Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 29 đến 33

Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 29 đến 33

GV: Dây dẫn điện từ ngoài vào trong nhà dùng loại dây gì?

- Hãy kiểm tra xem có bị võng xuống không? Có gần cây cối không?

- Nếu dây dẫn điện gần các cành cây thì có an toàn không? Nếu không an toàn thì phải xử lý như thế nào?

b) GV hướng dẫn học sinh kiểm tra dây dẫn điện trong nhà:

- Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không? Vì sao?

- Chúng ta sẽ kiểm tra dây dẫn điện trong nhà như thế nào?

- Nếu có cần xử lý như thế nào?

2. Kiểm tra cách điện mạng điện:

- Hướng dẫn học sinh kiểm tra cach điện mạng điện của lớp và trường học.

- Chúng ta sẽ kiểm tra những yếu tố nào?

- Nêu cách xử lý các sự cố?

3. Kiểm tra thiết bị điện:

- Mạng điện trong nhà có những thiết bị gì?

- Chúng thường được lắp đặt ở đâu?

- Hướng dẫn HS kiểm tra các thiết bị.

a) Cầu dao, công tắc:

- Đối với cầu dao, công tắc ta cần kiểm tra những yếu tố nào?

- Hướng dẫn HS cách sử dụng đồng hồ vạn năng hoặc bút thử điện để kiểm tra.

b) Cầu chì:

- Cầu chì được lắp đặt ở đâu, nó có nhiệm vụ gì trong mạng điện?

- Chúng ta kiểm tra cầu chì như thế nào?

 

doc 9 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 29 đến 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN:
NGÀY DẠY: 
TIẾT : 29+30 Lăp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà
A. Mục tiêu: 
- Học sinh biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
- Lắp đặt mạch điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỷ thuật.
- Làm việc khoa học, cẩn thận và bảo đảm an toàn lao động.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạch dạy học.
b) Chuẩn bị vật liệu, thiết bị và dụng cụ:
- Một số Puli sứ, Nẹp, ống cách điện PVC, ống nối chữ T, chữ L, ống nối thẳng, kẹp đỡ ống.
- Trang vẽ về cách lắp đặt mạng điện kiểu nổi và kiểu ngầm.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
	2) Bài cũ.
- Nhận xét đánh giá về bản báo cáo thực hành ở tiết trước.
	3) Bài mới.
- Giới thiệu bài: GV cho học sinh quan sát một số tranh.
- Hỏi: Qua tranh ảnh và trên thực tế các em thấy mạng điện trong nhà được lắp đặt như thế nào?
- Tùy theo yêu cầu sử dụng và đặc điểm môi trường của nơi đặt dây dẫn. Người ta thường lắp đặt mạng điện trong nhà theo hai kiểu: Lắp đặt nổi và lắp đặt ngầm.
- Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu những cách lắt đặt này.
KHI THƯC HÀNH CẦN PHẢI THỰC HIỆN THEO QUY TRèNH ,TIẾT KIỆM NGUYấN VẬT LIỆU KHễNG THẢI CÁC PHỤ LIỆU THỪA RA M,ễI TRƯỜNG XUNG QUANH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 29-1. Mạng điện lắp đặt kiểu nổi: 
GV giới thiệu những nơi có mạng điện lắp đặt kiểu nổi, giới thiệu tranh11-1Sgk
Hỏi: ở mạng điện lắp đặt nổi dây dẫn được lắp đặt như thế nào?
- GV nêu khái niệm mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
- Hỏi: Việc lựa chọn các phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi tùy thuộc vào những yếu tố nào?
a) Các vật cách điện:
Giới thiệu Puli sứ, ống nhựa PVC và các phụ kiện.
Hỏi: Những phụ kiện này có vai trò gì trong việc lắp đặt mạng điện?
- Puli sứ:
- ống luồn dây PVC.
- ống nối T.
- ống nối L.
- ống nối thẳng.
- Kẹp đỡ ống.
b) Một số yêu cầu kỷ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi.
Hỏi: Khi lắp đặt mạng điện kiểu nổi phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Tiết 30-
2. Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm.
GV giới thiệu tranh ảnh và liên hệ thực tế về phương pháp lắp đặt mạng điện kiểu ngầm.
- Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm được thực hiện như thế nào?
- Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm có những ưu nhược điểm gì?
- Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm phải đảm bảo những yêu cầu kỷ thuật nào?
HS nghe và quan sát tranh.
Trả lời: Dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện như puli sứ, khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng nhựa đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm xà ... 
+ Điều kiện môi trường lắp đặy dây dẫn.
+Yêu cầu kỹ thuật của đường dây dẫn điện.
+ Yêu cầu của người sử dụng.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh đọc các thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.
Có thể lắp đặt dây điện trực tiếp trên puli sứ
Để giữ dây đẫn và tăng tính thẩm mỹ cho đường dây.
Dùng để phân nhánh dây dẫn.
Dùng nối hai ống vuông góc với nhau.
Dùng nối hai ống luồn dây với nhau.
Dùng để cố định ống luồn dây trên tường.
HS đọc thông tin ở SGK để trả lời câu hỏi.
HS nghe và quan sát.
- Việc lắp đặt được thiết kế được thực hiện trong quá trình thi công công trình.
- Có ưu điểm là đảm bảo được vẻ đẹp mỹ thuật và tránh được những tác động xấu của môi trường đến dây dẫn. Nhưng rất khó sửa chữa khi hỏng hóc.
- Việc chọn phương pháp đặt dây điện ngầm phải phù hợp với môi trường xung quanh, với yêu cầu sử dụng, đặc điểm kết cấu, kiến trúc công trình và kỷ thuật an toàn điện.
	4) Tổng kết bài học.
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 31: 	 Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
A. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
- Kiểm tra được một số yêu cầu an toàn điện mạng điện trong nhà.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạch dạy học.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Một số mẫu vật về dây dẫn điện còn mới và đã cũ.
- Một số thiết bị điều khiển và bảo vệ của mạng điện trong nhà: Cầu chì, ổ cắm, phích cắm điện ...
- Một số đồ dùng điện không đảm bảo an toàn: Dây dẫn điện bị sứt lớp cách điện, phích cắm bị vỡ vỏ, bị rò điện.
- Bút thử điện, đồng hồ vạn năng.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
	2) Bài cũ.
- Em hãy nêu các yêu cầu kỷ thuật khi lắp đặt mạng điện kiểu nổi và kiểu ngầm.
- So sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
	3) Bài mới.
- Giới thiệu bài: Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần phải kiểm tra mạng điện theo định kỳ để phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
- Để kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà, cần phải tiến hành kiểm tra từng phần tử của mạng điện.
- Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
- Chú ý: Trước khi kiểm tra phải cắt điện.
KHI THƯC HÀNH CẦN PHẢI THỰC HIỆN THEO QUY TRèNH ,TIẾT KIỆM NGUYấN VẬT LIỆU KHễNG THẢI CÁC PHỤ LIỆU THỪA RA M,ễI TRƯỜNG XUNG QUANH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra dây dẫn điện: 
a) GV hướng dẫn cho HS cách kiểm tra dây dẫn điên từ bên ngoài vào trong nhà.
Hỏi: Hãy mô tả đường dây dẫn điện vào nhà em?
GV: Dây dẫn điện từ ngoài vào trong nhà dùng loại dây gì?
- Hãy kiểm tra xem có bị võng xuống không? Có gần cây cối không?
- Nếu dây dẫn điện gần các cành cây thì có an toàn không? Nếu không an toàn thì phải xử lý như thế nào?
b) GV hướng dẫn học sinh kiểm tra dây dẫn điện trong nhà: 
- Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không? Vì sao?
- Chúng ta sẽ kiểm tra dây dẫn điện trong nhà như thế nào?
- Nếu có cần xử lý như thế nào?
2. Kiểm tra cách điện mạng điện:
- Hướng dẫn học sinh kiểm tra cach điện mạng điện của lớp và trường học.
- Chúng ta sẽ kiểm tra những yếu tố nào?
- Nêu cách xử lý các sự cố?
3. Kiểm tra thiết bị điện:
- Mạng điện trong nhà có những thiết bị gì?
- Chúng thường được lắp đặt ở đâu?
- Hướng dẫn HS kiểm tra các thiết bị.
a) Cầu dao, công tắc:
- Đối với cầu dao, công tắc ta cần kiểm tra những yếu tố nào?
- Hướng dẫn HS cách sử dụng đồng hồ vạn năng hoặc bút thử điện để kiểm tra.
b) Cầu chì: 
- Cầu chì được lắp đặt ở đâu, nó có nhiệm vụ gì trong mạng điện?
- Chúng ta kiểm tra cầu chì như thế nào?
c) ổ lấy điện và phích cắm điện:
- Em hãy nêu những tiêu chí kiểm tra ổ lấy điện và phích cắm điện?
- Lưu ý học sinh về các yêu cầu kỷ thuật trong lắp đặt và sử dụng ổ lấy điện và phích cắm điện.
4. Kiểm tra đồ dùng điện:
- Việc kiểm tra an toàn điện cho đồ dùng điện là rất cần thiết. Nhiều tai nạn điện xảy ra là do sử dụng đồ dùng điện không đảm bảo an toàn.
- Giáo viên đưa ra một số mẫu vật không đảm bảo an toàn như: Hỏng dây dẫn, phích cắm điện, bị rò điện ra vỏ ... Hướng dẫn HS dùng bút thử điện và đồng hồ vạn năng để kiểm tra.
- Hướng dẫn HS về nhà thực hành kiểm tra các đồ dùng điện của gia đình.
Một số học sinh mô tả. 
HS trả lời.
- HS ghi chép các tiêu chí kiểm tra.
- Học sinh suy nghĩ và nêu hướng giải quyết.
- Không nên dùng dây trần ở trong nhà vì sẽ không an toàn.
- Kiểm tra dây dẫn có cũ không, có những vết nứt, hở cách điện không.
- HS suy nghĩ để trả lời.
- Kiểm tra các ống luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị giập vỡ không.
- HS suy nghĩ để trả lời.
- HS trả lời: Có các thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện...
- Các thiết bị này thường được lắp đặt trên các bảng điện trong nhà.
- Kiểm tra vỏ cách điện có bị sứt vỡ không, mối nối dây có bị lỏng hoặc oxy hóa không, các cực tiếp xúc có tốt không, kiểm tra vị trí đóng mở của công tắc, cầu dao.
- HS quan sát và ghi chép.
- Cầu chì được lắp ở dây pha, có nhiệm vụ bảo vệ các sự cố của mạng điện như quá tải, đoản mạch...
- Kiểm tra vị trí lắp đặt, vật liệu và kích thước dây chảy, tình trạng an toàn của vỏ bảo vệ ...
- Kiểm tra vỏ cách điện, sự chắc chắn của các chốt tiếp điện, sự tiếp xúc giữa chốt lấy điện với các cực của ổ lấy điện.
- Học sinh đọc thông tin ở SGK và ghi chép.
- Học sinh nghe.
- Học sinh quan sát. Một số em làm thử. Suy nghĩ và đưa ra cách xử lý.
	4) Tổng kết bài học.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi. Viết báo cáo thực hành về kiểm tra an toàn điện các đồ dùng ở gia đình.
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
NGÀY SOẠN:
NGÀY DẠY:
Tiết 32+33	ễN TẬP 
A. Mục tiêu: Học sinh ôn tập:
- Quy trình chung nối dây dẫn điện. Yêu cầu kỷ thuật của mối nối dây dẫn điện và một số thao tác kỷ thuật cơ bản của các phương pháp nối dây dẫn điện.
- Quy trình chung lắp đặt một số mạch điện đơn giản của mạng điện trong nhà.
- Một số đặc điểm, yêu cầu cơ bản của nghề điện dân dụng, có liên hệ với bản thân để chọn nghề.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK, tài liệu tham khảo theo các nội dungôn tập trong bài ôn tập của SGK.
- GV ra bài tập, câu hỏi về những vấn đề ôn tập để HS chuẩn bị trước
- Lập kế hoạch dạy học.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
- Chia nhóm học sinh theo các tổ học tập.
	2) Bài cũ.
- Kiểm tra việc thực hành kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà của HS ở gia đình. Thu báo cáo thực hành.
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho bài ôn tập của học sinh. Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị nội dung ôn tập của các thành viên.
	3) Bài mới.
- Giới thiệu mục tiêu và các nội dung ôn tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho các nhóm HS thảo luận về nội dung ôn tập
- GV nêu các câu hỏi nhằm tổng kết các kiến thức, kỷ năng cần ghi nhớ.
1. Sự khác nhau về cấu tạo của dây dẫn và dây cáp điện?
2. Các loại đồng hồ đo điện:
- Đưa ra các loại đồng hồ để HS nhận biết.
3. Tại sao trên các máy biến áp cần phải có vôn kế và ampe kế?
4. Dây dẫn điện trong nhà thường được nối với nhau bằng cách nào? Tại sao các mối nối cần được hàn và bọc cách điện?
5. Hãy trình bày quy trình lắp đặt mạch điện?
6. Phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt?
- Các nhóm thảo luận
- HS trả lời và ghi vào vở những nội dung cần ghi nhớ.
- Dây cáp điện có 3 phần: Phần lõi dẫn điện, lớp cách điện và vỏ bảo vệ chung. Lõi có thể là 1 hoặc nhiều làm bằng đồng hoặc nhôm, vỏ cách điện là cao su hoặc PVC
 Dây dẫn có hai loại: Là dây dẫn trần và dây dân có bọc cách điện. Dây dẫn trần chỉ có 1 lõi không có lớp vỏ bọc cách điện.
- Vôn kế (V): Dùng để đo điện áp.
- Ampe kế (A): Dùng để đo cường độ dòng điện.
- Oát kế (W): Dùng để đo công suất điện.
- Ôm kế (W): Dùng để đo điện trở.
- Công tơ điện (Kwh): Dùng để đo điện năng tiêu thụ.
- Đồng hồ vạn năng: Có thể đo được nhiều đại lượng như: Điện áp, Cường độ dòng điện, điện trở ... 
- Để kiểm soát tình trạng làm việc của máy biến áp và các phụ tải cắm vào máy.
- Dây dẫn điện thường được nối nối tiếp và nối phân nhánh.
- Cần phải hàn mối nối để tăng độ dẫn điện và cách điện mối nối để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Quy trình lắp đặt mạch điện:
+ Vẽ sơ đồ lắp đặt.
+ Vạch dấu vị trí lắp đặt thiết bị điện, dây dẫn.
+ Khoan lỗ lắp đặt các thiết bị điện và dây dẫn.
+ Lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn.
+ Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu.
+ Vận hành thử.
- Sơ đồ nguyên lý nói lên mối liên hệ điện giữa các thiết bị. Sơ đồ lắp đặt nói lên mối liên hệ điện và vị trí lắp đặt giữa các thiết bị điện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 Hệ thống hoá kiến thức
Quy trình lắp đặt mạch điện
Vẽ sơ đồ lắp đặt
Vach dấu vị trí lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn
Khoan lỗ lắp đặt các thiết bị điện và dây dẫn
Lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn.
Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu
Vận hành thử
Hoạt động 2 Trả lời câu hỏi và bài tập.
Dây dẫn và dây cáp điện có cấu tạo khác nhau như thế nào?
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
Ampe kế; B. Ôm kế; 
C. Oát kế; D. Vôn kế.
3. Tại sao trên võ các máy biến áp cần phải có vôn kế và ampe kế?
4. Dây dẫn điện của mạng điện trong nhà thường được nối với nhau bằng những cách nào? Tại sao mối nối cần được hàn và cách điện?
5. Hãy trình bày quy trình lắp bảng điện. Có thể bỏ qua công đoạn vạch dấu trong quy trình đó được không? Tại sao?
6. Phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
7. Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện
HS quan sát tìm hiểu quy trình chung lắp đặt mạch điện
- HS thảo luận rồi trả lời câu hỏi
4) Tổng kết bài học.
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho tiết sau kiểm tra thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an.doc