I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu :
- Khái niệm lao động tự giác, sáng tạo và ý nghĩa của nó
- Cách rèn luyện tính lao động tự giác, sáng tạo.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng lao động tự giác, sáng tạo trong mọi lĩnh vực.
3. Thái độ:
- Luôn luôn hướng tới và tìm tòi những cái mới trong học tập và trong lao động
II. Các kỹ năng cần được giáo dục trong bài:
Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm gương về lao động, rèn luyện năng động, sáng tạo trong thực tiễn.
III. Tiến trình:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy lấy 1 số câu ca dao. Tục ngữ có nội dung nói về lao động?
“Siêng nhặt chặt bị”
“Quen tay hay viêc”
“Miệng nói, tay làm”
“Trăm hay không bằng tay quen”
Ngày Soạn: 21 – 11 – 2012 Ngày dạy: 23 – 11 – 2012 Tuần: 13 Tiết: 13 BÀI 11: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO (TT) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu : - Khái niệm lao động tự giác, sáng tạo và ý nghĩa của nó - Cách rèn luyện tính lao động tự giác, sáng tạo. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng lao động tự giác, sáng tạo trong mọi lĩnh vực. 3. Thái độ: - Luôn luôn hướng tới và tìm tòi những cái mới trong học tập và trong lao động II. Các kỹ năng cần được giáo dục trong bài: Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm gương về lao động, rèn luyện năng động, sáng tạo trong thực tiễn. III. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy lấy 1 số câu ca dao. Tục ngữ có nội dung nói về lao động? “Siêng nhặt chặt bị” “Quen tay hay viêc” “Miệng nói, tay làm” “Trăm hay không bằng tay quen” 3. Nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 5: hướng dẫn HS khai thác nội dung bài học GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi trong 4’ rồi trình bày, các nhóm khác bổ sung và nhận xét cho nhau * Nhóm 1: lao động tự giác là gì? Cho VD? * Nhóm 2: lao động sáng tạo là gì? Cho VD? * Nhóm 3: lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo là gì? * Nhóm 4: HS phải rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo như thế nào? GVKL và tuyên dương nhóm trả lời xuất sắc. 4. Củng cố: Hoạt động 6: Liên hệ thực tế và làm bài tập cũng cố GV: để rèn luyện tính tự giác, sáng tạo, thái độ chúng ta phải ra sao? HS suy nghĩ trả lời: GV: biện pháp rèn luyện trong học tập là gì? HS suy nghĩ trả lời: II. Bài học: 1. Lao động tự giác: - Chủ động làm việc - Không đợi ai nhắc nhở - Không bị ràng buộc hay áp lực nào. 2. Lao động sáng tạo: - Luôn suy nghĩ tìm tòi cải tiến cái mới. - Tiết kiệm, làm cho NSLĐ cao. 3. Ý nghĩa: - Giúp ta có kiến thức, kĩ năng thuần thục - Hoàn thiện và phát triển nhân cách - Chất lượng và hiệu quả lao động cao 4. HS rèn luyện: - Phải có kế hoạch rèn luyện trong mỗi lĩnh vực III. Bài tập: 1. Thái độ: - Coi trọng các hình thức lao động - Lao động cần cù, khoa học, chống việc làm đối phó, cẩu thả 2. Biện pháp: - Đề ra kế hoạch cụ thể - Rút kinh nghiệm. 5. Đánh giá: GV cho HS làm bài tập 1, 2, 3 sgk tr.20 Đánh dấu (x) vào ô trống cách học tự giác và sáng tạo. Học thuộc lòng các công thức, qui tắc bài học trong sách giáo khoa Dụa vào bài giảng trong sách tham khảo, chép lại thành bài của mình. Nắm chắc kiến thức đã học, tự mình tìm cách giải các bài tập khó độc đáo. Học thuộc lòng các bài tập mẫu để chuẩn bị cho kì thi. Hãy chọn đúng( Đ) hoặc sai (S) cho mỗi ý kiến sau đây? 1. Người lao động tự giác, sáng tạo là người luôn suy nghĩ tìm ra cách làm mới, tạo ra hiệu quả mới. 2. Người học sinh tự giác sáng tạo trong học tập luôn coi trọng những bài làm mẫu có sẳn lấy đó làm mực thước để áp dụng vào giải quyết bài tập. 3. Người lao động tự giác sáng tạo là người có nhiệt tình và năng lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn vào cuộc sống. 4. Người lao động tự giác sáng tạo không bao giờ phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. 6. Dặn dò: Về nhà - Học và trả lời câu hỏi cuối bài - Làm bài tập 3,4 trong SGK tr.20 - Chuẩn bị cho bài tiếp theo 7. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: