (SGK tr24)
2 HS lên bảng làm – hS dưới lớp làm vào vở.
Bài 53 a) x2 – 3x + 2
GV gợi ý: Viết x2 – 3x + 2 = x2 – x – 2x + 2 = (x2 – x) – (2x – 2) = 
V – Hướng dẫn về nhà (2’)
Bài về nhà 52; 53b, c; 54; 55 (SGK tr24, 25), bài 34 (SBT tr7).
__________________________
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 14: Luyện tập
A – Mục tiêu
- Rèn kĩ năng giải bài tập phân tích đa thức thành nhân tử.
- HS giải thành thạo loại bài tập phân tích đa thức thành nhân tử.
- Giới thiệu cho HS phương pháp tách hạng tử, thêm bớt hạng tử.
B – Chuẩn bị
SGK, SBT, bảng phụ chữa bài 56.
C – Tiến trình dạy – học
I – ổn định lớp (1’)
II – Kiểm tra (7’)
HS1: Chữa bài 52 (SGK tr24)
HS2: Chữa bài 53b,c (SGK tr24)
HS3: Chữa bài 54a,c (SGK tr25).
III – Luyện tập (34’)
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Bài 55 (SGK tr25). Tìm x, biết :
a) 
b) (2x – 1)2 – (x + 3)2 = 0
? Để tìm x trong bài toán trên ta làm ntn ?
GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
GV cho HS hoạt động nhóm bài 56 (SGK)
Nửa lớp làm câu a,
Nửa lớp làm câu b,
GV cho các nhóm kiểm tra chéo bài của nhau bằng cách so sánh với đáp án trên bảng phụ.
Bài 57. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
x2 – 4x + 3
x2 + 5x + 4
x2 – x – 6
x4 + 4.
GV cho hS tự làm.
Gọi 3 HS lên bảng chữa phần a) b) c).
? Qua 3 bài tập trên em có rút ra kết luận gì về cách phân tích một tam thức bậc hai một ẩn thành nhân tử?
GV giới thiệu phương pháp tách hạng tử.
? Ngoài cách phân tích như trên ta có thể làm theo cách khác đựơc không?
GV giới thiệu: 
x2 – 4x + 3 = x2 – 4x + 4 – 1
= (x2 – 4x + 4) – 1 = (x – 2)2 - 12
= (x – 2 + 1)(x – 2 – 1)
=(x – 1)(x – 3).
GV cho HS thảo luận tìm ra cách phân tích phần d).
GV: Phương pháp sử dụng ở phần d là ta đã sử dụng phương pháp thêm bớt cùng một hạng tử.
HS: Phải phân tích đa thức ở vế trái thành nhân tử.
HS1: a)
HS2: b)
(2x – 1)2 – (x + 3)2 = 0
 (2x – 1 + x + 3)(2x – 1 – x – 3) = 0
 (3x + 2)(x – 4) = 0
 3x + 2 = 0 hoặc x – 4 = 0
 x = -2/3 hoặc x = 4.
HS làm câu a) Đ/S: 2500
HS làm câu b) Đ/S: 8600
HS suy nghĩ tìm lời giải.
HS1 : a) x2 – 4x + 3 
= x2 – x – 3x + 3
= (x2 – x) – (3x – 3) 
= x(x – 1) – 3(x – 1)
= (x – 1)(x – 3).
HS2: b) x2 + 5x + 4 
= x2 + x + 4x + 4
= (x2 + x) + (4x + 4) 
= x(x + 1) + 4(x +1)
= (x + 1)(x + 4).
HS3: c) x2 – x – 6 
= x2 – 3x + 2x – 6
= (x2 – 3x) + (2x – 6) 
= x(x – 3) + 2(x – 3)
= (x – 3)(x + 2).
HS: d) x4 + 4 = x4 + 4x2 + 4 – 4x2
= (x4 + 4x2 + 4) – (2x)2
= (x2 + 2)2 – (2x)2
= (x2 + 2x + 2)(x2 – 2x + 2)
IV – Hướng dẫn về nhà (3’)
Bài tập 58 (SGK tr25); bài 35; 36; 37; 38 (SBT tr7).
Gợi ý bài 38 (dựa vào bài 28c tr6); ôn lại về luỹ thừa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_khoi_8_tiet_13_den_14_ban_2_cot.doc