Giáo án Công dân 8 tiết 29: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giáo án Công dân 8 tiết 29: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tiết 29

Bài 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức.

- Nêu được hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật.

- Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Kĩ năng.

Biết phân biệt Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.

3. Thái độ.

- Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu về hiến pháp.

- Có ý thức tự giác sống và làm việc theo hiến pháp.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: Hiến pháp 1992

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức. 8A 8B

2. Kiểm tra bài cũ.

H: Thế nào là quyền tự do ngôn luận? công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công dân 8 tiết 29: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/ 3/ 2011
Ngày giảng:
8A..
8B.. Tiết 29
Bài 20: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Nêu được hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật.
- Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Kĩ năng.
Biết phân biệt Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
3. Thái độ. 
- Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu về hiến pháp.
- Có ý thức tự giác sống và làm việc theo hiến pháp.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên: Hiến pháp 1992
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức. 8A 8B
2. Kiểm tra bài cũ.
H: Thế nào là quyền tự do ngôn luận? công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào?
Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề.
HS: Đọc bài.
GV: Đó là một trong các điều luật của Hiến pháp năm 1992
H: Từ khi thành lập đến nay nhà nước ta đã ban hành mấy bản hiến pháp? Vào những năm nào?
HS: Đã ban hành 4 bản hiến pháp:
- Hiến pháp 1946
- Hiến pháp 1959
- Hiến pháp 1980
- Hiến pháp 1992
GV: Nhận xét.
- Mỗi bản hiến pháp ra đời đều đánh dấu một thời kì, một giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.Khẳng định những thắng lợi đã đạt được đồng thời đề ra phương hướng xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì đổi mới.
+ Hiến pháp 1946: Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước ban hành hiến pháp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
+ Hiến pháp 1959. Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
+ Hiến pháp 1980. Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. 
+ Hiến pháp 1992. Đây là hiến pháp của thời kì đổi mới.
H: Em hiểu thế nào là hiến pháp?
HS: Trả lời.
GV: Chốt ý.
GV: Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng. Vậy hiến pháp 1992 của thời kì đổi mới có nội dung ra sao..
H: Hiến pháp 1992 được thông qua ngày tháng năm nào?
HS: 15/ 4/ 1992
GV: Hiến pháp 1992 bao gồm 147 điều, chia làm 12 chương.
Gv: Nội dung các chương.
I.Đặt vấn đề.
1. Hiến pháp 1992.
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với hiến pháp.
Hiến pháp 1992 bao gồm 147 điều, chia làm 12 chương.
Chương I. Nước CHXHCN Việt Nam- chế độ chính trị
14 điều ( Từ điều 1-> 14)
Chương II. Chế độ kinh tế
15 điều ( Từ điều 15 -> 29)
Chương III. VH- GD- KH- Công nghệ
14 điều ( Từ điều 30-> 43)
Chương IV. Bảo vệ tổ quốc VN Xã hội chủ nghĩa
5 điều ( Từ điều 44-> 48)
Chương V. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của CD
34 điều ( Từ điều 49-> 82)
Chương VI. Quốc hội
18 điều ( Từ điều 83-> 100)
Chương VII. Chủ tịch nước
8 điều ( Từ điều 101-> 108)
Chương VIII. Chính phủ
8 điều ( Từ điều 109-> 117)
Chương IX. HĐND & UBND
8 điều ( Từ điều 118-> 125)
Chương X. Tòa án ND& UBND
15 điều ( Từ điều 126-> 140)
Chương XI. Quốc kì, quốc huy, quốc ca, thủ đô, ngày quốc khánh
5 điều ( Từ điều 141-> 145)
Chương XII. Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp
2 điều ( Từ điều 145-> 147)
HS: Hoàn thành vào vở các chương, số điều tương ứng.
H: Em hãy cho biết những nội dung chủ yếu về chế độ chính trị mà hiến pháp 1992 quy định?
HS: Hiến pháp khẳng định bản chất của nhà nước XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
H: Quyền lực chính trị thuộc về ai?
HS: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp CN, ND và đội ngũ tri thức.
H: Mục đích của chế độ chính trị là gì?
HS: Bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của nhân dân, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng- DC và văn minh.
H: Nội dung chính về chế độ kinh tế ở nước ta do hiến pháp 1992 quy định như thế nào?
HS: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.. với mục đích làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân.
H: Hãy cho biết nội dung chủ yếu về chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học , công nghệ?
HS: Về văn hóa: Nhà nước bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam dân tộc, hiện đại, nhân văn, kế thừa và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan.
Khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
Xây dựng và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ quốc gia, xây dựng nền khoa học công nghệ tiên tiến.
H: Hãy cho biết nội dung chủ yếu của hiến pháp 1992 về quyền và nghĩa vụ của công dân?
HS: Trả lời.
GV: Chốt ý.
GV: Giảng
- Về các lĩnh vực:
+ Chính trị: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng nam, nữ, quyền tham gia quản lí nhà nước.
+ Kinh tế: Công dân có quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản, có nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích.
+ VHXH, khoa học, công nghệ, giáo dục.. Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, nghiên cứu khoa học. Ngoài ra công dân còn có quyền tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí..
H: Hiến pháp 1992 khẳng định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước như thế nào?
HS: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan, nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Hoạt động 2. Luyện tập.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1.
HS: Suy nghĩ làm bài.
GV: Gọi một số HS lên bảng làm bài.
GV: Nhận xét, kết luận.
2. Nội dung hiến pháp quy định.
- Những vấn đề nền tảng, nguyên tắc mang tính định hướngcủa đường lối xây dựng, phát triển đất nước.
- Bản chất của nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
II. Bài tập.
Bài 1:
Các lĩnh vực 
Điều luật 
Chế độ chính trị 
Điều 2
Chế độ kinh tế 
Điều 15,23
VH,GD,KH & CN
Điều 40
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 
Điều 52,57
Tổ chức bộ máy Nhà nước 
Điều 101,131
Củng cố.
GV: Khái quát nội dung toàn bài.
Hướng dẫn về nhà.
 - HS về nhà chuẩn bị phần còn lại của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 29.doc