Giáo án Đại số 8 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án Đại số 8 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử - Trường THCS Hòa Thạnh

1.Mục tiêu

a) Kiến thức:

- Học sinh biết nhóm các hạng tử thích hợp,phân tích thành nhân tử trong mỗi nhóm để làm xuất hiện nhân tử chung của các nhóm.

b) Kỹ năng:

-Học sinh biết biến đổi chủ yếu với các đa thức có 3 hạng tử , không quá hai biến.

c) Thái độ:

 - Giáo dục cho học sinh tính tư duy, cẩn thận, chính xác.

2.Chuẩn bị:

 - GV : Bảng phụ, thước thẳng,

 - HS: SGK, VBT,Làm bài tập về nhà

3. Phương pháp

Phương pháp gợi mở vấn đáp và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm.

4.Tiến trình

 4.1 Ổn định : (1)

Kiểm diện học sinh

Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

 4.2. Kiểm tra bài cũ: (9)

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 239Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§8 PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM HẠNG TỬ
Tiết:11
Ngày dạy:29/9/2010
1.Mục tiêu
a) Kiến thức: 
- Học sinh biết nhóm các hạng tử thích hợp,phân tích thành nhân tử trong mỗi nhóm để làm xuất hiện nhân tử chung của các nhóm.
b) Kỹ năng:
-Học sinh biết biến đổi chủ yếu với các đa thức có 3 hạng tử , không quá hai biến. 
c) Thái độ: 
 - Giáo dục cho học sinh tính tư duy, cẩn thận, chính xác.
2.Chuẩn bị:
 - GV : Bảng phụ, thước thẳng, 
 - HS: SGK, VBT,Làm bài tập về nhà 
3. Phương pháp 
Phương pháp gợi mở vấn đáp và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm. 
4.Tiến trình 
 4.1 Ổn định : (1’)
Kiểm diện học sinh
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 4.2. Kiểm tra bài cũ: (9’)
HS1:Phân tích đa thức sau thành nhân tử
a) x2 – 4x + 4 = ?
b) 9x2 – 4 = ?
HS1: 
a) x2 – 4x + 4 = (x – 2)2
b) 9x2 – 4 = (3x)2 – 22= (3x + 2)(3x – 2) 
HS2: Tìm x, biết 
4 –25x2 = 0
GV:Gọi HS lên bảng trình bày lời giải
HS2:Tìm x, biết
4 – 25x2 = 0
22 – (5x)2 = 0
(2 – 5x)( 2+ 5x) = 0
(2 – 5x) = 0 hoặc ( 2+ 5x) = 0
2 = 5x hoặc 2 = – 5x 
Vậy x = hoặc x = – 
4.3 Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Nêu vấn đề: (1’)
GV: Nêu VD/SGK
Cho đa thức : x2 – 3x + xy – 3y 
Ta thấy đa thức trên không có nhân tử chung, cũng không thuộc HĐT . Nên ta không thực hiện được các phương pháp đã học ngay được mà phải thông qua cách khác
Vậy ta sử dụng cách nào?
HS: Nghiên cưú VD/SGK
Hoạt động 1: (9’)
GV: Nếu ta coi đa thức đã cho là tổng của hai đa thức (x2 – 3x) và (xy – 3y) thì các hạng tử của mỗi đa thức có nhân tử chung nào
HS: x2 – 3x có nhân tử chung là x
xy – 3y có nhân tử chung là y
GV:Trình bày cách giải
HS: Theo giỏi để hiểu rõ phương pháp thực hiện
1.Ví dụ
VD1 :Phân tích đa thức sau thành nhân tử
x2 – 3x + 2y – 3y
= (x2 – 3x) + (xy – 3y)
= x(x – 3) + y(x – 3) 
= (x – 3)(x + y)
GV: Tương tự hãy làm VD 2
HS: Lên bảng thực hiện
GV: Cho HS nhận xét và đưa ra cách giải khác
HS: Theo giỏi và So sánh kết quả cách giải khác cách giải khác
GV: Kết luận : Cách làm như các VD trên được gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
VD2: Phân tích đ thức sau thành nhân tử
Cách1: 2xy + 3z + 6y + xz 
= (2xy + xz) + (6y + 3z)
= x(2y + z) + 3(2y + z) 
= (2y + z)(x + 3)
Cách2: 2xy + 3z + 6y + xz
= (2xy + 6y) + (xz + 3z)
= 2y(x + 3) + z(x + 3)
= (x + 3)(2y + z)
Hoạt Động 2: (9’)
GV: Treo bảng phụ có bài tập ?1 Gọi HS lên bảng thưc hiện
2.Áp dụng
?1 Tính nhanh
15.64 + 25.100 + 36.15 + 60.100
HS: Lên bảng thực hiện
=(15.64 + 15.36) + ( 25.100 + 60.100)
= 15(64 + 36) + 100(25 + 60)
= 15.100 + 100.85
= 100( 15 + 85)= 100.100 = 10.000
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm bài tập ?2
HS: Hoạt động theo nhóm vài Phút
 Đại diện nhóm trả lời
GV: Chốt Lại :Bạn An làm đến kết quả cuối cùng là vì mỗi nhân tử trong tích không thể phân tích thành nhân tử được nữa
GV :Lưu ý.
 Phân tích đa thức thành nhân tử là biến đổi đa thức thành tích của các đa thư , mà mỗi đa thức trong tích đó không thể phân tích tiếp thành nhân tử được nửa.
?2 Bạn An làm đúng , Bạn Thái và bạn Hà cũng làm đúng nhưng chưa phân tích hết vì có thể phân tích tiếp được . Với cách làm của bạn Thái ta có thể phân tích tiếp để có kết quả cuối cùng như bạn An.
4.4 Cũng cố: (10’)
GV:Cho HS làm bài tập 47 (a,c) theo nhóm 
HS: Hoạt động theo nhóm
 + Nhóm1,2 câu a
 + Nhóm3,4 câu c
 + Đại diện nhóm lên bảng trình bày lời giải
Bài 47(a,c)/SGK/22
a) x2 – xy + x – y 
= (x2 – xy) +( x – y)
= x(x – y) + (x – y ) 
= (x – y)(x + 1)
c)3x2 – 3xy – 5x + 5y 
= (3x2 – 3xy) –(5x – 5y) 
= 3x(x – y) – 5(x – y) = (x – y)(3x – 5)
GV:Cho HS làm Bài 50/SGK/T22: 
Tìm x ,biết :
a) x(x –2) + x –2 = 0
b) 5x(x – 3) – x +3 = 0
HS: Lên bảng trình bày lời giải
Bài 50/SGK/T22
a) x(x –2) + x –2 = 0
 (x –2) (x +1) = 0
Suy ra: x = 2 hoặc x = -1
b) 5x(x – 3) – x +3 = 0
5x(x – 3) – (x– 3) = 0
(x – 3)( 5x– 1) = 0
Kết quả: x = ; x = 3
4.5 Hướng dẫn tự học ở nhà (6’)
– Xem lại lời giải các bài tập ?1,?2 , các ví dụ và bài tập tại lớp
– Làm các bài tập 47b,48,49,50/SGK/22–23
– Hướng dẫn:
Bài tập 47b:L àm tương tự câu a,b
Bài tập 48:Làm tương tự bài tập 47
Bài tập 49 :
+ a) Thực hiện tương tự ?1
+ b) Nhóm (452 – 80.45 + 402) – 152
Bài tập 50: Lưu ý A.B = 0
A = 0 hoặc B = 0
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_8_tiet_11_phan_tich_da_thuc_thanh_nhan_tu_ban.doc