Giáo án Đại số 8 - Tiết 53: Ôn tập chương III (Bản đẹp)

Giáo án Đại số 8 - Tiết 53: Ôn tập chương III (Bản đẹp)

I.MỤC TIÊU

 -Tái hiện lại các kiến thức đã học.

 -Củng cố và nâng cao các kĩ năng giải phương trình một ẩn.

 -Củng cố và nâng cao các kĩ năng giải toán bằng cách lập phương trình.

II.CHUẨN BỊ

GV: SGK ,bảng phụ, phiếu học tập;HS: SGK, bảng nhóm, bài tập.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 53: Ôn tập chương III (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 53 : ÔN TẬP CHƯƠNG III
I.MỤC TIÊU
 -Tái hiện lại các kiến thức đã học.
 -Củng cố và nâng cao các kĩ năng giải phương trình một ẩn.
 -Củng cố và nâng cao các kĩ năng giải toán bằng cách lập phương trình.
II.CHUẨN BỊ
GV: SGK ,bảng phụ, phiếu học tập;HS: SGK, bảng nhóm, bài tập.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: (KTBC)
HS1: Thế nào là hai phương trình tương đương?
Nêu cách giải phương trình có chứa ẩn ở mẫu?
Làm bài tập 50b SGK trang 33
Giải phương trình 
Sau khi HS làm xong GV yêu cầu HS khác nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2: Oân tập
1/ Lý thuyết:
Gv: Yêu cầu HS trả lời 6 câu hỏi SGK trang 32,33.
GV: Nhận xét và bổ sung.
2/ Bài tập
 a/ Dạng 1: Giải các phương trình
Bài 51 b SGK trang 33
4x2 –1 =(2x+1)(3x-5)
Gv: Dùng hằng đẳng thức để phân tích 4x2 –1 thành nhân tử ,sau đó đặt nhân tử chung và đưa về phương trình tích rồi giải.
Bài 52: Giải các phương trình sau
Gv: Để giải phương trình trên , trước hết ta phải làm gì?
GV: trước khi giải phương trình , ta phải làm gì?
GV: Nhìn vào hai vế của phương trình có gì đặc biệt?
GV: ta có thể chuyển vế phải sang vế trái , đặt 
 làm nhân tử chung,sau đó đưa về phương trình tích như đã giải.
b/ Dạng 2: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài tập 54 SGK trang 34
Đ ề bài : (Bảng phụ hoặc trên màn hình.)
Gv: Hãy nêu các bước để giải bài toán bằng cách lập phương trình.
GV: Đề bài yêu cầu tìm gì?
GV: Ta nên chọn ẩn như thế nào?
HS lên bảng trả lời và làm bài tập.
Quy đồng mẫu hai vế và khử mẫu:
 8(1-3x)-2(2+3x) =140 –15(2x+1)
8-24x-4-6x =140 –30x-15
0x=121
Vậy phương trình vô nghiệm.
HS : Đứng tại chỗ trả lời
Bài 51 b SGK trang 33
 4x2 –1 =(2x+1)(3x-5)
(2x+1) (2x-1) – (2x+1)(3x-5) =0
(2x+1) (2x-1-3x+5) =0
2x-1 =0 hoặc –x +4=0
x= hoặc x = 4
Vậy tập nghiệm của phương trình là: 
S= 
HS: Tìm ĐKXĐ :
Quy đồng mẫu hai vế và khử mẫu:
 (x+1)(x+2) +(x-1) (x-2) = 2(x2+2)
x2 +3x+2- x2-3x +2 =2x2 +4
0x = 0
Vậy phương trình có nghiệm đúng với mọi x thoả mãn .
HS: Tìm ĐKXĐ :
HS: Cả hai vế của phương trình đều có :
 = 0
= 0 hoặc x+8 = 0
10- 4x =0 hoặc x=-8
x= hoặc x=-8 (Thoả mãn ĐKXĐ)
Vậy phương trình có tập nghiệm là S=
HS: Nêu 3 bước như SGK trang 25
HS: Tính khoảng cách giữa hai bến A và B 
HS:Gọi x ( km) là khoảng cách từ bến A đến bến B. Điều kiện x>0
Lập bảng:
Xuôi dòng
Ngược dòng
Quãng đường (km)
x
x
Thời gian(h)
4
5
Vận tốc
( km/h)
Vì vận tốc của dòng nước là 2 km/h nên vận tốc của ca nô khi xuôi dòng lớn hơn vận tốc của ca nô khi ngược dòng là 4 km/h.
Theo đề bài, ta có phương trình :
Giải phương trình , ta được x=80 ( thoả mãn điều kiện ban đầu)
Vậy khoảng cách giữa hai bến A và B là 80 km.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
Về nhà học bài và nắm vững cách giải phương trình , đặc biệt phương trình chứa ẩn ở mẫu.
-Xem lại các bài toán giải bài toán bằng cách lập phương trình .
Làm bài tập:50,51a,c,d; 52a,b, 53 55,56, SGK trang 33,34.
Hướng dẫn bài 53: Giải phương trình:
Ta cộng vào hai vế của phương trình với 2 rồi biến đổi như sau: 
Sau đó quy đồng từng nhóm, đặt nhân tử chung rồi giải.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_8_tiet_53_on_tap_chuong_iii_ban_dep.doc