Giáo án Đại số khối 8 - Tiết 1 đến tiết 21 - Vũ Trọng An

Giáo án Đại số khối 8 - Tiết 1 đến tiết 21 - Vũ Trọng An

I. MỤC TIÊU:

- HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.

- HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.

- HS có niềm say mê trong học bộ môn toán.

v Mục tiêu cơ bản:.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1) Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị bài soạn đầy đủ

2) Chuẩn bị của học sinh:

Ôn tập về nhân một số với một tổng, một tổng với một tổng.

Đọc trước bài học trong sách giáo khoa

 

doc 42 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số khối 8 - Tiết 1 đến tiết 21 - Vũ Trọng An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 200
Tiết 1:
Nhân đơn thức với đa thức
I. Mục tiêu:
- HS nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
- HS thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức.
- HS có niềm say mê trong học bộ môn toán.
Mục tiêu cơ bản:...........................................................................................
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1) Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị bài soạn đầy đủ
2) Chuẩn bị của học sinh: 
Ôn tập về nhân một số với một tổng, một tổng với một tổng.
Đọc trước bài học trong sách giáo khoa
III. Tiến trình bài dạy:
1) Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới (5 phút)
- Cho HS 1 nhắc lại quy tắc nhân một số với một tổng.
- Cho HS2 nhắc lại quy tắc nhân hai luỹ thừa của cùng cơ số Xm.Xn
2) Dạy học bài mới
?1
Hoạt động 1 : Thựchiện SGK
GV: Cho đơn thức 5x và đa thức(3x2-4x +1)
Trình bày việc nhân đơn thức và đa thức vừa đưa ra
(5phút)
Hoạt động2:(5 phút) Phát biểu quy tắc nhân đơn thức và đa thức
áp dụng tính:
(-2x3)(x2+5x – )=?
Kết quả là: ....
?2
Hoạt động 3: thực hiện SGK(5 phút)
?3
Hoạt động 4: thực hiện SGK(10 phút)
GV: Để tính diện tích của mảnh vườn các em có thể thay giá trị x,y vào biểu thức trên hoặc tính riêng đáy lớn, đáy nhỏ, chiều cao rồi tính diện tích.
Kết quả là: 8xy +3y +y2
Gọi mộ tsố học sinh lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình, cho các học sinh khác nhận xét đánh giá kết quả...
- HS: Mỗi học sinh viết một đơn thức, một đa thức tuỳ ý
- Thực hiện các yêu cầu như SGK
- Nhân đơn thức và đa thức vừa viết- kiểm tra kết quả của nhau (học sinh cùng bàn trao đổi kết quả và kiểm tra)
- Qua việc làm hãy phát biểu quy tắc nhân đơn thức và đa thức.
HS nêu kết quả của phép nhân?
?2
HS thực hiện tính nhẩm (không dùng giấy nháp)thực hiện 
?3
HS đọc yêu cầu của bài toán theo câu hỏi của 
Lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình: kết quả là:
8xy +3y +y2 thay số vào tính ...
3) Củng cố và luyện tập bài học:15 phút
Cho học sinh lên bảng giải các bài tập 1 phần a,b
Bài tập 3 phần a
Bài 4: Cho học sinh tham gia trò chơi đoán tuổi:
- Giáo viên cho học sinh nghĩ ra một tuổi của một người trong gia đình mình sau đó tính toán các phép tính theo yêu cầu của giáo viên - đọc kết quả cho giáo viên - giáo viên đoán tuổi 
- HS có thể giải thích tại sao lại đoán đúng ?
- Giáo viên hướng dẫn giải thích .
Bài tập 5 phần b. 
4) Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Xem lại lý thuyết. làm đầy đủ bài tập SGK và sách bài tập toán 8. Chú ý làm thêm các bài tập vở bài tập.
Chuẩn bị đọc trước bài Nhân đa thức với đa thức.
 Ngày tháng năm 200
Tiết 2: 	
Nhân đa thức với đa thức
A. Mục tiêu: 
- HS nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức
- HS biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau.
- Rèn luyện tinh thần tự giác học tập của học sinh.
- Rèn kỹ năng trình bày lời giải bài toán.
Mục tiêu cơ bản:...........................................................................................
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1) Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị bài soạn đầy đủ
2) Chuẩn bị của học sinh: 
Chuẩn bị bài, làm bài đầy đủ
Đọc trước bài học trong sách giáo khoa
C. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Một mảnh vườn hình thang có đáy lớn là( 4x + 2)mét, đáy nhỏ là (3y + 1)mét chiều cao là 3mét,
- Hãy viết biểu thức tính diện tích hình thang nói trên theo x và y
- Tính diện tích mảnh vườn nếu x = 6mét; y =2 mét
HS 2: Giải bài tập số 6 SGK.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên vào bài: Nhân đa thức với đa thức
1. Quy tắc:
. GV: ta thực hiện phép nhân đa thức x – 2 với đa thức 6x2-5x+1. Ta làm thế nào ?
Giáo viên hướng dẫn HS p2 nhân.
Trình bày cách làm: 
(x-2)( 6x2-5x+1)= x(6x2-5x+1)-2(6x2-5x+1)
= 6x3- 5x2+x-12x2+10x-2
= 6x3-17x2+11x-2
GV: hãy phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức.
Ta có nhận xét: tích của 2 đa thức là 1 đa thức
?1
GV: Cho hs làm :nhân đa thức( xy-1) với đa thức x3-2x-6
Trình bày lời giải mẫu
Giáo viên nêu chú ý và trình bày lời giải theo cột với ví dụ 1
2. luyện tập tại lớp:
?2
Cho hs làm : làm tính nhân:
a) (x+3)(x2+3x-5)
b) (xy-1)(xy+5)
Câu a trình bày theo cột dọc
Câu b trình bày phép tính theo hàng ngang.
HS ghi đầu bài
suy nghĩ trả lời ...
Học sinh thực hiện phép nhân, nêu kết quả.
HS sửa chữa kết quả, ghi lời giải mẫu
Phát biểu quy tắc
Thực hiện phép nhân theo yêu cầu của giáo viên.
Cho 1 hs lên bảng trình bày lời giải.HS khác nhận xét
HS làm theo yêu cầu của giáo viên
HS 1 lên bảng trình bày lời giải câu a)
HS 2 lên bảng trình bày lời giải câu b)
3. Củng cố:
 Giáo viên nhắc lại các kiến thức vừa học
Học sinh thực hiện giải bài tập số 7
4. Hướng dẫn dặn dò: 
Học theo SGK và vở ghi, làm các bài tập 7, 8, 9
Ngày tháng năm 200
Tiết 3:	
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Củng cố để HS nắm chắc các quy tắc phép nhân đơn thức, đa thức với đa thức.
- Rèn luyện kỹ năng tính toán phép nhân đa thức với đa thức, tập cho học sinh cách trình bày một phép nhân đa thức với đa thức ngắn gọn hơn, đỡ nhầm về dấu, bằng cách cho học sinh nhân trực tiếp mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia và viết luôn vào kết quả của tổng.
- Rèn tư duy sáng tạo, niềm say mê học bộ môn.
Mục tiêu cơ bản:...........................................................................................
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Giáo viên: soạn giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: đọc trước, chuẩn bị các bài tập được giao về nhà làm.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Luyện tập (lồng vào bài)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra:
GV: Đưa câu hỏi trên bảng phụ: 
1. Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức?
Làm tính nhân:
(x – 5) (x2+5x+25)=?
GV: Nhận xét bài làm và cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1- Chữa bài tập cũ đã cho làm ở nhà: cho hai học sinh lên bảng thực hiện giải bài tập 8 SGK, mỗi em một bài:
Làm tính nhân:
a) 
b) ( x2- xy + y2) (x + y)
Kết quả: 
a)= 
b)( x2- xy + y2) (x + y)= x3+y3
2. Làm bài tập mới ở lớp:
Bài tập số 10 SGK:
Thực hiện phép tính:
a) 
b) GV yêu cầu học sinh tự làm
Bài tập 14:
GV cho học sinh làm việc theo nhóm
- GV hỏi để gợi ý: Trong tập hợp số tự nhiên các số chẵn được viết dưới dạng tổng quát như thế nào? Ba số chẵn liên tiếp được viết như thế nào?
Theo đề bài ta có đẳng thức nào?
GV trình bày lời giải như sau:
Gọi số chẵn nhỏ nhất là 2n thì số thứ hai là 2n+2 , số thứ 3 là 2n+4 vậy theo đầu bài ta có đẳng thức:
2n(2n+2) = (2n+2) (2n +4) – 192
Từ đó ta có: n = 23.
Ta có: 	2n	 = 46
	2n+2	= 48
	2n+4	=50.
Đáp số:....
HS: làm theo yêu cầu của giáo viên.
HS1 lên bảng ...
Các HS còn lại thực hiện phép nhân.
HS 1 lên bảng làm câu a)
HS 2 lên bảng làm câu b.
HS còn lại theo dõi kết quả.
HS nghe hiểu ghi chép .
HS lên bảng thực hiện trình bày lời giải.
HS 2 nhận xét.
HS từng nhóm cử 1 em lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình.
4.Củng cố - Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Làm các bài tập 11, 15 SGK
- Sau khi làm xong bài tập 11 cần trả lời câu hỏi:
- Muốn chứng minh giá trị của một biểu thức đại số nào đó không phụ thuộc vào giá trị biến, ta phải làm như thế nào?
Ngày tháng năm 200
Tiết 4:
Những hằng đẳng thức đáng nhớ
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu và thuộc các hằng đẳng thức được học bằng công thức và phát biểu được bằng lời về bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu và hiệu 2 bình phương
- HS biết áp dụng công thức để tính nhẩm, tính nhanh 1 cách hợp lý giá trị của biểu thức đại số.
Mục tiêu cơ bản:...........................................................................................
II.Chuẩn bị
- Giáo viên soạn giáo án đầy đủ.
- Học sinh đọc trước bài học.
III. Tiến trình bài dạy
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
HS lên bảng chữa bài tập về nhà(BT11 - SGK)
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện ?1 từ đó hãy viết tích dưới dạng luỹ thừa.
- Hãy diễn tả công thức trên bằng lời.
- GV minh hoạ công thức trên bằng diện tích hình chữ nhật...
Hoạt động 2
- Học sinh thực hiện ?2
- Hãy xác định a, b trong biểu thức.
Viết 4x dưới dạng tích của 2ab....
- Viết 51 dưới dạng tổng của...
- HS thực hiện ?3...
- Tương tự với A, B là một biểu thức thì ta cũng có... Hoạt động 3
Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức trên.
Nhóm 1 làm câu a
Nhóm 2 làm câu b
Nhóm 3 làm câu c
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm cử 1 học sinh lên bảng trình bày lời giải của mình.
Hãy thực hiện phép nhân hai đa thức:
(a+b)(a-b) =?
Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu thành lời
Thực hiện bài toán áp dụng trong SHK.
1. Bình phương của một tổng:
Với a, b bất kỳ ta có:
(a+b)2 = a2 + 2ab + b2
Với A, B là biểu thức tuỳ ý ta cũng có: (A + B)2 = A2 + 2AB + B2
áp dụng:tính
a) (a+1)2 = a2 + 2a + 1
b) x2 + 4x + 4 = (x +2)2
c) Tính nhanh: 512 = (50 +1)2 = 2601
 3012 =...
2. Bình phương của một hiệu:
 với a,b là một số tuỳ ý ta có:
(a - b)2 = a2 – 2ab +b2
Với A, B là một biểu thức:
(A - B)2 = A2 - 2AB + B2
áp dụng:
a) tính (x - )2 = x2 – 2x. +()2
= x2 – x + 
....
3. Hiệu hai bình phương:
Với a, b là một số bất kỳ: 
a2 – b2 = ( a +b ) (a - b)
Với A, B là các biểu thức tuỳ ý ta có:
A2 - B2 = ( A + B ) (A - B)
áp dụng: (SGK)
4 Củng cố
Nhắc lại các hằng đẳng thức vừa học(HS phát biểu bằng lời)
5. Hướng dẫn dặn dò:
Bài tập về nhà: 16,17 SGK
Ngày tháng năm 200
Tiết 5: 	
Luyện tập
A. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.
- HS vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức trên vào giải toán.
- Rèn luyện tính sáng tạo, tư duy lôgic, tự lực trong khi giải toán.
Mục tiêu cơ bản:...........................................................................................
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: Soạn bài đầy đủ, chuẩn bị các dạng bài tập để luyện tập
- HS: Làm bài, học bài đầy đủ.
C. Tiến trình bài dạy
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ (lồng vào bài)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
Câu1: Phát biểu bằng lời về 3 hằng đẳng thức đã học
Câu2: áp dụng :
Tính (3x – 1)2=?
II. Dạy học bài mới:
1. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài tập 20 SGK
- yêu cầu học sinh chép đầu bài.
- Cho học sinh giải
- giáo viên nhận xét hướng dẫn giải như sau:
Đề bài: Nhận xét sự đúng, sai của kết quả sau:
x2+2xy+4y2= (x+2y)2
Sai vì vế phải khi áp dụng HĐT bình phương của 1 tổng khai triển ra thì kq là:
(x2+4xy +4y2)
2. Hoạt động 2:
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài tập 21 SGK:
Viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của 1 tổng: giáo viên nhận xét bài làm của học sinh và trình bày lời giải như s ... của đa thức đó cho 3xy2
- Cộng các kết quả thu được.
Hoạt động 2:
- Hãy phát biểu quy tắc bằng lời.
- Đọc quy tắc trong SGK
- Lưu ý đây là phép chia đa thức cho đơn thức mà các hạng tử của đa thức đều chia hết cho đơn thức.
Vậy còn trường hợp các hạng tử của đa thức không chia hết cho đơn thức thì sao ? Đề nghị các em về nghiên cứu.
Qua ví dụ trên ta có thể viết ngay kết quả theo cách viết tổng đại số.
Hoạt động 3: thực hiện ?2
Hãy cho biết bạn Hoa làm đúng hay sai, và đã dùng phương pháp gì?
I. Quy tắc:
( 15x2y3 + 12 x3y2 - 10 xy3 ) : 3xy2 =
(15x2y3 : 3xy2) + ( 12x3y2 : 3xy2) + (-10xy3 :3xy2) = 5xy + 4x2 - y
Đa thức 5xy + 4x2 - y là thương của phép chia ( 15x2y3 + 12 x3y2 - 10 xy3 ) cho đơn thức 3xy2
Quy tắc: SGK.
Ví dụ: thực hiện phép tính sau:
(30x4y3 - 25x2y3 - 3x4y3 ) : 5x2y3 =
6x2 - 5 - x2y.
Chú ý: Có thể nhẩm và bỏ bớt một số phép tính trung gian.
II. áp dụng:
Có bảng phụ kèm theo
Trả lời : Bạn Hoa giải đúng (đã áp dụng phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử rồi thực hiện phép chia)
3. Củng cố:
* Cho học sinh nhắc lại phương pháp chia một đa thức cho một đơn thức ?
* Thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm thi giải toán:
Các nhóm được gọi tên là a, b,c
Bài tập 64:
a) (-2x5 + 3x2 - 4x3) : 2x 	b) (x3 -2x2y+3xy2) : 
c) ( 3x2y2 +6x2y3 - 12xy) : 3xy
Đáp: a) -x3 + -2x	b) -2x2 +4xy - 6y2
	c) xy +2xy2 - 4
Bài 45 SBT:
a) ( 5x4 - 3x3 +x2) : 3x2	b) ( 5xy2 + 9xy - x2y2) :(-xy)
c) ( x3y3 - x2y3 - x3y2) : x2y2
Đáp: a) x2 - x + 	b) -5y -9 +xy	c)3xy -y-3x.
4.Hướng dẫn dặn dò: 
Học thuộc quy tắc, nắm chắc phương pháp làm đầy đủ tất cả bài tập SGK, SBT phần chia đa thức cho đơn thức. Đọc trước bài chia đa thức một biến đã sắp xếp.
Ngày tháng năm 200
Tiết 17: 	Chia đa thức một biến đã sắp xếp.
A. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là phép chia hết, phép chia có dư
- Nắm vững cách chia đa thức một biến đã sắp xếp
Mục tiêu cơ bản:...........................................................................................
B. Chuẩn bị
- Soạn giáo án đầy đủ
- Học sinh chuẩn bị bài ở nhà đủ.
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 học sinh giải bài tập 64 phần a; b; c.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Cho học sinh nhắc lại thuật toán chia hai số tự nhiên, thực hiện phép tính 962 : 26.
Đặt phép chia
Chia hạng tử bậc cao nhất của đa thức bị chia cho hạng tử bậc cao nhất của đa thức chia....
Hoạt động 2: yêu cầu học sinh kiểm tra lại kết quả bằng cách thực hiện phép nhân
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét xem các đa thức đã được sắp xếp chưa
Có bậc nào khuyết không ?
Phương pháp đặt nên như thế nào ?
HS thực hiện phép chia.
Cho biết phần dư là bao nhiêu?
- Giáo viên nêu chú ý.
1. Phép chia hết:
Thực hiện phép tính:
(2x4 – 13x3 + 15x2+11x – 3):(x2- 4x-3)
2x4 – 13x3 + 15x2+11x – 3 x2- 4x-3
2x4 – 8x3 – 6x2 2x2 – 5x + 1
 -5x3 + 21x2 + 11x - 3
 - 5x3 + 20x2 + 15x
 x2 – 4x – 3
 x2 – 4x – 3
 0
2. Phép chia còn dư:
Thực hiện phép chia đa thức:
( 5x3 – 3x2 + 7) cho đa thức ( x2 + 1)
Ta đặt phép chia như sau:
5x3 – 3x2 +7 x2 + 1
5x3 + 5x 5x – 3
 -3x2 - 5x + 7
 -3x2 - 3
 - 5x + 10
Phần dư là -5x + 10
Trên đây là một phép chia còn dư.
4. Củng cố: 
Cho học sinh làm bài tập 68 (SGK-VBT)
5. Hướng dẫn dặn dò:
Bài tập về nhà: 67 – 74 SGK
Ngày tháng năm 200
Tiết 18: 	 Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức đã sắp xếp.
- Vận dụng hằng đẳng thức để thực hiện phép chia đa thức.
Mục tiêu cơ bản:...........................................................................................
B. Chuẩn bị:
- Soạn giáo án đầy đủ
- Học sinh làm đầy đủ bài tập 
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Chữa bài tập số 67 phần a SGK lớp 8
HS2: Chữa bài tập số 69 SGK
3. Luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
Chữa bài tập số 70 SGK
Cho học sinh lên bảng thực hiện giải bài tập số 70 SGK
Hoạt động 2:
Cho học sinh lên bảng thực hiện phép chia.
Giáo viên sửa chữa, nhận xét cho điểm.
Hoạt động 3:
Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng chữa bài tập số 73 (chia HS lớp làm 3 nhóm, nhóm 1 giải phần a; nhóm 2 giải phần b; nhóm 3 giải phần c)
Giáo viên: Có thể có nhiều cách giải, yêu cầu học sinh thực hiện phép chia
đặt cho số dư =0 từ đó tìm a
Bài tập số 70 (SGK Tr.32)
Làm tính chia:
a) (25x5 –5x4 +10x2) : 5x2 = 5x3 – x2 + 2
Bài 72 ( SGK Tr.32)
Làm tính chia:
( 2x4 + x3 – 3x2 + 5x – 2): ( x2 – x + 1) =
2x4 + x3 – 3x2 + 5x – 2
x2 – x + 1
2x4 – 2x3 + 2x2
2x2 – 3x - 8
 3x3 – 5x2 + 5x -2
 3x3 + 3x2 – 3x
 - 8x2 + 8 x - 2
 - 8 x2 + 8 x - 8
 6
Giải bài tập số 73
( HS tự giải )
Bài tập số 74: tìm a để đa thức:
2x3 – 3x2 + x + a chia hết cho đa thức x +2 
Ta có 2x3 – 3x2 + x + a chia cho đa thức x +2 được thương là: 
2x2 – 7x +15 dư a – 30 để phép chia hết thì: a – 30 = 0 từ đó có a = 30
4. Củng cố: 
- Giáo viên nhắc lại phương pháp làm tính chia
- Cho học sinh nhắc lại.
5. Hướng dẫn dặn dò: 
- Chuẩn bị ôn tập chương I
Một số câu hỏi lý thuyết:
1. Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức
2. Viết 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
3. Khi nào thì đơn thức A chia hết cho đơn thức B?
4. Khi nào thì đa thức A chia hết cho đơn thức B?. 
5. Khi nào thì đa thức A chia hết cho đa thức B?
Ngày tháng năm 200
Tiết 19:	 Ôn tập chương I
A. Mục tiêu: 
- Hệ thống kiến thức cơ bản trong chương 1
- Rèn kỹ năng giải các bài tập trong chương
Mục tiêu cơ bản:...........................................................................................
B. Chuẩn bị:
- Ôn tập trước kiến thức đã học ở chương 1
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện khi ôn tập
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
Yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại 7 hằng đẳng thức đáng
- HS nhắc lại những phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học
Hoạt động 2:
Chia nhóm yêu cầu từng nhóm giải bài tập 75 a) b)
Đại diện nhóm 1 lên trình bày lời giải phần a)
- GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 3:
Chia nhóm yêu cầu học sinh từng nhóm lên giải bài tập 80, 
- GV nhận xét, đánh giá
A. Lý thuyết:
Phép nhân và phép chia đa thức
1. Nhân đơn thức với đa thức
2. Nhân đa thức với đa thức
3. Những hằng đẳng thức đáng nhớ
4. Phân tích đa thức thành nhân tử
5. Chia đa thức
B. Bài tập
* Dạng thực hiện phép tính
BT 75(SGK)
b) 
= xy.2x2y-xy.3xy+xy.y2
= x3 y2 - 2x2y2 + xy3
Bài tập 80(SGK)
a) 6x3 - 7x2 - x + 2	2x + 1
 6x3 + 3x2	 3x2 - 5x + 2
	-10x2 - x + 2
	-10x2 - 5x
	4x + 2
	4x + 2
	 0
4. Củng cố: 
- GV Khái quát lại những kiến thức cơ bản nhất trong chương
5. Dặn dò: 
- Xem lại các BT đã chữa
- Làm các BT còn lại trong phần ôn tập chương
Ngày tháng năm 200
Tiết 20: 	ôn tập chương I (tiếp)
A/ mục tiêu:
- Rèn kỹ năng giải các bài tập có tính chất tổng hợp các kiến thức cơ bản mà học sinh đã học trong chương I
- Đưa thêm một vài dạng toán nâng cao (8A1 - có hs khá)
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: soạn một số bài tập có tính chất đặc trưng
- H/s: làm các BT về nhà đã cho ở tiết trước
Mục tiêu cơ bản:...........................................................................................
C/ Tiến trình:
1. ổn định
2. KT : thực hiện trong khi ôn tập
3. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV đưa ra dạng BT
HD: sử dụng HĐT để biến đổi M thành một tích, sau đó thay giá trị của x và y vào để tính giá trị của M
- HS giải
- HS tự giải phần b)
- HD: đưa vế trái về dạng 1 tích.
- GV nhắc lại cho học sinh điều kiện để một tích bằng 0
- HS áp dụng tìm x
- HD: Biến đổi biểu thức x2 - 2xy + y2 + 1 thành tổng của một biểu thức không âm cộng với một số dương
1. Dạng bài tập Tính (nhanh) giá trị của biểu thức
BT 77(SGK)
a) M = x2 + 4y2 - 4xy - (x - 2y)2
Tại x = 18 và y = 4 ta có:
M = (18 - 2.4)2 = 102 = 100
b) Hs tự giải
2. Dạng phân tích đa thức thành nhân tử:
b) x3 - 2x2 + x - xy2
= x(x2 - 2x + 1 - y2) 
= x[(x -1)2 -y2]
= x(x-1+y)(x-1-y)
3. Dạng tìm x
BT81(SGK) Tìm x biết:
a) x ( x2 – 4 ) = 0 =>
Vậy giá trị của x phải tìm là: x = 0; x=2;x=-2
b) (x+2)2 - (x-2)(x+2)=0
=> (x+2)(x+2-x+2) = 0
=> 4(x+2) = 0
=> x+2 = 0
=> x = -2
4. Dạng chứng minh 
BT 82(SGK)
a) x2 - 2xy + y2 + 1 = (x2 - 2xy + y2) + 1
= (x+y)2 +1
 số thực x, y thì (x+y)2 >0 nên x2 - 2xy + y2 + 1
4. Củng cố: 
- Nhắc lại các dạng BT đã làm trong giờ
5. Dặn dò: BTVN : 83(SGK)
HD: Thực hiện phép chia 2n2 - n + 2 cho 2n+1 để tìm số dư. Để phép chia đó là phép chia hết thì số dư phải bằng 0 tức là 2n+1 phải là ước của số dư đó.
Chuẩn bị cho bài KT 45 phút
Ngày tháng năm 200
Tiết 21:
Kiểm tra chương I.
A. Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh trong chương I
- Rèn kỹ năng giải toán một cách độc lập, tự lực.
- Phát huy những kiến thức đã học vào việc giải bài tập toán.
Mục tiêu cơ bản:...........................................................................................
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên soạn, chuẩn bị đề bài
- Học sinh ôn tập chuẩn bị sẵn sàng làm bài kiểm tra.
Đề bài:
 1- AÙp duùng caực haống ủaỳng thửực, haừy ủieàn vaứo oõ troỏng ủeồ ủửụùc ủaỳng thửực sau:
(a+b)2=............................................................
1-2ab+a2b2=....................................................
144x2-81=.......................................................
27+9a2+27a+a3=.............................................
(x-3y)2=..........................................................
125a3+b3=.......................................................
(1-x2)(1+2x2+4x4)=.........................................
 2- ẹaựnh daỏu “x” vaứo oõ thớch hụùp:
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
1
-x2+6x-9=-(x-3)2
2
-16x+32=-16(x+2)
3
-(x-5)2=(-x+5)2
4
(a-b)2=-(b-a)2
5
5x(x-y)(x-2)=5x3-5x2y-10x2+10xy
 3- Thửùc hieọn pheựp tớnh:
	(x2-1)(x+2)-(x-2)(x2+2x+4)=..............................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 4- Tỡm a ủeồ da thửực x3-3x2+5x+a chia heỏt cho ủab thửực x-2.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đáp án – thang điểm:
Bài 1(3.5 điểm): 
Bài 2(2.5 điểm )
Bài 3(2 điểm)
Bài 4( 2 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Toan8 chuong I.doc