Giáo án Công nghệ 8 trọn bộ cả năm

Giáo án Công nghệ 8 trọn bộ cả năm

Chương I: BẢN VẼ KHỐI HÌNH HỌC

Tiết 1

VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ TRONG SẢN XUẤT

VÀ ĐỜI SỐNG

I.Mục tiêu

 1. Kiến thức - Biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống

 2. Kĩ năng - Có nhận thức đúng đắn đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật

 3.Thái độ - Tạo niềm say mê học tập bộ môn.

II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên:

2. Học sinh: - SGK+ vở ghi

III.Tiến trình dạy học

 1. Ổn định tổ chức(1)

 

doc 116 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 780Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 8 trọn bộ cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp: 8A:...../....../ 200....
Lớp: 8B:...../....../ 200....
Lớp: 8C:...../....../ 200....
Chương I: Bản vẽ khối hình học
Tiết 1
vai trò của bản vẽ trong sản xuất 
và đời sống
I.Mục tiêu
 1. Kiến thức - Biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống
 2. Kĩ năng - Có nhận thức đúng đắn đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật
 3.Thái độ - Tạo niềm say mê học tập bộ môn. 
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên: 
2. Học sinh: - SGK+ vở ghi
III.Tiến trình dạy học 
 1. ổn định tổ chức(1’) 
Lớp 8A:../ Vắng:
Lớp 8B:../ Vắng:.
Lớp 8C:../ Vắng:.
 2. Kiểm tra (tiến hành trong giờ)
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.
- HS: Quan sát H 1.1 sgk
- CH: Trong quá trình giao tiếp hàng ngày con người thường dùng các phương tiện gì?
HS: Trả lời
HS: khác nhận xét
- GV: Dùng tiếng nói, cử chỉ, chữ viết, hình vẽ
- GV: như vậy chỉ cần nhìn vào H 1.1d là ta đã biết được nội dung thông tin cần truyền đạt tới mọi người (cấm hút thuốc lá). Vậy hình vẽ là một phương tiện quan trọng
- GV: đưa ra 1 số sản phẩm cơ khí... muốn chế tạo hoặc thi công đúng như ý muốn của người thiết kế thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng cái gì?
HS: trả lời
- GV: nhận xét và nhấn mạnh tầm quan trọng của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống
HS: quan sát sơ đồ và H 1.3a sgk
- CH: muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn các đồ dùng và các thiết bị đó thì chúng ta cần phải làm gì?
HS: trả lời
HS: khác nhận xét
GV: phải theo chỉ dẫn bằng lời hoặc hình vẽ và nhấn mạnh về sự cần thiết của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật dùng trong lĩnh vực kĩ thuật
- HS: quan sát H 1.4 sgk
- CH: bản vẽ được dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật nào? Hãy kể tên 1 số lĩnh vực kĩ thuật mà em biết?
- HS: trả lời
- HS: khác nhận xét
- GV:trong các lĩnh vực cơ khí, nông nghiệp, xây dựng...
 * Hoạt động nhóm nhỏ 4 nhóm nhỏ để tìm hiểu các lĩnh vực kĩ thuật đó có cần trang thiết bị gì? Có cần xây dựng cơ sở vật chất không?
- HS: thảo luận nhóm
- GV: đại diện 1 -2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét
- GV: xây dựng: máy xây dựng, phương tiện vận chuyển...
- Giao thông: phương tiện giao thông, đường, cầu cống...
- Nông nghiệp: máy nông nghiệp, công trình thuỷ lợi, cơ sơ chế biến...
(14’)
(14’)
(13’)
5’
I. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất
- Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ dùng trong kĩ thuật
II. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống
- Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng...
III. Bản vẽ kĩ thuật dùng trong lĩnh vực kĩ thuật
- Các lĩnh vực kĩ thuật đều gắn liền với bản vẽ kĩ thuật và mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có loại bản vẽ riêng của ngành mình.
4. Củng cố (2’)
 - GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học
 - HS đọc phần ghi nhớ
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
 - Học bài cũ theo câu hỏi sgk
 - Đọc và chuẩn bị trước bài 2 sgk
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
..
Ngày giảng:
Lớp: 8A:..... /....../ 200....
Lớp: 8B:.... ./....../ 200....
Lớp: 8C:.... ./....../ 200....
Tiết 2
hình chiếu 
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là hình chiếu 
 2. Kĩ năng: - Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật 
 3.Thái độ: - Vẽ được một số loại hình chiếu đơn giản 
 II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên: - Bao diêm, bìa cứng ,đèn pin
 2. Học sinh: - Nội dung bài học 
 III.Tiến trình dạy học 
 1.ổn định tổ chức (1’)
Lớp 8A:../ Vắng:
Lớp 8B:../ Vắng:.
 Lớp 8C:../ Vắng:. 
 2. Kiểm tra (Bài dài không kiểm tra)
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò 
Tg
Nội dung 
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu 
- GV:Treo tranh vẽ hình 2.1SGK
- HS:Quan sát
- CH: em hãy nêu hiện tượng tự nhiên ánh sáng chiếu đồ vật lên mặt đất, mặt tường tạo thành bóng các đồ vật .
- HS: trả lời
- GV: nhận xét
- CH: Cách vẽ hình chiếu 1điểm của vật thể như thế nào ? Tư đó hãy suy ra cách vẽ hình chiếu của vật thể .
- HS: Trả lời 
- GV: nhận xét và kết luận 
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép chiếu.
- HS: Quan sát H 2.1sgk
- CH: Em hãy nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình 2.2a, 2.2b, 2.2c và hãy lấy ví dụ trong tự nhiên?
- HS: trả lời
- HS: khác nhận xét
- GV: Các tia sáng của mặt trời chiếu vuông góc với mặt phẳng trái đất là hình ảnh của phép chiếu vuông góc
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ
- HS: quan sát tranh vẽ các mặt phẳng chiếu và mô hình 3 mặt phẳng chiếu 
- CH: em hãy nêu rõ vị trí của các mặt phẳng chiếu, tên gọi của chúng?
- HS: trả lời
 - HS: khác nhận xét
- GV: nhận xét 
- CH: các mặt phẳng chiếu được đặt như thế nào đối với người quan sát?
- HS: trả lời
- HS: khác nhận xét
- GV: nhận xét
 * Hoạt động nhóm nhỏ 4 nhóm để tìm hiểu vì sao ta phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể? Nếu dùng 1 hình chiếu có được không? 
- HS: thảo luận
- GV: gọi đại diện 1 - 2 nhóm trả lời
 Nhóm khác nhận xét
- GV: nhận xét và kết luận: mỗi 1 hình chiếu là 1 hình 2 chiều vì vậy phải dùng nhiều hình chiếu để diễn tả hình dạng của vật thể
(10’)
(15’)
(15’)
3’
I. Khái niệm về hình chiếu 
(SGK T8)
II. Các phép chiếu
-Phép chiếu xuyên tâm H2.2a 
-Phép chiếu song song H2.2b 
-Phép chiếu vuông góc H2.2cs
VD: tia chiếu của ánh sáng ngọn đèn
- Tia chiếu của ánh sáng mặt trời...
III. Các hình chiếu vuông góc
 1. Các mặt phăng chiếu
( SGK T 9 )
2. Các loại hình chiếu
( SGK T 9 )
III. Vị trí các hình chiếu
- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
- Hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng
 4. Củng cố (3’)
 - GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học
 - HS đọc phần ghi nhớ
 5. Hướng dẫn học ở nhà(1’)
 - Học bài cũ theo câu hỏi sgk
 - Đọc và chuẩn bị trước bài 4 sgk
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
Ngày giảng:
Lớp: 8A:...../....../ 200....
Lớp: 8B:...../....../ 200....
Lớp: 8C:...../....../ 200....
Tiết 3
bản vẽ các khối đa diện 
 I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: - Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp như: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều 
 2. Kĩ năng: - Đọc được bản vẽ vật thể có hình dạng như: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều
3. Thái độ: - Rèn kĩ năng vẽ đẹp, chính xác các khối đa diện và hình chiếu của nó 
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên: - Bao diêm , tranh vẽ, mẫu vật, bảng phụ bảng : 4.1, 4.2, 4.3 
 2. Học sinh: - SGK + vở ghi
 - Đồ dùng học tập, phiếu học tập kẻ bảng 4.1, 4.2, 4.3
III.Tiến trình dạy học 
ổn định tổ chức (1’)
Lớp 8A:../ Vắng:
Lớp 8B:../ Vắng:.
 Lớp 8C:../ Vắng:.
 2. Kiểm tra (3’)
 - CH: Bài tập SGK
 - ĐA: (làm đúng mỗi bảng được 5 điểm)
Hình chiếu
Tên hình chiếu
1
Cạnh
2
Đứng
3
Bằng
 Hướng chiếu
Hình chiếu
A
B
C
1
X
2
X
3
X
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò 
Tg
Nội dung 
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu khối đa diện
- GV: các khối hình học cơ bản gồm các khối đa diện và khối tròn. Vật thể là tổ hợp các khối hình học cơ bản. Do đố hình chiếu của vật thể là tổ hợp các khối 
- HS: quan sát mô hình các khối đa diện
- CH: các khối đa diện được bao bởi các hình gì? Cho ví dụ?
- HS: trả lời
- GV: Kết luận
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu hình hộp chữ nhật
- GV:treo tranh, mô hình hình hộp chữ nhật
- HS: quan sát
- CH: hình hộp chữ nhật được bao bởi các hình gì? Các cạnh, các mặt có đặc điểm gì?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét và kết luận
- GV: cho HS quan sát mô hình 3 hình chiếu bằng bìa cứng
 * Hoạt động nhóm nhỏ 4 nhóm 
- CH: các hình 1, 2,3 là các hình gì? Chúng có hình dạng như thế nào? Chúng thể hiện kích thước nào của hình?
- HS: thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập nhóm
- GV: gọi đại diện 1 - 2 nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét
- GV: kết luận
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu hình lăng trụ đều
- HS: quan sát tranh vẽ và mô hình 
- CH: em hãy cho biết khối đa diện H 4.4 sgk được bao bởi các hình gì?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét
- HS: quan sát hình chiếu của hình lăng trụ đều
- CH: các hình 1, 2,3 là các hình gì? Chúng có hình dạng như thế nào? Chúng thể hiện kích thước nào của hình?
- HS: trả lời, HS: nhận xét
- GV: kết luận
 * Hoạt động 4: Tìm hiểu hình chóp đều
- HS: quan sát tranh vẽ và mô hình
- CH: hình chóp đều được bao bởi các hình gì?
- HS: trả lời, HS: nhận xét
- GV: kết luận và hướng dẫn HS tự làm bảng 4.3 vào vở
- HS: trả lời,HS: nhận xét
- GV: kết luận
(6’)
(10’)
3’
(10’)
(10’)
I. Khối đa diện
- Các khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng.
VD: bao diêm, viên gạch, hộp đựng bút...
II. Hình hộp chữ nhật
1. Thế nào là hình hộp chữ nhật
(SGK T 15)
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
Hình chữ nhật
a, h
2
Bằng
Hình chữ nhật
b
3
Cạnh
Hình chữ nhật
b, h
III. Hình lăng trụ đều
1. Thế nào là hình lăng trụ đều
(SGK T 16)
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
Hình chữ nhật
a, h
2
Bằng
Hình tam giác
a,b
3
Cạnh
Hình chữ nhật
b, h
IV. Hình chóp đều
1. Thế nào là hình chóp đều
(SGK T 17)
2. Hình chiếu của hình chóp đều
Hình
Hình chiếu
Hình dạng
Kích thước
1
Đứng
Tam giác cân
a, h
2
Bằng
Hình vuông
a
3
Cạnh
Tam giác cân
a, h
 4. Củng cố (3’)
 - GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học, HS đọc phần ghi nhớ
 5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
 - Làm bài tập sgk T 19
 - Đọc và chuẩn bị trước bài 3 sgk giờ sau thực hành
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
Ngày giảng:
Lớp: 8A:...../....../ 200....
Lớp: 8B:...../....../ 200....
Lớp: 8C:...../....../ 200....
Tiết 4 
bài tập thực hành
Hình chiếu của vật thể
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: - Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu
 2. Kĩ năng: - Biết được cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ
 3.Thái độ: - Hình thành từng bước kĩ năng đọc bản vẽ 
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên: 
 2. Học sinh: - SGK+ vở ghi + đồ dùng học tập, giấy A4
III.Tiến trình dạy học 
 1. ổn định tổ chức (1’) 
Lớp 8A:../ Vắng:
Lớp 8B:../ Vắng:.
 Lớp 8C:../ Vắng:.
 2. Kiểm tra (3’)
 - CH: Bài tập sgk T 19
 - ĐA: a. Bản vẽ hình chiếu 1 biểu diễn hình chóp cụt có đáy hình vuông ( 2 điểm)
 - Bản vẽ hình chiếu 2 biểu diễn hình lăng trụ có đáy là hình thang( 2 điểm)
 - Bản vẽ hình chiếu 3 biểu diễn vật thể có phần dưới là hình chóp cụt, hình trên là hình chữ nhật (2 điểm)
b. (4 điểm)
 Vật thể
Bản vẽ
A
B
C
1
X
2
X
3
X
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò 
Tg
Nội dung 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- GV: yêu cầu HS đưa sự chuẩn bị của mình lên mặt bàn
Lớp trưởng đi kiểm tra và báo cáo
- GV: nhận xét sự chuẩn bị của học sinh và nêu mục tiêu bài học
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và trình tự tiến hành
- HS: đọc nội dung  ... nối theo một quy luật nhất định
 * Hoạt động 2 (11 phút) Tìm hiểu một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện
GV: treo bảng kí hiệu
HS: quan sát
GV: giải thích gồm 4 nhóm
 * Hoạt động nhóm nhỏ 4 nhóm (5 phút)
GV: hãy phân loại các nhóm kí hiệu điện trên phiếu học tập 
HS: thảo luận, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét
GV: kết luận
* Hoạt động 3(15 phút) Tìm hiểu cách phân loại sơ đồ điện
GV: trong mạch điện có rất nhiều loại sơ đồ điện. Nhưng mạng điện trong nhà chỉ có 2 loại sơ đồ là sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt
GV: treo 2 loại sơ đồ lên và giải thích sự khác nhau giữa 2 loại sơ đồ
GV: dựa vào khái niệm em hãy phân loại sơ đồ trong H 55.4
HS: trả lời, HS: nhận xét 
GV: sơ đồ nguyên lý a,b
sơ đồ lắp đặt b,d
1. Sơ đồ điện là gì?
- Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc một hệ thống điện
2. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện
+ Có 4 nhóm kí hiệu
- Nhóm kí hiệu dây dẫn điện
- Nhóm kí hiệu nguồn điện
- Nhóm kí hiệu các TB điện
- Nhóm kí hiệu đồ dùng điện
3. Cách phân loại sơ đồ điện
a. Sơ đồ nguyên lý
( SGK T 191)
b. Sơ đồ lắp đặt
( SGK T 191)
 4. Củng cố ( 3 phút)
 GV: khái quát lại bài học
 HS: đọc nội dung phần ghi nhớ sgk
 5. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
 Học bài cũ theo câu hỏi sgk
 Đọc và chuẩn bị bài 56,57 giờ sau học 
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
Ngày giảng:
Lớp 8A:././ 2010
Lớp 8B:././ 2010
Lớp 8C:././ 2010
Tiết 50 Thực hành
vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ 
lắp đặt mạch điện
I. Mục tiêu
1. Kiến thức- Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện
2. Kĩ năng: - Vẽ được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện
3. Thái độ: -Rèn luuyện kĩ năng đọc sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
- SGK, vở ghi, phiếu học tập nhóm
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1’)
Lớp 8A: ../ Vắng:
Lớp 8B: ../ Vắng:
Lớp 8C: ../ Vắng:
2. Kiểm tra ( Tiến hành trong giờ)
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
 * Hoạt động 1: (4 phút) Giới thiệu bài và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
-GV: Nêu mục tiêu bài học 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
* Hoạt động 2: (10 phút) Tìm hiểu cách phân tích mạch điện
- GV: Hướng dẫn
+ Quan sát nguồn điện xoay chiều hay một chiều
+ Kí hiệu dây pha, dây trung tính
+ Mạch điện có bao nhiêu phần tử? Các phần tử trong sơ đồ có mối liên hệ về điện có đúng không?
+Các kí hiệu điện trong sơ đồ đã chính xác chưa
 * Hoạt động nhóm nhỏ 4 nhóm 
- GV: Hãy điền các kí hiệu dây pha, dây trung tính, TB, vào sơ đồ H 56.1 sgk. Tìm những chỗ sai của mạch điện
- HS: Thảo luận, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét
- GV: Kết luận
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu cách vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt 
 * Hoạt động nhóm nhỏ 4 nhóm 
- GV: Hướng dẫn
+ Xác định nguồn điện là xoay chiều hay một chiều. Nếu là xoay chiều thì xác định vị trí dây pha và dây trung tính
+Xác định các điểm nối và các điểm chéo nhau của dây dẫn
+Kiểm tra lại sơ đồ nguyên lí mạch điện so với mạch thực tế
- HS: Thảo luận, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét
- GV: Kết luận
- GV: Phân tích sơ đồ H 58.1 sgk và sửa lại
- CH: Sơ đồ lắp đặt khác sơ đồ nguyên lý như thế nào?
- HS: Trả lời, HS: Nhận xét
- GV: Kết luận
(4’)
(10’)
5’
(25’)
20’
I. Chuản bị
(SGK T 193)
II. Nội dung và trình tự thực hành
1. Phân tích mạch điện
a. Sơ đồ nguyên lý
- H 56.1 a vị trí vôn kế và ampekế phẩi đổi chỗ cho nhauvì: (A) dùng để đo dòng điện nên phải mắc nối tiếp, (V) đo hiệu điện thế đèn nên được mắc //
- H 56.1 b Cầu chì nối với dây pha kí hiệu A, dây còn lại là dây trung tính kí hiệu 0
2. Cách vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt
a. Sơ đồ nguyên lý
(SGK T 194)
b. Sơ đồ lắp đặt
+ Phân tích
(SGK T 196)
+ Vẽ sơ đồ
(SGK T 196)
 4. Củng cố ( 3’)
- GV: Khái quát lại bài học
- Nhận xét về giờ thực hành của học sinh, rút kinh nghiệm giờ học
 5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Ôn lại toàn bộ chương trình học kì II, giờ sau ôn tập
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
Ngày giảng:
Lớp 8A:././ 2010
Lớp 8B:././ 2010
Lớp 8C:././ 2010
Tiết 51
 ôn tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức- Hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì II
2. Kĩ năng: - Vận dụng bài học để làm bài tập và chuẩn bị thi học kì II
3. Thái độ: - Có tinh thần học tập nghiêm túc
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: - SGK, vở ghi, phiếu học tập nhóm
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1’)
Lớp 8A: ../ Vắng:
Lớp 8B: ../ Vắng:
Lớp 8C: ../ Vắng:
2. Kiểm tra ( Tiến hành trong giờ)
3. Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Tg
Nội dung
 * Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức
- GV: Vẽ sơ đồ nội dung chương VIII lên bảng và khái quát lại nội dung chương VIII
 - CH: Em hãy nêu đặc điểm, yêu cầu và cấu tạo của mạng điện trong nhà?
- HS: Trả lời, HS: Nhận xét
- GV: Kết luận
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và bài tập
- GV: Gợi ý
- HS: Suy nghĩ và hoàn thành vào vở
- HS: Trả lời, HS: nhận xét
- GV: Kết luận
- GV: Hướng dẫn 
- HS: Làm việc độc lập để làm các câu hỏi từ câu 2 đến câu 4
- HS: Trả lời, HS: Nhận xét
- GV: Kết luận
 * Hoạt động nhóm nhỏ 4 nhóm - GV: Gợi ý
- HS: Thảo luận làm bài 5, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét
- GV: Kết luận
(10’)
(29’)
6’
I. Hệ thống lại kiến thức
II. Trả lời câu hỏi và bài tập
Câu 1:
- Bóng đèn sợi đốt
- Nguồn điện
- Cầu chì
- Công tắc 3 cực
- Công tắc 2 cực
Câu 2:
Không nên lắp cầu chì vào dây trung tính vì: 
- Khi cần sửa chữa điện có thể rút cầu chì ngắt mạch điện bảo đảm an toàn cho người sửa chữa
- Khi mạch điện có sự cố, tuy cầu chì vẫn cắt mạch điện nhưng đồ dùng điện vẫn nối mạch với dây pha vì vậykhông bảo đảm an toàn điện
Câu 3:
- Vì dây chảy cầu chì của mạch nhánh có công suất tiêu thụ nhỏ hơn. Và vì để cầu chì làm việc có tính chọn lọc
Câu 4:
Bóng
Số liệu định mức
Bóng 1
110V
Bóng 2
110V
Bóng 3
220V
Câu 5:
a. Đèn A sáng : 1-2
b. Đèn B sáng : 1-2- 4-5
c. Đèn C sáng : 1-3- 4-6
 4. Củng cố ( 3’)
 GV: khái quát lại bài học
 5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
Ôn lại toàn bộ chương trình học kì II, giờ sau thi học kì II
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
Ngày giảng: 
Lớp 8A:...../......./2010
Lớp 8B: ...../......./2010
Lớp 8C: ...../......./2010
Tiết 53
 Thi chất lượng học kì II
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra và đánh giá chất lượng của học sinh trong học kì II
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp, trình bày vấn đề
3. Thái độ:
 - Trung thực, chính xác và khoa học và áp dụng bài học vào thực tế
iI. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
 -Bài thi đã pho to
2. Học sinh: 
- Đồ dùng học tập, ôn tập chương.
II.Tiến trình dạy học
 1. ổn định lớp:
Lớp 8A: ../ Vắng:
Lớp 8B: ../ Vắng:
Lớp 8C: ../ Vắng:
2.Ma trận 2 chiều
 Mức độ
Mạch kiến thức
Hiểu biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Vật liệu kỹ thuật điện
1
0,5
1
0,5 
Đồ dùng loại điện- nhiệt Bàn là điện
1
0,5
1
0,5
Đèn huỳnh quang
1
1
1
 1
 Máy biến áp
1
2
1
2
 Tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình
1
0,5
1
0,5
 Đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà
1
0,5
1
2
2
2,5
Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà 
1
1
1
1
Sơ đồ điện
1
2
1
2
Tổng
4
2
3
4
2
4
9
10
3. Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan 
 * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng(Từ câu 1 - câu 4).
Câu 1(0,5đ): Đâu là vật liệu cách điện?
A. Tôn Silich
C. Gang 
B. Hợp kim Ni ken- crom
D. Thuỷ tinh
Câu 2(0,5đ): Bàn là điện có mấy bộ phận chính ? 
A. 2 bộ phận
C. 4 bộ phận
B. 3 bộ phận
D. 5 bộ phận
Câu 3(0,5đ): Công thức tính toán điện năng tiêu thụ là:
A. A = U.I 
C. A = P.t 
B. A = U.R 
D. A = U.t 
Câu 4(0,5đ): Khi lắp đặt mạng điện trong nhà ta cần chú ý đến mấy yêu cầu?
A. 3 
C. 5 
B. 4 
D. 6 
Câu 5(1đ): Hãy điền các từ hoặc cụm từ để được câu trả lời đúng
 - Trong mạch điện, cầu chì được mắc vào (1) ........................, trước công tắc và ổ lấy điện.
 - Người ta chọn dây chảy cầu chì theo (2)............................. dòng điện định mức
 Câu 6(1đ): Em hãy điền vào chỗ trống để so sánh ưu nhược điểm của đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt.
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
1. ánh sángliên tục
2. ................................................
1. Tuổi thọ thấp 
2 ................
Đèn huỳnh quang
1. Tiết kiệm điện năng
2...................................................
1. ánh sáng không liên tục
2.........
II.Trắch nghiệm tự luận
Câu 1( 2đ): Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào ? 
Câu 2( 2đ): Thế nào là sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt? Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt dùng để làm gì? 
Câu 3( 2đ): Ta phải sử dụng máy biến áp như thế nào để đạt được hiệu quả cao và an toàn?
4. Đáp án
I. Trắc nghiệm khách quan.
 * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng(từ câu 1 - câu 6 khoanh đúng mỗi câu được 0,5đ).
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
D
A
C
B
Câu 5(1đ): Hãy điền các từ hoặc cụm từ để được câu trả lời đúng(điền đúng mỗi ý được 0,5đ)
 (1)... dây pha...
 (2)... trị số...
Câu 6(1đ): Em hãy điền vào chỗ trống để so sánh ưu nhược điểm của đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt. (điền đúng mỗi ý được 0,25đ)
Loại đèn
Ưu điểm
Nhược điểm
Đèn sợi đốt
1. ánh sángliên tục
2. Không cần chấn lưu
1. Không tiết kiệm điện năng
2 Tuổi thọ thấp
Đèn huỳnh quang
1. Tiết kiệm điện năng
2. Tuổi thọ cao
1. ánh sáng không liên tục
2.Cần chấn lưu
II.Trắch nghiệm tự luận
Câu 1( 2đ): Gồm các phần tử :
- Công tơ điện. (được 0,5đ)
- Dây dẫn điện. (được 0,5đ)
- Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ.(được 0,5đ)
- Đồ dùng điện. (được 0,5đ)
Câu 2( 2đ)
a. Sơ đồ nguyên lý: 
-Là sơ đồ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp, sắp xếp của chúng trong thực tế.(được 0,5đ)
- Sơ đồ nguyên lí dùng để nghiên cứu nguyên lí làm việc của mạch điện, là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt. (được 0,5đ)
b. Sơ đồ lắp đặt:
- Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện. (được 0,5đ) 
- Sơ đồ lắp đặt được sử dụng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạng điện và các thiết bị điện. (được 0,5đ)
Câu 3( 2đ) Ta phải sử dụng máy biến áp như thế nào để đạt được hiệu quả cao và an toàn?
 - Điện áp đưa vào máy biến áp không được lớn hơn điện áp định mức. (được 0,5đ)
 - Không để máy biến áp làm việc quá công suất định mức. (được 0,5đ)
 - Đặt máy biến áp ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng gió và ít bụi. (được 0,5đ)
 - Máy mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng, trước khi dùng cần phải dùng bút thử điện kiểm tra điện có rò điện ra vỏ không. (được 0,5đ)
 4. Củng cố ( 3’)
 GV: Thu bài và nhận xét
 5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
Giao công việc về nhà
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docCong nghe 8.doc