Giáo án Đại số 8 tiết 14 đến hết

Giáo án Đại số 8 tiết 14 đến hết

14: LUYỆN TẬP

A, MỤC TIÊU:

 + HS được rèn luyện về các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (ba phương pháp cơ bản)

 + HS biết thêm phương pháp “tách hạng tử “ , cộng, trừ thêm cùng một số hoặc cùng một hạng tử vào biểu thức.

B, CHUẨN BỊ:

 + GV: SGK, Bảng phụ ghi bài tập.

 + HS: Ôn tập các phương pháp phân tichcs đa thức thành nhân tử.

C, TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

 

doc 137 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 8 tiết 14 đến hết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14: Luyện tập
Ngày soạn: 22/10
Ngày giảng: 23/10
A, Mục tiêu:
 + HS được rèn luyện về các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử (ba phương pháp cơ bản)
 + HS biết thêm phương pháp “tách hạng tử “ , cộng, trừ thêm cùng một số hoặc cùng một hạng tử vào biểu thức.
B, Chuẩn bị :
 + GV : SGK, Bảng phụ ghi bài tập.
 + HS: Ôn tập các phương pháp phân tichcs đa thức thành nhân tử.
C, Tiến trình dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (10’)
GV đưa yêu cầu KT trên bảng phụ:
Phân tích đa thức thành nhân tử:
a, xy2 – 2xy +x
b, x2 – xy + x - y
c, x2 +3x + 2
GV Giới thiệu thêm về cách tách các hạng tử trong phân tích đa thức thành nhân tử từ đó hình thành cho HS một cách nữa về phân tích đa thức thành nhân tử. Sử dụng phần c của bài KT để giới thiệu.
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập (30’)
1, Chữa bài tập cũ đã cho về nhà:
 Bài tập 52 (SGK)
 GV Cho HS lên bảng làm bài.
 GV chốt lại: Muốn chứng minh một biểu thức chia hết cho một số nguyên a nào đó với mọi giái trị nguyên của biến, ta phải phân tích biểu thức đó thành nhân tử, trong đó có chứa nhân tử a.
2, Làm bài tập mới tại lớp:
 GV cho HS làm bài tập 54 (SGK)
Bài tập 55 (SGK)
GV cho HS làm bài sau đó lêng bảng trình bày.
GV HD: Hãy biến đổi các biểu thức về dạng tích để tìm x.
GV chốt lại: 
 + Muốn tìm x khi biểu thức bằng 0 ta phải biển đổi biểu thức về dạng tích các nhân tử.
 + Cho mỗi nhân tử bằng 0 rồi tìm giái trị của x tương ứng.
 + Tất cả các giá trị của x tìm được đều thoả mãn đẳng thức đã cho. Đó là các giá trị cần tìm.
Gv ghi bảng: 
Phân tích đa thức thành nhân tử:
 x2 – 4x + 3
GV gợi ý cách làm:
+ Đây là biểu thức mà các hạng tử không có nhân tử chung. Biểu thức cũng không có dạng của hằng đẳng thức. Việc thực hiện nhóm các hạng tử cũng chưa thể làm ngay được. Ta cần biến đổi biểu thức về dạng có thể nhóm được các hạng tử để xuất hiện nhân tử chung bằng cách tách số hạng hoặc cộng trừ thêm một số nào đó.
+ Hãy biến đổi như vậy.
GVđưa ra cácch cách biến đổi để học sinh thấy được cách làm mới.
Cách 1: Tách hạng tử và nhóm hạng tử:
= x2 - 3x - x +3
= x2 – x – 3x + 3
= x(x – 1) – 3(x – 1)
= (x – 1)(x – 3)
Cách 2: Cộng trừ thêm một số hạng để xuất hiện hằng đẳng thức:
= x2 – 4x + 3 + 1 – 1
= x2 – 4x + 4 – 1
= (x – 2)2 – 1
= (x – 2 +1)(x – 2 – 1)
= (x – 1)(x – 3)
Cách 3: Tách hạng tử làm xuất hiện hằng đẳng thức:
= x2 – 2x + 1 – 2x + 2
= (x – 1)2 – 2(x – 1)
= (x – 1)(x -1 – 2)
= (x – 1)(x – 3)
GV kết luận:
+ Khi gặp trường hợp biểu thức không có dạng của hằng đẳng thức, không có nhân tử chung, việc nhóm các hạng tử cũng chưa làm được, ta phải nghĩ ngay đến việc tách hạng tử hoặc cộng trừ thêm cùng một số (một hạng tử) thích hợp để có thể đưa về dạng các bài toán quen thuộc.
HS lên bảng làm bài KT:
Kết quả:
a, = x(y – 1)2
b, = (x – y)(x + 1)
c, x2 +3x + 2 = x2 + 2x + x + 2
 = (x2 + 2x) + (x + 2) 
 = x(x + 2) + (x + + 2) = (x + 2)(x + 1)
HS lên bảng làm bài tập 52 (SGK)
Lời giải:
(5n + 2)2 – 4 = (5n + 2)2 - 22
 = [(5n + 2) + 2][ (5n + 2) – 2]
 = (5n + 4)5n
Biểu thức (5n + 4)5n luôn luôn chia hết cho 5 với mọi giá trị nguyên của n.
Vậy (5n + 2)2 – 4 luôn chia hết cho 5 với mọi số nguyên n.
HS làm bài tập sau đó lên bảng trình bày:
a, = x(x2 + 2xy + y2 – 9)
 = x[(x2 + 2xy + y2) – 9]
 = x[(x + y)2 – 32]
 = x(x + x +3)(x + y -3)
b, = (2x – 2y) – (x2 – 2xy + y2)
 = 2(x - y) – (x – y)2
 = (x – y)(2 – x + y)
c, = x2(x2 – 1) = x2(x + 1)(x – 1)
HS làm bài tập sau đó lên bảng trình bày.
a, x = 0 hoặc x = hoặc x = -
b, x = - hoặc x = 4.
c, x = 3 hoặc x = -2 hoặc x = 2
HS ghe và ghi cách giải để hiểu thêm và sâu hơn về các cách giải mới này.
HS ghe để hiểu cách làm đối với một số bài toán đặc biệt.
D, hướng dẫn về nhà (2’)
 + Xem lại lời giải các bài toán đã làm.
 + Làm tiếp các bài tập 56 (a,b); 57 (b, c, d) 58 (SGK)
Tiết 15: chia đơn thức cho đơn thức
Ngày soạn: 22/10
Ngày giảng: 28/10
A, mục tiêu:
 + Kiến thức cơ bản: HS hiểu được khái niệm đơn thức A chia hết cho đơn thức B.
 + Kỹ năng: HS biết được khi nào thì đơn thức A chia hết cho đơn thức B, thực hiện đúng phép chia đơn thức cho đơn thức (chủ yếu trong các trường hợp chia hết)
B, Chuẩn bị:
 + GV: SGK, bảng phụ.
 + HS: 
C, tiến trình dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
Đề bài đưa trên bảng phụ.
Phân tích đa thức thành nhân tử:
a, x3 – 2x2y + xy2
b, x2y – xy2 – x + y
GV nhận xét và cho điểm
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
GV giới thiệu: ở lớp 6 và lơp 7 ta đã có ĐN về phép chia hết của một số nguyên a cho một số nguyên b. Hãy nhắc lại ĐN này?
GV chốt lại: nếu a = b.c thì ta nói a chia hết cho b.
Số nguyên: Cho hai số nguyên a và b trong đó b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta nói a chia hết cho b.
Trong phép chia đa thức cho đa thức ta cũng có định nghĩa sau.
Cho hai đa thức A và B, B ≠ 0. nếu tìm được một đa thức Q sao cho A = B.Q thì ta nói rằng đa thức A chioa hết cho đa thức B.
A được gọi là đa thức bị chia.
B được gọi là đa thức chia,.
Q được gọi là đa thức thương (thương) 
Kí hiệu: Q = A:B hoặc Q = 
Vậy quy tăc để thực hiện phép chia này như thế nào? Ta hãy đi xét quy tắc sau:
Hoạt động 3 : Quy tắc :
GV ghi bảng : 
Thực hiện phép tính sau :
a, x3 :x2
b, 15x7 : 3x2
c, 4x2 : 2x2
d, 5x3 : 3x3
e, 20x5 : 12x 
Như vây: Khi chia đơn thức cho đơn thức ta thực hiện chia phần hệ số cho phần hệ số, chia phần biến cho phần biến, rồi nhân các kết quả lại với nhau.
Chú ý: Khi chia phần biến như sau:
 + xm : xn = xm-n với m ≥ n
 + xn : xn = 1 với mọi x
(= x0, ta qui ước x0 = 1)
GV ghi bảng: Thực hiện các phép tính sau:
a, 15x2y2 : 5xy2
b, 12x3y : 9x2
GV yêu cầu HS làm bài
GV: Các em có nhận xét gì về các biến và số mũ của biến trong đơn thức bị chia và đơn thức chia?
Vậy đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi có đú các điều kiện sau:
1, Các biến trong B phải có mặt trong A.
2, Số mũ của mỗi biến tron B không được lớn hơn số mũ của biến đó trong A
Khi đã biết đơn thức A chia hết cho đơn thức B ta làm như thế nào
Quy tắc: (SGK – 26)
GV cho HS đọc quy tắc trong SGK
Hoạt động 4: áp dụng
GV cho HS làm ?3 
GV chốt lại vấn đề:
 + Khi phải tính giá trị của một biểu thức nào đó, trước hết ta thực hiện các phép tính trong biểu thức đó và rút gọn sau đó mới thay giái trị của biến để tính kết quả bằng số.
Hoạt động 5: Luyện tập tại lớp:
GV cho hs làm các bài tập trong SGK:
Bài tập 60: 
Bài tập 62: Tính giá trị biểu thức:
Hs lên bảng làm bài theo yêu cầu của GV
Bài giải:
a, = x(x – y)2
b, = (x – y)(xy – 1)
HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn.
HS nhắc lại ĐN.
HD ghe giảng và ghi bài.
HS thực hiện làm tại chỗ ít phút sau đó đứng tại chỗ đoc kết quả:
a, = x
b, = 5x5
c, = 2
d, = 
e, = x4
HS làm bài tập:
a, = 3x
b, = 
HS đọc quy tăc 
HS làm ?3
a, = 3xy2z
b, = -
Khi x = -3 ; y = 1,005, ta có :
P = - . (-3)3 = .27 = 4.9 = 36
HS làm baìa tập theo yêu cầu :
BT 60:
a, = (-x)2
b, = x2
c, = y
HS làm bài tập:
Thực hiện phép chia và rút gọn:
= 3x3y
Tính giá trị:
Với x = 2; y = -10 và z = 2004
Ta có : = 3 . 22.(-10) = - 120 
 D, Hướng dẫn về nhà :
 + Học theo SGK và vở ghi.
 + Làm các bài tập 59, 61 (SGK)
Tiết 16: Chia đa thức cho đơn thức
Ngày soạn: 29/10
Ngày giảng: 30/10
A, mục tiêu:
 + Kiến thức cơ bản: HS biết được đa thức A chí hết cho đơn thức B khi tất cả các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho B; HS nắm vững quy tắc chia đa thức cho đơn thức.
 + Về kỹ năng: HS được thực hiện đúng phép chia đa thức cho đơn thức (trong trường hợp chia hết) và biết trình bày lời giải ngắn gọn (chia nhẩm rồi cộng kết quả)
B, chuẩn bị:
 + GV: SGK, bảng phu ghi quy tắc, bài tập.
 + HS: Ôn tập kiến thức cũ (chia đơn thức cho đơn thức)
C, Tiến trình dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ.
GV đưa yêu cầu KT trên bảng phụ:
+ Phát biểu quy tắc chia một đơn thức A cho một đơn thức B (trong trườgn hợp A chia hết cho B)
+ Thực hiện phép tính bằng cách tính nhẩmvà diềm luôn kết quả:
 a, 4x3y2 : 2x2y
 b, -21x2y3z4 : 7xyz2
 c, -15x5y6z7 : 3x4y5z5
 d, 3x2y3z2 : 5xy2
GV nhận xét và cho điểm
Hoạt động 2: Quy tắc :
 GV cho HS làm ?1
GV ghi các VD của HS lên bảng và cho HS cả lớp nhận xét các VD về tính chia hết của mỗi hạng tử, kết quả của các phép chia và tổng thu được.
GV cho HS nghiên cứu VD trong SGK.
HD HS cáh nhận xét cách làm khi chia một đa thức cho một đơn thức.
GV ?: Qua VD em nào có thể nói xem để chia một đa thức cho một đơn thức ta làm như thế nào?
GV: Phát biểu quy tắc theo SGK và yêu cầu HS phát biểu lại QT
* Quy tắc (SGK)
GV yêu cầu HS almf BT :
Thực hiện phép tính :
(30x4y3 – 25x2y3 – 3x4y4) : 5x2y3
GV cho 1 HS lên bảng thực hiện phép tính, còn lại làm tại chỗ.
Hoạt động 3: áp dụng:
GV yêu cầu HS làm ?2
áp dụng thực hiện phép tính :
(20x4y – 25x2y2 – 3x2y) : 5x2y
Hoạt động 4 : Luyện tập tại lớp :
GV yêu cầu HS làm bài 63 SGK.
GV tiếp tục yêu cầu HS làm BT 66 (SGK)
Đề bài đưa trên bảng phụ:
GV chỉ ra VD minh hoạ:
Ta nói rằng đơn thức chia hết cho đơn thức 2x2y
HS lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập:
+ Phát biểu đúng quy tắc (SGK)
+ Chữa bài tập :
a, = 2xy
b, = -3xy2z2
c, = -5xyz2
d, = xyz2
HS dưới lớp làm BT ra nháp sau đó nhạn xét bài làm của bạn.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV : Làm ?1
HS1 : đưa ra 1 VD.
HS 2 : Đưa ra 1 VD.
HS nghiên cứu VD trong SGK
Nêu nhận xét về cách thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức.
HS phát biểu lại quy tắc
HS làm BT :
Kết quả :
= 6x2 – 5 - x2y
HS làm ?2: Nêu nhận xét của mình về lời giải trong SGK.
+ Lời giải của bạn Hoa là đúng.
 Vì ta biết rằng:
 Nếu A = B.Q thì A : B = Q 
HS áp dụng làm bài tập. KQ:
= 4x2 – 5y - 
HS làm bài tập và trả lời tại chỗ:
Các hạng tử của đa thức A đuề chia hết cho đơn thức B, do đó ta cũng nói đa thưc A chia hét cho đơn thức B.
HS quan sát và trả lời theo yêu cầu của bài toán:
+ Quang trả lời đúng.
+ Hà trả lời sai.
Vì khi xét tính chia hết của đơn thức A cho đơn thức B ta chỉ cần quan tâm đến phần biến mà không cần xét đến sự chia hết của các hệ số của hai đơn thức. 
D, hướng dẫn về nhà:
 + Trả lời các câu hỏi:
 Khi nào thì đơn thức A chia hết cho đơn thức B?
 Khi nào thì đa thức A chia hết cho đơn thức B?
 + Làm các bài tập 64, 65 SGK.
Tiết 17: chia đa thức một bién đã sắp xếp
Ngày soạn: 29/10
Ngày giảng: 04/11
A, mục tiêu:
 + Về kiến thức cơ bản: HS hiểu được khái niệm chia hết và chia có dư, nắm được các bước trong thuật toán thực hiện phép chi đa thức A cho đa thức B.
 + Về kỹ năng: HS thực hiện đúng phép chia đa thưc A cho đa thức B trong đó chủ yếu là một nhị thức. Trong trường hợp B là một đơn thức, HS cso thể nhận ra phép chia A cho B là phép chia hết hay không chia hết.
B, Chuẩn bị ... a lớp làm bài 36 (c), nửa lớp làm bài 37 (a) 
GV cho SH thực hiện sau đó lên bảng trình bày.
HS lên bảng trả lời:
+ Giá trị tuyệt đối của một số a được định nghĩa:
|a| = 	
+ |12| = 12
 |-| = 	
 |0| = 0
HS lớp nhận xét bài làm của bạn.
HS:
a, Nếu x ≥ 3 => x – 3 ≥ 0 
 => |x – 3| = x – 3
b, Nếu x x – 3 < 0
Thì |x – 3| = -(x – 3) = 3 – x
HS đọc VD1 trong SGK trang 50.
HS thực hiện ?1 theo yêu cầu của GV.
a, Khi x ≤ 0 => -3x ≥ 0 nên 
 |-3x| = -3x
C = -3x + 7x – 4 = 4x – 4
b, Khi x x – 6 < 0 nên |x – 6| = 6-x
D = 5 – 4x + 6 – x
 = 11 – 5x
Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
HS theo dõi GV hướng dẫn và ghi bài đấy đủ.
HS: Hai trường hợp:
+ Biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối không âm.
+ Biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối âm.
VD3: HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS làm ?2 vào vở ghi.
a, |x + 5| = 3x + 1
+ Nếu x + 5 ≥ 0 => x ≥ -5 thì
 |x + 5| = x + 5
Ta có PT:
 x + 5 = 3x + 1
ú -2x = -4
ú x = 2 (TMĐK x ≥ -5)
+ Nếu x + 5 x < -5 thì
 |x + 5| = -x – 5
Ta có PT:
 -x – 5 = 3x +1
ú -4x = 
ú x = - 1,5
(không thoả mãn ĐK x < -5)
Vậy tập nghiệm của PT là s ={2}.
b, |-5x| = 2x +21
+ Nếu -5x ≥ 0 => x ≤ 0 thì
 |-5x| = -5x
Ta có PT:
 -5x = 2x +21
ú -7x = 21
ú x = -3 (TMĐK x ≤ 0)
+ Nếu -5x x > 0 thì
 |-5x| = 5x
Ta có PT:
 5x = 2x + 21
ú 3x = 21
ú x = 7 (TMĐK x > 0)
Vậy tập nghiệm của PT là: S = {-3; 7}
HS nhận xét bài làm của bạn và chữa bài
HS làmbài theo yêu cầu của GV.
Bài 36 (c ) (SGK -51)
Giải PT: |4x| = 2x + 12
+ Nếu 4x ≥ 0 => x ≥ 0 thì |4x| = 4x
Ta có PT:
 4x = 2x + 12
ú 2x = 12
ú x = 6 (TMĐK x ≥ 0)
+ Nếu 4x x < 0 thì |4x| = -4x
Ta có PT:
 -4x = 2x +12
ú -6x = 12
ú x = -2 (TMĐK x < 0)
Tập nghiệm của PT là: S = {6; -2}
Bài 37 (a) (SGK – 51)
Giải PT: |x – 7| = 2x + 3
+ Nếu x – 7 ≥ 0 => x ≥ 7 thì
 |x – 7| = x – 7
Ta có PT:
 x – 7 = 2x + 3
ú -x = 10
ú x = -10 (không TMĐK x ≥ 7 loại)
+ Nếu x – 7 x < 7 thì
 |x – 7| = 7 – x
Ta có PT:
 7 – x = 2x + 3
ú -3x = -4
ú x = 	(TMĐK x < 7)
Vậy tập nghiệm của PT là S = {}
Đại diện nhóm lên bảng trình bày bài làm.
D, hướng dẫn về nhà:
 + Bài tập về nhà: 35 – 37 (SGK – 51)
 + Tiết sau ôn tập chưng IV
 + Chuẩn bị: Làm các bài tập và trả lời các câu hỏi.
Tiết 65: ôn tập chươgn iii.
Ngày soạn: 09/05
Ngày giảng: 12/05
A, mục tiêu:
 + Rèn luyện kĩ năng giải bất phương trình bậc nhất và PT giá trị tuyệt đối dạng |ax| = cx + d và dạng |x + b| = cx + d
 + Có kiến thức hệ thống về BĐT, BPT theo yêu cầu của chương.
B, chuẩn bị:
 + GV: Bảng phụ ghi câu hỏi và đề bài.
 + HS: Làm các bài tập và trả lời các câu hỏi ôn tập chươgn IV (SGK)
C, tiến trình dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập về BĐT, BPT (25’)
GV nêu câu hỏi KT:
1, Thế nào là BĐT? Cho VD.
Viết công thức liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, giữa thứ tự và phép nhân, tính chất abức cầu của thứ tự.
Chữa bài tập 38(a) (SGK – 53)
GV nhận xét sau đó yêu cầu HS phát biểu thành lời tính chất trên.
GV yêu cầu HS làm tiếp bài tập 38 (b)
GV nêu câu hỏi 2 và 3
Chữa bài tập 39 a,b) (SGK – 53)
GV yêu cầu HS tiếp tục trả lời các câu hỏi 4 và 5.
Chữa bài tập 41 (a,d) (SGK – 53)
GV yêu cầu HS làm bài 43 (SGK) theo nhóm.
Bài tập 44 (SGK – 54)
GV yêu cầu HS đọc đề bài. GV: Để giải bài toán này ta sẽ giải thoe cách nào?
Hãy thực hiện việc giải bài toán theo cách lập PT:
Hoạt động 2: Ôn tập về PT giá trị tuyệt đối (13’)
GV yêu cầu HS làm bài tập 45 (SGK – 54)
HS: Hệ thức có dạng a b  gọi là BĐT. VD: 3 1 .
HS: Với ba số a, b, c,
+ Nếu a < b thì a + c < b + c
+ Nếu a 0 thì ac < bc
+ Nếu a bc
+ Nếu a < b và b < c thì a < c
HS làm bài tập:
Cho m > n, cộng thêm 2 vào hai vế của BĐT được m + 2 > n + 2.
HS: Phát biểu thành lời các tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, liên hệ giữa thứ tự và phép nhân (với số âm, số dương), tính chất bắc cầu của thứ tự.
HS làm bài trình bày:
Cho m > n
-m < -3n
4-3m < 4 – 3n
HS lên bảng trả lời:
BPT bậc nhất một ẩn có dạng ax + b 0 .) trong đó a và b là hia số cho trước và a ≠ 0
VD: 3x + 2 > 5 có nghiệm là x = 3 
HS chữa bài tập:
a, -3x + 2 >-5
Thay x = -2 vào BPT ta được (-3).(-2) + 2 > -5 là một khẳng định đúng. Vậy x =-2 là một nghiệm của BPT.
b, 10 – 2x < 2 
Thay x = -2 vào BPT ta được 10 – 2.(-2)<2 là một kăhngr định sai. Vậy x =-2 không phải là nghiệm của BPT.
HS phát biểu các quy tắc theo yêu cầu của GV.
Hai HS lên bảng trình bày:
a, 
ú 2 –x < 20
ú -x < 18
ú x > 18
d, 
 ú 6x + 9 ≤ 16 – 4x
 ú 10x ≤ 7
 ú x ≤ 0,7
HS làm bài tập thoe yêu cầu:
Kết quả:
a, Lập BPT: 5 – 2x >0
=> x < 2,5
b, Lập BPT: x + 3 < 4x – 5
=> x > 
c, Lập BPT 2x + 1 ³ x + 3
=> x ³ 2
d, Lập BPT: x2 + 1 ≤ (x – 2)2
=> x ≤ 
Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
HS thực hiện theo sự gợi ý của GV:
Gọi số câu hỏi phải trả lời đúng là x (câu). ĐK: x > 0, nguyên
số câu hỏi sai là: 10 – x (câu)
Ta có BPT:
 10 + 5x – (10 – x) ³ 40
ú 10 + 5x – 10 + x ³ 40
ú 6x ³ 40
ú x ³ 
Mà x nguyên => x ẻ {7;8;9;10}
Vậy số câu trả lời đúng phải là 7, 8, 9, 10 câu.
HS làm bài tập:
a, Trường hợp 1:
Nếu 3x ³ 0 => x ³ 0 thì |3x| = 3x
Ta có PT: 3x = x + 8
ú 2x = 8
ú x = 4 (TMĐK)
Trường hợp 2:
Nếu 3x x < 0 thì |3x| = -3x
Ta có PT: -3x = x + 8
ú -4x = 8
ú x = -2 (TMĐK)
Vậy tập nghiệm của PT là: S = {-2;4}
HS tự làm các phần còn lại:
Kết quả:
b, x =-3
c, x = 
D, hướng dẫn về nhà:
 + Ôn tập các kiến thức về BĐT, BPT PT giá trị tuyệt đối.
 + Bài tập về nhà: 72, 74, 76, 77 (SBT)
Tiết 68: ôn tập học kì II (Tiết 1)
Ngày soạn: 01/05
Ngày giảng: 02/05
A, mục tiêu:
 + Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về phương rtình và bất phương trình.
 + Tiếp tục rèn kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử, giải phương trình và bất phương trình.
B, chuẩn bị:
 + GV: Bảgn phụ ghi bảng ôn tập PT và BPT.
 + HS: Làm các câu hỏi ôn tập học kì và các bài tập được giao.
C, tiến trình dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập về PT và BPT (10’)
GV nêu lần lượt các câu hỏi ôn tập đã cho về nhà và yêu cầu HS trả lời để xây dựng bảng sau:
HS trả lời các câu hỏi ôn tập.
Phương trình
1, Hai PT tương đương là hai PT có cùng một tập nghiệm.
2, Hai quy tắc biến đổi PT:
 a, Quy tắc chuyển vế:
 Khi chuyển vế một hạng tử của PT từ vế này sang vế kia phải đổi dấu của hạng tử đó.
 b, Quy tắc nhân với một số:
 Trong một PT, ta có thể nhân hoặc chia cả hai vế cho cùng một số khác 0.
3, Định nghĩa PT bậc nhất một ẩn:
 PT dạng ax + b = 0, với a và b là hia số đã cho và a ≠ 0, được gọi alf PT bậc nhất một ẩn.
Bất phương trình
1, Hai BPT tương đương là hai BPT có cùng một tập nghiệm.
2, Hai quy tắc biến đổi BPT:
 a, Quy tắc chuyển vế:
 Khi chuyển vế một hạng tử của PT từ vế này sang vế kia phải đổi dấu của hạng tử đó.
b, Quy tắc nhân với một số:
 Khi nhân hai vế của một BPT với cùng một số khác 0, ta phải:
 + Giữ nguyên chiều của BPT nếu số đó dương.
 + Đổi chiều của BPT nếu số đó âm.
3, Định nghĩa BPT bậc nhất một ẩn:
 BPT dạng ax + b 0, ax + b ≤ 0, ax + b ≤ 0), với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là BPT bậc nhất một ẩn.
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập (32’)
Bài 1 (SGK – 130)
Bài tập 6 (SGK – 131)
GV: Để làm dng toán này ta cần làm như thế nào?
Bài tập 7 (SGK – 131)
GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
Bài tập 8: (SGK – 131)
HS lên bảng làm bài:
a, = (a – 2 – b)(a – 2 + b)
b, = (x + 3)(x – 1)
c, = -(x – y)2(x + y)2
d, = 2(a – 3b)(a2 + 3ab + 9b2)
HS lớp nhận xét
HS: Cần lấy tử chia cho mẫu, viết phân thức dưới dạng tổng của một đa thức và một phân thức với tử thức là một hằng số. Từ đó tìm giá trị nguyên của x để M có giá trị nguyên.
HS lên bảng làm:
Với x ẻ Z => 5x +4 ẻ Z
M ẻ Z ú ẻ Z
ú 2x – 3 ẻ Ư(7)
ú 2x -3 ẻ {±1; ±7}
Giải tìm được x ẻ {-2; 1; 2; 5}
HS lên bảng làm bài:
Kết quả:
a, x = -2
b, PT VN
c, PT có VSN.
HS hoạt động thoe nhóm:
Kết quả:
a, |2x – 3| = 4
+ 2x – 3 = 4
 ú x = 3,5
+ 2x – 3 =-4
 ú x = -0,5
Vậy S = {-0,5; 3,5}
b, |3x – 1| - x = 2
+ Nếu 3x – 1 ³ 0 => x thì
 |3x – 1| = 3x – 1. ta cso PT:
3x -1 – x = 2
ú x = (TMĐK)
+ Nếu 3x – 1 x < thì |3x – 1| = 1 – 3x. Ta có PT:
1 – 3x – x = 2
ú x = (TMĐK)
Vậy S = {}	
D, hướng dẫn về nhà:
 + Tiết sau tiếp tục ôn tập, chú trọng giải bài toán bằng cách lập PT và bài tập tổng hợp về rút gọn biểu thức.
 + Bài tập về nhà: 12, 13, 15 (SGK)
 6, 8, 10 , 11 (SBT)
Tiết 69: ôn tập học kì II (Tiết 2)
Ngày soạn: 01/05
Ngày giảng:
A, mục tiêu:
 + Tiếp tục rèn luyện kĩ năng giải phương trình (chứa ẩn ở mẫu )
 + Rèn luyện kĩ năng giải bài toán bằng cáh lập PT, bài tập tổng hợp về rút gọn biểu thức.
 + Hướng dẫn học sinh vài bài tập phát triển tư duy.
 + Chuẩn bị kiểm tra toán học kí II.
B, chuẩn bị:
 + GV: Bảng phụ ghi đề bài 
 + HS: Ôn kiến thức và làm các bài tập.
C, tiến trình dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Giải PT chứa ẩn ở mẫu.
Bài 10 (SGK – 131)
GV: Các PT trên thuộc dạng PT nào? Cần chú ý gì khi giải các PT đó?
GV: Quan sát các PT đó em thấy cần biến đổi như thế nào/
GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Ôn tập giải bài toán bằng cách lập PT.
Chữa bài tập 12 (SGK – 131)
Bài tập 13:
Hoạt động3: Ôn tập dạng bài tập rút gọn biểu thức tổng hợp.
Bài 14 (SGK – 132) 
GV yêu cầu HS lớp nhận xét bài làm của bận
HS: PT chứa ẩn ở mẫu. Cần tìm ĐK xác định sau đó đối chiếu với ĐK để nhận nghiệm.
HS phát biểu sau đó làm bài tập
a, ĐK: x ≠ -1; x ≠ 2
Giải PT ta được
x = 2 (loại)
Vậy PTVN.
b, ĐK: x ≠ ±2
Giải PT được: 0x = 0
PT có nghiệm là bất kì số nào khác ±2.
HS nhận xét bài làm và chữa.
Bảng tóm tắt:
V (km/h)
T (h)
S (km)
Lúc đi
25
x (x >0)
Lúc về
30
x
PT: 
Giải PT đợc x = 50 (TMĐK)
Quãng đường AB dài 50 km.
NS1 ngày (SP/ngày)
Số ngày (ngày)
Số SP (SP)
Dự định
50
x
Thực hiện
65
x + 255
ĐK: x nguyên dương:
PT: 
Giải PT được x = 1500 (TMĐK)
Trả lời: Số SP xí nghiệp phải sản xuất theo kế hoạch là 1500 sản phẩm.
Một HS lên bảng làm:
a, A = 
A = 
A = 
A = 
A = 	
ĐK: x ≠ ± 2
b, |x| = => x = ±
Nếu x = 
A = 
Nếu x = -
A = 
c, A < 0 ú 
ú 2 –x < 0
ú x > 2 (TMĐK)
HS nhận xét bài làm của bạn.
d, A > 0 ú 
ú 2 – x >0
ú x < 2
Kết hợp điều kiện của x ta có A > 0 khi x < 2 và ≠ -2
e, A có giá trị nguyên khi 1 chia hết cho 2 – x
=> 2 – x ẻ Ư(1)
=> 2 –x ẻ {±1}
+ 2 – x = 1 => x = 1 (TMĐK)
+ 2 – x =-1 => x = 3 (TMĐK)
Vậy khi x = 1 hoặc x =3 thì A có giá trị nguyên.
D, hướng dẫn về nhà:
 + Chuẩn bị kiểm tra học kì II.
 + Ôn tập các kiến thức cơ bản cuat hia chươgn III và IV qua các câu hỏi ôn tập chương và bảng tổng kết.
 + Xem lại các bài tập đã được làm.
Tiết 70 trả bài học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 8 tu tiet 14.doc