Giáo án Đại số khối 8 - Tiết 1 đến tiết 22 - Trường THCS Dương Phong

Giáo án Đại số khối 8 - Tiết 1 đến tiết 22 - Trường THCS Dương Phong

I. Mục tiêu.

ỹ HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.

ỹ Biết áp dụng quy tắc và thực hiện thành thạo việc nhân đơn thức với đa thức theo công thức: A(B + C) = A.B + A.C, trong đó A, B, C là các đơn thức.

ỹ Có thái độ nghiêm túc và hăng hái trong học tập.

II. Chuẩn bị.

- GV: Bảng phụ ?3

- HS: Ôn tập đơn thức, đa thức, các phép tính trên đơn thức, đa thức.

III. Các hoạt động dạy học.

* Ổn định.

* Kiểm tra.

Phát biểu qui tắc nhân hai đơn thức. Áp dụng tính 3xy2.x2y

* Bài mới.

 

doc 42 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số khối 8 - Tiết 1 đến tiết 22 - Trường THCS Dương Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức.
Tiết 1. Đ1. nhân đơn thức với đa thức.
™ 1 ˜
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
I. Mục tiêu.
HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
Biết áp dụng quy tắc và thực hiện thành thạo việc nhân đơn thức với đa thức theo công thức: A(B + C) = A.B + A.C, trong đó A, B, C là các đơn thức..
Có thái độ nghiêm túc và hăng hái trong học tập.
II. Chuẩn bị.
GV: Bảng phụ ?3
HS: ôn tập đơn thức, đa thức, các phép tính trên đơn thức, đa thức.
III. Các hoạt động dạy học.
* ổn định.
* Kiểm tra.
Phát biểu qui tắc nhân hai đơn thức. áp dụng tính 3xy2.x2y
* Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Ghi bảng
HĐ1: Đặt vấn đề.
- Nêu tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
- Hãy thực hiện phép tính sau tương tự như tính chất trên:
a, 3x(x2 + 1)
b, (- 6xy).(x2 + 3xy3)
c, 5x(3x2 – 4x + 1)
Như vậy trong tập hợp các đa thức có những qui tắc của các phép toán tương tự như trên tập hợp các số.
HĐ2: Qui tắc.
- Yêu cầu học sinh làm ?1
Qua các ví dụ hãy nêu qui tắc nhân đơn thức với đa thức.
HĐ3: áp dụng.
- Vận dụng qui tắc thực hiện các ví dụ sau:
Yêu cầu học sinh làm ?2. Trong ?2 người ta đã hoán vị đa thức với đơn thức.
 3x + y
 S = ? 2y
 5x + 3
Nêu công thức tính diện tích hình thang.
A(B + C) = A.B + A.C
Thực hiện lần lượt.
Làm ?1
Phát biểu qui tắc.
Nhắc lại qui tắc
Làm ?2
Làm ?3
S = 
a, 3x(x2 + 1) = 3x.x2 + 3x.1
 = 3x3 + 3x
b, (- 6xy).(x2 + 3xy3) =
 = (- 6xy). x2 + (- 6xy). 3xy3
 = - 3x3y – 18x2y4
c, 5x(3x2 – 4x + 1) = 
 = 5x.3x2 – 5x.4x + 5x.1 
 = 15x3 – 20x2 + 5x
1. Qui tắc.
(SGK – T4)
2. áp dụng.
Làm tính nhân: (- 2x)(x2 + 5x - )
= (- 2x)x2 + (- 2x)5x + (- 2x)(- )
= - 2x5 – 10x4 + x3
?3. Sht = 
 = 3xy + y2 + 5xy + 3y
 = 8xy + y2 + 3y
* Củng cố:
Nêu lại qui tắc nhân đơn thức với đa thức.
Làm bài tập 1, 2, 3 (5)
* Hướng dẫn:
Nắm chắc qui tắc và vận dụng thành thạo.
Làm bài tập 5, 6 (6); 1, 2, 3, 5 (3 - SBT)
* Rút kinh nghiệm
Tiết 2. Đ2. nhân đa thức với đa thức.
™ 1 ˜
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
I. Mục tiêu.
Học sinh nắm vững qui tắc nhân đa thức với đa thức theo công thức:
 (A + B)(C + D) = A.C + A.D + B.C + B.D, trong đó A, B, C, D là các đơn thức. Biết cách nhân hai đa thức một biến đã sắp xếp cùng chiều.
Học sinh thực hiện đúng phép nhân đa thức không có quá hai biến và mỗi đa thức không có quá ba hạng tử. Chỉ thực hiện nhân hai đa thức đã sắp xếp có một biến.
Có ý thức tự giác và sôi nổi trong học tập. 
II. Chuẩn bị.
GV: Bảng phụ 
HS: ôn tập đơn thức, đa thức, các phép tính trên đơn thức, đa thức. Phép nhân đơn thức với đa thức.
III. Các hoạt động dạy học.
* ổn định.
* Kiểm tra.
HS 1 : Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức? Và làm tính nhân x.(6x2 – 5x +1)
HS2 : Viết CTTQ nhân đơn thức với đa thức? Và làm tính nhân (-2).(6x2 – 5x +1). Cuối cùng cộng kết quả của HS1 với HS2 
HS dưới lớp cùng làm ra giấy nháp GV treo Bảng phụ kết quả chung rồi giới thiệu KQ cuối cùng là tích 2 đa thức (x-2) và (6x2 – 5x +1) VD (SGK - 6)
* Bài mới.
HĐ của GV và HS
Ghi bảng
- Từ việc kiểm tra bài cũ GV giới thiệu VD (SGK-6)
? Yêu cầu HS đọc lại bài giải VD – SGK
? Vậy muốn nhân đa thức với đa thức ta làm như thế nào HS phát biểu QTắc
? Viết quy tắc dưới dạng CTTQ
? Em có nhận xét gì về tích của 2 đa thức
? HS thảo luận làm ?1 theo nhóm
? Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày
- HS dưới lớp và GV nhận xét, so sánh kết quả trên bảng và sửa sai (nếu có)
- GV giới thiệu chú ý (SGK-7) yêu cầu HS tự đọc chú ý (2 phút)
- GV hướng dẫn HS cách nhân 2 đa thức của ?1 theo cột dọc
- HS theo dõi làm bài vảo vở
? HS thảo luận nhóm bài tập ?2
- Gọi 2 HS lên bảng làm câu a của ?2 theo 2 cách (hàng ngang và cột dọc), 1 HS làm câu b
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét kết quả.
- GV treo bảng phụ cách làm và kết quả đúng HS đối chiếu và tự sửa sai
? Tiếp tục thảo luận làm ?3
? Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật nhân đa thức
? Thay các giá trị x, y tính toán kq
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải
- HS và Gv nhận xét rút kinh nghiệm về cách trình bày
1. Quy tắc:
Ví dụ: (SGK - 6)
 (x-2). (6x2 – 5x +1) = 6x3 - 17x2 + 11x - 2
Quy tắc (SGK - 7)
TQ: (A + B)(C + D) = A.(C + D) + B.(C + D)
 = AC + AD + BC + BD
Nhận xét: Tích 2 đa thức là 1 đa thức
?1 Ta có 
 = 
 = 
Chú ý: Khi nhân 2 đa thức một biến ta có thể nhân theo cột dọc (Cần sắp xếp các đa thức đó theo thứ tự tăng hoặc giảm)
2. áp dụng: Làm tính nhân
(x + 3)(x2 + 3x - 5)
= x3 + 3x2 – 5x + 3x2 + 9x -15
= x3 + 6x2 + 4x – 15
(xy - 1)(xy + 5)
= x2y2 + 5xy – xy – 5
= x2y2 + 4xy – 5
?3 Hình chữ nhật có kích thước là
 (2x+y) và (2x-y)
 Theo bài ta có 
- Shcn = (2x + y)(2x – y) = 4x2 – y2
- Với x = 2,5; y = 1 Shcn = ... = 24m2
 Vậy Shcn = 24m2
* Luyện tập:
Qua bài học hôm nay các em đã được học về những vấn đề gì ?
- Ôn tập lại kĩ năng nhân đơn thức với đa thức
- Biết cách nhân đa thức với đa thức theo 2 cách (hàng ngang, cột dọc)
 GV chốt lại toàn bài và lưu ý cho HS khi nhân 2 đa thức theo cột dọc cần phải sắp xếp chúng theo thứ tự tăng hặc giảm của biến 
Cho HS làm bài tập 7, 8 (SGK trang 8)
* Hướng dẫn:
- Học thuộc quy tắc nhân đa thức với đa thức và nhớ các nhận xét, chú ý trong bài
- Xem lại các ví dụ và các bài tập đã làm ở lớp.
- Làm các BT 8, 9, 10 (SGK – 8) và BT 6, 7, 8, .. 10 (SBT - 4)
Hướng dẫn : 
Bài 10 (SBT - 4) : Chứng minh biểu thức n(2n - 3) – 2n(n + 1) 5
Ta nhân VT: n(2n - 3) – 2n(n + 1) = 2n2 – 3n – 2n2 – 2n = -5n 5
- Chuẩn bị các bài tập – Giờ sau luyện tập.
* Rút kinh nghiệm
 Tiết 3. Luyện Tập
 ™ 1 ˜
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
I. Mục tiêu. 
Qua bài Luyện tập HS được củng cố lại các kiến thức về nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức
HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức, đa thức
Có thái độ nghiêm túc và ý thức tích cực trong học tập và hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị.
- GV : Bảng phụ, các bài tập liên quan
- HS : Học thuộc các quy tắc và làm bài tập theo yêu cầu.
III. Các hoạt động dạy học.
* ổn định.
* Kiểm tra.
HS 1 : Phát biểu các quy tắc nhân đơn thức với đơn thức và đa thức với đa thức ? 
HS2 : Viết công thức tổng quát
* Bài mới.
HĐ của giáo viên và HS
Ghi bảng
- GV nêu dạng bài tập thực hiện phép tính yêu cầu HS liệt kê các bài tập cần làm trong giờ luyện tập
- Gv nêu các bài tập trên Bảng phụ
? Để thực hiện các phép tính trên ta làm như thế nào ? Cần phải áp dụng kiến thức nào ?
? HS nêu cách làm và thảo luận theo nhóm 4 HS lên bảng trình bày
- GV và HS dưới lớp nhận xét, sửa sai
- Gv đưa ra Bảng phụ dạng bài tập 2
? Hãy cho biết các bài tập trên yêu cầu làm gì ? Cách giải loại bài tập trên ?
- GV hướng dẫn HS trình bày từng bài
- Gọi 2 Hs lên bảng trình bày lời giải
- HS dưới lớp nhận xét, sửa sai sót
? Qua bài tập trên em có kết luận gì về cách giải chung đối với loại BT trên?
- GV giới thiệu bài tập 13; 14 (SGK) trên bảng phụ
- Gv hướng dẫn đưa bài 14 về bài 13
? Để tìm được x trong bài tập trên ta làm như thế nào?
? Biến đổi, tính toán VT tìm x.
? HS thảo luận nhóm giải bài tập.
? Gọi đại diện các 2 nhóm lên bảng trình bày lời giải.
- HS dưới lớp quan sát, làm bài vào vở.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 1: Thực hiện phép tính
a/=
b/=
c/
 = 
d/=	
Bài 2: Chứng minh
a/ A = không phụ thuộc vào giá trị của biến.
- Thực hiện phép nhân rút gọn ta được:
 A = - 8 . Do vậy biêủ thức không phụ thuộc vào giá trị của biến
b/ = 
c/ = 
- Biến đổi VT câu b, c ta được VT = VT
Bài 3: Tìm x, biết 
a/ 
Biến đổi, rút gọn VT 81x = 81
 Vậy x = 1
b/ (Bài 14 – Sgk.9)
Gọi 3 số chẵn liên tiếp là 2x; 2x + 2; 2x + 4 
(x ẻ N)
Theo bài ta có :
 Giải ra ta được x = 23 ẻ N
 Vậy 3 số cần tìm là: 46; 48; 50
* Củng cố:
Qua giờ Luyện làm bài tập hôm nay các em đã được làm về những bài tập , những dạng bài tập gì ? Phương pháp giải mỗi loại như thế nào ?
- Dạng bài tập thực hiện phép tính
- Dạng bài tập Chứng minh đẳng thức hoặc ...
- Dạng bài tập tìm x 
GV chốt lại toàn bài và lưu ý những sai lầm mà HS thường mắc phải
* Hướng dẫn:
- Nắm chắc các định nghĩa, định lý đã học
- Xem lại các bài tập đã chữa ở lớp.
- Làm tiếp các BT còn lại trong Sgk và SBT
- Đọc trước bài “Những hằng đẳng thức đáng nhớ” – Giờ sau học.
* Rút kinh nghiệm
Tiết 4. Đ3. những hằng đẳng thức đáng nhớ.
 ™ 1 ˜
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
I. Mục tiêu.
HS nắm được các hằng đẳng thức : Bình phương của một tổng, của một hiệu, hiệu hai bình phương
Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm, tính hợp lý.
Có thái độ nghiêm túc và ý thức tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị.
GV: Bảng phụ hình 1.
HS: Dụng cụ học tập. Máy tính bỏ túi, ôn lại nhân đa thức với đa thức.
III. Các hoạt động dạy học.
* ổn định.
* Kiểm tra.
Làm tính nhân: a, (x + y)( x + y) ; b, (x - y) (x - y) 
 c, (2x + 1)(2x - 1)
* Bài mới.
HĐ của giáo viên và HS
Ghi bảng
? Em hiểu thế nào là bình phương của một tổng, một hiệu?
? Yêu cầu HS thảo luận làm ?1 HS trả lời kết quả.
? Nếu với các biểu thức A, B thì (A + B)2 được tính như thế nào? CTTQ
? HS thảo luận phát biểu bằng lời CT ?2 
- GV có thể hướng dẫn HS phát biểu.
? Yêu cầu HS thảo luận làm các bài tập ở phần áp dụng.
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả GV treo Bảng phụ kết quả để HS dưới lớp nhận xét.
? Tương tự cho HS thảo luận làm ?3 
 HS trả lời kết quả và nêu công thức tổng quát.
? Tương tự gọi HS phát biểu bằng lời ?4
? HS cả lớp thảo luận làm các bài tập ở phần áp dụng.
- Gọi đại diện học sinh lên bảng trình bày kết lời giải.
- Gv và HS dưới lớp nhận xét, sửa sai
? Thế nào là hiệu hai bình phương?
? Yêu cầu HS thảo luận làm ?5 HS trả lời kết quả.
? Từ bài tập trên, viết công thức tổng quát A2 - B2 = ? Tổng quát:
? Phát biểu bằng lời công thức trên ?6 
? Yêu cầu HS thảo luận làm các bài tập ở phần áp dụng
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả GV treo Bảng phụ kết quả để HS dưới lớp nhận xét
1. Bình phương của một tổng.
?1 Với a, b là 2 số bất kì, ta có
 (a + b)(a + b) = a2 + 2ab + b2 = (a + b)2
Tổng quát (SGK - 9)
 Với A, B là các biểu thức, ta cũng có :
 (A + B)2 = A2 + 2AB + B2 
?2 Bình phương của một tổng bằng 
áp dụng: (SGK - 9)
a/ (a + 1)2 = a2 + 2a + 1
b/ x2 + 4x + 4 =  = (x + 2)2
c/ 512 = (50 + 1)2 =  = 2601
 3012 = (300 + 1)2 =  = 90601
2. Bình phương của một hiệu.
?3 [a + (- b)]2 = a2 - 2ab + b2 = (a - b)2
Tổng quát (SGK - 10)
 (A - B)2 = A2 - 2AB + B2 
?4 Bình phương của một hiệu bằng 
áp dụng: (SGK - 10)
a/ (x – )2 = x2 – x + 
b/ (2x – 3y)2 = 4x2 – 12xy + 9y2
c/ 992 = (100 - 1)2 =  = 9801
3. Hiệu hai bình phương.
?5 Ta có : (a + b)(a - b) = a2 - b2 
Tổng quát (SGK - 10)
 Với A, B là các biểu thức, ta cũng có :
 A2 - B2 = (A + B)(A - B) 
?6 Hiệu hai bình phương bằng 
áp dụng: (SGK - 10)
a/ (x + 1)(x – 1) = x2 - 1
b/ (x – 2y)(x + 2y) = x2 – 4y ...  sửa chữa sai sót
- GV giới thiệu bài 73 và đưa đề bài trên Bảng phụ.
? Để tính nhanh kết quả phép tính trên ta làm như thế nào?
? Phân tích đa thức bị chia thành nhân tử sao cho có nhân tử là đa thức chia.
- Gọi 4 HS lên bảng trình bày lời giải.
- HS dưới lớp nhận xét cách làm.
- GV giới thiệu bài 74.
? Để tìm được a ta làm như thế nào?
- GV gợi ý HS thực hiện phép chia để tìm đa thức dư (a – 30)
? Để có phép chia hết thì đa thức dư như thế nào? (cần a – 30 = 0)
? Gọi HS lên bảng trình bày lại lời giải bài toán.
Bài 70 (Sgk - 32) Làm tính chia.
a, (25x5 – 5x4 + 10x2) : 5x2 = 5x3 – x2 + 2x
b, (15x3y2 – 6x2y – 3x2y2) : 6x2y 
 = 
Bài 72 (Sgk - 32) Làm tính chia.
2x4 + x3 – 3x2 + 5x – 2
x2 – x + 1
2x4 – 2x3 + 2x2 
2x2 + 3x – 2
 3x3 – 5x2 + 5x – 2
 3x3 – 3x2 + 3x
 –2x2 + 2x – 2
 –2x2 + 2x – 2
 0
Vậy (2x4 + x3 – 3x2 + 5x – 2) : (x2 – x + 1)
 = 2x2 + 3x – 2
Ta thấy (2x3 – 3x2 + x + a) chia hết cho đa thức (x + 2) khi a – 30 = 0 ị a = 30
Bài 73 (Sgk - 32) Tính nhanh.
a, (4x2 – 9y2) : (2x – 3y)
 = (2x – 3y).(2x + 3y) : (2x – 3y) 
 = (2x + 3y)
b, (27x3 – 1) : (3x – 1)
 = (3x – 1).(9x2 + 3x + 1) : (3x – 1)
 = (9x2 + 3x + 1)
Bài 74 (Sgk - 32) Tìm a để đa thức
Thực hiện phép chia
2x3 – 3x2 + x + a
x + 2
2x3 + 4x2 
2x2 – 7x + 15
 – 7x2 + x + a
 – 7x2 – 14x
 15x + a
 15x + 30
 a - 30
* Củng cố – Luyện Tập
Qua giờ luyện tập các em đã làm những bài tập gì
Chia đa thức cho đơn thức
Chia đa thức một biến đã sắp xếp
Chia đa thức .
? Nhắc lại quy tắc chia đa thức cho đơn thức và cách chia đa thức một biến?
* Hướng dẫn.
Nắm chắc quy tắc chia đa thức cho đơn thức và chia đa thức một biến sắp xếp
Xem lại các ví dụ và các bài tập đã làm ở lớp.
Làm tiếp các bài tập còn lại trong (Sgk-31) và SBT 
Làm các câu hỏi trong phần ôn tập chương - giờ sau “Ôn tập chương I” 
* Rút kinh nghiệm.
Tiết 19. Ôn tập chương I
™ 1 ˜
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
I. Mục tiêu.
HS được hệ thống lại các kiến thức cơ bản trong chương I như nhân, chia đơn đa thức, các hằng đẳng thức đáng nhớ, phân tích đa thức thành nhân tử.
Biết tổng hợp các kĩ năng nhân đơn đa thức, các hằng đẳng thức đáng nhớ vào làm các bài tập rút gọn, tính toán. 
II. Chuẩn bị.
GV: Bảng tổng hợp các kiến thức đã học trong chương.
HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức chương I và làm đề cương ôn tập.
III. Các hoạt động dạy học.
* ổn định.
* Kiểm tra. 
Nhắc lại các kiến thức cơ bản đã học trong chương.
* Bài mới.
HĐ của GV và HS
Ghi bảng
- Gọi lần lượt học sinh trả lời các câu hỏi ôn tập chương I (Sgk - 32)
? Viết bảy hằng đẳng thức đáng nhớ
? Nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
- GV hệ thống lại kiến thức trên Bảng phụ ị Hs theo dõi ghi bài.
- GV giới thiệu loại bài tập 1 và đưa đề bài trên Bảng phụ.
? Để thực hiện được các phép nhân trong bài ta làm như thế nào? Nhắc lại quy tắc thực hiện.
? Cho HS tự thảo luận nhóm (2’)
- Gọi đại diện 4 nhóm học sinh lên bảng trình bày lời giải.
- GV gọi HS dưới lớp nhận xét, sửa sai.
- GV đưa đề bài trên Bảng phụ
? Để làm bài tập này ta áp dụng kiến thức nào đã học để giải?
- Sử dụng hằng đẳng thức đáng nhớ, nhân đa thức.
? Gọi 2 HS lên bảng trình bày lời giải.
- GV giới thiệu đề bài trên Bảng phụ
? Để tính được gia trị của biểu thức M, N ta làm như thế nào?
+ Rút gọn
+ Thay x, y vào ị kết quả
? HS thảo luận nhóm và lên bảng giải.
- GV nhận xét, sửa chữa sai sót.
A. Lý thuyết.
1. Nhân đơn, đa thức với đa thức
2. Các hằng đẳng thức đáng nhớ
3. Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
4. Chia đơn, đa thức cho đơn thức, chia đa thức một biến sắp xếp.
B. Bài tập.
Bài 1: Thực hiện phép nhân
a, 5x2.(3x2 – 7x + 2) = 15x4 – 35x3 + 10x2 
b, xy.(2x2y – 3xy + y2) 
 = x3y2 – 2x2y2 + xy3 
c, (2x2 – 3x)(5x2 – 2x + 1)
 = 10x4 – 19x3 + 8x2 – 3x 
d, (x – 2y)(3xy + 5y2 + x)
 = 3x2y – xy2 – 2xy + x2 – 10y3
Bài 2: Rút gọn các biểu thức sau
a, (x + 2)(x – 2) – (x – 3)(x + 1)
= x2 – 4 – x2 + 2x + 3 = 2x – 1 
b, (2x + 1)2 + (3x – 1)2 + 2(2x + 1) (3x – 1)
 = 4x2 + 4x + 1 + 9x2 – 6x + 1 + 12x2 + 2x – 2 = 25x2 
Bài 3: Tính nhanh giá rị của biểu thức
a, M = x2 + 4y2 – 4xy tại x = 18 và y = 4
Ta có M = (x – 2y)2
Thay x = 18, y = 4 ta được M = 100
b, N = 8x3 – 12x2y + 6xy2 – y3 
 tại x = 6 và y = -8
Ta có N = (2x – y)3
Thay x = 6, y = -8 ta được N = 8000
* Củng cố – Luyện Tập
- Nhắc lại hệ thống kiến thức trong giờ ôn tập, viết các hằng đẳng thức ? 
- Nêu các loại bài tập đã làm trong giờ? Kiến thức nào áp dụng để giải?
+ Nhân đơn thức với đa thức.
+ Nhân đa thức với đa thức.
+ Các hằng đẳng thức đáng nhớ
- GV nhắc lại cách làm mỗi loại bài tập trên và lưu ý cách trình bày lời giải 
* Hướng dẫn.
- Học bài, nắm chắc hệ thống lý thuyết, các công thức tổng quát, xem lại các bài tập đã chữa ở lớp.
- Làm tiếp các phần còn lại của các bài tập ở lớp. 
- Chuẩn bị tiếp các bài tập còn lại trong Sgk – 33, giờ sau ôn tập tiếp.
* Rút kinh nghiệm.
Tiết 20. Ôn tập chương I (tiếp)
™ 1 ˜
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
I. Mục tiêu.
HS tiếp tục được củng cố và khắc sâu các kiến thức cơ bản các hằng đẳng thức đáng nhớ, phân tích đa thức thành nhân tử, chia đơn, đa thức.
Thực hiện thành thạo việc tổng hợp các kĩ năng đã có về phân tích đa thức thành nhân tử, chứng minh, tìm x ...
Có thái độ tích cực và hăng hái trong học tập, thảo luận nhóm. 
II. Chuẩn bị.
GV: Bảng tổng hợp các kiến thức đã học trong chương.
HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức chương I và làm đề cương ôn tập.
III. Các hoạt động dạy học.
* ổn định.
* Kiểm tra. 
Nhắc lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
* Bài mới.
HĐ của GV và HS
Ghi bảng
- GV đưa đề bài 79 (Sgk) trên Bảng phụ
? Để phân tích các đa thức trong bài thành nhân tử, ta áp dụng những phương pháp nào?
? Yêu cầu Hs thảo luận nhóm (3’)
? Gọi đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày lời giải.
- HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét, sửa chữa sai sót.
? Gọi HS dưới lớp nhắc lại các phương pháp đã làm trong từng câu.
- GV giới thiệu đề bài trên Bảng phụ.
? Nhắc lại cách chia đa thức một biến 
 (Chia dưới dạng cột dọc)
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’)
? Gọi đại diện 3 HS lên bảng trình bày
- HS dưới lớp nhận xét, sửa sai 
? Để chia đa thức câu c ta làm thế nào?
? Phân tích đa thức bị chia thành nhân tử.
- GV giới thiệu và ghi bài tập 81
? Nhắc lại cách làm bài tập tìm x trong đa thức.
+ Chuyển hết hạng tử sang một vế
+ Phân tích vế đó thành tích đưa về dạng A.B = 0 ị 
? Gọi 2 HS lên bảng làm câu a, b
- HS dưới lớp làm vào vở và sửa sai sót.
- GV nhận xét chung về cách trình bày.
- GV giới thiệu bài 82 Sgk.
? Để chứng minh được VT > 0 " x,yẻ R ta làm như thế nào?
- GV hướng dẫn HS cách làm câu a
ị Tương tự HS làm câu b
Bài 79 (Sgk - 33) Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.
a, x2 – 4 + (x – 2)2 = (x2 – 4) + (x – 2)2 
 = (x – 2)(x + 2) + (x – 2)2 
 = 2x(x – 2)
b, x3 – 2x2 + x – xy2 = x(x2 – 2x + 1 – y2) 
 = x(x – 1 – y)(x – 1 + y) 
c,x3 – 4x2 – 12x + 27 
 = (x3 + 27) – (4x2 + 12x) 
 = (x + 3)(x2 – 3x + 9 – 4x)
 = (x + 3)( x2 – 7x + 9) 
Bài 81 (Sgk - 33) Làm tính chia.
a, (6x3 – 7x2 – x + 2) : (2x + 1)
b, (x4 – x3 + x2 + 3x) : (x2 – 2x + 3)
Thực hiện phép chia dưới dạng cột dọc ta có
Kq : a, = 3x2 – 5x + 2
 b,= x2 + x
c, (x2 – y2 + 6x + 9):(x + y + 3)
 = (x – y + 3) (x + y + 3):(x + y + 3)
 = (x – y + 3)
Bài 81 (Sgk - 33) Tìm x, biết.
a, x(x2 – 4) = 0
ị x = 0 hoặc x2 – 4 = 0
ị x = 0 hoặc x = 2 hoặc x = -2
c, x + 2x2 + 2x3 = 0
ị x(1 + 2x + 2x2) = 0
ị x(1 + x) = 0 ị .
Bài 82 (Sgk - 33) Chứng minh..
a, x2 – 2xy + y2 + 1 > 0 với mọi số thực x, y
Ta có x2 – 2xy + y2 + 1 = (x – y)2 + 1 > 0 Do đó .
* Củng cố – Luyện Tập
- Nhắc lại hệ thống kiến thức trong 2 giờ ôn tập. 
- Nêu các loại bài tập cơ bản thường làm trong chương I? Phương pháp giải.
+ Nhân, chia đơn, đa thức.
+ Phân tích đa thức thành nhân tử
+ Chứng minh đẳng thức
+ Rút gọn, tính toán, tìm x 
- GV nhắc lại cách làm mỗi loại bài tập trên và lưu ý cách trình bày lời giải 
* Hướng dẫn.
- Học bài, nắm chắc hệ thống lý thuyết, các công thức tổng quát, xem lại các bài tập đã chữa ở 2 giờ ôn tập.
- Làm tiếp các phần còn lại trong Sgk và SBT.
- Chuẩn bị giấy kiểm tra, dụng tiếp cần thiết - giờ sau Kiểm tra chương I.
* Rút kinh nghiệm.
Tiết 21. Kiểm tra chương I (45 phút)
™ 1 ˜
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
I. Mục tiêu.
Kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương I để có phương hướng cho chương tiếp theo.
HS được rèn luyện khả năng tư duy, suy luận và kĩ năng trình bày lời giải bài toán trong bài kiểm tra.
Có thái độ trung thực, tự giác trong quá trình kiểm tra.
II. Chuẩn bị.
GV: Đề kiểm tra cho từng học sinh (Nếu có điều kiện), Bảng phụ ghi sẵn đề kiểm tra.
HS: Giấy kiểm tra, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
* ổn định.
* Kiểm tra. 
A. Đề bài kiểm tra.
Câu 1 (4điểm) Các khẳng định sau đúng hay sai?
1, 5x(x – 2) = 5x2 – 10x
2, x2 + 2xy + y2 = (x – y)2
3, (x – y)3 = y3 – 3y2x + 3yx2 – x3 
4, (x – y)(x + y) = x2 – y2
5, (a + 1)(a + 2) = a2 + a + 2
6, 872 + 26. 87 + 132 = 10000
7, (2x3 – 5x2 – 7x) : 2x = x2 – 2,5x + 3,5
8, Nếu x(x – 1) = 0 thì x = 0 hoặc x = 1 
Câu 2 (2điểm) Rút gọn các biểu thức sau:
 A = (x – 3)(x + 3) – (x – 3)2
 B = (x2 – 1)(x + 2) – (x – 2)(x2 + 2x + 4)
Câu 3 (3điểm) Phân tích các đa thức sau thành nhân tử
a, 2x + 2y
b, x2 – y2 + 5x – 5y
c, x2 – 5x + 6
Câu 4 (1điểm) Tìm số a để đa thức x3 – 3x2 + 5x + a chia hết cho đa thức x – 2
 B. Đáp án, biểu điểm.
Câu 1 (4điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 đ
Các khẳng định đúng là (1, 4, 6, 8)
Các khẳng định sai là (2, 3, 5, 7)
Câu 2 (2điểm) 
 a, Rút gọn được kết quả A = 6x – 18 1đ
 b, Rút gọn được kết quả B = 2x2 – x + 6 1đ
Câu 3 (3điểm)
a, 2x + 2y = 2(x + y) 1đ
b, x2 – y2 + 5x – 5y = (x – y)(x + y + 5) 1đ
c, x2 – 5x + 6 = (x – 2)(x – 3) 1đ
Câu 4 (1điểm)
Thực hiện phép chia tìm được dư là a + 6 0,5đ
Để đa thức chia hết thì a + 6 = 0 ị a = - 6 0,5đ
4. Củng cố :
5. Hướng dẫn về nhà :
* Củng cố – Luyện Tập
- GV thu bài kiểm tra và đánh giá, nhận xét ý thức làm bài của HS.
* Hướng dẫn.
- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập.
- Ôn lại kiến thức về phân số đã học ở lớp 6, lớp 7.
- Đọc và nghiên cứu trước bài “Phân thức đại số” - Giờ sau học.
* Rút kinh nghiệm.
Chương I: Phân thức đại số.
Tiết 22. Đ1. Phân thức đại số
™ 1 ˜
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
I. Mục tiêu.
HS hiểu rõ khái niệm phân thức đại số, có khái niệm bước đầu về hai phân thức bằng nhau để nắm vững tính chất cơ bản của phân thức.
Biết áp dụng khái niệm và tính chất của phân thức đại số để nhận dạng phân thức và chứng minh phân thức bằng nhau.
II. Chuẩn bị.
III. Các hoạt động dạy học.
* ổn định.
* Kiểm tra. 
* Bài mới.
HĐ của GV và HS
Ghi bảng
* Củng cố – Luyện Tập
* Hướng dẫn.
* Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDai so 8 - Tu soan.doc