Giáo án Công nghệ lớp 8 trọn bộ

Giáo án Công nghệ lớp 8 trọn bộ

Phần 1: VẼ KĨ THUẬT

Chương I: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC

Tiết 1. Bài 1 :VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG

SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

 - Nắm được khái niệm bản vẽ kĩ thuật

 - Biết đ¬ược vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống và sản xuất.

 - Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật.

2. Kỹ năng:

 - Quan sát, tìm hiểu và phân tích

3. Thái độ:

 - Say mê hứng thú ham thích môn học. Có tác phong công nghiệp làm việc theo qui trình đúng kế hoạch tuân thủ các nguyên tắc về an toàn lao động và đảm bảo về môi trường.

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1.Giáo viên:

 Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh

2. Học sinh :

Sách giáo khoa, vở ghi, sưu tầm một số bản vẽ kỹ thuật

III. Tiến trình bài dạy.

1. Kiểm tra bài cũ:

Không kiểm tra.

* Đặt vấn đề (1’):

 Xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu sản phẩm do bàn tay khối óc con người sáng tạo ra, từ chiếc đinh vít hay chiếc ôtô, con tàu vũ trụ, từ ngôi nhà tới các công trình kiến trúc, xây dựng .

Vậy những sản phẩm đó được làm ra như thế nào? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

 

doc 200 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ lớp 8 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/8/2012 
Ngày dạy: 23/8/2012
Ngày dạy: 25/8/2012
Dạy lớp:8A
Dạy lớp:8B
Phần 1: VẼ KĨ THUẬT
Chương I: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
Tiết 1. Bài 1 :VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG 
SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Nắm được khái niệm bản vẽ kĩ thuật
 - Biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống và sản xuất.
 - Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật.
2. Kỹ năng:
 - Quan sát, tìm hiểu và phân tích
3. Thái độ:
 - Say mê hứng thú ham thích môn học. Có tác phong công nghiệp làm việc theo qui trình đúng kế hoạch tuân thủ các nguyên tắc về an toàn lao động và đảm bảo về môi trường.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1.Giáo viên:
 Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh
2. Học sinh :
Sách giáo khoa, vở ghi, sưu tầm một số bản vẽ kỹ thuật
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
* Đặt vấn đề (1’): 
 Xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu sản phẩm do bàn tay khối óc con người sáng tạo ra, từ chiếc đinh vít hay chiếc ôtô, con tàu vũ trụ, từ ngôi nhà tới các công trình kiến trúc, xây dựng. 
Vậy những sản phẩm đó được làm ra như thế nào? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
GV
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
GV
HS
?
?
HS
GV
 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm bản vẽ kĩ thuật
Cho học sinh nghiên cứu nội dung phần 1 trong 2’
Bản vẽ kĩ thuật là gì?
Trả lời: Bản vẽ kĩ thuật trình bày
Bản vẽ cơ khí, xây dựng dùng trong các công việc gì?
Để chế tạo, lắp ráp, thi công, sử dụng,
Bản vẽ kĩ thuật thường được vẽ bằng tay, dụng cụ vẽ hoặc trợ giúp của máy tính điện tử.
Nhận xét, bổ xung
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất.
Treo bảng phụ với hình vẽ 1.1 rồi đặt câu hỏi.
Trong giao tíêp hàng ngày con người thường dùng các phương tiện gì?
- Tiếng nói (H1.1a – trao đổi điện thoại)
- Cử chỉ (H1.1c – thông qua cử chỉ để giao tiếp trao đổi )
- Chữ viết (H1.1b – viết thư trao đổi)
- Hình vẽ (H1.1d – cấm hút thuốc lá) 
 Như vậy chỉ cần nhìn vào hình 1.1d (hình vẽ) là biết được nội dung thông tin cần truyền đạt tới mọi người. ( cấm hút thuốc lá ).
Kết luận lại hình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp.
Qua tranh vẽ mô hình các sản phẩm cơ khí, công trình kiến trúc, công trình xây dựng....giáo viên đặt câu hỏi : Để chế tạo hoặc thi công một sản phẩm hoặc một công trình đúng ý muốn của người thiết kế thì người thiết kế phải thể hiện hiện nó bằng cái gì? 
Bằng bản vẽ kỹ thuật.
 Người công nhân khi chế tạo các sản phẩm và thi công các công trình thì căn cứ vào cái gì?
Thảo luận và trả lời : Căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất ( bản vẽ diễn tả chính xác hình dạng, kết cấu của sản phẩm hoặc công trình).
Hoạt động 3: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống.
Cho học sinh quan sát hình 1.3a SGK tranh ảnh các đồ dùng điện, điện tử, các loại máy và thiết bị dùng trong sinh hoạt đời sống cùng với các bản hướng dẫn, sơ đồ bản vẽ của chúng rồi đặt câu hỏi
Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn các đồ dùng và các thiết bị đó thì chúng ta cần phải làm gì?
Thu thập thông tin sau đó trao đổi trong nhóm và đưa ra ý kiến trả lời và các nhóm khác bổ xung và giáo viên kết luận lại.
 Theo chỉ dẫn bằng lời và băng hình (bản vẽ, sơ đồ)
Ví du : Sơ đồ đèn huỳnh quang cho ta biết cách đấu các bộ phận của đèn để đèn làm việc được (sơ đồ cách đấu các bộ phận thường có ở chấn lưu)
Nhấn mạnh: 
Hoạt động 4: Tìm hiểu bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật. 
Cho học sinh quan sát sơ đồ hình 1.4 SGK
 Quan sát.
Bản vẽ được dùng trong lĩnh vực nào? hãy nêu một số lĩnh vực mà em biết?
Các lĩnh vực kỹ thuật đó cần trang thiết bị gì? có cần xây dựng cơ sở hạ tầng không?
Trả lời các HS khác bổ xung và đưa ra nhận xét.
Đưa ra kết luận: 
I.Khái niệm bản vẽ kĩ thuật. (6’) 
Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
II.Bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất.(11’)
 Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong sản xuất.
III.Bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống.(11’)
-Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu cần thiết để kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng.
VI. Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật.(11’)
- Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực kỹ thuật.
 + Cơ khí: Máy công cụ, nhà xưởng.....
 + Xây dựng: Máy xây dựng phương tiện vận chuyển.
 + Giao thông: Phương tiện giao thông, đường giao thông, cầu cống.
 + Nông nghiệp: Máy nông nghiệp, công trình thủy lợi, cơ sở chế biến....
- Các lĩnh vực kỹ thuật đều gắn liền với bản vẽ kỹ thuật và mỗi lĩnh vực kỹ thuật đều có loại bản vẽ riêng của ngành mình.
3.Củng cố, luyện tập: (4’)
- HS đọc ghi nhớ(sgk).
- GV củng cố lại nội dung bài và gọi hs trả lời câu hỏi
? Vì sao nói bản vẽ kỹ thuật là “ ngôn ngữ” chung dùng trong kỹ thuật?
? Bản vẽ kỹ thuật có vài trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
? Vì sao chúng ta cần phải học môn vẽ kỹ thuật?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
- Học bài theo SGK và vở ghi trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- Xem trước nội dung bài 2 (sgk).
*************************************************************************
Ngày soạn: 28/8/2012
Ngày dạy: 30/8/2012 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 8A
Dạy lớp: 8B 
Tiết 2. Bài 2: HÌNH CHIẾU
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là hình chiếu.
- Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.
2. Kỹ năng:
Quan sát, tìm hiểu và phân tích
3. Thái độ:
 Hứng thú, say mê học tập bộ môn.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi, học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. Tiến trình bài dạy
1.Kiểm tra bài cũ. (5’ )
* Câu hỏi:
Trình bày ý nghĩa của bản vẽ kĩ thuật?
* Đáp án:
Bản vẽ kĩ thuật có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống.
Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng trong sản xuất và trong đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn học khác.
 *Đặt vấn đề: (1’) 
 Hình chiếu là hình biểu hiện một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể. Phần khuất được thể hiện bằng nét đứt. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu trên bản vẽ như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài “Hình Chiếu”
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung khái niệm về hình chiếu
I. Khái niệm về hình chiếu (8’)
GV
Nêu hiện tượng tự nhiên ánh sáng chiếu đồ vật lên mặt đất, mặt tường tạo thành bóng các đồ vật. Bóng các đồ vật gọi là hình chiếu của vật thể.
?
HS
GV
Hình chiếu của vật thể là gì?
Trả lời, nhận xét.
Chốt lại
Bóng các đồ vật gọi là hình chiếu của vật thể.
?
Cách vẽ hình chiếu của một điểm trên vật thể như thế nào?
HS
Kẻ một tia từ vật phát ra tia sáng qua điểm trên vật lên tường hoặc mặt đất, khi đó điểm trên mặt đất thu được chính là hình chiếu của vật thể.
?
Ta vẽ hình chiếu của vật thể như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép chiếu
II. Các phép chiếu. (8’)
GV
Cho học sinh quan sát hình 2.2
?
HS
Em có nhận xét gì về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình 2.2a, 2.2b, 2.2c?
Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau cho ta phép chiếu khác nhau.
 + Phép chiếu xuyên tâm: 2.2a
 + Phép chiếu song song: 2.2b
 + Phép chiếu vuông góc: 2.2c
Phép chiếu xuyên tâm.
Phép chiếu song song.
Phép chiếu vuông góc
?
HS
Hãy lấy ví dụ các phép chiếu này trong tự nhiên?
Ví dụ:
 - Tia chiếu các tia sáng của một ngọn đèn.
Tia chiếu các tia sáng của một ngọn nến.
 - Ta sáng mặt trời
GV
Các tia sáng của mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất là hình ảnh của phép chiếu vuông góc.
Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc
III.Các hình chiếu vuông góc (12’)
GV
HS
Cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa.
Quan sát tranh.
1. Các mặt phẳng chiếu:
GV
Giới thiệu cho học sinh các mặt phẳng chiếu.
Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng.
Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu bằng.
Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.
GV
Yêu cầu học sinh xác định các mặt phẳng chiếu (minh họa góc lớp học).
2. Các hình chiếu:
?
HS
Ta có các hình chiếu nào? Dựa vào đâu để xác định các hình chiếu?
Có 3 loại hình chiếu.
-Có 3 loại hình chiếu: 
?
HS
GV
Ba hình chiếu này có hướng chiếu như thế nào?
Trả lời, nhận xét.
Kết luận.
Hình chiếu đứng: Có hướng chiếu từ trước tới.
Hình chiếu bằng: Có hướng chiếu từ trên suống.
Hình chiếu cạnh: Có hướng chiếu từ trái sang.
Hoạt động 4: Tìm hiểu vị trí các hình chiếu
IV. Vị trí các hình chiếu.(5’)
?
HS
Người ta bố trí các hình chiếu như thế nào trên bản vẽ kĩ thuật?
Trả lời, nhận xét.
Vị trí: Hình 2.5 sách giáo khoa.
GV
Khi vẽ các hình chiếu chúng ta lưu ý: Các đường nhìn thấy vẽ bằng nét liền đạm, đường không nhìn thấy vẽ bằng nét đứt và không vẽ đường bao quanh các mặt phẳng chiếu.
Chú ý: SGK - Tr10)
3. Củng cố, luyện tập: (5’)
- HS đọc ghi nhớ - SGK
- GV củng cố lại nội dung bài và gọi hs trả lời câu hỏi
? Thế nào là hình chiếu của một vật thể?
? Có các phép chiếu nào? mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?
HS trả lời, nhận xét.
GV chốt lại nội dung kiến thức của bài học.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1’)
- Học theo nội dung ghi và học thuộc phần ghi nhớ.
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Làm bài tập trong sách giáo khoa.
- Xem trước nội dung bài mới.
 ****************************************************************
Ngày soạn: 04/9/2012
Ngày dạy:06/9/2012
Ngày dạy:15/9/2012
Dạy lớp:8A
Dạy lớp:8B
Tiết 3. Bài 3: Thực hành
HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Biết cách đọc bản vẽ các hình chiếu của vật thể 
2. Kỹ năng: 
- Học sinh đọc bản vẽ hình chiếu vật thể
3. Thái độ: 
- Học sinh có thái độ nghiêm túc trong giờ học
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: 
- Chuẩn bị nghiên cứu SGK Bài3, 
- Tham khảo tài liệu hình chiếu trục đo xiên góc cân
2. Học sinh:
- Đọc trước nội dung bài mới
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)	
* Câu hỏi: Có mấy phép chiếu, Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì? Có các hình chiếu nào?
* Đáp án: 
Có 3 phép chiếu:
- Phép chiếu xuyên tâm
- Phép chiếu song song
- Phép chiếu vuông góc
Có 3 hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh.
* Đặt vấn đề:(1’) 
 Trong vẽ kĩ thuật việc nhìn được hình chiếu của vật thể là rất quan trọng nên hôm nay chúng ta sẽ làm bài thực hành về: Hình chiếu của vật thể.
2. Dạy nội dung bài mới.
I.Chuẩn bị. (5’)
Dụng cụ: Thước, eke, com pa,  ... ng hình 55.4 là sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt.
Hình 55.4
Sơ đồ nguyên lí.
Sơ đồ lắp đặt.
Sơ đồ nguyên lí.
 d) Sơ đồ lắp đặt.
3. Củng cố, luyện tập : (4’)
 GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
 HS đọc ghi nhớ.
 Sơ đồ điện là gì ? 
 Sơ đồ điện là hình biểu diễn qui ước của một mạch điện, mạch điện hoặc hệ thống điện. 
- GV cho HS trả lời tại lớp các câu hỏi 1-2-3 ( Sgk/ 192 )
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.(1’)
Học theo sách giáo khoa và vở ghi.
Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Chuẩn bị cho tiết sau thực hành.
*************************************************************************
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:
 Tiết 50. Bài 56+57 : Thực hành 
 VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ MẠCH ĐIỆN VÀ SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạch điện.
2. Kĩ năng:
Vẽ được sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt của một số mạch điện đơn giản trong nhà.
3. Thái độ:
Làm việc nghiêm túc khoa học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên.
Giáo án, tranh vẽ.
2. Học sinh.
Sách giáo khoa, học bài cũ, nghiên cứu trước bài mới.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ.(5’)
* Câu hỏi: Thế nào là sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện?
* Đáp án:
-Sơ đồ nguyên lí là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp trong thực tế.
Sơ đồ lắp đặt là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện.
 * Đặt vấn đề: (1’)
 Trong tiết trước chúng ta đã biết thế nào là sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt của mạch điện trong nhà, trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi vẽ hai loại sơ đồ này.
2. Dạy nội dung bài mới.
I. Giới thiệu nội dung và mục tiêu của bài thực hành .(5’)
Chia nhóm : GV chia lớp thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm khoảng từ 4 đến 5 học sinh .
Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của từng thành viên .
- Sau đó GV nêu mục tiêu cần đạt và nội dung bài thực hành . 
II. Nội dung và trình tự thực hành:(29’)
1.Phân tích sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện 
Gv hướng dẫn HS làm việc theo nhóm , phân tích mạch điện theo các bước sau :
+ Quan sát nguồn điện một chiều hay xoay chiều để vẽ cho phù hợp 
+ Kí hiệu dây pha và dây trung tính 
+Mạch điện có những phần tử nào , mối liên hệ giưã các phần tử đã đúng chưa ?
+ Các kí hiệu trong sơ đồ đã đúng chưa ?
+ Sửa sai thành đúng 
+ Các nhóm báo cáo kết quả 
+ Gv bổ sung và tổng kết lại 
2. Vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện:
 *Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện: 
Gv hướng dẫn HS làm việc theo nhóm , vẽ sơ đồ mạch điện theo Hình 56.2
Xác định nguồn điện xoay chiều hay một chiều 
GV yêu cầu các nhóm HS xác đinh dây pha và dây trung tính đối với nguồn điện xoay chiều 
Trong quá trình các nhóm vẽ mạch điện Gv hướng dẫn thêm và kiểm tra xem đã vẽ chính xác chưa .
GV lưu ý cho HS xác định điểm chéo nhau và điểm nối của dây dẫn . 
Các nhóm thảo luận để trả lời .
Gv hướng dẫn cho HS làm việc cá nhân : Vẽ một sơ đồ đơn giản vào bài thực hành 
 *Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:
- Vẽ mạch nguồn.
- Xác định vị trí lắp đặt của các thiết bị điện.
- Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí.
- Kiểm tra theo sơ đồ nguyên lí.
GV cho HS tính toán vật liệu và chọn thiết bị cho phù hợp để lắp đặt cho mạch điện như đèn và cácthiết bị đóng cắt vv.. 
- Lắp mạch điện và kiểm tra theo đúng mục đích thiết kế 
Gv cho HS lắp mạch điện và kiểm tra theo đúng mục đích thiết kế , điền kết quả vào bài báo cáo thực hành .
3. Củng cố, luyện tập: (4’)
GV yêu cầu HS:
Nhận xét về tinh thần , thái độ và kết quả thực hành của từng nhóm 
GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả theo mục tiêu đề ra 
4 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(1’)
- Xem lại toàn bộ nội dung chương VIII: Mạng điện trong nhà.
- Chuẩn bị tiết ôn tập.
*************************************************************************
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:
Tiết 51: ÔN TẬP
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu cấu tạo đặc điểm mạng điện trong nhà.
2. Kĩ năng:
Học sinh hiểu trình tự thiết kế mạch điện.
3. Thái độ:
Học sinh vận dụng được những kiến thức đã học để làm một số bài tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên.
Giáo án, bảng phụ, kiến thức ôn tập
2. Học sinh.
Sách giáo khoa, ôn tập kiến thức.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ.
 Không kiểm tra.
 * Đặt vấn đề:(1’)
 Nội dung phần: Mạng điện trong nhà gồm 10 bài và 4 phần kiến thức cơ bản: Đặc điểm mạng điện trong nhà, thiết bị của mạng điện, sơ đồ điện và quy trình thiết kế mạch điện.
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Ghi bảng
I. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà. (13’)
GV
Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập
?
HS
GV
Hãy nêu đặc điểm yêu cầu và cầu tạo của mạng điện trong nhà?
Trả lời.
Kết luận bằng sơ đồ
MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Đặc điểm
Yêu cầu
Cấu tạo
Có điện áp định mức là 220V.
đồ dùng điện đa dạng.
điện áp định mức của các thiết bị điện, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng
Đảm bảo cung cấp đủ điện.
Đảm bảo an toàn cho người và ngôi nhà.
Sử dụng thuận tiện, chắc đẹp.
Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa
Gồm các phần tử.
Công tơ điện.
Dây dẫn điện.
Các thiết bị điện đóng, cắt, bảo vệ và lấy điện.
Đồ dùng điện.
II. Nội dung sơ đồ điện. (7’)
GV
HS
Cho học sinh làm việc cá nhân bài tập 4 trong bài ôn tập.
Thảo luận và báo cáo kết quả.
II. Nội dung thiết kế mạch điện. (20’)
GV
HS
Cho học sinh thảo luận về trình tự thiết kế mạch điện.
Thảo luận và báo cáo kết quả.
GV
HS
Kết luận bằng sơ đồ.
Theo dõi và điền sơ đồ vào vở
QUY TRÌNH THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN
Mục đích thiết kế
Đưa ra phương án thiết kế và lựa chọn phương án thích hợp	
Chọn thiết bị và đồ dùng điện cho mạch điện
Lắp thử nghiệm và kiểm tra mạch điện theo yêu cầu
GV
Lấy một số ví dụ chứng minh tầm quan trọng của thiết kế trong quá trình sản xuất nhằm tạo sản phẩm mới của một số ngành.
?
HS
GV
Có nên lắp đặt cầu chì vào dây trung tính không?
Trả lời, nhận xét.
Chốt lại.
- Khi cần thiết sửa chữa điện có thể rút cầu chì ngắt mạch điện đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Khi mạch điện có sự cố, tuy cầu chì vẫn cắt mạch điện nhưng đồ dùng điện vẫn nối với dây pha vì vậy không đảm bảo an toàn điện.
3. Củng cố, luyện tập: (3’)
+ GV nhận xét tiết ôn tập 
+ Nhắc lại các nội dung chính để chuẩn bị cho KT giờ sau 
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.(1’)
Trả lời các câu hỏi và bài tập phần ôn tập tổng kết.
Ôn lại kiến thức đã học để kiểm tra.
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
Ngày soạn: Ngày kiểm tra: Lớp:
 Tiết 36: Kiểm tra học kỳ
1. Mục tiêu.
Kiểm tra việc học tập của học sinh qua một kỳ học.
Rèn luyện tính nghiêm túc, độc lập trong kiểm tra.
Nghiêm túc trong giờ kiểm tra
2. Đề bài. (43’)
a, Ma chận
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TL
TN
TL
TN
TL
TN
1. Vật liệu kĩ thuật điện.
- Biết được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ.
- Hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kĩ thuật điện.
1 câu
1 điểm
 10%
1 câu
1 điểm
 10%
2. Phân loại và số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện.
- Hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng và chức năng của mỗi nhóm đồ dùng điện.
- Hiểu được các số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng.
1 câu
2 điểm
 20%
1 câu
2 điểm
20%
3. Sử dụng hợp lí điện năng.
- Biết sử dụng điện năng một cách hợp lí.
- Hiểu được chức năng và cách sử dụng. 
1 câu
1 điểm
 10%
 - Biết sử dụng 
điện năng một 
cách hợp lí.
- Hiểu được chức năng và cách sử dụng. 
1 câu
2 điểm
 20%
2 câu
3 điểm 30%
4. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà.
- Hiểu được đặc điểm 
của mạng điện trong 
nhà.
- Hiểu được cấu tạo 
và chức năng của 
một số phần tử của 
mạng điện trong nhà.
1 câu
2 điểm
 20%
1 câu
2 điểm
 20%
5. Thiết bị đóng - cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được công 
dụng , cấu tạo và nguyên lí làm việc 
của một số thiết bị 
đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà .
- Biết cách sử dụng thiết bị đó an toàn và đúng kĩ thuật.
1 câu
2 điểm
 20%
1 câu
2 điểm
 20%
Số câu
Số điểm %
3 câu
4 điểm 
 40%
2 câu
4 điểm
 40%
1 câu
2 điểm
 20%
6 câu
10điểm
100%
b, Đề bài:
Câu 1 :
Vật liệu kĩ thuật điện được chia thành mấy loại ? Dựa vào tiêu chí gì để phân loại vật liệu kĩ thuật điện ?
Câu 2 :
Đồ dùng điện gia đình được phân thành mấy nhóm ? Nêu nguyên lí biến đổi năng lượng của mỗi nhóm, cho ví dụ ?
Câu 3 :
Thế nào là giờ cao điểm ? Giờ cao điểm có đặc điểm gì ?
Câu 4 :
Nêu đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà ?
Câu 5 :
Quan sát mạng điện trong nhà, em thấy có những thiết bị đóng-cắt và lấy điện nào ? Hãy mô tả cấu tạo của các thiết bị đó.
Câu 6 :
Gia đình em đã có những biện pháp gì để tiết kiệm điện năng ? Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì cho gia đình, xã hội và môi trường ?
3. Đáp án - Biểu điểm :
Câu 1 (1 điểm)
- Vật liệu kĩ thuật điện phân thành 3 loại : vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện và vật liệu dẫn từ. (0,5 điểm)
- Dựa vào đặc tính và công dụng để phân loại vật liệu kĩ thuật điện. (0,5 điểm)
Câu 2 (2 điểm)
- Đồ dùng điện được phân thành 3 nhóm : điện-quang, điện-nhiệt, điện-cơ. (0,5 điểm)
- Nguyên lí biến đổi :
+ Điện-quang : Biến đổi điện năng thành quang năng (đèn điện) (0,5 điểm)
+ Điện-nhiệt : Biến đổi điện năng thành nhiệt năng (bàn là điện, bếp điện,...) (0,5 điểm)
+ Điện-cơ : Biến đổi điện năng thành cơ năng (quạt điện, máy bơm nước,...) (0,5 điểm)
Câu 3(1 điểm)
- Giờ cao điểm là những giờ tiêu thụ nhiều điện năng. (0,25 điểm)
- Giờ cao điểm dùng điện trong ngày là khoảng18h – 22 h (0,25 điểm)
* Đặc điểm của giờ cao điểm :
- Điện năng tiêu thụ rất lớn. (0,25 điểm)
- Điện áp của mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện. (0,25 điểm)
Câu 4 (2 điểm)
- Đặc điểm của mạng điện trong nhà: (0,5 điểm)
+ Có điện áp định mức là 220V.(0,5 điểm)
+ Đồ dùng điện đa dạng. (0,5 điểm)
+ Điện áp định mức của các thiết bị điện, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện. (0,5 điểm)
- Cấu tạo:Gồm các phần tử: Công tơ điện,dây dẫn điện, các thiết bị điện đóng, cắt, bảo vệ và lấy điện, đồ dùng điện. (0,5 điểm)
Câu 5 (2 điểm)
- Thiết bị đóng-cắt của mạng điện gồm: cấu dao, công tắc, cầu chì,... (0,5 điểm)
- Thiết bị lấy điện của mạng điện gồm: phích cắm điện và ổ lấy điện. (0,5 điểm)
- Cấu tạo:
+ Thiết bị đóng - cắt: vỏ, cực động, cực tĩnh. (0,5 điểm)
+ Thiết bị lấy điện: vỏ, cực tiếp điện. (0,5 điểm)
Câu 6 (2 điểm)
- Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm. (0,5 điểm)
- Sử dụng đồ dùng điện hiêu suất cao. (0,5 điểm)
- Không sử dụng các đồ dùng điện khi không có nhu cầu. (0,5 điểm)
- Tiết kiệm điện năng giúp tiết kiệm được chi tiêu trong gia đình, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. (0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an CN20122013 son.doc