Giáo án Đại số 7 tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số

Giáo án Đại số 7 tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số

TIẾT 41:

THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ

I.Mục tiêu.

 1. Về kiến thức.

 - Học sinh được làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra. Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu"; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

 - Biết các kí hiệu đối với 1 dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của 1 giá trị.

 2. Về kĩ năng.

 - Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

 3. Về thái độ.

 - Ham mê tìm tòi học hỏi.

 - Thấy được ý nghĩa của việc thống kê.

 

doc 4 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 2679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01.01.2011
Ngày giảng: 04.01.2011
Lớp 7A1,A2, A3, A4 
CHƯƠNG 3: THỐNG KÊ
TIẾT 41: 
THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ 
I.Mục tiêu.
 1. Về kiến thức.
	- Học sinh được làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra. Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu"; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
	- Biết các kí hiệu đối với 1 dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của 1 giá trị.
 2. Về kĩ năng. 
 - Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.	
 3. Về thái độ. 
 - Ham mê tìm tòi học hỏi. 
 - Thấy được ý nghĩa của việc thống kê.
II.Chuẩn bị của GV&HS.
 1. Chuẩn bị của GV. 
Giáo án + Tài liệu tham khảo + Bảng phụ + Phiếu học tập
 2. Chuẩn bị của HS. 
 Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan.
III.Tiến trình bài dạy. 
 1. Kiểm tra bài cũ. ( Không kiểm tra )
	* Đặt vấn đề(1’) Thống kê là một môn khoa học được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Trong chương III chúng ta sẽ được làm quen với thống kê mô tả, một bộ phận của khoa học thống kê. Các số liệu thu thập được khi điều tra sẽ được ghi lại như thế nào? Để tìm hiểu vấn đề này ta vào bài học hôm nay.
 2.Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Học sinh ghi
* Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu ( 8')
1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu:
GV
Cho học sinh quan sát bảng 1
 Ví dụ: (SGK - 4)
?
Cần điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp trong trường em nào có thể nêu cách tiến hành điều tra?
HS
Lập danh sách 20 lớp và ghi vào đó số cây trồng được của mỗi lớp
GV
Việc làm như trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu trên được ghi lại trong 1 bảng số liệu thống kê lần đầu.
?
Cho biết yêu cầu của ? 1 (Sgk - 5)
? 1 (SGK - 5)
GV
Cho học sinh hoạt động theo nhóm lập bảng thống kê ban đầu với chủ đề tự chọn sau đó các nhóm trình bày.
GV
Đưa ra chú ý sau khi các nhóm làm xong trong bài ? 1
* Chú ý: Tuỳ theo yêu cầu của cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau.
Tb?
Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì?
HS
Số cây trồng được của mỗi lớp
* Hoạt động 2: Dấu hiệu (14')
2. Dấu hiệu 
GV
Trở lại bảng 1 và giới thiệu thuật ngữ: dấu hiệu, đơn vị điều tra bằng cách cho học sinh làm ? 2
K?
Thế nào là dấu hiệu?
? 2 (SGK - 5)
HS
Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm cần tìm hiểu được gọi là dấu hiệu
* Dấu hiệu: Là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu
GV
Tb?
Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu. (Kí hiệu bằng chữ cái in hoa X, Y ...) Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp. Còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra. 
Dấu hiệu X ở bảng 1 là gì?
* Kí hiệu: X
HS
Là số cây trồng được của mỗi lớp
K?
Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra?
HS
Có 20 đơn vị điều tra
? 3 (SGk - 5)
GV
Mỗi lớp trồng được 1 số cây: Chẳng hạn lớp 7A trồng được 35 cây, lớp 7D trồng được 50 cây (bảng 1)
Như vậy ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó goi là một giá trị của dấu hiệu. Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (kí hiệu N)
* Giá trị của dấu hiệu: Mỗi đơn vị điều tra có 1 số liệu, số liệu đó là một giá trị của dấu hiệu. Số các giá trị của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra.
* Kí hiệu: N
GV
Trở lại bảng 1: giới thiệu dãy giá trị của dấu hiệu X chính là các giá trị ở cột thứ 3 (kể từ bên trái sang)
GV
Cho học sinh làm ? 4
? 4 (SGK - 6)
?
Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị. Hãy đọc dãy giá trị của dấu hiệu?
HS
Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị (đọc giá trị X ở cột 3 bảng 1)
* Củng cố: Bài tập 2 (SGK - 7)
Bài tập 2 (SGK - 7)
K?
Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là gì và dấu hiệu đó có tất cả bao nhiêu giá trị?
a. Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là: 
Tb?
Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó?
Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường
Dấu hiệu đó có 10 giá trị
Tb?
Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu?
b. Có 5 giá trị khác nhau trong dãy giá trị dấu hiệu đó.
c. Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 17, 18, 19, 20, 21
* Hoạt động 3: Tần số của mỗi giá trị (14')
3. Tần số của mỗi giá trị
GV
Trở lại bảng 1 và yêu cầu HS làm ? 5 và
 ? 6
K?
Có bao nhiêu số khác nhau trong cột số cây trồng được? Nêu cụ thể các số khác nhau đó?
? 5 (SGK - 6)
Giải:
Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được
?
Có bao nhiêu lớp trồng được 30 cây, 28 cây, 35 cây, 50 cây 
Đó là các số 28; 30; 35; 50
HS
Có 8 lớp trồng được 30 cây, có 2 lớp trồng được 28 cây, có 7 lớp trồng được 35 cây, có 3 lớp trồng được 50 cây 
? 6 (SGK - 6)
Giải
GV
Hướng dẫn học sinh định nghĩa tần số: Số lần xuất hiện của 1 giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.
+ Giá trị của dấu hiệu kí hiệu là x và tần số của dấu hiệu kí hiệu n.
Có 8 lớp trồng được 30 cây
Có 2 lớp trồng được 28 cây
Có 7 lớp trồng được 35 cây
Có 3 lớp trồng được 50 cây 
* Định nghĩa: (Sgk - 5)
K?
Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có bao nhiêu giá trị khác nhau?
* Kí hiệu:
x - giá trị của dấu hiệu
HS
Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có 4 giá trị khác nhau
n - tần số của dấu hiệu
Tb?
Hãy viết các giá trị đó cùng tần số của chúng
? 7 (SGK - 6)
HS
Các giá trị khác nhau là 28; 30; 35; 50
Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là 2; 8; 7; 3
Tb?
Trong bài tập 2c. Hãy tìm tần số của chúng?
HS
Tần số tương ứng của các giá trị 17, 18, 19, 20, 21 lần lượt là 1, 3, 3, 2, 1
GV
Qua đó ta có thể tìm tần số theo các bước sau:
+ Quan sát dãy và tìm các số khác nhau trong dãy viết các số đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn 
+ Tìm tần số của từng số bằng cách đánh dấu vào số đó trong dãy rồi đếm và ghi lại.
HS
Đọc phần đóng khung trong SGK - 6
* Chú ý (SGK - 7)
 c. Củng cố - luyện tập. (6')
4. Luyện tập
Gv
HS
GV
Treo bảng phụ nội dung bài tập sau:
Số học sinh nữ của 12 lớp trong một trường trung học cơ sở được ghi lại trong bảng sau:
18
14
20
17
25
14
19
20
16
18
14
16
Cho biết:
a. Dấu hiệu là gì? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu.
b. Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của từng giá trị đó.
HĐ nhóm làm BT và báo cáo kết quả
Đánh giá và chốt lại nội dung bài
Bài tập:
a. Dấu hiệu: Số học sinh nữ trong mỗi lớp
- Số tất cả các giá trị của dấu hiệu là 12.
b. Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 14, 16, 17, 18, 19, 20, 25
Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là: 3, 2, 1, 2, 1, 2, 1
 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (2')
	+ Học thuộc bài
	+ Làm bài tập 1 (SGK - 7); 3 (SGK - 8)
	+ Bài tập: 1, 2, 3 (SBT - 3, 4)
	+ Mỗi học sinh tự điều tra thu thập số liệu thống kê theo môt chủ đề tự chọn. Sau đó đặt ra các câu hỏi trong tiết học và trình bày lời giải.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 41.doc