Giáo án Công nghệ 8 Tiết 29- Bài 30: Biến đổi chuyển động

Giáo án Công nghệ 8 Tiết 29- Bài 30: Biến đổi chuyển động

Tiết 29- Bài 30: BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

I. MỤC TIÊU.

 1- Kiến thức: Học sinh hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng.

 2 - Kỹ năng: Có hứng thú, ham thích tìm tòi kỹ thuật và có ý thức bảo dưỡng các cơ cấu biến đổi chuyển động có ý thức tham gia bảo vệ môi trường.

 3- Thái độ: Giáo dục lòng ham học của học sinh đối với bộ môn.

II. PHƯƠNG TIỆN

1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng.Các tranh hình trong bài, sưu tầm các cơ cấu tay quay-con trượt, thanh răng-bánh răng, vít-đai ốc (trong bộ CN8)

2. Học sinh: Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.Tìm hiểu cơ cấu BĐCĐ trong máy khâu đạp chân.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 8 Tiết 29- Bài 30: Biến đổi chuyển động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 21 
Ngày soạn: 13 - 1-2012
Ngày giảng: 8A 
 8 B
Tiết 29- Bài 30: Biến đổi chuyển động
I. Mục tiêu.
 1- Kiến thức: Học sinh hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng.
 2 - Kỹ năng: Có hứng thú, ham thích tìm tòi kỹ thuật và có ý thức bảo dưỡng các cơ cấu biến đổi chuyển động có ý thức tham gia bảo vệ môi trường.
 3- Thái độ: Giáo dục lòng ham học của học sinh đối với bộ môn.
II. Phương tiện
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng.Các tranh hình trong bài, sưu tầm các cơ cấu tay quay-con trượt, thanh răng-bánh răng, vít-đai ốc (trong bộ CN8)
2. Học sinh: Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.Tìm hiểu cơ cấu BĐCĐ trong máy khâu đạp chân.
III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Tổ chức: 8A: ..
	 8B: ........
2. Kiểm tra bài cũ:
1.Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động?
2. Làm bài tập 4.Sgk
 3: Bài mới:
 Giới thiệu bài: Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động, là khâu nối giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy. Để hiểu được cấu tạo nguyên lí hoạt động và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng: Cơ cấu tay quay - con trượt, cơ cấu tay quay thanh lắc chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động
Cho học sinh quan sát hình 30.1 sách giáo khoa và mô hình.
?Tại sao chiếc kim máy khâu lại chuyển động tịnh tiến được?
I. Tại sao cần biến đổi chuyển động
Nhờ các cơ cấu biến đổi chuyển động.
? Hãy mô tả chuyển động của bàn đạp, thanh truyền và bánh đai?
- Cho HS điền vào chỗ. (SGK)
Chuyển động của bàn đạp là chuyển động lắc.
Chuyển động của thanh truyền là chuyển động lên xuống.
Chuyển động của vô lăng là chuyển động quay tròn.
Chuyển động của kim máy là chuyển động lên xuống.
Các chuyển động trên đều bắt nguồn từ một chuyển động ban đầu đó là chuyển động bập bênh.
*) Kết luận: Vậy trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi một chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động
Cho học sinh quan sát hình 30.2 SGK
II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động
1. Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay – con trượt)
?Hãy mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay – con trượt?
* Cấu tạo: Tay quay, thanh truyền, con trượt và giá đỡ.
?Khi tay quay 1 quay đều con trượt 3 sẽ chuyển động như thế nào?
- Chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ.
Khi nào con trượt 3 đổi hướng cđ?
- Giải thích ĐCT & ĐCD
? Có thể BĐ CĐ tịnh tiến thành CĐ quay được không? (giải thích thêm qt làm việc của ĐC 4 kỳ)
GV Hiện nay đông cơ nói chung vả động cơ 4 kỳ nói riêng dang gay ra ô nhiêm môI trường do vậy phảI có cách sử dụng hơp lí.
* Nguyên lí làm việc.
Khi tay quay 1 quay quanh trục A đầu B của thành truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
?Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết?
* ứng dụng: (SGK)
? Kể thêm những cơ cấu BĐCĐ quay -> CĐTT
- Cho học sinh quan sát hình 30.4 sách giáo khoa và mô hình cơ cấu tay quay.
2) Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.
?Cơ cấu tay quay gồm mấy chi tiết?
*) Cấu tạo.
Chúng được ghép nối với nhau ntn?
Gồm 4 chi tiết: tay quay1, thanh truyền2, thanh lắc3, giá đỡ4. Chúng được nối với nhau bởi các khớp quay.
?Khi tay quay AB quay đều quanh điểm A thì thanh CD sẽ chuyển động như thế nào? 
- Thanh CD sẽ lắc đi lắc lại.
? NLLV của cơ cấu?
*) Nguyên lí làm việc.
Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó. Tay quay 1 được gọi là khâu dẫn.
?Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển động của tay quay không?
- Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển động của tay quay
Nêu ứng dụng của cơ cấu này?
? Ngoài cơ cấu trên còn có cơ cấu nào thuộc dạng BĐCĐ này không
*) ứng dụng: (SGK)
 4. Củng cố : 
- GV hệ thống nội dung cơ bản của bài: ? Em hãy đọc nội dung ghi nhớ của bài ,Tại sao cần phải biến đổi chuyển động?
- Treo tranh phóng to về 2 cơ cấu: ? Em hãy nêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cơ cấu tay quay - con trượt và thanh lắc
 5. Hướng dẫn về nhà. Tìm hiểu thêm một số cơ cấu BĐCĐ trong thực tế.
Học bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, đọc và ng/c trước bài 31.
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu thực hành.(như phần hdcb bài 31 Sgk)
 Tuần 22
Ngày soạn: 20 -01 2012
Ngày giảng: 8A 
 8 B
 Tiết 30- Bài 31: Thực hành
Truyền chuyển động
I. Mục tiêu.
Kiến thức: Học sinh từ việc tìm hiểu mô hình, vật thật, hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của một bộ truyền chuyển động.
Kỹ năng: Biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động.
Thái độ: Biết cách bảo dưỡng và có ý thức bảo dưỡng các bộ truyền chuyển động thường dùng trong gia đình. Tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường
II. Phương tiện
1. Giáo viên:Một bộ dụng cụ tháo lắp: Kìm, mỏlết, tuavít.Mô hình truyền động: Truyền động ma sát( Bánh ma sát hoặc bộ TĐ đai); 1 bộ TĐ xích, 1 bộ TĐ bánh răng trụ – răng thẳng (2 hoặc 3 bánh răng), 1 giá lắp các bộ trưyền động.
Mô hình ĐC xăng 4kỳ(TBDH)
2. Học sinh: Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
 Một số bộ truyền CĐ và BĐCĐ bằng đồ chơi; BCTH.
 III . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Tổ chức: 8A: ..
	 8B: ........ 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết hợp trong giờ
3: Bài mới:
 Trong cơ cấu truyền chuyển động truyền từ vật này sang vật khác. trong hai vật nối với nhau bằng khớp động người ta gọi vật truyền chuyển động là vật dẫn còn vật nhận chuyển động là vật bị dẫn. Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật chuyển động của vật dẫn và vật bị dẫn có thể giống và khác chuyển động của vật dẫn, nếu chúng cùng một dạng gọi là cơ cấu truyền chuyển động. Để hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc, biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ chuyển động chúng ta cùng làm bài thực hành hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung thực hành
- Giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần cho bài.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của lớp.
- GV hướng dẫn học sinh các bước tiến hành như sau:
HD HS đo đ/k bánh đai bằng thước lá hoặc thước cặp (đ/v mm) và cách đếm số răng của bánh đai và đĩa xích.
HDHS kỹ thuật lắp các bộ TCĐ, cách điều chỉnh để chúng hđ tốt.
Quay thử các bánh dẫn và lưu ý đến an toàn khi vận hành.
+ Giáo viên làm mẫu một số thao tác cơ bản để HS quan sát.
 Quy trình thực hành:
1. Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của bánh răng và đĩa xích.
-> Điền kq vào BCTH.
2. Lắp ráp các bộ truyền CĐ và kiểm tra tỷ số truyền.
- Lắp bộ TCĐ vào giá đỡ.
- Đếm số vòng quay của bánh bị dẫn.
- Kiểm tra tỷ số truyền.
-> Điền kq vào BCTH.
Hoạt động 2: Thực hành
- HD HS tự làm việc theo nhóm.
- Mỗi nhóm làm 1 bài trên một tờ giấy A4
+ Chú ý không làm bẩn sách vở, bàn học và các dụng cụ khác .
- GV đến từng nhóm quan sát, sửa sai, kiểm tra kiến thức của HS, giải thích thắc mắc, việc thực hiện dụng cụ đã đúng và chính xác khi cần thiết chưa. Đặc biệt chú ý đến vệ sinh và an toàn lao động.
- HDHS cách sd các dụng cụ sao cho phù hợp và đúng cách, duy trì tốt kỷ luật lớp học.
- YC hs hoàn thành BCTH
HS tự thực hành theo nội dung hd, tự kiểm tra, điều chỉnh.
Các nhóm nhận khu vực TH, cử nhóm trưởng, thư ký, cử người nhận DC và TBTH
- Các nhóm thực hiện các thao tác trên mô hình:
+ Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của bánh răng và đĩa xích.
+ Lắp ráp, điều chỉnh các bộ truyền CĐ như HD
- Thực hiện cách tính toán tỷ số truyền “i” trên lý thuyết và so sánh với thực tế. 
- Tìm hiểu ng.l.l.v của ĐC 4 kỳ.
HS tự kiểm tra và điều chỉnh các thao tác, thảo luận trao đổi lẫn nhau trong nhóm để tìm ra kq đúng.
-Thực hành đến đâu ghi lại kết quả đến đấy.
- Hoàn thành báo cáo thực hành
 Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá bài T/H
GV cho HS ngừng làm việc để thu gọn vật liệu, dụng cụ, mô hình và dọn vệ sinh lớp. 
+ Thu BCTH
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài làm dựa vào mục tiêu của bài .
- GV nhận xét về sự chuẩn bị, thao tác, k/q, tinh thần, thái độ học tập. rút kinh nghiệm giờ thực hành, đánh giá kết quả.
HS ngừng làm việc, thu dọn d/c, vật liệu, mô hình và ổn định lớp.
HS tự đánh giá bài TH của nhóm theo hd:
+ Sự chuẩn bị
+Quy trình thực hiện
+Thái độ làm việc
+ Kết quả công việc 
Các k/t, k/n, thái độ thông qua bài TH
- HS nghe nhận xét, rút kinh nghiệm
4. Củng cố: - Nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm cần đạt được qua giờ TH.
 - Chấm nhanh một số nhóm và rút kinh nghiệm cho giờ TH sau.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại quá trình làm bài thực hành, vận dụng tự TH trên mô hình đồ chơi tre em.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29, 30.doc