Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 8

Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 8

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 ( O. Hen-ri ) (Tiết 1)

A - Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp hs

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ.

- Lòng cảm thông, chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo.

- ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc- hiểu tác phẩm.

- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nt kể chuyện của nhà văn.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

3. Thái độ:

- Biết sống yêu thương, cảm thông và có nghị lực sống.

B - Chuẩn bị

- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết

- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.

C. Tổ chức các hoạt động dạy – học

1. Ổn định lớp: 8A: .

8B : .

2 - Kiểm tra : 5

 ? Phân tích những ưu, nhược điểm của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong đoạn trích ''Đánh nhau với cối xay gió''

 ? Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong tác phẩm , phân tích ngữ liệu, bài học rút ra.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1 .10 . 2010 Tiết 29 Bài 8
Ngày giảng: 8A : 4 .10
 8B : 4 . 10
chiếc lá cuối cùng 
 ( O. Hen-ri ) (Tiết 1)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp hs
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ. 
- Lòng cảm thông, chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo.
- ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc- hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nt kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. 
3. Thái độ:
- Biết sống yêu thương, cảm thông và có nghị lực sống.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .......................................
8B : ...................................
2 - Kiểm tra : 5’
 ? Phân tích những ưu, nhược điểm của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong đoạn trích ''Đánh nhau với cối xay gió''	
	 ? Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong tác phẩm , phân tích ngữ liệu, bài học rút ra.
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 2’
 Tình cảm tương thân tương ái của con người luôn là một tình cảm đẹp và là mạch cảm hứng bất tận của thơ văn . Chính những tình cảm cao đẹp ấy đã giúp con người có được nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống . Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn '' Chiếc lá cuối cùng '' .
HĐ2: Tìm hiểu chung.
- Mục tiêu : 
 + Nắm được sư lược về tác giả- tác phẩm.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 20’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
H: Em hiểu gì về cuộc đời O Hen-ri 
- Giáo viên giới thiệu thêm: 
+ Cha ông là thày thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên 3; 15 tuổi đã phải thôi học, đi làm ở một hiệu thuốc, sau đó làm nhân viên kế toán, vẽ tranh, thủ quỹ ngân hàng.
+ Ông thường sử dụng kiểu đảo ngược tình thế 2 lần 1 cách đột ngột, bất ngờ
- Truyện của ông thường toát lên tinh thần nhân đạo cao cả.
- Ông thường sử dụng kiểu đảo ngược tình thế 2 lần 1 cách đột ngột, bất ngờ
*) Đọc
- GV: Là văn bản được kết hợp cả 3 phương thức biểu đạt nhưng tự sự là phương thức chính, ta nên đọc với giọng điệu như thế nào? 
- Giọng nhẹ nhàng và diễn tả được tâm trạng và thái độ của các nhân vật...
- GV đọc mẫu đoạn 1 và yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp hết văn bản.
H : Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào.
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
H: Truyện kể về sự việc gì và những nhân vật nào?
- HS tóm tắt văn bản: 
Giôn -xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuói cùng của cây thường xuân bên của sổ rụng, và cô nghĩ rằng khi đó mình sẽ chết. Nhưng qua một ngày và một đêm mưa gió phũ phàng , chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng và Giôn - xi qua cơn hiểm nghèo.
Xiu-đi đã cho cô biết chiếc lá ấy là do cụ hoạ sĩ già bơ-men đã vẽ trong đêm mưa gió và cụ đã chết vì sưng phổi.
H: Nhân vật chính là ai?
- Nhân vật chính là Giôn-xi.
H: Đoạn trích có bố cục gồm mấy phần? Tiêu đề của từng phần?
*) Bố cục: 3 phần 
- Từ đầu đến : Kiểu Hà lan: Giôn-xi đợi cái chết.
- Đoạn 2 tiếp dến: Vịnh na- Plơ: Giôn-xi vượt qua cái chết.
- Đoạn 3: còn lại: Bí mật của chiếc lá cuối cùng.
H: Giải thích nghĩa các từ khó?
- Nêu hiểu biết về TG, TP
- Trình bày cách đọc
- Đọc văn bản.
- Giải thích nghĩa các từ thuộc chú thích: 1, 3, 6, 8.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
+ (1862-1910) - nhà văn Mĩ
+ Truyện của ông, nhẹ nhàng, toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động
b.Tác phẩm: 
- Là đoạn cuối của truyện ngắn...
- Bố cục: 3 phần 
HĐ2: Tìm hiểu văn bản..
- Mục tiêu : Giúp hs hiểu
 + Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm, giảng bình và thảo luận nhóm.	
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
H: Đọc thầm lại phần đầu văn bản.
H: Đoạn truyện kể về ai và về sự việc gì?
H: Tại sao khi tỉnh dậy, Giôn-xi mở to cặp mắt và thều thào ra lệnh kéo tấm rèm lên?
- Giôn-xi muốn nhìn xem chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng chưa.
H: Tình trạng của cô lúc đó như thế nào?
- Tình trạng sức khoẻ của cô rất yếu ớt, sức sống gần như cạn kiệt.
H: Câu nói của cô với Xiu về ý nghĩ của mình, về chiếc lá cuối cùng khiến em hiểu gì về tâm trạng của cô?
- Cô không tin vào sự sống của mình và ví mình cũng yếu ớt mong manh như những chiếc lá trong cơn mưa gió...
H: Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về Giôn-xi?
- Giôn-xi chán nản và luôn chờ đợi phút từ giã cõi đời
H: Theo em, tại sao Giôn-xi không đáp lại lời yêu thương và sự chăm chút của bạn?
- Giôn-xi cảm nhận được sự chăm sóc của bạn nhưng cô tuyệt vọng và không còn muốn sống nữa
H: Những suy nghĩa của Giôn- xi khiến em cảm nhận được thêm gì về cô?
H: Em có cảm xúc gì trước con người yếu đuối và tuyệt vọng như vậy?
- Giôn-xi vừa đáng thương và vừa đáng trách: Thương vì cô bị bệnh nặng lại nghèo khó; đáng trách vì cô yếu đuối và đầu hàng trước khó khăn và bệnh tật.
- Đọc thầm phần đầu văn bản.
- Tóm tắt lại đoạn truyện,nêu tiêu đề phần 1.
- Suy nghĩ trả lời
- Tìm chi tiết.
- Thảo luận
- Nhận xét
- Suy nghĩ trả lời
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật Giôn-xi.
- Yếu đuối, tuyệt vọng vì bệnh tật và nghèo khổ.
=> Vừa đáng thương vừa đáng trách.
 HĐ 4 : Củng cố:
- Mục tiêu : Nắm chắc nd – nt của bài
- Phương pháp : Vấn đáp, tái hiện.
- Thời gian: 03’
- Em hãy nêu một vài nét về nhà văn O. Hen-ri và tác phẩm : Chiếc lá cuối cùng.
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Giôn-xi
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
- Kể tóm tắt lại văn bản.
- Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Giôn-xi.- Soạn tiếp phần bài còn lại.
Ngày soạn: 28 . 9 . 2010 Tiết 30 Bài 8
Ngày giảng: 8A: 6 . 10
 8B: 6 . 10 
 Văn bản : 
chiếc lá cuối cùng( Tiếp)
 (O-Hen ri)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp hs
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mỹ. 
- Lòng cảm thông, chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo.
- ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc- hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nt kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. 
3. Thái độ: 
- Biết sống yêu thương, cảm thông và có nghị lực sống.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A:................................... 
8B : ...................................
2 - Kiểm tra : 5’
 ? Hãy nêu một vài nét về nhà văn O. Hen- ri và tác phẩm : Chiếc lá cuối cùng.
 ? Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn- xi trong truyện : Chiếc lá cuối cùng.
Đáp án: 
 Tâm trạng Giôn- xi: Lúc đầu cô chán nản, tuyệt vọng. Về sau nhờ có chiếc lá cô đã hồi sinh.
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 2’
 Giờ trước chúng ta đã dược chứng kiến tâm trạng tuyệt vọng cũng như sự hồi sinh của Giôn-xi. Cùng sống trong khu nhà và cũng là một nhân vật góp phần thể hiện chủ đề cũng như nét nghệ thuật của tác phẩm đó là Xiu và cụ Bơ-men.
HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : 
 + Lòng cảm thông, chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo.
 + ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 30’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- Hs theo dõi vb.
? Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây Thường xuân.
- Vì lo cho bệnh tật và tính mệnh của Giôn-xi, vì nhớ đến ý định sẽ chết cùng với chiếc lá cuối cùng của bạn. Họ nhìn nhau và không dám nói gì vì họ biết chỉ đêm tới lá sẽ rụng hết, Giôn-xi khó mà qua khỏi
? Hành động của Xiu đối với Giôn-xi như thế nào.
- Xiu làm theo một cách chán nản
? Em hiểu gì về tấm lòng của người bạn.
- Cúi khuôn mặt hốc hác gần gối... tha thiết an ủi, mong bạn cố sống, lo lắng bất lực chẳng biết làm gì để cứu bạn.
- Xiu chân thành và giàu lòng yêu thương bạn, có sự đồng cảm sâu sắc.
? Sáng hôm sau , Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là do cụ Bơ-men vẽ không.
- Xiu cũng ngạc hiên không ngờ chiếc lá cuối cùng còn bám lại, cô chỉ biết sau đó và cô bình tĩnh khi lần thứ 2 Giôn-xi bảo kéo mành lên
? Nếu Xiu biết trước thì sao.
- Truyện sẽ kém hay đi vì Xiu không bị bất ngờ và chúng ta không biết được tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô.
- Xiu cũng rất ngạc hiên khi nhìn thấy chiếc lá khiến truyện càng cảm động và hấp dẫn hơn.
? Tại sao tác giả lại để cho Xiu kể lại chuyện về cái chết và nguyên nhân dẫn đến cái chết của cụ Bơ-men .
- Tác giả không tả trực tiếp cái chết của cụ Bơ-men trong bệnh viện mà gián tiếp qua lời kể của Xiu.
? Qua đó em hiểu gì thêm về phẩm chất của cô hoạ sĩ trẻ này.
 câu chuyện diễn ra tự nhiên và ta hiểu thêm về Xiu: kính phục nhớ tiếc cụ hoạ sĩ và hết lòng với bạn.
? Sự thật về chiếc lá còn liên quanđến nhân vật nào.
? Cụ được giới thiệu ở phần tóm tắt như thế nào.
- Đó là một hoạ sĩ đã ngoài 60 tuổi, râu xồm, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng đã 40 năm nay vẫn chưa thực hiện được. 
? Phần đầu đoạn trích cho thấy cụ có thái độ như thế nào. 
- Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân, nhìn nhau chẳng nói năng gì.
* Cụ là người giàu lòng yêu thương, lo lắng cho Giôn-xi và có lẽ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi .
? Cụ đã vẽ bức tranh trong hoàn cảnh như thế nào.
- Vẽ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió, lạh buốt.
? Cụ phải trả giá như thế nào cho bức vẽ chiếc lá đó.
- Người ta tìm thấy 1 chiếc đèn bão còn thắp sáng, 1 chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông rơi vung vãi, bảng pha màu xanh vàng trộn lẫn.
- Cụ bị viêm phối nặng và đã chết vì sưng phổi.
? Em thấy cụ là người như thế nào.
 - Cụ thật là cao thượng, quên mình vì người khác, lại cứ lẳng lặng mà làm không hề hé răng cho ai biết.
? Có thể gọi bức tranh đó là kiệt tác được hay không? vì sao.
- Hoặc yêu cầu học sinh ghi vào phiếu học tập: chiếc lá là 1 kiệt tác vì:
+ Hình thức
+ Mục đích
+ Hoàn cảnh vẽ
+ Sự trả giá
- Học sinh điền phiếu, giáo viên kiểm tra đánh giá(trên máy chiếu). Học sinh thảo luận 
- Nó rất đẹp, rất ... chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .......................................
8B : ......................................
2 - Kiểm tra : 5’
 ? Tóm tắt tác phẩm ( GV đã giao về nhà đọc). 
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 2’
 Văn học viết về đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng VHVN. Các nhà văn là người dân tộc thiểu số là những viên ngọc quý hiếm. Trong các nhà văn ấy , Vi Hồng là một trong những cây bút xuất sắc nhất.
HĐ2: Tìm hiểu chung.
- Mục tiêu : 
 + Nắm được sư lược về TG – TP.
 - Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Qua soạn bài ở nhà em hãy nêu hiểu biết của em về TG.
- GV: Hg dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn. (VHĐP/ 60).
- Cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học thiểu số.
? Tác phẩm có nét gì đáng chú ý.
- Là một TP tiêu biểu cho phong cách nt Vi Hồng.
*) Đọc
- GV: Hướng dẫn HS đọc , tóm tắt.
? Nêu bố cục tác phẩm.
- Tác phẩm chia 10 phần (10 mẩu chuyện nhỏ). Mỗi phần kể lại một kỷ niệm trên hành trình đi tìm Mẹ chữ .
? Truyện có nội dung gì.
- Là một truyện ký mô tả lại quá trình gian khổ và đầy ý chí của nhóm HS tỉnh Cao Bằng (trong đó có tác giả) đến học tập tại (mẹ chữ) – Trường Lương Ngọc Quyến.
- Trả lời theo tiểu dẫn.
- Đọc
- Suy nghĩ trả lời.
I. Tìm hiểu chung.
 1. Tác giả. 
(1936 – 1997)
- Quê Cao Bằng.
2. Tác phẩm. 
HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : 
 + Nghệ thuật miêu tả đậm sắc màu văn hóa Tày.
 + Giá trị nội dung của tác phẩm.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Em hiểu mẹ chữ có nghĩa ntn.
- ý nói chữ nghĩa , kiến thức...
- Cách nói đậm đà bản sắc vh của người dt Tày.
? Tóm tắt hành trình đi tìm tri thức của tg.
- ( 10 phần ).
? Mỗi chuyến đi tg kể về điều gì.
- Kể về những kỷ niệm trên hành trình đi của mình.
? Phần mở đầu cho ta biết điều gì.
- ấn tượng của các em hs và nhân dân Cao Bằng về xứ Thái xa xôi.
? Tóm tắt nd phần 1 và cho biết ấn tượng ở lần này là gì.
- Thách thức ôn thi, hoãn thi, đi bộ 9 ngày trử lại C Bằng.
? Lần thứ 2 trở lại TNg có gì đáng nhớ.
- Ngủ trong quán ven đường, gặp bãy săn hổ.
? Cuộc sống học tập của các em hs được miêu tả ntn.
- Học tập gian khổ => Vượt khó để học giỏi.
? Thử thách thứ 3 có gì đặc biệt.
- Gặp vụ cướp của giết người ở đèo Xẻ Pản.
? Tinh thần của các hs ntn.
- Vượt lên khó khăn để học tập.
? Chuyến nghỉ tết các bạn hs gặp chuyện gì.
- Say quả vả suýt chết trên Đèo gió.
? Chuyến đi thứ 7,8 cả nhóm gặp rủi do nào.
- Gặp hổ dữ. Hoàng và Lư chống chọi với hổ dữ...
? Qua pt em cảm nhận được điều gì về các bạn học sinh trong truyện.
? Em có nx gì về giá trị nt của truyện.
- NT miêu tả đậm sắc mầu văn hóa Tày.(Ngôn ngữ đối thoại giầu hình ảnh ...)
- Giải thích nghĩa
- Tóm tắt
- Tìm chi tiết
- Suy nghĩ trả lời
- Tìm chi tiết
- Kq ý
- Nêu ý nghĩa
- Phát hiện yếu tố nt
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hành trình đi tìm ‘‘Mẹ chữ’’.
- Gian nan vất vả nguy hiểm cả đến tính mạng. 
2. ý nghĩa của văn bản. 
 => Ca ngợi lòng dũng cảm, khát vọng vươn lênđỉnh cao trí tuệ.
HĐ3: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 5’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Em hãy tìm những câu hỏi, hành động ứng xử, tâm lý mang bản sắc vh của đồng bào miền núi.
- Các thằng mày à !
- Ngủ rừng à!
? Qua tác phẩm, em đã rút ra được bài học gì cho mình? Hãy liên hệ với điều kiện và quá trình học tập của em hôm nay.
- HĐN
- Liên hệ
III. Luyện tập.
 HĐ 4 : Củng cố:
- Mục tiêu : Nắm chắc nd – nt của bài
- Phương pháp : Vấn đáp, tái hiện.
- Thời gian: 03’
? Tóm tắt mục III của tác phẩm nêu giá trị nd của tp.
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm các tác phẩm VH ĐP mình.
Ngày soạn: 4 . 10 . 2010 Tiết 32 Bài 8
Ngày giảng: 8A: 8 . 10
	8B: 9 . 10
lập dàn ý cho bài văn tự sự 
kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp hs
- Cách LDY cho vb ts có sd yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
2. Kĩ năng: 
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn ts kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Viết một bài văn ts có sd yếu tố miêu tả và biểu cảm có đọ dài khoảng 450 chữ. 
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức tự giác, cẩn thận trước khi làm bài.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
 (Bảng phụ ghi các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong vb ''Món quà sinh nhật'')
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV. ( Đọc kĩ văn bản ''Món quà sinh nhật'' và trả lời (?) trong SGK).
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
 1. ổn định lớp:	8A: ....................................
8B : .................................
 2 - Kiểm tra : 5’
 ? Em hãy nêu các bước xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 ? Làm bài tập 2 trong SGK tr84
Đáp án: 
- Bước 1: Lựa chọn sự việc chính
- Bước 2: Lựa chọn ngôi kể.
- Bước 3: Xác định thứ tự kể.
- Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn.
- Bước 5: Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
 3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 2’
GV nêu vấn đề: Thông thường một bài văn có bố cục mấy phần? 
	Từ câu trả lời của học sinh GV dẫn vào bài. 
HĐ2: Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự..
- Mục tiêu : 
 + Cách LDY cho vb ts có sd yếu tố miêu tả và biểu cảm. 
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 25’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản ''Món quà sinh nhật'' trong SGK - tr92
? Xác định 3 phần MB, TB, KB
? Nội dung chính của mỗi phần.
- Bài văn có 3 phần: MB, TB, KB
+ MB: Từ đầu đến la liệt trên bàn: kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật
+ TB: tiếp (la liệt không nói trên bàn): tập trung kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
+ KB: còn lại cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật
? Sự việc chính.
- Diễn biến của buổi sinh nhật
? Ngôi kể.
- Ngôi thứ nhất: tôi (Trang)
? Thời gian.
- Buổi sáng.
? Không gian.
- Trong nhà Trang.
? Hoàn cảnh.
- Ngày sinh của Trang có các bạn đến chúc mừng.
? Sự việc xoay quanh nhân vật nào.
- Sự việc xoay quanh nhân vật Trang (nhân vật chính)
? Ngoài ra còn có các nhân vật nào.
- Ngoài ra còn có Trinh, Thanh và các bạn khác.
+ Trang hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột
+ Trinh: kín đáo, đằm thắm, chân tình
+ Thanh: hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.
? Diễn biến của câu chuyện như thế nào 
(mở đầu, đỉnh điểm, kết thúc)
- Mở đầu: buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp đến hồi kết thúc, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.
- Diễn biến: Trinh đến và giải toả những nỗi băn khoăn của Trang. Đỉnh điểm là món quà độc đáo: 1 chùm ổi được Trinh chăm sóc từ nhỏ
- Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo.
? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm và tác dụng của chúng.
- Miêu tả: nhà tôi tấp nập ... chật cả nhà ... Trinh đang tươi cười ...
=> T/dụng: miêu tả tỉ mỉ các diễn biến của buổi sinh nhật giúp người đọc hình dung ra không khí của nó, cảm nhận được tình bạn.
- Biểu cảm: bồn chồn không yên, bắt đầu lo, tủi thân, giận mình, run run cảm ơn Trinh ...
=> T/dụng: bộc lộ tình bạn chân thành, sâu sắc.
- Trình tự t kết hợp hồi ức (nhớ lại sự việc)
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm sau đó treo bảng phụ ghi các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
? Em hãy rút ra nhận xét: nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì.
- Giáo viên chốt kiến thức:
+ MB: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (có thể nêu kết quả, số phận của nhân vật trước)
+ TB: kể lại diễn biến câu chuyện theo 1 trình tự nhất định. Trong khi kể, kết hợp miêu tả người, sự việc, thể hiện tình cảm, thái độ của người viết.
- KB: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Đọc vb
- X định bố cục
- Tìm chi tiết
- Suy nghĩ phát biểu , bổ sung
- HĐN
- Đọc ghi nhớ 
I. Dàn ý của bài văn tự sự.
1. Ví dụ: 
văn bản ''Món quà sinh nhật''
2. Nhận xét:
- Bố cục: 3 phần
*) Ghi nhớ: (SGK)
HĐ3: Luyện tập..
- Mục tiêu: 
 Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 10’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Lập dàn ý văn bản ''Cô bé bán diêm''
- Gợi ý theo SGK - tr95
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm:
+ Nhóm 1: MB, KB
+ Nhóm 2: 2 lần quẹt diêm đầu.
+ Nhóm 3: 3 lần cuối
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét
- Giáo viên đánh giá.
a) Mở bài:
- Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa
- Giới thiệu nhân vật chính: cô bé bán diêm 
- Giới thiệu gia cảnh của nhân vật chính cô bé bán diêm 
b) Thân bài:
* Lúc đầu do không bán được diêm nên:
- Sợ không dám về nhà
- Tìm chỗ tránh rét
- Vẫn bị gió rét hành hạ đến nỗi đôi bàn tay đã cứng đờ ra.
* Em bé quẹt từng que diêm để sưởi ấm cho mình: 
- Lần 1 tưởng như ngồi trước lò sưởi
- Lần 2 thấy một bàn ăn thịnh soạn
- Lần 3 thấy cây thông Nô-en, nến...
- Lần 4 thấy bà đang mỉm cười
- Cuối cùng bật hết diêm để níu giữ bà
* Miêu tả: ngọn lửa xanh lam, trắng ra, rực hồng, tuyết phủ kín mặt đất, diêm cháy và sáng rực lên, khăn bàn trắng tinh, hàng ngàn ngọn nến sáng rực...
* Biểu cảm:
+ Chà! Giá quẹt 1 que diêm ... nhỉ?
+ Chà! ánh sáng kì dị làm sao
+ Thật là dễ chịu...
+ Em chưa bao giờ thấy bà to lớn...
 Các yếu tố này đan xen trong quá trình kể chuyện cảnh mộng tưởng và thực được tác giả miêu tả sinh động, kèm theo là suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật 
c) Kết bài:
- Em chết vì giá rét trong đêm giao thừa
- Thái độ của mọi người vào sáng năm mới khi nhìn thấy thi thể em.
- HĐN
- Trình bày kq.
II. Luyện tập. 
1. Bài tập :
 HĐ 4 : Củng cố:
- Mục tiêu : Nắm chắc nd – nt của bài
- Phương pháp : Vấn đáp, tái hiện.
- Thời gian: 03’
- Nhắc lại dàn ý bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 2 (SGK-tr95). Giáo viên gợi ý:
* MB: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỷ niệm khiến mình xúc động là kỷ niệm gì?
* TB: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Thời gian, hoàn cảnh, nhân vật 
- Diễn biến sự việc
- Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động ấy
* KB: Em có suy nghĩ gì về kỷ niệm đó
- Xem trước đề bài trong SGK: Viết bài số 2 tr 103 để chuẩn bị viết bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 8.doc