Giáo án Đại số 9 - GV: Tạ Chí Hồng Vân - Tiết 28: Luyện tập

Giáo án Đại số 9 - GV: Tạ Chí Hồng Vân - Tiết 28: Luyện tập

Tuần: 14 Tiết: 28

Gv: Tạ Chí Hồng Vân

§5: LUYỆN TẬP

A) MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

○ Ôn tập các kiến thức cơ bản: Vẽ đồ thị ; xác định các hệ số của đường thẳng ; xác định giao điểm của hai đường thẳng

○ Rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải bài tập

B) CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên: - Thước thẳng, phấn màu.

2) Học sinh: - Thước thẳng có chia khoảng, các bài tập đã cho cuối tiết trước.

C) CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 9 - GV: Tạ Chí Hồng Vân - Tiết 28: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14	Tiết: 28
Gv: Tạ Chí Hồng Vân
Soạn: 01 - 12 - 2006
§5: LUYỆN TẬP 
MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
Ôn tập các kiến thức cơ bản: Vẽ đồ thị ; xác định các hệ số của đường thẳng ; xác định giao điểm của hai đường thẳng 
Rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải bài tập 
CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: - Thước thẳng, phấn màu.
Học sinh: - Thước thẳng có chia khoảng, các bài tập đã cho cuối tiết trước.
CÁC HOẠT ĐỘÂNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔÏNG CỦA HS
GHI BẢNG
8’
10’
15’ 
10’
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
F Nêu quan hệ giữa góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b (a ¹ 0) với trục Ox và hệ số a của đường thẳng 
- Làm bài tập 28 trang 58 Sgk 
HĐ2: Luyện tập
F Làm bài tập 29 trang 59 Sgk 
a) Biết đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ 1,5 ta suy ra được điều gì?
- Vậy làm thế nào để xác định hàm số ?
b) Biết đồ thị hàm số đi qua A(2 ; 2) ta suy ra được điều gì?
- Vậy làm thế nào để xác định hàm số ?
c) Biết đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = x ta suy ra được điều gì ?
- Gọi HS lên bảng thực hiện
d) Gv hỏi thêm: Gọi a1, a2, a3 là góc tạo bởi 3 đường thẳng ở câu a, b, c với trục Ox hãy nêu nhận xét và so sánh các góc a1, a2, a3 ?
Ä Gv chốt dạng bài tập xác định hàm số . . .
F Làm bài tập 30 trang 59 Sgk: 
a) Gọi HS lên bảng thực hiện
b) Gv ký hiệu các điểm A, B, C và gọi 1 HS nêu toạ độ các điểm A, B, C
- Để tính các góc của DABC ta phải làm như thế nào?
- Trong DABC ta nên tính hai góc nào trước ?
- Hãy tính tg A và tg B
c) Để tính được chu vi và diện tích DABC ta phải tính được các độ dài nào? 
- Các em hãy tính AB, AC, BC, và CO từ đó tính chu vi và diện tích của DABC
Ä Gv chốt: Để tính các độ dài trên mặt phẳng toạ độ ta thường quy các độ dài đó về các tam giác vuông và áp dụng định lý Pitago để tính, Còn để tính các góc ta thường quy góc đó về tam giác vuông và tính tỉ số tang của góc đó rồi suy ra số đo của góc đó.
F Bài tập thêm: Cho hàm số:
 y = (3 – 2m).x + 
 Tìm m để ĐTHS là đường thẳng: 
a) Tạo với tia Ox góc nhọn.
b) Tạo với tia Ox góc tù.
c) Tạo với tia Ox góc 45°
- Ta thấy trong mặt phẳng toạ độ thì đường thẳng nào tạo với tia Ox góc 45° ?
- Vậy để ĐTHS cũng tạo với tia Ox góc 45° thì ĐTHS phải có quan hệ như thế nào với đường thẳng y = x?
- Để ĐTHS // đường thẳng y = x ta phải có điều kiện gì?
- 1 HS lên bảng trả bài
® Cả lớp theo dõi và nhận xét 
 a = 123°41’
- Ta có: x = 1,5 và y = 0
- Thay a = 2 ; x = 1,5 và y = 0 vào hàm số để tính b
® 1 HS lên bảng làm
- Ta có: x = 2 và y = 2
- Thay a = 3 ; x = 2 và 
y = 2 vào hàm số để tính b
® 1 HS lên bảng làm
- Ta suy ra a = 
- 1 HS lên bảng làm
® Cả lớp nhận xét 
- 1 HS trả lời 
® Cả lớp nhận xét 
- 1 HS đọc đề bài tập 30 
- 1 HS lên bảng vẽ đồ thị 
® Cả lớp vẽ rồi nhận xét
- Ta có: A(-4 ; 0) ; 
 B(2 ; 0) ; C (0 ; 2)
- Ta phải tính tỉ số lượng giác của các góc đó rồi suy ra số đo của góc
- Ta nên tính góc A và B trước
- Lần lượt mỗi HS đứng tại chỗ tính một góc
- Ta phải tính các độ dài AB, AC, BC, và CO
- 1 HS lên bảng làm
® Cả lớp nhận xét 
- 2 HS lần lượt trả lời câu a và b
- đường thẳng là tia phân giác của góc phần tư thứ nhất là y = x 
- ĐTHS // đường thẳng y = x
- 1 HS trình bày 
® Cả lớp nhận xét 
Tiết 28 : LUYỆN TẬP
1) Bài 29:
a) Vì khi a = 2 đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ 1,5 nên ta có: 2 .1,5 + b = 0 
 Þ b = -3 
 Vậy ta có hàm số: y = 2x - 3
b) Khi a = 3 đồ thị hàm số đi qua A(2 ; 2) nên ta có: 3.2 + b = 2 
 Þ b = - 4 
Vậy ta có hàm số: y = 3x - 4
c) Vì đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = .x 
 Þ a = 
+ Đồ thị của hàm số đi qua 
B(1; +5) nên ta có: 
 + 5 = + b 
 Þ b = 5
Vậy ta có hàm số: y = x + 5
d) Gọi a1, a2, a3 là góc tạo bởi 3 đường thẳng ở câu a, b, c với trục Ox ta có: 3 > 2 >> 0
nên: a1, a2, a3 là góc nhọn và:
 a2 > a1 > a3 
2) Bài 30: a) Vẽ đồ thị các hàm số: y = x + 2 và y = - x + 2
*/ Bảng giá trị:
*/ Đồ thị:
b) Ta có A(-4 ; 0) ; B(2 ; 0) ; 
	C (0 ; 2)
Ta có: 
c) Gọi chu vi và diện tích DABC là P và S ta có :
 (cm)
 (cm)
 AB = OA + OB = 6 (cm) 
 Vậy: P = (cm)
 S = AB.OC = .6.2 = 6 (cm2)
3) Bài tập thêm:
 y = (3 – 2m).x + 
a) ĐTHS là đường thẳng tạo với tia Ox góc nhọn Û 3 – 2m > 0
 Û m < 3/2
b) ĐTHS là đường thẳng tạo với tia Ox góc tù Û 3 – 2m < 0
 Û m > 3/2
c) ĐTHS là đường thẳng tạo với tia Ox 45° Û // đường thẳng y = x
 Û 3 – 2m = 1
 Û – 2m = - 2
 Û m = 1
2’
HĐ3: HDVN	- Ôn tập kiến thức toàn chương 2, nắm chắc các kiến thức cần nhớ	
- Xem lại các bài tập đã giải
- Làm bài tập: 31 trang 59 Sgk, bài tập: 29 trang 61 SBT
- Hướng dẫn bài 31: Căn cứ vào đồ thị của 3 hàm số xác định các góc a, b, g từ đó quy về tam giác vuông để tính tỉ số lượng giác và suy ra số đo của các góc này.
? Rút kinh nghiệm cho năm học sau: 

Tài liệu đính kèm:

  • docDai so 9 Tiet 28.doc