Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 8 đến 53 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thu Nga

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 8 đến 53 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thu Nga

. Tìm hiểu khái niệm chung:

Bản vẽ kỹ thuật có vai trò như thế nào?đối với sản xuất và trong đời sống?

 Nghiên cứu trả lời.

Kí hiệu, quy tắc trong bản vẽ kỹ thuật có thống nhất không? Vì sao?

 Có thể dùng một bản vẽ cho nhiều ngành có được không? Vì sao?

Gọi hs trả lời –Học sinh khác nhận xét

Trong nền kinh tế quốc dân ta thường gặp những loại bản vẽ nào là chủ yếu? Nó thuộc ngành nghề gì?

 Bản vẽ cơ khí có liên quan đến sửa chữa lắp đặt những gì?

Gọi hs trả lời –Học sinh khác nhận xét

 Giáo viên giới thiệu, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp ráp.

HĐ2.Tìm hiểu khái niệm về hình cắt:

 Giới Giáo viên giới thiệu vật thể rồi đặt câu hỏi

 Khi Học về thực vật, động vật muốn thấy rõ cấu tạo bên trong của hoa, quả, các bộ phận bên trong của cơ thể người ta làm ntn?

Tại sao phải cắt vật thể?

Quan sát tranh hình 8.2

 Hình cắt được vẽ như thế nào và dùng để làmgì?

Gọi hs trả lời –Học sinh khác nhận xét

KL

 

doc 101 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 8 đến 53 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thu Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận bàn giao Từ tiết 8 của đ/c Triệu Văn Mưu
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 8A1 : 8A3: 
 8A2 : 
Tiết:8
Bài 8
 Khái niệm Bản vẽ kỹ thuật - hình cắt
 I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật.
 - Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt.
 - Kỹ năng: Học sinh hiểu được hình cắt của vật thể.
 - Thái độ : Yêu thích môn học.
 II.Chuẩn bị của thầy và trò:
 - GV: Nghiên cưu SGK bài 8.
 - Vật mẫu: Quả cam và mô hình ống lót ( hoặc hình trụ rỗng ) được cắt làm hai, tấm nhựa trong được dùng làm mặt phẳng cắt.
 - HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Tổ chức:
 2. Kiểm tra: Quan sát hình vẽ xác định vật thể gồmnhữnhkhối hình học nào?Vẽ vật thể? 
 3. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
 Giới thiệu bài học .
HĐ1. Tìm hiểu khái niệm chung:
Bản vẽ kỹ thuật có vai trò như thế nào?đối với sản xuất và trong đời sống?
 Nghiên cứu trả lời.
Kí hiệu, quy tắc trong bản vẽ kỹ thuật có thống nhất không? Vì sao?
 Có thể dùng một bản vẽ cho nhiều ngành có được không? Vì sao?
Gọi hs trả lời –Học sinh khác nhận xét
Trong nền kinh tế quốc dân ta thường gặp những loại bản vẽ nào là chủ yếu? Nó thuộc ngành nghề gì?
 Bản vẽ cơ khí có liên quan đến sửa chữa lắp đặt những gì?
Gọi hs trả lời –Học sinh khác nhận xét
 Giáo viên giới thiệu, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp ráp.
HĐ2.Tìm hiểu khái niệm về hình cắt:
 Giới Giáo viên giới thiệu vật thể rồi đặt câu hỏi
 Khi Học về thực vật, động vật muốn thấy rõ cấu tạo bên trong của hoa, quả, các bộ phận bên trong của cơ thể ngườita làm ntn?
Tại sao phải cắt vật thể?
Quan sát tranh hình 8.2
 Hình cắt được vẽ như thế nào và dùng để làmgì?
Gọi hs trả lời –Học sinh khác nhận xét
KL
I. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật:
- Là tài liệu kỹ thuật và được dùng trong tất cả các quá trình sản xuất.
- Kí hiệu, quy tắc trong bản vẽ kỹ thuật có sự thống nhất.
- Mỗi lĩnh vực kỹ thuật sẽ có bản vẽ riêng của ngành mình.
- Bản vẽ xây dựng: gồm những bản vẽ có liên quan đến việc thiết kế, chế tạo, sửa chữa lắp đặt máy móc.
- Bản vẽ cơ khí: Gồm những bản vẽ có liên quan đến việc thiết kế, chế tạo, sửa chữa lắp đặt máy móc.
II.Khái niệm về hình cắt.
VD: Quả cam
Tranh hình 8.1 (SGK).
- Quan sát tranh hình 8.2
- Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
- Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể,
- phần vật thể bị MP cắt, cắt qua được kẻ gạch gạch chéo 1 góc 450
 4.Củng cố:
 - Qua bài học yêu cầu các em nắm được.
 - Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật ( Gọi tắt là bản vẽ).
 - Có hai loại bản vẽ thường gặp:
+ Bản vẽ cơ khí:
+ Bản vẽ xây dựng
 5. Hướng dẫn về nhà.
 - Về nhà học bài và làm bài theo câu hỏi, phần ghi nhớ SGK
 - Đọc và xem trước bài 9 SGK. 
Thực hiện theo phân phối chương trình mới 
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 8A1 : 8A3: 
 8A2 : 
Tiết 9
Bài 9
 Bản vẽ chi tiết
 I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được nội dung của bản vẽ chi tiết
 - Biết cách đọc các bản vẽ chi tiết đơn giản
 - Kỹ năng: Học sinh nắm được nội dung của bản vẽ.
- Thái độ : Yêu thích môn học.
 II.Chuẩn bị của thầy và trò:
 - GV: Nghiên cứu SGK bài 9.
 - Vật mẫu: ống lót và mô hình ống lót ( hoặc hình trụ rỗng ) được cắt làm hai, tấm nhựa trong được dùng làm mặt phẳng cắt.
 - HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Tổ chức:
8A1 : 	 	8A2 : 	8A3 :
 2. Kiểm tra:
 - Thế nào là bản vẽ kỹ thuật? Hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?
 3. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
 Giới thiệu bài học. - Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật trình bày thông tin kỹ thuật dưới dạng bản vẽ
HĐ1.Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết.
Trong sản xuất để làm ra một chiếc máy, trước hết phải tiến hành chế tạo các chi tiết của chiếc máy
Khi chế tạo phải căn cứ vào bản vẽ chi tiết
 Cho học sinh quan sát hình 9.1 rồi đặt câu hỏi.
Trên bản hình 9.1 gồm những hình biểu diễn nào?
Gọi hs trả lời –Học sinh khác nhận xét
 Trên bản vẽ hình9.1 thể hiện những kích thước nào?
Gọi hs trả lời –Học sinh khác nhận xét
 Trên bản vẽ có những yêu cầu kỹ thuật nào?
Khung tên của bản vẽ thể hiện những gì?
Gọi hs trả lời –Học sinh khác nhận xét
HĐ2.Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết.
GV: Cùng học sinh đọc bản vẽ ống lót
Giới thiệu trình tự đọc bản vẽ theo bảng 9.1 
Giáo viên nêu từng phần nội dung cần hiểu gọi học sinh trả lời( không cho hs mở trình tự đọc BV - SGK )
Trình bày trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
I.Nội dung của bản vẽ chi tiết.
a.hình biểu diễn.
- Hình cắt (hc đứng) và hình chiếu cạnh hai hình đó biểu diễn hình dạng bên trong và bên ngoài của ống lót.
b.Kích thước:
- Đường kính ngoài,đường kính trong, chiều dài
c.Yêu cầu kỹ thuật.
- Gia công 
- sử lý bề mặt
d. Khung tên.
- Tên chi tiết máy, vật liệu, tỷ lệ, ký hiệu.
II. Đọc bản vẽ chi tiết.
-Trình tự đọc bản vẽ
 1.Khung tên.
 2.Hình biểu diễn.
 3.Kích thước.
 4.Yêu cầu kỹ thuật
 5.Tổng hợp.
4.Củng cố:
 - Gv: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
 - Nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
 - Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
5.Hướng dẫn về nhà.
 - Về nhà học bài theo phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.
 - Đọc và xem trước bài 11, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau thực hành( Thước kẻ, giấy, bút chì, tẩy ).
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 8A1 : 8A3: 
 8A2 : 
 Tiết:10	
Thực hành
đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Sau khi học xong học sinh biết được nội dung của bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt.
 - Nhận biết được vị trí các hình biểu diễn.
 - Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
 - GV: Nghiên cứu SGK bài 10 tranh hình 10.1
 - HS: Giấy vẽ khổ A4, êke, compa, thước, bút chì, giấy nháp
III. Hoạt động dạy và học :
1.Tổ chức:
	8A1 : 	 	8A2 : 	8A3 :
2. Kiểm tra:
 - Em hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của học sinh.
3. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Giáo viên giới thiệu bài học.
 Nêu rõ mục tiêu của bài trình bày nội dung và trình tự tiến hành.
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
HĐ2.Tìm hiểu cách trình bày bài làm.
 Hướng dẫn học sinh làm bài trên khổ giấy A4.
 Cho học sinh đọc bản vẽ chi tiết vòng đai ( hình 10.1). và ghi nội dung cần hiểu vào mẫu như bảng 9.1.
Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết đơn giản?
 Làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
GV: Kẻ bảng trình bày như hình mẫu 9.1 của Bài 9.( Trên bảng phụ)
HĐ3.Tổ chức thực hành.
HS: Làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Làm bài hoàn thành tại lớp.
I. Chuẩn bị
- ( SGK ).
II. Nội dung.
- ( SGK )
III. Các bước tiến hành.
Đọc Bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt:
- Gồm 5 bước.
+ Đọc khung tên.
+ Đọc hình biểu diễn.
+ Đọc kích thước.
+ Đọc phần yêu cầu kỹ thuật.
+ Tổng hợp.
III. Thực hành đọc bản vẽ
 4.Củng cố:
 - Nhận xét giờ thực hành về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu
 - Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình theo mục tiêu bài học
 5. Hướng dẫn về nhà.
 - Khuyến khích học sinh về nhà tìm các mẫu vật để vẽ hình cắt.
 - Đọc và xem trước bài 11 Biểu diễn ren.
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 8A1 : 8A3: 
 8A2 : 
Tiết:11
Bài 11
 Biểu diễn ren
 I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Sau khi học song học sinh nhận được ren trên bản vẽ chi tiết
 - Biết được quy ước ren
 - Nhận biết được một số loại ren thông thường.
 - Kỹ năng: Học sinh đọc được các bước ren.
 - Thái độ : Yêu thích môn học.
 II.Chuẩn bị của thầy và trò:
 - GV: Nghiên cứu SGK bài 11 tranh hình 11.1,11.2,11.3,11.4,11.5,11.6.
 - HS: Nghiên cứu kỹ nội của dung bài học chuẩn bị
 - Vật mẫu: đai ốc trục xe đạp, ren trái, ren phải.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức:
8A1 : 	 	8A2 : 	8A3 :
2. Kiểm tra:
 - Nêu Nội dung của bản vẽ chi tiết?
3. Nội dung bài mới :	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
 Giới thiệu bài học.
HĐ1.Tìm hiểu chi tiết có ren.
 Cho học sinh quan sát tranh hình 11.1 rồi đặt câu hỏi.
Em hãy nêu công dụng của các chi tiết ren trên hình 11.1.
Trả lời.
HĐ2.Tìm hiểu quy ước vẽ ren.
GV: Ren có kết cấu phức tạp nên các loại ren đều được vẽ theo cùng một quy ước.
 Cho học sinh quan sát vật mẫu và hình 11.2.
Hãy chỉ rõ các đường chân ren, đỉnh ren, giới hạn ren và đường kính ngoài, đường kính trong?
Yêu cầu lên bảng chỉ.
 Cho học sinh đối chiếu hình 11.3. 
 Cho học sinh quan sát vật mẫu và tranh hình 11.4 đối chiếu hình 11.5.
Điền các cụm từ thích hợp vào mệnh đề SGK?
 Đường kẻ mặt cắt được kẻ đến đỉnh ren.
 Khi vẽ hình chiếu thì các cạnh bị che khuất và đường bao khuất được vẽ bằng nét gì?
 Trả lời- Nhận xét
 Rút ra kết luận về ren bị che khuất
I. Chi tiết có ren.
- Tranh hình 11.1 (SGK).
II. Quy ước vẽ ren.
1.Ren ngoài ( Ren trục ).
- Ren ngoài là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.
+ Nét liền đậm.
+ Nét liền mảnh
+ Nét liền đậm.
+ Nét liền đậm.
+ Nét liền mảnh
2.Ren lỗ ( Ren trong ).
- Ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ.
+ Nét liền đậm.
+ Nét liền mảnh
+ Nét liền đậm.
+ Nét liền mảnh
3.Ren bị che khuất.
- Vậy khi vẽ ren bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren và đường giới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt.
4. Củng cố.
 - Yêu cầu 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
 - Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập và trả lời câu hỏi cuối bài. 
5. Hướng dẫn về nhà .
 - Về nhà học bài đọc và xem trước bài 10 và bài 12 SGK chuẩn bị dụng cụ: Thước, bút chì, vật liệu để giờ sau thực hành.
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 8A1 : 8A3: 
 8A2 : 
 Tiết:12	
Thực hành
đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren
I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Sau khi thực hành học sinh hiểu được nội dung của bản vẽ chi tiết đơn giản, đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có ren.
 - Nhận biết được một số loại ren thông thường.
 - Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
 - GV: Nghiên cứu SGK bài 12 tranh hình 12.1
 - HS: Giấy vẽ khổ A4, êke, compa, thước, bút chì, giấy nháp
III. Hoạt động dạy và học :
1.Tổ chức:
	8A1 : 	 	8A2 : 	8A3 :
2. Kiểm tra:
 - Em hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết? Ren được dùng để làm gì?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của học sinh.
3. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Giáo viên giới thiệu bài học.
 Nêu rõ mục tiêu của bài trình bày nội dung và trình tự tiến hành.
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
HĐ2.Tìm hiểu cách trình bày bài làm.
 Hướng dẫn học sinh làm bài trên khổ giấy A4.
 Cho học sinh đọc bản vẽ chi tiết côn có ren ( hình 12.1). và ghi nội dung cần hiểu vào mẫu như bảng 9.1.
Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết đơn giản?
 Làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
GV: Kẻ bảng trình bày như hình mẫu 9.1 của Bài 9.( Trên bảng phụ)
Yêu cầu đ ...  lắp đặt.
- Là biểu thị vị trí sắp xếp, cách lắp đặt giữa các thành phần của mạng điện và thiết bị điện.
A
O
- Thường dùng trong lắp ráp, sửa chữa, dự trù vật liệu và thiết bị 
4.Củng cố:
 - Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
 - Nhắc lại khái niệm sơ đồ mạch điện
 - Nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch điện.
 - Yêu cầu học sinh lên vẽ sơ đồ mạch điện nguyên lý: Mach điện gồm 1 cầu chì, 1 ổ lấy điện, 1 công tắc 2 cực, 1 bóng đèn sợi đốt.	
5. Hướng dẫn về nhà :
 - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.
 - Tập thiết kế sơ đồ mạch điện đơn giản.
 - Đọc và xem trước bài 56 SGK, chuẩn bị bảng điện, sơ đồ nguyên lý
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 8A1 : 8A3: 
 8A2 : 
Tiết 50: Bài 56 + 57
THực hành
 vẽ sơ đồ nguyên lý- sơ đồ lắp đặt mạch điện
I. Mục tiêu:
 - Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt mạch điện.
 - Vẽ được sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt của một số mạch điện đơn giản trong nhà.
 - Đọc được một số sơ đồ mạch điện cơ bản của mạng điện trong nhà.
 - Làm việc khoa học, nghiêm túc, an toàn khi sử dụng điện.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
 - GV: Nghiên cứu SGK bài 56; 57, một số sơ đồ mạch điện cơ bản.
 - Chuẩn bị: Bảng kí hiệu quy ước, phóng hình 56.1-SGK tr 193.
 - HS: Đọc và xem trước bài. giấy A4
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
	Nội dung bài	
HĐ1. Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài thực hành.
GV: Nêu mục tiêu bài thực hành.
Chia nhóm thực hành, mỗi nhóm báo cáo việc chuẩn bị của từng nhóm.
HĐ2.Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành.
Hoạt động nhóm 
Hãy điền các ký hiệu dây pha, dây trung tính, thiết bị ... Tìm các chỗ sai của mạch điện trong hình 56.1- tr 193.
GV: Hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện hình 56.2 SGK. Giả sử thêm 1 cầu chì để bảo vệ mạch điện trong hình a
Yêu cầu HS phân tích sơ đồ nguyên lí
Có bao nhiêu phần tử trong mạch điện?
Vị trí các phần tử trong mạch điện?
 Mối quan hệ điện giữa các phần tử?
Gọi đại diện 2 nhóm lên vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện a, b hình 56.2
Để vẽ sơ đồ nguyên lý cần tuân theo các bước nào?
Gv nêu ra chú ý SGK 
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt hình 56.2 a Giả sử thêm 1 cầu chì để bảo vệ mạch điện , mỗi bóng một công tắc 2 cực đóng cắt riêng biệt.
 theo các bước:
- Xác định đường dây nguồn
- Xác định vị trí đèn, bảng điện.
- Xác định vị trí thiết bị đóng, cắt.
- Nối dây theo sơ đồ nguyên lý
- Kiểm tra sơ đồ nguyên lý
Yêu cầu hs làm việc cá nhân vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện ( SGK –tr195) ra giấy A4
I. Chuẩn bị.
- SGK
II. Nội dung và trình tự thực hành.
1.Phân tích mạch điện.
- Phân biệt mạch chính, mạch nhánh, dây pha, dây trung hoà.
- Nhận biết các phần tử trong mạch điện.
- Phân tích mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch.
2.Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện.
- Vẽ sơ đồ hình 56.2
220V ~
Chú ý: SGK - 194
3. Vẽ sơ đồ lắp đặt 
ã
ã
ã
ã
4.Củng cố:
	- Nhắc lại các bước vẽ sơ đồ nguyên lý.
	 - Nhận xét đánh giá giờ thực hành về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, 
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà tiếp tục vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện vào báo cáo thực hành tiết sau nộp.
 - Đọc và xem trước bài 58- 59 chuẩn bị dụng cụ như sách giáo khoa trang 199
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 8A1 : 8A3: 
 8A2 : 
Tiết:51
thiết kế mạch điện
Thực hành : Thiết kế mạch điện
I. Mục tiêu:
 - Hiểu được cách vẽ sơ đồ mạch điện.
 - Hiểu được các bước thiết kế mạch điện.
 - Thiết kế được một mạch điện chiếu sáng đơn giản.
 - Làm việc khoa học, nghiêm túc, chính xác, an toàn điện.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
 - GV: Nghiên cứu SGK bài 58,59 tranh sơ đồ mạch điện hình 58.1, VL và dụng cụ trong bài 59.
 - Chuẩn bị: Phiếu học tập các bước thiết kế mạch điện.pin,dao nhỏ,bang dính,bảng gỗ kích thước(50x70)cm.
 - HS: Đọc và xem trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
	Nội dung bài	
HĐ1: Tìm hiểu cách thiết kế mạch điện.
 Trước khi lắp đặt mạch điện ta cần phải làm gì?
Thiết kế mạch điện để làm gì?
HĐ2: Tìm hiểu trình tự thiết kế mạch điện.
GV: Hướng dẫn học sinh trình tự thiết kế mạch điện theo các bớc sau:
Bước 1: Xác định mạch điện dùng để làm gì?
Bước 2: Đưa ra phương án thiết kế và lựa chọn mạch điện thích hợp.
Bước 3: Chọn thiết bị điện và đồ dùng điện thích hợp cho mạch điện.
GV: Mạch điện bạn nam cần lắp đặt có những đặc điểm gì?
HS: Trả lời
Bước 4: GV hướng dẫn học sinh lắp thử và kiểm tra mạch điện.
Hoạt động 3. hs thực hành theo các bước
Yêu cầu thiết kế mạnh điện gợi ý trong ksg – tr199.
GV: Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm. Đại diện các nhóm nhận xét chéo. 
1.Thiết kế mạch điện là gì?
- Xác định được nhu cầu sử dụng điện.
- Các phương án thiết kế, lựa chọn.
- Lắp thử và kiểm tra.
2. Trình tự thiết kế mạch điện.
- Vẽ sơ đồ hình 58.1 lên bảng.
- Xác định nhu cầu thiết kế mạch điện là xác định nhu cầu sử dụng mạch điện.
- Lựa chọn sơ đồ 3
- Đặc điểm 1: dùng 2 bóng đèn sợi đốt.
- Đặc điểm 2: Đóng cắt riêng biệt.
- Đặc điểm 3: Chiếu sáng bàn học và giữa phòng.
- Đối với bóng giữa phòng: 220V-60W.
- Bóng phòng học: 220 V – 25 W
III. Thực hành
4. Củng cố.
 - Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. Nhận xét đánh giá giờ học
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK.
 - Ôn tâp chương tiết sau ôn tập.	
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 8A1 : 8A3: 
 8A2 : 
Tiết 52: ôn tập
 I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Sau khi học song giáo viên phải làm cho học sinh.
 - Biết hệ thống được những kiến thức cơ bản đã học, biết liên hệ với thực tiễn.
 - Có ý thức tập chung ôn tập.
 II.Chuẩn bị của thầy và trò:
 - GV: Ra hệ thống câu hỏi, đáp án.
 - HS: Đọc và nghiên cứu trước bài..
 III. Tiến trình dạy học:
 1. Tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ :Không kiểm tra 
 3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của Thầy và trò
	Nội dung bài	
* Hệ thống câu hỏi.
GV: Phát đề cương ôn tập cho HS
Phần I. Vẽ kỹ thuật
GV: Hướng dẫn học sinh trả lời
HS: trả lời 
Phần II. Cơ khí
GV: Hướng dẫn học sinh trả lời
HS: trả lời 
Phần III. Kĩ thuật điện.
GV: Hệ thống câu hỏi
HS: trả lời.
Phần I. Vẽ kỹ thuật
Câu 1. Vì sao nói bản vẽ kt là “ ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật?
Câu 2. Vì sao chúng ta cần phải học môn vẽ kĩ thuật?
Câu 3. Thế nào là hình chiếu của vật thể?
Câu 4. Thế nào là phép chiếu vuông góc,
 ứng dụng của phép chiếu vuông góc?
Câu 5, Vẽ hình chiếu đứng hình chiếu bằng hình chiếu cạnh của HCN hình lăng trụ đều; hình chóp đều; hình trụ; hình cầu?
Câu 6. Đọc bản vẽ nhà trang 46 và trang 51?
Câu 7. Làm bài tập trang 53, 54, 55?
Phần II. Cơ khí
Câu 1 Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? tính công nghệ có ý nghã gì trong xs và đời sống?
Câu 2. Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng. Nêu cấu tạo của thước cặp.
Câu 3. Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào?
Câu 4. Em hãy thiết kế một bộ truyền chuyển động đảm bảo yêu cầu: Tốc độ quay N2 = 2 N1, biết đường kính bánh dẫn là 10cm. Tính đường kính bánh bị dẫn, vẽ hình biểu diễn?
Phần III. Kĩ thuật điện.
Câu1: Điện năng là gì? điện năng được sản xuất và truyền tải ntn? Nêu vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống.
Câu2: Những nguyên nhân sảy ra tai nạn điện là gì?
Câu3: Các yêu cầu của dụng cụ bảo vệ an toàn điện là gì? Nêu tên một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện và giải thích các yêu cầu trên.
Câu 4: Nêu các bước cứu người bị tai nạn điện phải rất thận trọng nhưng cũng rất nhanh chóng?
Câu5: Để chế tạo nam châm điện máy BA, quạt điện người ta cần có những vật liệu KTĐ gì? Giải thích vì sao?
Câu6: Cần phải làm gì để sử dụng tốt đồ dùng điện gia đình?
Câu7: Nêu nguyên lý làm việc và công dụng của máy biến áp 1pha.
Câu8: Một máy biến áp 1 fa có U1= 220V N1 = 400 vòng; U2 = 110V, N2= 200 vòng. Khi điện áp sơ cấp giảm U1= 200V, để giữ U2 không đổi nếu số vòng dây N1 không đổi thì điều chỉnh cho N2 bằng bao nhiêu?
4. Củng cố:
 	 - Gợi ý học sinh trả lời các câu hỏi ở phần ôn tập tóm tắt những kiến thức cơ bản.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi phần ôn tập để giờ sau kiểm tra.
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 8A1 : 8A3: 
 8A2 : 
Tiết: 53
Kiểm tra học kì II
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra những kiến thức cơ bản của học kỳ II.
 - Kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh trong quá trình học.
 - Đánh giá được phương pháp truyền thụ và rút ra phương pháp dạy học cho phù hợp.
 - Biết cách đánh giá mức độ đạt được của học sinh.
 - Thái độ : cẩn thận, nghiêm túc, chính xác.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
 - GV: Chuẩn bị đề bài, đáp án, thang điểm
 - HS: ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
III. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :(Không kiểm tra )
3. Nội dung Kiểm tra: 	
Đề bài
Câu 1: ( 2 điểm). Nêu cấu tạo của cầu chì? Trong mạch điện cầu chì và công tắc được mắc như thế nào?
Câu 2( 3 điểm). Nêu cấu tạo, đặc điểm, yêu cầu của mạng điện trong nhà ? 
Câu 3.( 1 điểm) Hãy vẽ ký hiệu của các phần tử mạch điện sau: Công tắc hai cực, chuông điện, công tắc ba cực, cầu chì,
Câu 4 ( 2 điểm) Một máy biến áp một pha có N1= 1650 vòng, N2= 90 vòng, Dây quấn sơ cấp đấu với nguồn điện áp 220V. Xác định điện áp đầu ra của dây quấn thứ cấp là bao nhiêu? Muốn điện áp U2= 36 V thì số vòng dây của quận thứ cấp phải là bao nhiêu?
Câu 5: (2 điểm) Em hãy vẽ sơ đồ nguyên lý một mạch điệnchiếu sáng gồm 1 cầu chì, 1 ổ lấy điện, 2 công tắc 2 cực điều khiển độc lập 2 bóng đèn sợi đốt?
Đáp án và thang điểm 
Câu 1: ( 2 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm
* Cấu tạo:
- Cầu chì gồm: Vỏ, các cực giữ dây chảy và dây dẫn điện, Dây chảy.
	* Trong mạch điện cầu chì được mắc trên dây pha, trước công tắc và ổ lấy điện. Công tắc được mắc trên dây pha nối tiếp với tải.
Câu 2( 3 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm
* Cấu tạo 
- Gồm các phần tử: Công tơ điện, dây dẫn điện, các thiết bị điện ( đóng cắt, bảo vệ và lấy điện), đồ dùng điện.
	* Đặc điểm:
- Có điện áp định mức 220V.
- Đồ dùng điện trong nhà rất đa dạng.
- Điện áp định mức của các thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện
	* Yêu cầu 
- Đảm bảo cung cấp đủ điện.
- Đảm bảo an toàn cho người và ngôi nhà.
- Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp.
- Dễ dàng kểm tra và sửa chữa.
Câu 3: ( 1 điểm) Mỗi hình vẽ đúng 0,25 điểm.
Câu 4: ( 2 điểm) 
	Tóm tắt	Bài giải
N1 = 1650 vòng	 Điện áp đầu ra của dây quấn thứ cấp là
N2 = 90 vòng	CT: V. ( 1 điểm) 
U1 = 220V Khi U2 = 36 V số vòng dây của quận thứ cấp sẽ là. 
a, U2 = ? V 
b, Khi U2 = 36 V Vòng. ( 1 điểm)
Thì N2 = ? vòng 
 Đáp số: U2 = 12 V; N2 = 270 vòng.
Câu 5: ( 2điểm)A
0
4. Củng cố 
 - Thu bài kiểm tra, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò 
 Ôn luyện tại nhà các nội dung đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 8 moi 11 12.doc