Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 6: Đường trung bình của hình thang (Tiết 2) - Đặng Trường Giang

Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 6: Đường trung bình của hình thang (Tiết 2) - Đặng Trường Giang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 - Tiết này giúp HS nắm được các định lí 3, 4 và định nghĩa về đường trung bình của hình thang.

 - Vận dụng tốt lí thuyết vào giải bài tập nhanh, đúng.

 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

1. Giáo viên : Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi.

 Thước thẳng compa phấn màu

2. Học sinh : Ôn lại kiến thức đã học của bài kế trước.

 Thước thẳng, compa, thước nhóm

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 8 - Tiết 6: Đường trung bình của hình thang (Tiết 2) - Đặng Trường Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 11 / 9 / 2008
Giảng: 
Tuần : 3
Tiết : 6
 ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG (T2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :	
	- Tiết này giúp HS nắm được các định lí 3, 4 và định nghĩa về đường trung bình của hình thang.
	- Vận dụng tốt lí thuyết vào giải bài tập nhanh, đúng.
	- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1. Giáo viên :- Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi.
- Thước thẳng compa phấn màu 
2. Học sinh : - Ôn lại kiến thức đã học của bài kế trước.
 - Thước thẳng, compa, thước nhóm
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Kiểm tra (5p).
- Yêu cầu HS nêu:
+) Định lí 1, 2 về đường trung bình của tam giác?
+) Định nghĩa về đường trung bình của tam giác?
- GV nhận xét + cho điểm.
HĐ 2: Tìm hiểu về đường trung bình của hình thang (30p).
- Yêu cầu làm ?4 SGK?
- Cho HS nêu định lí 3 ở SGK?
- GV ghi gt, kl + hướng dẫn HS cùng chứng minh như bên.
Gt: ABCD là hình thang ( AB // CD )
 AE = ED; EF // AB // CD
Kl: BF = FC
- Cho HS nêu định nghĩa đường trung bình của hình thang ở SGK?
- Yêu cầu HS nêu định lí 4 SGK?
- GV ghi gt, kl, vẻ hình và yêu cầu HS lên chứng minh?
Gt: Hình thang ABCD (AB // CD)
 AE = ED; BF = FC
Kl: EF // AB // CD; EF = 
HĐ 3: Vận dụng – Cũng cố – Hướng dẫn về nhà (10p).
- Yêu cầu HS làm ?5 SGK? Và bài 23 (80) SGK?
- Cho HS nhăc lại định nghĩa, các định lí vừa học?
- Dặn HS về học bài, làm bài tập 24 -> 28 (80) SGK + ôn bài để tiết sau luyện tập.
- 2 HS lần lượt lên nêu.
- 1 HS lên nêu.
 ( Các HS khác nhận xét ).
- HS làm ?4 vào vở. 1 HS lên làm:
 A B
 E I F
 D C
+) Nhận xét: I thuộc trung điểm AC và F thuộc trung điểm BC.
- HS nêu định lí 3 ở SGK + Ghi vở.
- 1 HS lên cùng chứng minh:
+) Gọi I là giao điểm của AC và EF. Tam giác ADC có: E là trung điểm của AD (gt) và EI // CD (gt) nên I là trung điểm của AC.
Tam giác ABC có: I là trung điểm của AC (c/m trên) và IF // AB (gt) nên F là trung điểm của BC.
- ABCD có: AB // CD; E, F là trung điểm của AD và BC nên EF gọi là đường trung bình của hình thang ABCD.
- HS nêu định nghĩa + ghi vở.
- HS nêu định lí + ghi vở.
- 1 HS lên chứng minh:
+) Gọi K là giao điểm các đường thẳng AF và DC.
Tam giác FBA và tam giác FKC có:
+) E là trung điểm AD; F trung điểm AK nên EF là đường trung bình của tam giác ADK
EF // DK (tức EF // CD // AB) và EF = ½ DK.
+) Mặt khác: DK = DC + CK = DC + AB. Do đó: EF = (đ.p.c.m).
- HS làm bài tập vào vở.
- Vài HS nhắc lại.
- HS nghe + ghi vở.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hinh_hoc_8_tiet_6_duong_trung_binh_cua_hinh_than.doc