Giáo án Đại số 8 tiết 25 và 26

Giáo án Đại số 8 tiết 25 và 26

Tiết 25: KIỂM TRA MỘT TIẾT

1.Mục tiêu

a) Về kiến thức

- Kiểm tra những kiến thức cơ bản trong chương I.

- Nhằm đánh giá việc dạy của giáo viên, việc học và nắm bắt kiến thức chương I của HS.

b) Về kĩ năng.

- Kiểm tra việc học tập rèn luyện của HS từ đó uốn nắn cho các em việc học ở nhà, ôn tập, cách học

- Rèn luyện cho HS tính cẩn thận khi làm bài, tính nghiêm túc khi kiểm tra.

- Có kĩ năng vận dụng kiến thức trình bày lời giải của bài toán, trình bày bài kiểm tra 1 cách khoa học.

 

doc 9 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 tiết 25 và 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/11/2008 
Ngày dạy:
8A: 17/11/2008
8B: 17/11/2008
8G: 17/11/2008
Tiết 25: KIỂM TRA MỘT TIẾT
1.Mục tiêu
a) Về kiến thức
- Kiểm tra những kiến thức cơ bản trong chương I.
- Nhằm đánh giá việc dạy của giáo viên, việc học và nắm bắt kiến thức chương 	I của HS.
b) Về kĩ năng.
- Kiểm tra việc học tập rèn luyện của HS từ đó uốn nắn cho các em việc học ở nhà, ôn tập, cách học 
- Rèn luyện cho HS tính cẩn thận khi làm bài, tính nghiêm túc khi kiểm tra.
- Có kĩ năng vận dụng kiến thức trình bày lời giải của bài toán, trình bày bài 	kiểm tra 1 cách khoa học. 
c) Về thái độ
- Có ý thức tốt, tự giác, độc lập suy nghĩ, nghiêm túc làm bài. 
2. Đề bài:
* Phần I: Phần trắc nghiệm (2 điểm)
 Câu 1: Chọn câu trả lời đúng: (0,5đ)
Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật.
Tứ giác có hai góc vuông là hình chữ nhật. 
Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật. 
Cả A,B,C đều sai.
Câu 2: Chọn câu trả lời sai: (0,5đ)
Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
Hình thang vuông có một góc vuông là hình chữ nhật.
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng (0,5đ)
Độ dài hai cạnh kề của một hình chữ nhật là 3cm, 5cm, độ dài đường chéo d của hình chữ nhật đó là:
14cm
cm.
cm
 4cm
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng: (0,5đ) 
Hình thoi là tứ giác có các cạnh đối song.
Hình thoi là tứ giác có bốn góc vuông.
Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
Cả A,B,C đều sai.
* Phần II: Phần tự luận (8 điểm)
Bài 1: (4 điểm)
 a) Cho ABC và một đường thẳng d tùy ý. Vẽ A’B’C’ đối xứng với ABC qua đường thẳng d
	b) Phát biểu các dấu hiệu nhận biết hình vuông?
Bài 2: (4 điểm)
 Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo BD và AC.
 Gọi M; N; P; Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA.
 a) Chứng minh MNPQ là hình bình hành.
 b) Tứ giác ABCD phải thỏa mãn điều kiện gì để có:
 + Tứ giác MNPQ là hình chữ nhật.
 + Tứ giác MNPQ là hình thoi.
 + Tứ giác MNPQ là hình vuông.
3. Đáp án – Biểu điểm:
* Phần I: Phần trắc nghiệm (2 điểm)
 (Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
C
D
B
C
* Phần II: Phần tự luận (8 điểm) 
Bài 1: (4 điểm)
a) (1,5đ) 
b) Các dấu hiệu nhận biết hình vuông: (2,5đ)
 + Hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
 + Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông. 
 + Hình chữ nhật có 1 đường chéo là đường phân giác của 1 góc là hình vuông. 
 + Hình thoi có 1 góc vuông là hình vuông.
 + Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
(Đúng 5 dấu hiệu, mỗi đấu hiệu 0,5 điểm)
Bài 2: (4 điểm)
GT
Tứ giác ABCD
MA = MB ; (M AB)
NB = NC; (N BC)
PD = PC; (P DC) 
QD = QA; (Q AD)
KL
a) Chứng minh MNPQ là hình bình hành
b) Tứ giác ABCD phải thỏa mãn điều kiện gì để MNPQ là:
 + Hình chữ nhật
 + Hình thoi 
 + Hình vuông
Chứng minh:
Q
M
P
N
C
a) Xét ABC có: M là trung điểm của AB(gt); N là trung điểm BC (gt)
 MN là đường trung bình của ABC
 Nên: MN // AC; MN = (1) (t/c đường trung bình của tam giác)
Chứng minh tương tự ta có: NP; PQ; QM lần lượt là đường trung bình của các BCD; CDA; DAB .
 Do đó: NP // BD; NP = ; 
 PQ // AC; PQ = (2)
 QM // BD; QM = 
Từ (1) và (2) MN // PQ (cùng song song với AC)
 MN = PQ (cùng bằng )
 Tứ giác MNPQ là hình bình hành (Theo dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
b) +) Hình bình hành MNPQ là hình chữ nhật
 MQ ^ MN
 BD ^ AC (Vì MQ // BD, MN // AC theo c/m trên)
Vậy tứ giác MNPQ là hình chữ nhật khi hai đường chéo của tứ giác ABCD vuông góc với nhau.
+) Hình bình hành MNPQ là hình thoi
MQ = MN
 BD = AC (Vì MQ = ; MN = theo chứng minh trên)
Vậy tứ giác MNPQ là hình thoi khi hai đường chéo của tứ giác ABCD bằng nhau.
+) Hình bình hành MNPQ là hình vuông
MNPQ vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi
AC ^ BD và AC = BD
Vậy tứ giác MNPQ là hình vuông khi hai đường chéo của tứ giác ABCD vừa vuông góc với nhau vừa bằng nhau.
* Vẽ hình đúng (1/2 điểm); Ghi GT, KL đúng (1/2 điểm)
 Chứng minh đúng phần a (1,5 điểm)
 Chứng minh đúng phần b, mỗi ý cho 1,5 điểm.
Ngày soạn:16/11/2008 
Ngày dạy:
8A: 18/11/2008
8B: 18/11/2008
8G: 18/11/2008
Tiết 26: ĐA GIÁC – ĐA GIÁC ĐỀU
1.Mục tiêu
Sau bài học học sinh cần
a) Về kiến thức
- Nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều. 
- Biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác. 
b) Về kĩ năng.
- Vẽ được và nhận biết được một số đa giác lồi, một số đa giác đều.
- Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều. 
- Biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác
 đều từ các khái niệm tương ứng về tứ giác. 
- Qua vẽ hình, qua quan sát hình vẽ, Hs biết các quy nạp để xây dựng công
 thức tính tổng số đo các góc của một đa giác. 	
c) Về thái độ	
- Kiên trì trong suy luận (tìm, đoán và suy diễn), cẩn thận chính xác trong vẽ
 hình.	
- Có thái độ học tập nghiêm túc, hứng thú say mê với môn học. 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
	a) Giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, com pa, êke, thước kẻ.
b) Học sinh
	- Đọc trước bài mới, ôn tập có kiến thức có liên quan, com pa, êke, thước kẻ.
3. Tiến trình bài dạy.
	a) Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới.(5')
G: Y/c Hs nhắc lại định nghĩa tứ giác ABCD.
H: Tứ giác ABCD là một hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một cùng một đường thẳng.
? Nêu định nghĩa tứ giác lồi ?
H: Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.
G: (Bảng phụ) Trong các hình sau hình nào là tứ giác lồi ? Vì sao ?
	H: Hình b, c là tứ giác còn hình a không phải là tứ giác vì hai đoạn thẳng AD và DC nằm trên cùng một đường thẳng.
	Tứ giác lồi là hình c (theo định nghĩa).
	G: Vậy tam giác, tứ giác được gọi chung là gì ? Ta cùng nhau nghiên cứu diều đó trong bài học hôm nay.
	b. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Khái niệm về đa giác (13')
- GV: Treo bảng phụ có 6 hình 112 117 (sgk – 13).
- GV: Giới thiệu tương tự như tứ giác, đa giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. (như hình 114, 117).
- GV: Giới thiệu đỉnh và cạnh của các đa giác.
- GV: Y/c Hs nghiên cứu ?1 (sgk – 114).
?1 Y/c gì ?
- GV: Y/c Hs đứng tại chỗ trả lời. 
- GV: Khái niệm đa giác lồi cũng cũng tương tự như tứ giác lồi.
? Vậy thế nào là đa giác lồi ?
? Trong các đa giác trên đa giác nào là đa giác lồi ? Giải thích vì sao ?
- GV: Y/c Hs nghiên cứu ?2 (sgk – 114).
? ?2 Y/c gì ?
- GV: Nêu chú ý (sgk – 14).
- GV: Đưa ?3 lên bảng phụ yêu cầu Hs đọc to và phát phiếu học tập cho Hs hoạt động nhóm.
- GV: Kiểm tra bài đại diện của 1 vài nhóm.
- GV: Giới thiệu đa giác n đỉnh (n 3) gọi tên.
1. Khái niệm về đa giác:
- HS: Quan sát bảng phụ và nghe Gv giới thiệu.
- HS: Đọc tên các đỉnh và các cạnh của đa giác.
- HS: Đứng tại chỗ trả lời. 
?1 (sgk – 114)
 Giải: 
Hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA (H.118) không phải là đa giác vì đoạn AE, EA cùng nằm trên một đường thẳng.
- HS: Đọc định nghĩa (sgk – 114).
* Định nghĩa: (sgk – 114)
- HS: Các đa giác ở hình 115, 116, 117 là các đa giác lồi (theo đn). 
- HS: Thực hiện ?2 .
?2 (sgk – 114)
 Giải: 
Các hình ở 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi vì mỗi đa giác đó nằm ở hai nửa một phẳng có bờ là một đường thẳng chứa cạnh của đa giác.
* Chú ý: (sgk – 14)
- HS: Hoạt động nhóm, điền vào chỗ trống trong phiếu học tập.
?3 (sgk – 114)
.- Các đỉnh là các điểm: A, B, C, D, E, G.
- Các đỉnh kề nhau là A và B, B và C, C và D, D và E ..
- Các cạnh là các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EG, GA.
- Các đường chéo AC, AD, AE 
- Các góc là .
- Các điểm nằm trong đa giác là M, N, P.
- Các điểm nằm ngoài đa giác là Q, R.
* Hoạt động 2: Đa giác đều (12')
- GV: Đưa hình 120 (sgk – 115) lên bảng phụ và y/c Hs quan sát các đa giác đều.
? Thế nào là đa giác đều ?
? Nếu biết một đa giác là đa giác đều ta suy ra được điều gì ?
? Ngược lại nếu một đa giác có tất cả các cạnh và các góc bằng nhau thì em có nhận xét gì về đa giác đó ?
- GV: Y/c Hs thực hiện ?4 (sgk – 115) và gọi 2 Hs làm trên bảng. (Bảng phụ vẽ hình 120).
- GV: Nhận xét hình và phát biểu của Hs.
- GV: Y/c Hs nghiên cứu bài tập 2 (sgk - 15).
? Bài toán y/c gì ?
2. Đa giác đều:
- HS: Quan sát hình 120 (sgk – 115).
- HS: Phát biểu định nghĩa và đọc lại định nghĩa.
- HS: Suy ra đa giác đó có:
 + Có tất cả các cạnh bằng nhau.
 + Tất cả các góc bằng nhau.
- HS: Là đa giác đều.
* Định nghĩa: (sgk – 115)
 Đa giác có:
 Đa giác đều + Các cạnh bằng nhau.
 + Các góc bằng nhau.
- HS: Hai em lên bảng vẽ. 
?4 (sgk - 115)
 Giải:
- HS: Nhận xét:
- Tam giác đều có ba trục đối xứng.
- Hình vuông có 4 trục đối xứng và điểm O là tâm đối xứng.
- Ngu giác đều có 5 trục đối xứng.
- Lục giác đều có 6 trục đối xứng và một tâm đối xứng.
- HS: Đọc bài, suy nghĩ trả lời.
Bài 2 (sgk – 15)
 Đa giác không đều:
a) Có tất cả các cạnh bằng nhau là hình thoi.
b) Có tất cả các góc bằng nhau là hình chữ nhật.
* Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác (13')
- GV: Treo bài tập số 4 (sgk – 115) lên bảng (bảng phụ).
? Bài toán y/c gì ?
- GV: Y/c Hs lên bảng thực hiện.
Bài 4 (sgk - 115)
- HS: 1 HS lên bảng thực hiện.
Đa giác n cạnh
Số cạnh
4
5
6
n
Số đường chéo xuất phát từ một đỉnh
1
2
3
n – 3
Số tam giác được tạo thành
2
3
4
n – 2
Tổng số đo các góc của đa giác
2. 1800= 3600
3. 1800= 5400
4. 1800= 7200
(n – 2). 1800
- GV: Đưa đề bài số 5 (sgk – 115) lên bảng phụ.
? Nêu công thức tính số đo mỗi góc của một đa giác đều n cạnh ?
? Áp dụng công thức trên. Hãy tính số đo mỗi góc của ngũ giác đều, lục giác đều ?
Bài 5 (sgk - 115)
 - HS: Đứng tại chỗ trình bày lời giải.
 Giải:
Tổng số đo các góc của hình n - giác bằng: 
(n – 2).1800
 Số đo mỗi góc của hình n - giác đều là:
Số đo mỗi góc của ngũ giác đều là:
Số đo mỗi góc của lục giác đều là:
	c) củng cố: (1')
? Thế nào là đa giác lồi ?
? Thế nào là đa giác đều ? Hãy kể tên một số đa giác đều mà em biết?
- HS: Phát biểu định nghĩa đa giác lồi.
- HS: Phát biểu định nghĩa đa giác đều.
 + Tam giác đều.
 + Hình vuông.
 + Ngũ giác đều.
 + Lục giác đều.
d) . Hướng dẫn về nhà: (1')
	- Học thuộc định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.
	- Làm bài tập: 1, 3 (sgk – 115).
	 2, 3, 5, 8, 9 (sbt – 16).

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 8 tiet 2526.doc