Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 17

Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 17

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3.

A - Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Giúp hs thông qua tiết trả bài để tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài .

2. Kĩ năng:

- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.

3. Thái độ:

- Có thái độ cầu thị, biết khắc phục sửa chữa sai lầm.

B - Chuẩn bị

- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết

- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.

C. Kỹ năng sống được gd trong bài;

- Hs tự nhận thức, tìm kiếm và xử lý thông tin.

D. Tổ chức các hoạt động dạy – học

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3 . 12 . 2010 Tiết 64 Bài 17 
Ngày giảng: 8A: 6 . 12
 8B: 6 . 12
Trả bài tập làm văn số 3.
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Giúp hs thông qua tiết trả bài để tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài .
2. Kĩ năng: 
- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
3. Thái độ: 
- Có thái độ cầu thị, biết khắc phục sửa chữa sai lầm.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài ;
- Hs tự nhận thức, tìm kiếm và xử lý thông tin.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .............................................
8B : ............................................
2 - Kiểm tra : 
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
HĐ2: Trả bài
I. Đề bài:
1. Đề 8A : Thuyết minhvề cây bút bi.
 2. Đề 8B: Thuyết minh về cái phích nước. 
II. Dàn ý: ( tiết 55,56)
*) Đề 1
1. Yêu cầu về nội dung:
- Kiểu bài: Văn thuyết minh 
- Đối tượng thuyết minh: Cây bút bi.
2. Dàn ý cụ thể:
a) Mở bài: (1,5 đ )
- Giới thiệu cây bút bi một đồ dùng học tập( Để viết) của học sinh, vật dụng không thể thiếu của những người viết bài.
b) Thân bài: ( 6 đ )
- Xuất xứ: + Cơ sở sản xuất, các công đoạn làm ra- đến tay người tiêu dùng.
- Cấu tạo: + Vỏ bút, ruột bút, mực, ngòi bút....
- Sử dụng: + Khi viết cầm như thế nào, viết như thế nào...
- Bảo quản: + Đựng trong hộp, không để va đập mạnh tránh vỡ...
 + Không viết lên vật cứng, chỗ bẩn( Làm tắc bút...)
c) Kết bài: (1,5 đ )
- Bút bi cùng với các loại bút khác là vận dụng không thể thiếu của học sinh và những người làm nghề viết bài.
*) Đề 2:
1.Yêu cầu về nội dung
- Kiểu bài: Văn thuyết minh 
- Đối tượng thuyết minh: về cỏi phớch nước
2. Dàn ý cụ thể:
a) Mở bài: ( 1,5đ )
- Định nghĩa về cái phích: một công cụ đựng nước có thể giữ được nhiệt độ lâu
b) Thân bài: ( 6đ )( PPphân tích, số liệu)
- Vai trò công dụng của phích trong gia đình
- Cấu tạo :
- Nguyên lý giữ nhiệt
- Cách bảo quản, sử dụng
- Các loại phích
c) Kết luận: 
- Sự tiện lợi của phích.
III. Nhận xét - Đánh giá
* Ưu điểm:
- Hầu hết các bài làm của các em đều tuân theo một bố cục đúng yêu cầu của kiểu bài thuyết minh một đồ vật như yêu cầu của tiết 55, 56.
- Khi thuyết minh về cái quạt và cái bóng điện, hầu hết các bài đã nêu được các đặc điểm về cấu tạo, nguyên lí hoạt động chung. Đặc biệt một số bài của hs khá trong lớp có thể hện sự nghiên cứu, tích luỹ kiến thức rất phong phú.
- Một số bài đã biết sử dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh rất hợp lí. Diễn đạt khoa học, câu văn chính xác , sinh động, không sai lỗi chính tả.
- Bài viết tốt: 
+ Hoàn, Phương, Thư (8A), 
+ Châu, Trà, Hồng (8B)
* Nhược điểm:
- Còn khoảng hơn chục bài các em trình bày nội dung rất sơ sài, thể hiện sự cẩu thả trong viết bài do kiến thức về cây bút rất hạn chế.
- 1/ 3 số bài viết làm theo một khuôn mẫu giống nhau rất sơ sài như: nêu cấu tạo, chất liệu, công dụng của từng phần mà không nêu nguyên lí hoạt động, vai trò hay cách bảo quản ...
- Vẫn tồn tại ở một số hs lỗi sai chính tả, câu, diễn đạt, dùng từ .
- Bài làm yếu: 
 + Tú , Quân, Hà Duy (8A)
 + Tuấn , ninh, Trung (8B)
IV. Trả bài - Sửa lỗi
- GV trả bài cho hs, yêu cầu hs đọc lại bài viết của mình và trao đổi bài cho nhau để sửa chữa lỗi sai
 - Gv tiến hành nhận xét cụ thể từng hs theo bảng tổng hợp trong quá trình chấm( nêu cụ thể các lỗi sai ).
 - Đọc một số bài viết hay để hs tham khảo và một số bài viết yếu để hs rút kinh nghiệm
*) Kết quả cụ thể:
 8A: G: 2 K: 5 TB: 29 Y:	4
 8B: G: 1 K: 4 TB: 30 Y:	6
HĐ 4 : Củng cố: 
 - Gv lấy điểm vào sổ.
 - Gv nhận xét ý thức hs trong giờ trả bài.
HĐ 5: Hướng dẫn tự học 
 - Về nhà tiếp tục ôn kiểu bài thuyết minh.
 - Soạn bài : " Ông đồ"
Ngày soạn: 4 . 12 . 2010 Tiết 65 Bài 17 
Ngày giảng: 8A: 8 . 12
 8B: 8 . 12
 Văn bản: 
 Ông đồ
 ( Vũ Đình Liên)
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Sự thay đổi trong đời sống xh và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn.
- Phân tích được chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: 
- Có ý thức giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được gd trong bài.
- Hs tự nhận thức được giá trị tinh thần tốt đẹp cần bảo tồn và lưu giữ.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .........................................
8B : ........................................
2 - Kiểm tra : 
 ? Đọc thuộc lòng và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật chính của bài " Muốn làm Thằng Cuội "
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
 Nhân vật ông đồ là người nho học nhưng không đỗ đạt sống thanh bần bằng nghề dạy học. Theo phong tục khi tết đến, người ta sắm câu đối hoặc đôi chữ viết trên giấy đỏ dán lên vách, lên cột vừa để trang hoàng vừa để gửi gắm lời cầu chúc tốt lành. Ông đồ là người viết thuê. Đầu thế kì XX, nền Hán học và chữ nho ngày càng mất vị trí quan trọng. ''Ông đồ chính là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn'' (Thi nhân Việt Nam). Giới thiệu ảnh chân dung Vũ Đình Liên.
HĐ2: Tìm hiểu chung.
- Mục tiêu : 
 + Hiểu biết về TG - TP
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
GV. Nêu yêu cầu đọc: Đọc diễn cảm, giọng nhẹ nhàng, buồn, nhịp thơ thay đổi từ 4/3 - > 2/2/3. -> Giáo viên đọc mẫu, gọi 2 học sinh -> nhận xét.
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
H. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? 
H. xác định kKVB & PTBĐ?- KVB: 
- Thơ trữ tình.
- Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.
- Thể thơ: Ngũ ngôn.
H. Bài thơ chia làm mấy phần? nội dung từng phần?
2. Bố cục: 3 phần
+ Khổ 1&2: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý. 
+ Khổ 3&4: Hình ảnh ông đồ thời tàn.
+ Khổ cuối : Nỗi lòng của tác giả dành cho ông đồ.
- Đọc chú thích
- Nêu hiểu biết về TG -TP 
I. Tìm hiểu chung.
1.Tác giả
- 1913 - 1996, quê gốc Hải Dương.
- Là nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới.
- Nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
b. Tác phẩm:
- Là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ giàu thương cảm.
HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : 
 + Hai thời điểm với hai khung cảnh đối lập làm nổi bật sự mai một của truyền thống, nhg giá trị văn hóa dt .
 + Sự đồng cảm của tác giả.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
HS. Đọc 2 câu thơ đầu.
H. Ông đồ xuất hiện trong thời gian nào? Ông làm việc gì? ở đâu?
- Thời Điểm: + Tết đến, hoa đào nở lại thấy ông cùng mực tàu, giấy đỏ.
- Viết câu đối thuê.
- Bên hè phố.
GV. Hoa đào là tín hiệu của mùa xuân, mùa xum vầy hạnh phú.
H. Em có nhận xét gì về từ "Mỗi", "lại" trong 2 câu thơ đầu?
- Diễn tả sự lặp đi lặp lại, sự xuất hiện một cáh đều đặn.
H. Hình ảnh "phố đông người qua"gợi cho em thấy điều gì?
- Sự đông đúc, tấp nập khi xuân về
=> Đó là bức tranh hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
H. Hình ảnh ông đồ viết chữ được gợi tả qua chi tiết nào? Em có nhận xét gì về chữ viết?
"Hoa tay thảo ....
Như .... rồng bay phượng múa"
=> Chữ ông viết rất đẹp
- BPNT so sánh, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp, sự cao quý, sinh động của nét chữ.
H. Với tài ấy đã tạo ra 1 vị thế ntn cho ông đồ trong con mắt người đời?
HS. Đọc khổ 3 &4.
H. Khỏ thơ thứ 3 cho ta thấy điều gì?
- Nỗi buồn của ông đò vì vắng khách.
GV. Thời gian cứ trôi: Một sự biến đổi lớn đã xảy ra. Ông đồ mất khách, thú chơi câu đối, chơi chữ Hán cứ giảm dần giảm dần theo mỗi năm.
H. Câu thơ nào nói lên điều đó?
"Giấy đỏ buồn không thăm
Mực đọng trong nghiên sầu"
H. Hai câu thơ trên tác giả sử dụng BPNT gì? Tác dụng?
- Nhân hóa, diễn tả nỗi cô đơn, hưu quạnh của ông đồ -> sự vật vô tri cũng cảm thấy buồn.
H. Em có nhận xét gì về hình ảnh ông đồ ở những câu tiếp theo?
- Ông đồ vẫn ngồi đó, vẫn không gian, thời gian đó nhưng là sự âm thầm, lặng lẽ bởi sự thờ ơ của mọi người.
GV.Giấy đỏ cả ngày, cả tuần phơi mặt ra phố hứng bụi mà chẳng 1 lần nhận lấy những những nét bút tung hoàng nên buồn bã, nhợt nhạt đi. Mực mài sẵn đã lâu không được động bút vào đã đọng thành khối. Đó là bao nỗi sầu tủi kết đọng, hoà cùng với mực mài nước mắt. Đó cũng chính là nỗi sầu tủi của giấy của mực, của nghiên, của bút và của ông đồ.
H. Cảnh tượng ntn được gợi lên từ 2 câu thơ cuối khổ thơ?
HS. Đọc khổ 5.
H. Có gì giống và khác nhau trong 2 chi tiết hoa đào và ông đồ ở khổ cuối và khổ đầu?
- Khổ đầu: Hoa đào nở -> Thấy ông đồ.
- Khổ cuối: Hoa đào nở -> Không thấy ông đồ xưa.
=> Thiên nhiên vẫn tồn tại bất biến, con người không thế, họ có thẻ trở thành xưa cũ.
H. 2 câu cuối có ý nghĩa gì?
- Hồn: tâm hồn, tài hoa của những con người có chữ nghĩa.
- Là lời tự vãn đ nỗi niềm thương tiếc, xót xa nghĩ đến “ những người muôn năm cú - Hồn ở đâu bây giờ?”, những đóng góp của họ mang lại vẻ đẹp VH cổ truyền sẽ còn mãi trong chúng ta).
H. Đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ?
- Lãng mạn, hoài cổ, hiện thực trữ tình.
- Thể thơ ngũ ngôn thích hợp với giọng điệu trầm lắng.
- Kết hợp đầu cuối tương ứng.
- Ngôn ngữ giản dị sâu sắc, lắng đọng.
H. Tình cảm của nhà thơ được biểu hiện như thế nào?
- Tình cảm nhà thơ biểu hiện gián tiếp và trực tiếp trong bài.
- Thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với một lớp người hết thời bị người đời lạnh nhạt và lãng quên.
- Đọc 2 câu đầu
- Tìm chi tiết
- Suy nghĩ trả lời
- Nêu nhận xét
- Tìm chi tiết
- Nhận xét kq
- Nêu tác dụng nt
- Đọc khổ 5
- Nêu ý nghĩa
- NX kq.
II.Tìm hiểu văn bản: 
1. Ông đồ thời xưa.
- Mọi người đều quý trọng, mến mộ -> Không thể thiếu 
=> Đó chính là nét đẹp trong văn hóa dân tộc Việt Nam
b. Ông đồ thời tàn
- Ông đang lạc lõng giữa phố phường.
- Ông đồ trở nên lỗi thời, giá trị văn hóa đang tàn tạ, rơi rụng và đi vào quên lãng.
c. Nỗi lòng của tác giả:
=> - Nỗi niềm thương tiếc, khắc khoải của tác giả
HĐ4: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 10’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Nêu cảm nhận của em về bài thơ.
? Qua bài thơ em nhận thấy trách nhiệm của bản thân ntn với những nét đẹp vh của dt.
- HS tự bộc lộ và liên hệ.
IV. Luyện tập
 HĐ 4 : Củng cố:
- Đọc bài thơ. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật.?
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ
Ngày soạn: 6 . 12 . 2010 Tiết66 Bài 17 
Ngày giảng: 8A: 9 . 12
 8B : 10 . 12
Hướng dẫn đọc thêm: 
Hai chữ nước nhà
(Trích) Trần Tuấn Khải
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ.
- Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử vứi giọng thư thống thiết.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – Hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử .
- Cảm thụ được cảm xúc mãnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.
3. Thái độ: 
- Có Lòng yêu nước, tự hào về đất nước.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Kỹ năng sống được GD trong bài.
- HS tự nhận thức được tinh thần trách nhiệm của bản thân và hành động cụ thể.
D. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: ........................................
8B : ....................................
2 - Kiểm tra : 
 Đọc thuộc lòng bài "Ông Đồ". Nêu nội dung + NT bài thơ? 
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
"Hai chữ nước nhà".Bài thơ đầu tiên trong tập bút quan hoài được xem là bài thơ hay nhất trong những bài thơ mượn đề tài lịch sử để thầm kín nói lên tư tưởng yêu nước...
HĐ2: Tìm hiểu chủ đề văn bản.
- Mục tiêu : 
 + Hiểu đôi nét về TG- TP
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- TTK là một hồn thơ yêu nước, nhưng thơ ông lưu hành công khai, hợp pháp, cho nên nội dung yêu nước phải biểu hiện theo cách thức riêng để có thể lọt qua vong kiểm soát khắt khe của TD Pháp. Ông thường mượn đề tài lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để kí thác tâm sự yêu nước, cỗ vũ, khích lệ đồng bào.
- Bài thơ dài 101 câu. Đoạn trích gồm 36 câu ở phần đầu bài thơ. Tiếp theo là 12 câu tái hiện lịch sử anh hùng thời Trưng Vương, Trần Hưng Đạo; 28 câu tiếp theo là lời khuyên con và cũng là lời nhắc nhở đối với thế hệ thanh niên đương thời phải làm sao cho “ khỏi thẹn với gương Lạc Hồng"; 25 câu cuối trở lại với tâm sự của người cha, kí thác ý chí báo thù phục quốc lại cho con.
Bố cục : Đoạn thơ được chia làm 3 phần:
+ Phần 1 ( 8 câu thơ đầu) Tâm trạng của người cha trước cảnh ngộ éo le, đau đớn.
+ Phần 2 (20 câu tiếp theo) Tình cảnh đất nước đau thương tang tóc.
+ Phần 3 ( 8 câu thơ cuối ) Thế bất lực của người cha voà lời trao gửi cho con.
 Thể song thất lục bát xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỷ XVI- XVIII, do người VN sáng tạo.
- Đọc chú thích
- Nêu bố cục
I.Tìm hiểuchung.
1. TG-TP
 (SGK)
 HĐ2: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu : 
 + Hai thời điểm với hai khung cảnh đối lập làm nổi bật sự mai một của truyền thống, nhg giá trị văn hóa dt .
 + Sự đồng cảm của tác giả.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
H: Trong 8 câu thơ đầu, bối cảnh không gian và hoàn cảnh éo le của hai cha con được biểu hiện ntn? Không gian và hoàn cảnh éo le đó phản ánh tâm trạng gì của người cha ?
- Bối cảnh không gian: cuộc chia ly diễn ra ở một vùng biên giới ảm đạm, heo hút,buồn bã, thê lươngkhông gian chốn ải Bắc và cõi giời Nam phản ánh tâm trạng phân đôi.
- Hoàn cảnh éo le; Cha bị giải sang Tàu, con đi theo để phụng dưỡng cha già tròn chữ hiếu. Nhưng cha dặn con trở lại để tính chuyện trả thù nhà, đền nợ nước. Chính trong hoàn cảnh ấy , tâm trạng ấy đã phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại gợi cơn sầu trong lòng người.
=> Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy , lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm hơn bao giờ hết, khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương.
H: Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước nhà, người cha lại nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc ? Điều đó cho thấy tình cảm sâu đậm nào của người cha ?
- Nhắc đến lịch sử hào hùng của dân tộc, người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng của người con. Điều đó cho thấy niềm tự hào dân tộc của người cha. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước.
H: Tiếp theo người cha nói đến cảnh mất nước bằng những từ ngữ nào ? Qua đó em có thể thấy tình cảm sâu sắc nào trong lòng người cha ?
- Tác giả diễn tả nỗi đau mất nước bằng những từ ngữ và hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mạnh và sâu: kể sao xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc, than, thương tâmnhằm diễn tả nỗi đau thương, một nỗi đau cao cả, thiêng liêng vượt lên trên nỗi đau số phận cá nhân trở thành nỗi đau non nước, khinh động cả đất trời . 
H: Hãy nhận xét giọng điệu trong đoạn thơ này ?
 - Giọng điệu trở nên lâm ly, thống thiết, xen lẫn phẫn uất căm hờn; một dòng thơ, một tiếng than, một tiếng nấc xót xa, cay đắng. Giọng thơ tâm huyết đầy bi phẫn là sở trường của TTK.
H: Phần cuối đoạn người cha đang ở trong cảnh ngộ ntn ?
 - Già yếu, bị bắt, đó là cảnh ngộ ngặt nghèo, bất lực.
H: Người cha nói đến thế bất lực nhằm mục đích gì ?
- Hun đúc ý chí “gánh vác” của người con, làm cho lời trao gửi thêm sức nặng tình cảm. Tất cả những điều mà NPK muốn nhắc nhở con là hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha, như thế là vẹn cả đôi đường.
H: Từ lời khuyên nhủ của người cha, em cảm nhận được nỗi lòng của người cha đối với con, đối với nước ntn ?
- Đó là người cha yêu nước. Yêu con, người cha đặt cả niềm tin tưởng vào con, vào đất nước. 
H: Em có nhận xét gì về nội dung, nghệ thuật bài thơ?
- Suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
- Bộc lộ hiểu biết
- Nhận xét
- Suy nghĩ trả lời
I.Tìm hiểu văn bản
1.Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
- Lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động.
2.Tình cảnh đất nước trong đau thương, tang tóc 
- Niềm xót thương vô hạn của người cha và lòng căm phẫn vô hạn đối với tôi ác của giặc Minh.
3. Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
- Tình yêu con đã hoà trong tình yêu đất nước, tình yêu dân tộc.
*) Ghi nhớ : SGK
HĐ4: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 10’
Hoạt động của thầy
HĐcủa trò
Nội dung cần đạt
? Qua bài thơ em hiểu gì về tác giả.
- Mượn lời NPKhanh nói với con là N. Trãi => Bày tỏ và khơi gợi nhiệt huyết yêu nước của người Việt Nam trong cảnh nước mất nhà tan
- Tự bộc lộ
III. Luyện tập
HĐ 4 : Củng cố:
- Tại sao tác giả đặt nhan đề của bài thơ là "Hai chữ nước nhà"?
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ, đọc thêm "Chiêu hồn nước"
- Ôn tập chuẩn bị cho KT học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docBµi 17.doc