Giáo án: Công Nghệ 6 cả năm - Phạm Thị Bích Hạnh

Giáo án: Công Nghệ 6 cả năm - Phạm Thị Bích Hạnh

Tiết 1:

BÀI MỞ ĐẦU

I/ Mục tiêu

- Học sinh biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình, nắm được nội dung mục tiêu của chương trình sách giáo khoa công nghệ 6 (phân môn KTGĐ) những yêu cầu đổi mới, phương pháp học tập.

- Học sinh có hứng thú học tập bộ môn.

II/ Chuẩn bị.

 1.Giáo viên

 Bảng tóm tắt nội dung, chương trình môn công nghệ 6.

2.Học sinh

SGK.

 

doc 102 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Công Nghệ 6 cả năm - Phạm Thị Bích Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết 1: 
Bài mở đầu
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình, nắm được nội dung mục tiêu của chương trình sách giáo khoa công nghệ 6 (phân môn KTGĐ) những yêu cầu đổi mới, phương pháp học tập.
- Học sinh có hứng thú học tập bộ môn.
II/ Chuẩn bị.
 	1.Giáo viên
 	Bảng tóm tắt nội dung, chương trình môn công nghệ 6.
2.Học sinh
SGK.
III/ Tiến trình dạy học.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Giới thiệu môn (2’)
G: Bộ môn công nghệ 6 bao gồm 4 chương.
Yêu cầu học tập bộ môn: Có đủ SGK, phương tiện, dụng cụ thực hành.
H: Nghe, ghi
Chương I: May mặc trong gia đình.
Chương II: Trang trí nhà ở.
Chương III: Nấu ăn trong gia đình.
Chương IV: Thu chi trong gia đình.
Hoạt động 2: Bài mới
 Hoạt động 2.1 (10’)
G: Yêu cầu học sinh tìm hiểu gia đình là gì?
 + Các thế hệ sống trong gia đình
 + Quan hệ của các thành viên sống trong gia đình
 + Nhu cầu về vật chất, tinh thần..
(?) Kể tên các thành viên trong gia đình em.
(?) Trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình
 + Bố làm gì? Trách nhiệm.
 + Mẹ làm gì? Trách nhiệm.
(?) Bản thân em là học sinh thì có trách nhiệm như thế nào?
 G: Phân tích cho học sinh thấy được từng thành viên trong gia đình có những vai trò chủ yếu. Mối quan hệ giữ các thành viên trong gia đình.
G: Kết luận các công việc của thành viên trong gia đình đều thuộc lĩnh vực gọi là kinh tế gia đình.
1/ Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
H: Gia đình là nền tảng của xã hội ở đó có nhiều thế hệ được sinh ra và lớn lên.
 Gia đình là gì? (SGK – 3)
H1,2: Nêu các thành viên của gia đình học sinh.
Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình?
 + Tạo nguồn thu nhập.
 + Chi tiêu nội trợ hợp lý.
H: Là con ngoan, hiếu thảo với cha mẹ
 Học sinh ngoan, không mắc tệ nạn xã hội, lấy việc học làm đầu.
Kinh tế gia đình (KTGĐ).
 + Tạo thu nhập.
 + Sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả.
Hoạt động 2.2 (15’)
G: Yêu cầu nghiên cứu tài liệu (SGK) rồi trả lời một số câu hỏi.
(?): Khi học xong phân môn KTGĐ cần nắm được gì?
Kiến thức nào?
Kỹ năng cần áp dụng?
Thái độ học tập, làm việc có khoa học?
G: Phương pháp học tập bộ môn: Chủ động tham gia hoạt động để nắm được kiến thức, tìm hiểu hình vẽ câu hỏi, bài thực hành.
2. Mục tiêu của chương trình KTGĐ
( Phân môn KTGĐ)
a/ Kiến thức
H: Kiến thức cơ bản về một số lĩnh vực
Về đời sống: ăn uống, may mặc, trang trí nhà ở, thu chi.
b/ Về kỹ năng: Nâng cao chất lượng cuộc sống trong trang phục ăn mặc, nấu ăn, trang trí nhà ở, chi tiêu tiết kiệm.
c/ Thái độ:
Có thói quen vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
Hoạt động 3 (10’)
(?) Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
(?) Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn hành phúc gia đình
(?) Liên hệ ở địa phương em xem có gia đình nào làm kinh tế gia đình giỏi? Bằng con đường nào?
3/ Củng cố
H: Nghe, trả lời
Hoạt động 4: Về nhà (5’)
 Học thuộc vai trò của gia đình
 Mục tiêu chương trình
H: Ghi nội dung về nhà
Chuẩn bị một số mẫu vật bằng vải ghim vào bìa cứng.
Ngày dạy:-Lớp 6C:
	 -Lớp 6A,6B:
Tiết 2:
 Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc
I/ Mục tiêu.
- Kiến thức: Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất các loại sợi thiên nhiên, sợi hoá học, vải sợi pha.
- Kỹ năng: Phân biệt được một số loại vải thông dụng có nguồn gốc do đâu.
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, hứng thú học tập bộ môn.
II/ Chuẩn bị.
1.Giáo viên 
 Bảng phụ: sđ quy trình sản xuất vải nhân tạo, sợi tổng hợp.
2.Học sinh
 Mẫu vật: vải vụn các loại.
III/ Tiến trình dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra (5’)
1.Nêu vai trò của gia đình và các thành viên trong gia đình? Cho ví dụ minh hoạ?
2. Nêu vai trò của KTGĐ? Em đã làm gì để góp phần cùng gia đình tăng thêm thu nhập.
H1: Vai trò của gia đình
 Các gia đình có những thành viên?
 VD gia đình.
H2: KTGĐ là như thế nào?
 Vai trò của KTGĐ?
 Liên hệ với bản thân? 
Hoạt động 2: Bài mới (31’)
G: giới thiệu bài như SGK
 Hoạt động 2.1 (10’)
G: Yêu cầu học sinh nghiên cứu phần 1 ( SGK) cho biết nguồn gốc vải sợi thiên nhiên
(?): vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu
G: Phân tích nguồn gốc của vải sợi thiên nhiên là có sẵn trong cây con vật và tạo ra
G: treo bảng phụ mô tả quy trình sản xuất vải sợi bông.
(?) Nêu quy trình sản xuất vải sợi bông.
G: bổ sung quả bông khi thu hoạch loại bỏ hạt, loại bỏ chất bẩn đánh tơi, kéo thành sợi.
(?) Tranh 2, nêu quy trình sản xuất vải tơ tằm.
G: bổ sung: ươm tơ là qt gia công từ kén tằm thành sợi tơ tằm. Nấu kén tằm ra 1 phần kén mền dễ rút thành sợi, sợi tơ ướt được chập thành sợi mộc -> dệt thành vải
 Kéo sợi là quá trình nối các sợi ngắn thành sợi dài và chập sợi.
 Xơ bông gọi là tơ.
G: Vải sợi mặc dễ nhàu, rất mát, dễ ướt, lâu khô, đó là vải sợi thiên nhiên.
1/ Vải sợi thiên nhiên.
* Nguồn gốc
Từ cây ( thực vật): bông, đay, lanh, the, đũi, gai, bơ.
Từ động vật: tằm, cừư, gà, ngan, vịt.
HS: Quan sát tranh vẽ và hoàn thành sơ đồ sản xuất sau:
H1: Cây bông -> thu hoạch quả -> xơ bông -> sợi dệt -> vải sợi bông.
H2: Quan sát và trả lời.
 Con tằm -> kén tằm ->kéo sợi -> dệt sợi -> nhuộm màu -> vải sợi tơ tằm.
Kinh tế gia đình (KTGĐ).
 + Tạo thu nhập.
 + Sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả.
* Đặc điểm của vải sợi thiên nhiên.
H: Nhận biết dựa vào đặc điểm
Độ hút ẩm cao, mặc để thấm
Mặc thoáng mát
Dễ nhàu và mốc
Lâu khô, dễ bay màu.
Đốt thì than tro dễ tan, không vón cục.
Hoạt động 2.2 (15’)
G: Yêu cầu nghiên cứu (SGK) rồi trả lời một số câu hỏi.
(?): Vải sợi hoá học có mấy loại
 Nguồn gốc của vải sợi từ thiên nhiên và từ sợi hoá học có gì khác nhau.
G: Giới thiệu một số vải sợi nhân tạo như sợi tổng hợp: polymeste, axetat, nilon, vissco, gỗ, tre, nứa, dầu, mỡ.
2. Vải sợi hóa học
* Nguồn gốc.
HS: Sợi tổng hợp
 Sợi nhân tạo
 Do điều chế từ than đá, dầu mỡ hoặc xenulo gỗ, tre, nứa.
* Đặc điểm
 Ngược với vải thiên nhiên
Hoạt động3 Củng cố (5’)
G: Yêu cầu nhắc lại một số nội dung
-Nguồn gốc, tính chất của vải sợi hoá học
-So sánh với nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên
H: trả lời
Hoạt động 4: Về nhà (4)
 Học theo câu hỏi đã hướng dẫn học câu hỏi cuối bài
Ngày dạy:-Lớp 6C:
	 -Lớp 6A,6B:
Tiết 3: Các loại vải thường dùng 
I/ Mục tiêu.
- Học sinh biết nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha. 
- Phân biệt được một số loại vải thông dụng nhất.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi lựa chọn vải may mặc.
II/ Chuẩn bị.
	1.Chuẩn bị của giáo viên
 Bảng phụ, phấn mầu, một số mẫu vải.
	2.Chuẩn bị của học sinh
III/ Tiến trình dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra (5’)
G: Kiểm tra 2 học sinh
1.Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi bông ( T Nhiên). Cho vải sợi bông minh hoạ
2. Nêu nguồn gốc, tính chất của sợi hóa học. So sánh tính chất với sợi bông thiên nhiên
3. Nhận xét cho điểm
H1: Trả lời nguồn gốc
Từ thực vật
Từ động vật
Tính chất
Ví dụ
H2: So sánh
Nêu nguồn gốc
Tính chất
So sánh (ngược nhau)
Hoạt động 2: Bài mới (30’)
 Hoạt động 2.1 (10’)
G: Cho học sinh quan sát một số mẫu vải sợi pha
(?): Nguồn gốc của vải sợi pha.
(?): Tại sao dùng sợi pha là nhiều. 
(?): Vải sợi pha có những ưu điểm gì
 Học sinh nghiên cứu SGK để phát biểu
1/ Tìm hiểu về vải sợi pha.
* Từ sợi pha thiên nhiên và sợi pha hoá học. 
H: Kết hợp ưu điểm của 2 loại vải đã học và loại bỏ nhược điểm của chúng.
H: suy nghĩ
Bền màu, đẹp, ít nhàu nát
Không bị mốc
Mềm mại, thoáng mát
Hoạt động 2.2 (15’)
G: Cho học sinh hoạt động theo nhóm điền nội dung vào bảng (1)
(?): Có những phương pháp nào để phân biệt các loại vải.
Yêu cầu học sinh phân biệt các mẫu vải theo phương pháp vo vải, đốt vải.
Học sinh đọc thành phần sợi vải trong những băng vải nhỏ trong SGK và học sinh sưu tầm được.
G: Lưu ý thành phần sợi vải thường viết bằng chữ tiếng anh. Khi biết thành phần sợi vải rồi sẽ chọn mua quần áo cho phù hợp theo mùa
2. Thử phân biệt một số vải
 Loại
Tính vải
chất
Tự nhiên tơ tằm
Vải sợi hoá học
H: Thực hiện theo nhóm việc phân loại vải.
Hoạt động3 Củng cố (5’)
G: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ
Đọc mục có thể em chưa biết
Liên hệ bản thân, phân biệt vải trong trang phục của mình
H: Đọc nội dung trong SGK
 Từng em liên hệ suy nghĩ và trả lời.
Hoạt động 4: Về nhà (4)
Học theo phần củng cố
Chuẩn bị một số trang phục
Hãy cho biết quần áo bông vải sợi thường may loại trang phục nào.
Mùa hè
Mùa đông
áo sợi tổng hợp
H: Ghi phần việc về nhà
áo phông, sợi côttông
áo dạ, len dạ, sợi pha
may ô dù, bạt che.
Ngày dạy:-Lớp 6C:
	 -Lớp 6A,6B:
Tiết 4: Lựa chọn trang phục
I/ Mục tiêu.
- Kiến thức: Học sinh biết được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục.
- Kỹ năng: Biết vận dụng được kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục cho phù hợp.
- Thái độ: Biết trân trọng, giữ gìn quần áo mặc hàng ngày, có ý thức sử dụng trang phục hợp lý.
II/ Chuẩn bị.
1.Chuẩn bị của giáo viên
Một số mẫu trang phục trong lứa tuổi học trò.
2.Chuẩn bị của học sinh
III/ Tiến trình dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra (5’)
1. Nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha.
 Cho VD minh hoạ
2. Nêu các phương pháp phân biệt loại vải? VD? 
 Đọc nội dung trong tem đính sau gáy cổ áo cho biết gì?
H1: Trả lời nguồn gốc vải sợi pha
Tính ưu việt.
H2: Phân biệt bằng mắt, bằng vò vải, bằng phương pháp đốt. 
100% côttông ( vải sợi TN)
Hoạt động 2 (2’)
G: Làm thế nào phân biệt học sinh với sinh viên, người lao động với người.
 Phân biệt bác sĩ, y sĩ với bệnh nhân
G: Mặc, mặc đẹp là một nhu cầu thiết yếu cần thiết của con người, mặc ntn là đẹp, phù hợp.
 Hoạt động 2.1 (20’)
G: Yêu cầu nghiên cứu SGK cho biết 
(?): Trang phục là gì?
(?): Trang phục của học sinh là ntn? 
G: Bổ sung cùng với phát triển của xã hội áo quần ngày càng đa dạng phong phú về kiểu mốt mẫu mã.
H: Nêu ý kiến của mình.
Dựa vào quần áo
Dụng cụ lao động
1/ Tìm hiểu khái niệm trang phục, một số loại trang phục, chức năng.
H: đọc sách trả lời
- Trang phục gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như: mũ, giày, tất, khăn quàng, kính, túi, xắc...
Hoạt động 2.2 (15’)
(?): Có mấy loại trang phục
(?): Để phân biệt trang phục ta dựa vào đâu.
Trang phục theo thời tiết: nóng, lạnh
Lứa tuổi
Theo công dụng, nghề nghiệp.
Theo giới tính.
G: Yêu cầu học sinh quan sát H1 (SGK) nêu tên công dụng của từng loại trang phục trong gia đình.
Hình 1-4a: Trang phục trẻ em ntn?
Hình 1-4b: Trang phục thể thao ntn?
Hình 1-4c: Trang phục lao động?
(?): Mô tả trang phục một số ngành: y, nấu ăn, học sinh trong trường.
G: Kết luận tuỳ từng ngành nghề mà trạng phục trong lao động được may bằng chất liệu vải khác nhau, màu sắc khác nhau
2. Các loại trang phục
H: Thảo luận  ... sinh khác bổ sung
Nhận xét chấm điểm
(?): Gia đình em thuộc loại hộ gia đình nào?
(?): Ai là người tạo ra thu nhập chính trong gia đình
(?): Vậy nguồn thu nhập của hộ gia đình em thuộc hình thức thu nhập nào?
H: Hộ gia đình công nhân viên chức
Hộ gia đình nông dân sản xuất nông nghiệp
Hộ gia đình buôn bán
H: Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến ghi nháp
H: Thu nhập của gia đình công chức
Tiền lương
Tiền thưởng
Làm thêm giờ
Tiền lợi tức
H: Thu nhập của gia đình sản xuất nông nghiệp
Bán sản phẩm nông nghiệp
Chăn nuôi: lợn, gà, cá
Bán thu nhập trong VAC
H: Thu nhập buôn bán
Tiền lãi sản phẩm
Tiền tiết kiệm
Tiền làm nghề phụ
H: Tự liên hệ trả lời
Hoạt động 2.2
(?): Ai có thể tham gia đóng góp thu nhập cho gia đình
(?): Làm gì để tăng thu nhập cho gia đình?
Hoàn thành bài tập/ SGK
Yêu cầu trả lời miệng bài này
(?): Để phát triển kinh tế gia đình cần có hình thức nào khác
(?): Đối với học sinh cần làm gì để phát triển thu nhập gia đình
(?): Liên hệ bản thân từng học sinh
G: bổ sung
Có thể giúp gia đình trồng rau, nuôi gà, lợn, làm việc phụ giúp.
2) Các hình thức thu nhập.
H: Mọi thành viên trong gia đình
H: Làm thêm nghề phụ
H: Tiết kiệm, không lãng phí
H: Liên hệ với chính mình xem đã tiết kiệm chưa
Hoạt động 3: Củng cố (5’)
Chọn câu trả lời
(?): Thu nhập của gia đình công chức?
H: trả lời
Bằng tiền
Bằng hiện vật
Cả 2
Hoạt động 4: Về nhà
Trả lời câu hỏi 2, 3, 4? SGK
Đọc trước bài 26
******************************************************************
Tiết 63
Chi tiêu trong gia đình 
I) Mục tiêu 
Học sinh nắm chi tiêu trong gia đình là gì?
Biết các khoản chi tiêu: chi cho nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần
Biết cách ý thức tiết kiệm phù hợp
II) Chuẩn bị 
G: Tranh ảnh, sơ đồ SGK
III) Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Thu nhập gia đình sản xuất nông nghiệp bao gồm những gì?
So sánh với gia đình ở TP có gì khác
2. Em đã làm gì để tăng thu nhập của gia đình
H: trả lời
H: trả lời
Hoạt động 2: Bài mới
(?): Con người cần có nhu cầu gì cho cuộc sống?
G: Để đáp ứng được những nhu cầu đó cần phải có thu nhập
(?): Gia đình em ai là người tạo ra thu nhập
(?): Em hiểu thế nào là chi tiêu trong gia đình
1. Chi tiêu trong gia đình là gì?
H: Ăn, mặc, đi lại, bảo vệ sức khỏe, vui chơi giải chí...
H: Bố mẹ, anh, chị....
H: Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thỏa mãn nhu cầu về vật chất và nhu cầu văn hóa của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ
Hoạt động 2.2
G: Yêu cầu mỗi học sinh liệt kê hoàn thành bài sau về gia đình
G: Thống nhất và chia ra làm 2 loại
Nhu cầu vật chất
Nhu cầu về văn hóa
(?): Nhu cầu vật chất bao gồm những gì?
G: Có thể bổ sung
(?): Nhu cầu tinh thần bao gồm những gì
Yêu cầu hoàn thành bài tập
Đánh dấu * vào ô vuông gia đình phải chi tiêu.
(?): Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những nhu cầu trên
(?): Nhu cầu chi tiêu về văn hóa của các gia đình có khác nhau không? Vì sao
G: bổ sung khác nhau vì
giữa thành phố và nông thôn nhận thức khác nhau
điều kiện sống sinh hoạt khác nhau
thu nhập của các gia đình khác nhau
 - do quan niệm khác nhau
2) Các khoản chi tiêt trong gia đình
H: Làm việc
Mô tả nhà ở
Số thành viên trong gia đình
Nghề từng thành viên
Phương tiện đi lại
Món ăn hàng ngày
Sở thích từng người
H: Chi ăn, mặc, ở, đi lại, sức khỏe mỗi thành viên
Chi học tập, vui chơi giải trí, thăm viếng, cưới hỏi, hội họp
Học tập con cái
Học nâng cao của bố mẹ
Mua báo chí, phim ảnh
Nghỉ mát, giải trí
Thăm viếng, hội họp
H: a-> e-> b-> c-> d
H: Do điều kiện vật chất, thu nhập của họ nên khác nhau
Hoạt động 3: Củng cố 
Hãy chọn câu đúng cho bài tập sau
a. ăn uống f. đi lại
b. may mặc g. thăm viếng
c. học tập h. bảo vệ SK
d. giải trí i. Hội họp
H: trả lời: Nhu cầu vật chất bao gồm
ăn uống
may mặc
ở
đi lại
bảo vệ sức khỏe
Hoạt động 4: Về nhà
Học bài câu 1, 2/ SGK
 - Đọc trước bài 
******************************************************************
Tiết 64
Chi tiêu trong gia đình (tiếp)
I) Mục tiêu 
Biết được sự khác nhau về chi tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam
Các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình
Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình và có ý thức tiết kiệm trong gia đình
II) Chuẩn bị 
G: Bảng phụ hình vẽ 3, 4, 5/ SGK
III) Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Chi tiêu trong gia đình là gì? liên hệ với gia đình chi tiêu những gì?
2. Nêu nhóm chi tiêu cho nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần
3. Nhận xét đánh giá kết quả
H: trả lời
H: trả lời
Hoạt động 2: Bài mới
G: Hình thức thu nhập các hộ gia đình thành phố, nông thôn khác nhau-> việc chi tiêu các gia đình ở 2 khu vực này khác nhau cơ bản
(?): Mức chi tiêu gia đình thành phố có gì khác với gia đình ở nông thôn
G: Bổ sung
G: Yêu cầu hoàn thành cột 5/SGK/ 29
Gọi 1 học sinh ghi kết quả lên bảng
H: khác nhận xét bổ sung hoàn thiện đúng
(?): Qua bảng em có nhận xét gì về hình thức chi tiêu của các hộ gia đình nông thôn- thành thị.
1. Chi tiêu của các hộ gia đình ở VN
H: Suy nghĩ trả lời
H: ghi
Gia đình nông thôn: sản xuất ra sản phẩm và trực tiếp tiêu dùng. Chi tiêu vào đồ dùng phục vụ, mặc,...
Gia đình thành phố: thu nhập bằng tiền nên phải mua sản phẩm và chi trả
Hoạt động 2.2
Yêu cầu học sinh đọc khái niệm về cân đối thu chi
G: Muốn có tích lũy phải cân đối thu chi hợp lý.
Yêu cầu đọc 4 ví dụ SGK/ 130
(?): Thế nào là chi tiêu hợp lý
(?): Cho biết sự chi tiêu của 4 hộ gia đình đã hợp lý chưa
(?): Nếu không chi tiêu hợp lý sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Liên hệ với gia đình xem đã hợp lý chưa
(?): Có biện pháp để cân đối thu chi
Quan sát hình vẽ 4.37/ SGK
(?): Hãy quyết định mua gì trong 3 trường hợp: Rất cần-> Cần-> Chưa cần
G: có thể đưa tình huống
(?):Theo em phải làm gì để mỗi gia đình có phần tích lũy
(?): Bản thân em làm gì để góp phần tiết kiệm chi tiêu trong gia đình
(?): Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về lợi ích của tiết kiệm
2) Cân đối thu chi trong gia đình
H: Chi tiêu hợp lý là mức độ chi tiêu phù hợp với khả năng thu nhập của gia đình và phải tích lũy
H: Đã hợp lý vì tổng thu lớn hơn tổng chi
H: 
Nợ nần, đói khổ
H: Chi tiêu phải có kế hoạch
H: Rất cần
Cần
Chưa cần thiết
H: tích lũy
tiết kiệm
Tiết kiệm là quốc sách
Buôn tàu bán bè không bằng ăn dễ hà tiện
Hoạt động 3: Củng cố 
Chi tiêu của gia đình thành phố, nông thôn có nhiều khác nhau. Cần phải biết gia đình ở khu vực nào để làm thu chi cho hợp lý
Hoạt động 4: Về nhà
Học bài trả lời câu hỏi
Đọc trước bài mới
Tiết 65 - 66
Thực hành: Bài tập về tình huống thu chi trong gia đình
I) Mục tiêu 
Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về thu chi trong gia đình
Xác định mức thu chi của gia đình trong 1 tháng hoặc 1 năm
Có ý thức giúp đỡ gia đình tiết kiệm
II) Chuẩn bị 
G: Bảng phụ, phấn mầu
H: Bảng nhóm
III) Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra
Thu nhập của gia đình bao gồm những loại nào?
Chi tiêu trong gia đình bao gồm những khoản gì?
Hoạt động 2: Thực hành
Tiết 65: Thu chi trong gia đình nông thôn
Tiết 66: Thu chi trong gia đình thành phố
Bước 1: Phân công bài thực hành
Chia lớp làm 4 nhóm: theo tổ, nhóm ở lớp
Nhóm 1: Thu chi trong gia đình công dân ở nông thôn (mục Ia)
Nhóm 2: Thu chi trong gia đình nông dân ở nông thôn (mục Ib)
Nhóm 3: Thu chi trong gia đình buôn bán ở nông thôn (mục Iia)
Nhóm 4: Thu chi trong gia đình 1 & h/s trong nhóm
Bước 2: Hướng dẫn thực hành
G: gợi ý hướng dẫn học sinh theo từng nội dung
Nêu thu nhập...
Cân đối thu chi: Chi các khoản cố định
 Chi các khoản phát sinh
 Chi cho nhu cầu văn hóa
Tích lũy trong tháng, năm
Bước 3: Học sinh thực hành
Các nhóm tiến hành thực hành ra bảng nhóm
Đại diện lên thuyết trình
Bước 4: Giáo viên nhận xét giờ thực hành
Chấm điểm cho các tổ
Hoạt động 3-4: Củng cố, về nhà
- Chuẩn bị nội dung ôn tập kiểm tra học kỳ II
Tiết 67 - 68
Ôn tập cuối năm
I) Mục tiêu 
Qua tiết ôn tập học sinh nhớ lại các đơn vị kiến thức đã học của chương IV và kiến thức trọng tâm
Nắm vững kiến thực và kỹ năng thu chi, nấu ăn trong gia đình
Vận dụng một số kiến thức đã học vào cuộc sống
II) Chuẩn bị 
G: Bảng phụ
III) Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Ôn tập
Bước 1: Bảng phụ câu hỏi
Tại sao phải ăn uống hợp lý
Nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm là gì? Nêu các biện pháp tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
Chọn thực phẩm cho phù hợp
Nêu các công việc cần làm khi sơ chế thực phẩm? Ví dụ minh họa
Thu nhập gia đình là gì? có những loại thu nhập nào
Em làm gì để góp phần cân đối thu chi trong gia đình
Bước 2: Phân công học sinh ôn tập
Mỗi nhóm 4- 6 em
Chia làm 2 đợt thảo luận: đợt 1: 4 câu hỏi 1, 2, 3, 4
 đợt 2: 2 câu còn lại
Thảo luận nhóm rồi ghi kết quả ra bảng nhóm từng câu
Bước 3: Học sinh thảo luận
Các ý kiến của từng em trong tổ được ghi lại
Trả lời từng câu hỏi
Nhóm trưởng tóm tắt ý kiến của các bạn
Cá nhân bổ sung nội dung còn thiếu và sắp xếp nội dung có ý bằng nhau
G: yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung trả lời các câu hỏi được phân công
H: Bổ sung hoàn thiện từng câu
G: Chốt nội dung và yêu cầu học sinh ghi nhớ
Hoạt động 2
- Nhắc nhở nội dung kiểm tra học kỳ II: cho học sinh về nhà ôn tập
Tiết 69
Kiểm tra học kỳ II
I) Mục tiêu 
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của học sinh, cách dạy của giáo viên và rút kinh nghiệm về nội dung chương trình môn học
II) Chuẩn bị 
G: Đề kiểm tra học kỳ (bảng phụ)
III) Tiến trình hoạt động
Nội dung
Đáp án
Điểm
Phần A: Trắc nghiệm
1. Hãy chọn nội dung ở 2 cột nối lại cho phù hợp
2,5 đ
1. Người lao động có thể tăng thu nhập bằng cách...
2. Thu nhập của người nghỉ hưu là...
3. Người nghỉ hưu ngoài lương có thể...
4.Những thu nhập bằng hiện vật có thể sử dụng trực tiếp cho...
5. Làm các công việc nội trợ giúp đỡ gia đình cũng là...
a. Lương hưu, lãi tiết kiệm
b. Làm kinh tế phụ để tăng thu nhập
c. Nhu cầu hàng ngày của gia đình, còn 1 phần đem bán để lấy tiền chi cho nhu cầu khác.
d. Góp phần tăng thu nhập gia đình
e. Làm thêm giờ, tăng năng suất lao động
g. Có một khoản tiền để chi cho việc đột xuất
1- e
2- a
3- b
4- c
5- d
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
2. Điền Đ hoặc S vào ô trống
1. Chỉ cần ăn 2 bữa trưa và tối, không cần ăn sáng
2. Bữa ăn hợp lý là bữa ăn cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể
3. Có thể thu dọn bàn khi còn người đang ăn
4. Trẻ đang lớn cần nhiều thức ăn giàu chất đạm
S
Đ
S
Đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Phần B: Tự luận
Câu 1: Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm
Câu 2: Thực đơn là gì? Hãy xây dựng một thực đơn cho 1 bữa ăn trong gia đình em
Nêu được 6 biện pháp
Định nghĩa thực đơn.
Nêu 1 thực đơn hợp lý
3 đ
1 đ
1.5 đ
Phần C: Thu bài vê chấm

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 8(40).doc