Giáo án Đại số 8 - Tiết 49: Giải bài toán bằng cách lập phương trình (Bản đẹp)

Giáo án Đại số 8 - Tiết 49: Giải bài toán bằng cách lập phương trình (Bản đẹp)

I MỤC TIÊU

Hs nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ;biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp .

II.CHUẨN BỊ:

 GV: SGK ,bảng phụ, phiếu học tập.

 HS: SGK, bảng nhóm, bài tập.

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 49: Giải bài toán bằng cách lập phương trình (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 49: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
I MỤC TIÊU
Hs nắm đượïc các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ;biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp .
II.CHUẨN BỊ:
 GV: SGK ,bảng phụ, phiếu học tập.
 HS: SGK, bảng nhóm, bài tập.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt đông của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: (KTBC)
Gv: Nêu các bước để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
Giải phương trình : 
Sau khi HS làm xong GV yêu cầu HS nhận xét và ghi điểm. 
Hoạt động 2:(Bài mới)
GV: Đặt vấn đề
Trong thực tế nhiều đại lượng biến đổi phụ thuộc lẫn nhau . Nếu kí hiệu một trong các đại lượng ấy là x thì các đại lượng khác có thể được biểu diễn dưới dạng một biểu thức của biến .
GV: Đưa ra ví dụ 1 SGK
Gọi x ( km/h) là vận tốc của một ô tô .
 Khi đó quãng đường ô tô đi được trong 5 giờ là bao nhiêu?
Thơiø gian để ô tô đi được quãng đường 100 km ?
HS: Nêu các bước để giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
Như SGK trang 21
ĐKXĐ : 
Vậy phương trình trên vô nghiệm.
1.Biểu diễn một đại lượng bởi một biểu thức chứa ẩn
Ví dụ 1:
Gọi x ( km/h) là vận tốc của một ô tô .
 Khi đó quãng đường ô tô đi được trong 5 giờ là :5x(km)
Thơiø gian để ô tô đi được quãng đường 100 km:(h)
GV: Yêu cầu HS nhân xét và bổ sung
GV: Yêu cầu HS làm tiếp ?2 SGK 
trang 24
GV: Yêu cầu HS nhân xét và bổ sung
GV: Trong thực tế để giải một số bài toán , khi biết một đại lượng và yêu cầu tìm các đại lượng có liên quan đến đại lượng đã cho , ta tiến hành giải như thế nào chúng ta cùng đi vào phần 2.
GV: Nêu ví dụ 2: ( bài toán cổ)
Vừa gà vừa chó 
Bó lại cho tròn 
Ba mươi sáu con 
Một trăm chân chẵn.
Hỏi có bao nhiêu gà , bao nhiêu chó?
GV: Bài toán cho biết gì?
GV: Gọi x là số gà , thì x có điều kiện gì?
Khi đó số chân gà là bao nhiêu ?
Vì số gà và số chó có 36 con nên số chó sẽ là bao nhiêu?
Số chân chó là bao nhiêu?
Tổng số chân gà và chó là bao nhiêu? Ta có phương trình nào?
GV: Muốn tìm số gà và số chó ta làm như thế nào?
GV: So với điều kiện x=22 có thoả mãn 
không ? Cho biết số con gà, số con chó?
GV: Qua bài toán trên , hãy nêu các bước để giải bài toán bằng cách lập phương trình?
GV: Cho HS nhắc lại nhiều lần.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?3 SGK 
Sau khi các nhóm làm xong GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác kiểm tra lại và bổ sung.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 34 SGK trang 25: (Đề bài trên bảng phụ)
GV:Bài toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?
GV: Nếu gọi mẫu số là x ( x nguyên,khác 0), thì tử số sẽ là ?
Bài 36 SGK trang 26
GV: Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”
?1 SGK trang 24
HS: a/ Quãng đường Tiến chạy được trong x phút , nếu chạy với vận tốc trung bình là 180 m/ph:180x (m)
b/ Vận tốc trung bình của Tiến ( tính theo (km/h) , nếu trong x phút Tiến chạy được quãng đường là 4500 m:
 (km/h).
?2 SGK trang 24
HS: Gọi x là số tự nhiên có hai chữ số :
a/ Viết thêm chữ số 5 vào bên trái số x : 500+x
b/ Viết thêm chữ sô 15 vào bên phải số x:10x +5
2. Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phương trình:
HS: Cho biết tổng số gà và chó là : 36 con
 Số chân gà và chó là : 100 chân
HS : Gọi x là số gà . với điều kiện x phải là số nguyên dương và nhỏ hơn 36
Khi đó số chân gà là: 2x. 
Vì số gà và số chó có 36 con nên số chó sẽ là: 36-x
Số chân chó là 4(36-x) .
Tổng số chân gà và chó là100 nên ta có phương trình : 2x + 4(36-x) =100
 HS: Giải phương trình trên
 2x + 4(36-x) =100
2x+144 –4x =100
44 =2x
x=22
Kiểm tra lại .,ta thấy x=22 thoả mãn các điều kiện của ẩn .
Vậy số gà là : 22 con ; số chó là 14 con.
HS: Nêu 3 bước như SGK trang 25
Nhóm HS trình bày
Gọi x là số chó, với điều kiện x phải là số nguyên dương và nhỏ hơn 36.
Khi đó số chân chó là: 4x . Vì cả gà lẫn chó có 36 con nên số gà là : 36-x và số chân gà là 2(36-x).
Tổng số chân chó là 100 nên ta có phương trình :
 4x +2(36-x) =100
4x +72 –2x =100
2x =28 
x=14
x=14 thoả mãn điều kiện của ẩn. 
Vậy số chó là 14 con; số gà là 22 con.
Mẫu của một phân số lớn hơn tử 3 đơn vị.
Tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị thì được phân số mới bằng .
Nếu gọi mẫu số là x ( x nguyên, khác 0), thì tử số :x-3
Tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị , tử sẽ là : x-1; mẫu là x+2, theo đề ta có phương trình:
Giải phương trình ta được x=4
Vậy phân số ban đầu là : 
Giải
Gọi tuổi thọ của Đi- ô –phăng là x (x nguyên dương )
Theo đề ta có phương trình:
Giải phương trình ta được x=84 
Vậy : Đi–ô–phăng thọ 84 tuổi.
 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
Cần nắm vững 3 bước để giải bài toán bằng cách lập phương trình .
Làm bài tập 35 SGK trang 25.
Xem trước bài mới.
Hướng dẫn bài 35 : Gọi số học sinh cả lớp là x ,biểu thị số học sinh giỏi của lớp 8A của học kì I học kì II theo x. Từ đó lập phương trình, giải phương trình ta sẽ tìm được số học sinh của lớp 8A.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_8_tiet_49_giai_bai_toan_bang_cach_lap_phuong.doc