Giáo án Đại số 8 - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp theo) - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án Đại số 8 - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp theo) - Trường THCS Hòa Thạnh

1.Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Học sinh cần nắm các hằng đẳng thức tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương . Phân biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm hai hằng đẳng thức “Tổng hai lập phương”,” Hiệu hai lập phương” với các khái niệm “Lập phương của một tổng”,”lập phương của một hiệu”

b) Kỹ năng:

- Vận dụng các hằng đẳng thức tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương để giải một số bài toán đơn giản

c) Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh tính tư duy, cẩn thận, chính xác.

2.Chuẩn bị:

 - GV : SGK, SGV, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng,

 - HS: SGK, VBT,Làm bài tập về nhà

3. Phương pháp

Phương pháp gợi mở vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm.

4.Tiến trình :

 4.1. Ổn định : (1)

Kiểm diện học sinh

 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

 4.2. Kiểm tra bài cũ: (6)

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 7: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp theo) - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§5 NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (Tiếp theo)
Tiết: 7
Ngày dạy:16/09/2010 	
1.Mục tiêu:
a) Kiến thức: 
- Học sinh cần nắm các hằng đẳng thức tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương . Phân biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm hai hằng đẳng thức “Tổng hai lập phương”,” Hiệu hai lập phương” với các khái niệm “Lập phương của một tổng”,”lập phương của một hiệu”
b) Kỹ năng:
- Vận dụng các hằng đẳng thức tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương để giải một số bài toán đơn giản
c) Thái độ: 
- Giáo dục cho học sinh tính tư duy, cẩn thận, chính xác.
2.Chuẩn bị:
 - GV : SGK, SGV, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, 
 - HS: SGK, VBT,Làm bài tập về nhà 
3. Phương pháp 
Phương pháp gợi mở vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm. 
4.Tiến trình :
 4.1. Ổn định : (1’)
Kiểm diện học sinh
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 4.2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
HS1: Viết công thức
 (A + B)3 = ?
(2x2 + 3y)3 = ?
HS2: Viết công thức
 (A – B )3 = ?
(x – 3 )3 = ?
GV:Nhận xét và ghi điểm cho HS
HS1:
* (A + B) 3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
(2x2 + 3y)3= 8x6 + 36x4 y + 54x2y2 + 27y3
HS2:
* (A – B ) 3 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B3
(x – 3 )3 = x3 – x2 + – 27
4.3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (10’)
GV: Đặt vấn đề
GV: Cho HS làm ?1 ( Các em thực hiện phép tính sau và rút gọn)
 (a + b )( a2 – ab + b2)
HS:( a + b )( a2 – ab + b2) = a3 + b3
GV: Từ đó ta rút ra kết luận, Với A,B là các biểu thức tuỳ ý 
HS: Ghi hằng đẳng thức 
 A3 + B3 = (A + B )( A2 – AB + B2)
1: Tổnghai lập phương
 Với A,B là các biểu thức tuỳ ý
A3 + B3 = (A + B )( A2 – AB + B2)
*Quy ước
 ( A2 – AB + B2) gọi là bình phương thiếu của hiệu (A – B )
GV: Cho HS làm bài tập áp dụng
HS:lên bảng thực hiện 
Bài tập áp dụng;
a)x 3+ 8 = x 3 + 2 3 = (x + 2)( x 2 – 2x + 4)
b) (x + 1)( x 2 – x + 4) = x 3 + 1
Hoạt động 2: (10’)
2: Hiệu hai lập phương
GV: Nêu ?3
HS: Làm ?3 SGK
(a – b )( a 2 + ab + b2) = (a 3 – b3) 
GV: Hãy viết công thức tổng quát với A ,B là các biểu thức
HS: Viết công thức 
GV: *Quy ước
 ( A2 – AB + B2) gọi là bình phương thiếu của tổng. Làm ?4
GV: Cho HS làm bài tập áp dụng 
HS: Lên bảng thực hiện
Với A,B là các biểu thức tuỳ ý
A3 – B3 = (A – B )( A2 + AB + B2)
* Quy ước
 ( A2 + AB + B2) gọi là bình phương thiếu của tổng (A + B )
Bài tập áp dụng
a) (x – 1)( x 2 + x + 4) = x 3 –1 
b) 8x 3+ y 3= (2x) 3+ y 3
= (2x – y)(4x 2 – 2xy + y2)
c) Hãy đánh dấu x vào ô có đáp số đúng của tích (x + 2)( x 2 – 2x + 4
x 3 + 8
x
x 3 – 8
(x + 2) 3
(x – 2) 3
4.4 Cũng cố và luyện tập: (10’)
GV: Đưa bảng phụ có ghi 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
HS: Ghi lại công thứ của 7 hằng đẳng thức
GV:Khi A = x và B = 1 thì các hằng đẳng thức trên như thế nào ?
HS: Hoạt động theo nhóm
 Đại diện nhóm lên bảng trình bày 
1: (A + B) 2 = A2 + 2AB + B 2
2: (A – B) 2 = A2 – 2AB + B 2
3: A2 – B2 = (A + B)(A – B) 
4: (A + B) 3 = A3+3A2B +3AB2 + B 3
5: (A – B) 3 = A3 – 3A2B +3AB2 – B 3
6: A3 + B3 = (A + B )( A2 – AB + B2)
7: A3 – B3 = (A – B )( A2 + AB + B2)
1: (x + 1) 2 = x2 + 2x + 1
2: (x – 1) 2 = x2 – 2x + 1
3: x2 – 12 = (x + 1)(x – 1) 
4: (x + 1) 3 = x3+ 3x2 + 3x + 1
5: (x – 1) 3 = x3 – 3x2 +3x – 1
6: x3 + 1 = (x + 1 )( x2 – x + 1)
7: x3 – 1 = (x – 1 )( x2 + x + 1)
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (8’)
–Học thuộc 7 hằng đẳng thức bằng cách viết mỗi công thức nhiều lần
– Đọc bằng lời 7 hằng đẳng thức 
 –Viết 7 hằng đẳng thức khi cho A= x và B= 2,3,4,5,
 –Làm các bài tập 30;31;32;33/SGK/16
 –Hướng dẫn :
	+ Bài tập 30 : Vận dụng HĐT để biến đổi sau đó thực hiện cộng trừ các đơn thức đồng dạng thì ta được kết quả thu gọn
	+ Bài tập 31: Câu a,b Ta phân tích 
a) VP = (a + b) 3 – 3ab(a + b)= a3+3a2b +3ab2 + b 3 – 3ab(a + b) =?
b) VP = (a – b ) 3 + 3ab(a – b )= a3 –3a2b +3ab2 – b 3 + 3ab(a – b ) =?
* Áp dụng :Thay a.b = 6 và a + b = – 5 vào VP của a3 + b3
+ Bài tập 32:Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống 
+Bài tập 33: Vận dụng các HĐT
a là HĐT 1 ; b là HĐT 2 ;c là HĐT 3 ; d là HĐT 4 ;e là HĐT 7 ;f là HĐT 6
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_8_tiet_7_nhung_hang_dang_thuc_dang_nho_tiep_t.doc