Giáo án Đại số 9 - GV: Nguyễn Tấn Thế Hoàng - Tiết 19: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số

Giáo án Đại số 9 - GV: Nguyễn Tấn Thế Hoàng - Tiết 19: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số

Giáo án Đại số 9

Tuần: 10 Tiết: 19

Gv: Nguyễn Tấn Thế Hoàng

§1: NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG

CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ

A) MỤC TIÊU: Học sinh phải nắm vững các nội dung sau:

o Các khái niệm về “hàm số”, “biến số”, hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức.

o Khi y là hàm số của x, thì có thể viết y = f(x), y = g(x). Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1, . được ký hiệu là f(x0), f(x1).

o Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ.

o Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R.

o Về kỹ năng yêu cầu học sinh tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số, biết biểu diễn các cặp số (x ; y) trên mặt phẳng toạ độ, biết vẽ thành thạo hàm số y = ax.

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 9 - GV: Nguyễn Tấn Thế Hoàng - Tiết 19: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đại số 9
Tuần: 10	Tiết: 19
Gv: Nguyễn Tấn Thế Hoàng
Soạn: 06 - 11 - 2005 
§1: NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG
CÁC KHÁI NIỆM VỀÁ HÀM SỐ 
MỤC TIÊU: Học sinh phải nắm vững các nội dung sau: 
Các khái niệm về “hàm số”, “biến số”, hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức.
Khi y là hàm số của x, thì có thể viết y = f(x), y = g(x)..... Giá trị của hàm số y = f(x) tại x0, x1, .... được ký hiệu là f(x0), f(x1).....
Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ.
Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R.
Về kỹ năng yêu cầu học sinh tính thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số, biết biểu diễn các cặp số (x ; y) trên mặt phẳng toạ độ, biết vẽ thành thạo hàm số y = ax.
CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: - Thước thẳng, phấn màu, Phiếu học tập ghi sẵn các câu hỏi ôn lại kiến thức cũ, bảng phụ: Vẽ sẵn hệ trục toạ độ Oxy, và vẽ trước bảng ở 
Học sinh: - Thước thẳng, ôn lại phần hàm số ở lớp 7, máy tính CASIO fx-220 hoặc CASIO fx-500MS để tính nhanh giá trị của hàm số.
CÁC HOẠT ĐỘÂNG:
HĐ1: Đặt vấn đề: (3’) Ở năm lớp 7 chúng ta đã làm quen với các k/niệm về hàm số, chúng ta cũng đã biết cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax là một dạng của hàm số bậc nhất. Hôm nay, ở chương này chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu sâu hơn về hàm số bậc nhất ® chương và bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔÏNG CỦA HS
GHI BẢNG
7’
15’
15’
6’
HĐ2: Ôn lại các k/niệm về hàm số 
- Trước hết chúng ta cần ôn lại để nắm vững các khái niệm về hàm số 
- Các em hãy nhớ lại bằng cách đọc phần 1 Sgk và thảo luận trả lời các câu hỏi sau: ® Gv phát phiếu học tập ghi sẵn các câu hỏi và tổ chức cho HS thảo luận 
1) Khi nào thì đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x?
2) Hàm số có thể được cho bằng mấy cách?
3) Em hiểu thế nào về các ký hiệu: 
y = f(x) , y = g(x) ?
4) Các ký hiệu f(0), f(1), f(2), ...., f(a) nói lên điều gì?
Ä Gv chốt lại các khái niệm về hàm số như đã nêu trong Sgk 
F Làm trang 43 Sgk 
HĐ3: Đồ thị hàm số 
F Các em hiểu thế nào về ký hiệu M(3 ; 5) ? ® M(x0 ; y0) ?
- Trên mặt phẳng toạ độ mỗi cặp số 
(x ; f(x)) xác định được mấy điểm? 
- Tập hợp các điểm biểu diễn bởi các cặp số (x ; f(x)) của một hàm số lên trên mặt phẳng toạ độ được gọi là gì?
- Đồ thị hàm số y = ax có dạng ra sao?
- Để vẽ đồ thị của hàm số y = ax ta làm như thế nào ?
F Các em hãy làm trang 43 Sgk
Ä Gv chốt lại các bước vẽ đồ thị hàm số y = ax
HĐ4: K/niệm đồng biến, nghịch biến
F Một khái niệm mà chúng ta cần phải biết khi nghiên cứu về hàm số đó là tính đồng biến, nghịch biến của hàm số, ta hãy tìm hiểu khái niệm này qua trang 43 Sgk 
- Nhìn vào bảng ta thấy biến x nhận các giá trị từ –2,5; -2; cho đến 1; 1,5 nghĩa là biến x nhận các giá trị tăng dần, khi đó các em có nhận xét gì về các giá trị tương ứng của hàm số y = 2x + 1? ® Gv giới thiệu : ta nói hàm số y = 2x + 1 đồng biến trên R
- Còn giá trị tương ứng của hàm số y = -2x + 1 ntn? ® Gv giới thiệu: ta nói hàm số y = - 2x + 1 nghịch biến trên R
Ä Một cách tổng quát khái niệm đồng biến, nghịch biến của hàm số được nêu ở Sgk trang 44 
HĐ5: Củng cố luyện tập
F Gv nêu bài tập áp dụng 
- Gv hướng dẫn học sinh chứng minh:
+ Giả sử x1, x2 Ỵ R sao cho x1< x2 các em có nhận xét gì về hiệu x1 - x2 ?
+ Hãy tính f(x1) , f(x2), f(x1) - f(x2) ?
® KQ
Ä Gv chốt lại cách C/m hàm số đồng biến hoặc nghịch biến bằng đ/nghĩa:
b1: Giả sử x1< x2 Þ x1 - x2 < 0
b2: Tính f(x1) - f(x2) để suy ra quan hệ giữa f(x1) với f(x2) Þ h/số đồng biến hoặc nghịch biến 
- HS lắng nghe và nhớ lại các khái niệm về hàm số đã học ở lớp 7
- HS thảo luận theo 8 nhóm trong 3 phút 
® đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi.
® cả lớp nhận xét 
- Cả lớp cùng tính và trả lời 
- Ký hiệu M(x0 ; y0) đó là toạ độ của điểm M, x0 là hoành độ, y0 là tung độ của điểm M
- Mỗi cặp số (x ; f(x)) xác định được 1 điểm trên mặt phẳng toạ độ 
- Gọi là đồ thị của hàm số. 
- Có dạng là 1 đường thẳng đi qua gốc toạ độ
- Ta vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm: O(0 ; 0) và A(1 ; a)
- 2 HS lên bảng làm mỗi em 1 câu
x
-2,5
-2
-1,5
-1
-0,5
0
0,5
1
1,5
y = 2x + 1
-4
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
y = -2x + 1
6
5
4
3
2
1
0
-1
-2
® Cả lớp cùng làm rồi nhận xét 
- 1 HS làm ở bảng
- Cả lớp cùng làm rồi nhận xét 
- Giá trị tương ứng của hàm số y = 2x + 1 cũng tăng lên 
- Giá trị tương ứng của hàm số y = - 2x + 1 lại giảm đi
- 1 HS đọc khái niệm đồng biến, nghịch biến ở Sgk 
+ hiệu: x1 - x2 < 0
- HS cùng tính và trả lời
Tiết 18: NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ
1) Khái niệm hàm số :
(Xem Sgk trang 42, 43)
 cho hàm số: y = f(x) = x + 5
 ta có: f(0) = 5 f(1) = 
 f(2) = 6 f(3) = 
 f(- 2) = 4 f(- 10) = 0
2) Đồ thị hàm số:
 ( học sinh làm)
3) Hàm số đồng biến, nghịch biến:
- Hàm số y = 2x + 1 đồng biến trên R
- Hàm số y = -2x + 1 nghịch biến trên R
*/ Tổng quát:
(Xem Sgk trang 44)
 Với x1, x2 Ỵ R:
- Nếu x1< x2 mà f(x1) < f(x2) thì: 
 h/số y = f(x) đồng biến trên R
- Nếu x1 f(x2) thì: 
 h/số y = f(x) nghịch biến trên R
4) Áp dụng: Cho hàm số : 
 y = f(x) = x + 5 
 Chứng minh rằng hàm số đồng biến trên R
C/m: Giả sử với mọi x1, x2 Ỵ R sao cho x1< x2 ta sẽ có: x1 - x2 < 0
khi đó: 
f(x1) - f(x2) =x1+ 5 –(x2+5) 
 = x1 – x2 
 = (x1 - x2) < 0
 Þ f(x1) - f(x2) < 0
 Þ f(x1) < f(x2)
nên hàm số y = f(x) =x + 5 đồng biến trên R
2’
HĐ6: HDVN	 - Ôn lại các khái niệm về hàm số và đồ thị, nắm vững khái niệm hàm số đồng biến hoặc nghịch biến , và biết cách C/m hàm số đồng biến hoặc nghịch biến 	
- Xem lại các bài tập đã giải - Làm bài tập: 1, 2, 3 trang 44, 45 Sgk.
? Rút kinh nghiệm cho năm học sau: 

Tài liệu đính kèm:

  • docDai so 9 Tiet 19.doc