Tiết 42:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
1. Về kiến thức.
- Học sinh được làm quen với dạng toán về thống kê: Thu thập số liệu, lập bảng điều tra, nhận xét về giá trị, giá trị khác nhau, tấn số.
- Thông qua bài tập củng cố khắc sâu thêm các khái niệm như: Số các giá trị, số các giá trị khác nhau.
2. Về kĩ năng.
- Rèn kĩ năng làm toán về thống kê.
3. Về thái độ.
- Vận dụng trong thực tế cuộc sống hàng ngày.
II.Chuẩn bị của GV&HS.
1. Chuẩn bị của GV.
- Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ
Ngày soạn: 02.01.2011 Ngày giảng: 05.01.2011 Lớp 7A1,A2, A3, A4 Tiết 42: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu. 1. Về kiến thức. - Học sinh được làm quen với dạng toán về thống kê: Thu thập số liệu, lập bảng điều tra, nhận xét về giá trị, giá trị khác nhau, tấn số. - Thông qua bài tập củng cố khắc sâu thêm các khái niệm như: Số các giá trị, số các giá trị khác nhau. 2. Về kĩ năng. - Rèn kĩ năng làm toán về thống kê. 3. Về thái độ. - Vận dụng trong thực tế cuộc sống hàng ngày. II.Chuẩn bị của GV&HS. 1. Chuẩn bị của GV. - Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ 2. Chuẩn bị của HS. - Đọc trước bài mới + Chuẩn bị một vài bài điều tra + bảng nhóm, bút dạ. III.Tiến trình bài dạy. 1. Kiểm tra bài cũ. (10') * Câu hỏi: - Học sinh 1: + Dấu hiệu điều tra là gì? + Giá trị của dấu hiệu là gì? + Thế nào là tần số? - Học sinh 2: Cho bảng số liệu thống kê điểm kiểm tra toán của 37 học sinh ban đầu dưới đây. Stt Điểm kiểm tra Số bài 1 2 3 2 3 2 3 4 5 4 5 4 5 6 6 6 7 7 7 8 5 8 9 3 9 10 2 Hãy cho biết + Dấu hiệu điều tra là gì? + Số các giá trị bằng bao nhiêu? + Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu? Tìm tần số tương ứng? * Đáp án: - Học sinh 1: + Dấu hiệu: Là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu. (3đ) + Mỗi đơn vị điều tra có 1 số liệu, số liệu đó là một giá trị của dấu hiệu. Số các giá trị của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra. (3, 5 đ) + Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó. (3, 5đ) Học sinh 2: - Dấu hiệu điều tra là điểm kiểm tra của học sinh (1đ) - Số các giá trị là 37 (3đ) - Số các giá trị khác nhau là 9 gồm: 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9;10 (3đ) - Tần số tương ứng là: 3, 2, 5, 4, 6, 7, 5, 3, 2. (3đ) * Đặt vấn đề (1’) Ở tiết học trước chúng ta đã được nghiên cứu những khái niệm ban đầu về thu thập số liệu thống kê. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tổ chức luyện tập để làm quen với dạng toán này. 2. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của thầy trò Học sinh ghi GV Cho học sinh làm bài 3 (SGK- 8) Bài 3 (Sgk - 8) (11') GV Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 Giải ? Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của bài a. Dấu hiệu: là thời gian chạy 50 m của mỗi học sinh. HS GV Lên bảng giải Chốt lại: Khi làm bài toán về điều tra các em cần lưu ý: b. Đối với bảng 5: + Số các giá trị là 20 + Số các giá trị khác nhau là 5 Đối với bảng 6: + Số các giá trị là 20 + Số các giá trị khác nhau là 4 + Dấu hiệu điều tra là gì và tìm chính xác dấu hiệu thì kết quả cần tìm khác mới chính xác. + Phân biệt đúng giữa khái niệm số các giá trị và số các giá trị khác nhau + Thực hiện đếm giá trị phải cẩn thận tránh nhầm lẫn. c. Đối với bảng 5: Các giá trị khác nhau là: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8. + Tần số tương ứng là: 2; 3; 8 Đối với bảng 5: Các giá trị khác nhau là: 8,7; 9,0; 9,2; 9,3 + Tần số tương ứng là: 3, 5, 7, 5 GV Treo bảng phụ nội dung bài tập 4 (SGK - 9) Bài 4 (SGK - 9) (8') Giải a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp. Có 30 giá trị.C Tb? Ðứng tại chỗ trả lời câu a, b b) Có 5 giá trị khác nhau. K? Lên bảng làm câu c c) Các giá trị khác nhau: 98; 99; 100; 101; 102. Tần số lần lượt: 3; 4; 16; 4; 3 GV Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 (SBT - 3) Bài 2 (SBT - 3) (11') Giải a) Bạn Hương phải thu thập số liệu thống kê và lập bảng. GV Yêu cầu học sinh theo nhóm. b) Có: 30 bạn tham gia trả lời. c) Dấu hiệu: mầu mà bạn yêu thích nhất. HS Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm. d) Có 9 mầu được nêu ra. e) Đỏ có 6 bạn thích. Xanh da trời có 3 bạn thích. Trắng có 4 bạn thích Vàng có 5 bạn thích. Tím nhạt có 3 bạn thích. Tím sẫm có 3 bạn thích. Xanh nước biển có 1 bạn thích. Xanh lá cây có 1 bạn thích Hồng có 4 bạn thích. 3. Củng cố - luyện tập. (3') - Giá trị của dấu hiệu thường là các số. Tuy nhiên trong một vài bài toán có thể là các chữ. - Trong quá trình lập bảng số liệu thống kê phải gắn với thực tế. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. 2') - Làm lại các bài toán trên. - Tự đưa ra 1 đề toán và giải bài tập đó - Đọc trước bài 2, bảng tần số các giá trị của dấu hiệu.
Tài liệu đính kèm: