I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu :
- Bổn phận của con cái, ông bà, cha mẹ trong gia đình
- Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
2. Kỹ năng:
- Lấy ca dao, tục ngữ nói về gia đình.
3. Thái độ:
- HS tôn trọng gia đình, có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc.
II. Các kỹ năng cần được giáo dục trong bài:
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm gương về lao động.
- Rèn luyện năng động, sáng tạo trong thực tiễn.
III. Tiến trình:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Lao động tự giác là gì? Cho VD thể hiện tính tự giác lao động của bản thân em trong học tập?
2. Lao động sáng tạo là gì? Cho VD thể hiện tính sáng tạo của em trong học tập hoặc trong lao động?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Trong cuộc sống có nhiều tấm gương hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ đáng để chúng ta học hỏi. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay đó là bài 12: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình”.
BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH Ngày soạn: 26 – 11 – 2012 Ngày dạy: 30 – 11 – 2012 Tuần: 14 Tiết: 14 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu : - Bổn phận của con cái, ông bà, cha mẹ trong gia đình - Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. 2. Kỹ năng: - Lấy ca dao, tục ngữ nói về gia đình. 3. Thái độ: - HS tôn trọng gia đình, có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc. II. Các kỹ năng cần được giáo dục trong bài: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm gương về lao động. - Rèn luyện năng động, sáng tạo trong thực tiễn. III. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Lao động tự giác là gì? Cho VD thể hiện tính tự giác lao động của bản thân em trong học tập? 2. Lao động sáng tạo là gì? Cho VD thể hiện tính sáng tạo của em trong học tập hoặc trong lao động? 3. Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Trong cuộc sống có nhiều tấm gương hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ đáng để chúng ta học hỏi. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay đó là bài 12: “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình”. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 2: Hình thành biểu tượng về nghĩa vụ và bổn phận của con cái đối với gia đình. Giáo dục gia đình. GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi trong 4’ rồi trình bày, các nhóm khác bổ sung và nhận xét cho nhau * Nhóm 1: Kể những việc làm mà ông, bà, cha, mẹ đã làm cho em? * Nhóm 2: Kể những việc làm mà em đã làm cho gia đình? * Nhóm 3: Một đứa trẻ mà không có tình thương của gia đình thì sẽ ra sao? * Nhóm 4: Điều gì sẽ xảy ra nếu em là người không có trách nhiệm với gia đình? GVKL chuyển ý Hoạt động 3: hướng dẫn HS khai thác mục Đặt vấn đề Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. * Thảo luận tổ: Tổ 1, 2: Em hiểu thế nào về bài ca dao trên? Tổ 3, 4: Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào? GV: yêu cầu HS đọc mục 1 GV: Tuấn là người như thế nào? Em hãy chứng minh? HS trả lời: GV: Cụ Lam là người như thế nào? Nếu là con trai cụ, em sẽ làm thế nào? HS suy nghĩ trả lời: GV: em có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với ông bà, cha mẹ? HS trả lời: I. Đặt vấn đề: TL tổ 1,2: Bài ca dao trên nói về tình cảm gia đình. Công lao dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn,là con cái phải biết hiếu thảo và phụng dưỡng cha mẹ. TL tổ 3,4: Tình cảm của gia đình đối với em vô cùng thiêng liêng, cao quí nhờ có sự chỉ dạy tận tình của những người thân trong gia đình như: ông bà, cha mẹ mà chúng ta mới được nên người. - Bài học: Chúng ta phải biết quí trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà, cha mẹ. 4. Củng cố: Hoạt động 4: Liên hệ thực tế và làm bài tập cũng cố - GV cho HS lấy những câu ca dao tục ngữ nói về gia đình. - GV: tập cho HS hát bài :”Ba ngọn nến lung linh” 5. Đánh giá: - GV tổ chức cho HS làm việc theo bàn, phát phiếu học tập lần lược các tình huống 2, 3, 4, 5 sgk tr. 33. HS tập trung làm việc trong 3’ rồi trình bày, nhóm nào có kết quả làm việc tốt nhất sẽ được ghi điểm. 6. Hướng dẫn về nhà: Về nhà - Học và trả lời câu hỏi cuối bài - Làm bài tập trong SGK tr.33 7. Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: