Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 11

Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 11

KIỂM TRA VĂN

A - Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Kiểm tra và củng cố lại nhận thức của học sinh sau bài ôn tập truyện kí V N hiện đại.

- Tích hợp với các kiến thức Tiếng Việt đã học và phần Tập làm văn bài: tóm tắt văn bản tự sự ; kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh, lựa chọn viết đoạn văn.

3. Thái độ:

- HS ý thức tự giác, độc lập, sáng tạo trong khi làm bài.

B - Chuẩn bị

- GV: Đề bài, đáp án chi tiết.

- HS: Chuẩn bị giấy bút và ôn tập những kiến thức có liên quan.

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21 . 10 . 2010 Tiết 41 Bài 11 
Ngày giảng: 8A: 25 . 10
	8B: 25 . 10	 
 Kiểm tra văn
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Kiểm tra và củng cố lại nhận thức của học sinh sau bài ôn tập truyện kí V N hiện đại.
- Tích hợp với các kiến thức Tiếng Việt đã học và phần Tập làm văn bài: tóm tắt văn bản tự sự ; kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm 
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh, lựa chọn viết đoạn văn.
3. Thái độ: 
- HS ý thức tự giác, độc lập, sáng tạo trong khi làm bài.
B - Chuẩn bị 
- GV: Đề bài, đáp án chi tiết.
- HS: Chuẩn bị giấy bút và ôn tập những kiến thức có liên quan.
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: .................................................
8B : ..............................................
2 - Kiểm tra : 
 ( Sự chuẩn bị giấy bút của HS)
 3 - Bài mới: 45’
HĐ1: Giới thiệu đề kiểm tra.
I. Đề bài:
Câu 1 : (3đ) Viết văn bản tóm tắt đoạn trích truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen trong khoảng bảy đến mười câu văn.
 Câu 2 : (4đ) Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao có những phẩm chất nào đẹp ? Em hểu như thế nào về tình cảm của lão với con trai ? Trình bày suy nghĩ đó thành một hoặc hai đoạn văn.
Câu 3: ( 8A)
 Qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “ Lão Hạc” em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ?
Câu 3: ( 8B)
Nếu cần bình luận về cái chết của cô bé bán diêm từ hình ảnh em bé chết đói, chết rét là một em gái có đôi má hồng và đôi môi mỉm cười thì em sẽ nói diều gì? 
II. Đáp án, biểu điểm.
Câu 1: (3đ)
Viết được vb tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm” trong khoảng mười câu văn. 
Hoàn cảnh: cô bé lang thang bán diêm trong đêm giao thừa, cô đói, rét giữa đường phố.( 1đ)
Cô bé quẹt diêm để sưởi và mộng tưởng: năm lần cô bé qựt diêm và mộng tưởng.(1đ)
Cô bé chễt trong sự đói rét và trước sự ghẻ lạnh của người đời. (1đ)
Câu 2: (4 đ)
Có hai ý lớn.
Nêu – kể tên được các phẩm chất của lão Hạc: yêu thương và có trách nhiệm với con; sống trong sạch và tự trọng; tỉ mỉ, chu đáo, cẩn trọng; nhân hậu, nghĩa tìnhv, thuỷ chung. (1đ)
Phân tích và chứng minh được tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm cao của lão với con:
Lão đau đớn và bất lực khi không giữ được con chỉ vì nghèo khổ (con rai lão bổ đi đòn điền cao su). (1đ)
Lão dồn tình yêu thương và nỗi nhớ thương, ngóng đợi con vào tình cảm với con chó, lão đối xử với Cậu Vàng như với dứa cháu thân yêu. Lão dành dụm mọi thứ bòn mót được cho con. (1đ)
Lão chết dữ dội, đau đớn cũng là một phần vì muốn dành mọi thứ cho con.
Đánh giá tình phụ tử của lão: sâu sắc, thiêng liêng, cao quý và bát tử. Đánh gia nghệ thuật khắc hoạ nhân vật tài tình của NC thông qua phân tích tâm lý nhân vật; nghệ thuật dựng truyện độc đáo. (1đ)
Câu3.( 3 đ)
 - Tình cảnh của người nông dân trong xã hội cũ: nghèo khổ, bế tắc, bị bần cùng hoá trong xã hộ thực dân nửa phong kiến.
 - Họ có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân.
( ''Tức nước vỡ bờ'' sức mạnh của tình thương, của tiềm năng phản kháng. ''Lão Hạc'': ý thức về nhân cách, lòng tự trọng, yêu thương...)
Câu 3:( 8B)
- Đó là cái chết vô tội.
- Một cái chết không đáng có.
- Một cái chết của một sự thật đau lòng.
 HĐ 2 : Củng cố:
- Mục tiêu : Nắm chắc nd – nt của bài
- Phương pháp : Vấn đáp, tái hiện.
- Thời gian: 03’
 + GV thu bài .
 + Nhận xét kiểm tra.
HĐ 3: Hướng dẫn tự học
- Ôn tập truyện kí hiện đại Việt Nam.
- Soạn ''Ôn dịch thuốc lá''
- Chuẩn bị tiết luyện nói.
Ngày soạn: 21 . 10 . 2010 Tiết 42 Bài 11 
Ngày giảng: 8A: 27 . 10
	8B: 27 . 10	
Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể
kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp hs
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
2. Kĩ năng: 
- Kể được một câu chuyện theo ngôi kể khác nhau; Biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.
- Lập dàn ý một văn bản có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sở dụng yếu tố phi ngôn ngữ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho HS ý thức học tâp chủ động, tích cực.
B - Chuẩn bị 
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết.( Hướng dẫn học sinh chuẩn bị lập dàn ý và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh )
 - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV. (Lập dàn ý và tập nói các đề theo hướng dẫn).
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A: ..........................................
8B : .........................................
2 - Kiểm tra : 
 (Kiểm tra lại một lần nữa sự chuẩn bị của học sinh)
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
 Trong văn tự sự ngôi kể có một vị trí rất quan trọng. Có 2 ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Tuy nhiên khác với ngôi thứ ba mà các em đã được làm quen ở ccá văn bản truyện dân gian- trong văn bản truyện hiện đại có thể sử dụng linh hoạt các ngôi kể. Bài hôm nay chúng ta sẽ di vào luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
HĐ2: Ôn tập về ngôi kể.
- Mục tiêu : 
 + Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn bản tự sự.
 + Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
 + Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- Do đây là kiến thức đã học nên giáo viên hướng dẫn học sinh làm nhanh.
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào. 
- Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngôi này người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình... kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục như ''là có thật'' của câu chuyện.
? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba.
- Kể theo ngôi thứ 3 là người kể tự giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
- Ngôi một mang tính chủ quan, ngôi 3 mang tính khách quan hơn.
? Lấy ví dụ về cách kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 ở một vài tác phẩm (đoạn trích) đã học.
- Ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Những ngày thơ ấu
- Ngôi thứ 3: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá...
? Tại sao người ta phải đổi ngôi kể.
+ Tuỳ vào mỗi cốt truyện cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người ...
? Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có vai trò gì.
- Tạo nên cách kể sinh động, có cảm xúc.
- Trả lời độc lập
- Suy nghĩ trả lời
- Lấy ví dụ
- Suy nghĩ trả lời
- Nêu vai trò của các yếu tố kết hợp
I. Ôn tập về ngôi kể.
- Ngôi 1: Xưng tôi, trực tiếp kể.
- Ngôi 3: Giấu mình, gọi tên nv bằng tên gọi của chúng.
- Thay đổi ngôi kể phụ thuộc vào mục đích ý đồ người viết.
- Yêu tố miêu tả và biểu cảm làm cho câu chuyện hấp dẫn, sinh động hơn
HĐ3: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 25’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Sự việc nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn. 
- Sự việc: Cuộc đối đầu giữa những kẻ đi thúc sưu với người xin khất sưu.
- nhân vật chính: Chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng.
? Các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn 
? Xác định các yếu tố miêu tả và nêu tác dụng của chúng.
? Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích.
VD: Tôi tái xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ và van xin ''Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho''. ''Tha này! tha này!'' vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi sấn đến để trói chồng tôi. Lúc ấy hình như tức quá không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại: ''Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!''
 Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm răng:
 ''Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ?''
Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với với sức xô của tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, trong khi miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng tôi...
- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét về nội dung nói: Kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm, về kĩ thuật nói: sử dụng đúng ngôi kể, nói rõ ràng, diễn đạt tốt thái độ tình cảm, ngữ điệu ... của nhân vật và người kể, tác phong của người kể: bình tĩnh...phân biệt lời thoại với lời người kể...
- Giáo viên đánh giá, cho điểm, khuyến khích, động viên.
- Đọc đoạn văntrong SGK tr110
- HĐN
- HĐN
- Nhận xét
- TLN
- Đại diện trình bày
- Nhận xét về nội dung và cách diễn đạt của bạn.
II. Luyện nói
1. Tìm hiểu đoạn trích.
- Sự việc: 
- nhân vật chính: Chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng.
- Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất là các từ xưng hô:
+ Cháu van ông ...: van xin, nín nhịn
+ Chồng tôi đau ốm ... : bị ức hiếp, phẫn nộ
+ Mày trói ...: căm thù, vùng lên
- Các yếu tố miêu tả:
+ Chị Dậu xám mặt...
+ Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện ... nham nhảm thét.
+ Anh chàng hầu cận ... ngã nhào ra thềm
 Nêu bật sức mạnh của lòng căm thù
- Người đàn bà lực điền chiến thắng anh chàng nghiện
- Người đàn bà con mọn chiến thắng anh chàng hầu cận.
2. Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích.
- Kể theo ngôi thứ nhất, kết hợp nói với điệu bộ, cử chỉ, kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 HĐ 4 : Củng cố:
- Mục tiêu : Nắm chắc về ngôi kể, tác dụng.
- Phương pháp : Vấn đáp, tái hiện.
- Thời gian: 03’
? Khi kể có thể sử dụng ngôn ngữ như thế nào ? Tác dụng của từng ngôi kể.
? Cần chú ý nội dung và kĩ thuật kể như thế nào.
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục tập kể, luyện nói trước gương rèn tác phong tự nhiên, diễn cảm
- Chuẩn bị tiết '' THC về văn thuyết minh''
Ngày soạn: 23 . 10. 2010 Tiết 43 Bài 11 
Ngày giảng: 8A: 28 . 10
	8B : 28 . 10
câu ghép
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của câu ghép.
- Cách nối các vế câu ghép.
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.
- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Nối được các vế câu ghép theo yêu cầu.
3. Thái độ: 
- Có ý thức học tâp chủ động, tích cực. 
B - Chuẩn bị 
- GV: Bảng phụ ghi các câu in đậm trong ngữ liệu mục I, phiếu học tập (bài 3-SGK- tr112)
- HS: Xem lại bài (Câu đơn): Dùn ... ớ 
- Điền vào phiếu học tập 
- Thảo luận nhóm và trình bày.
- Đọc ghi nhớ trong SGK 
I. Đặc điểm của câu ghép.
1. Ví dụ 
2. Nhận xét:
- Câu 2 có 2 cụm C-V nhỏ làm phụ ngữ cho ĐT ''quên'' và ''nảy nở''
- Câu 5 chỉ có 1 cụm C-V
- Câu 7 có 3 cụm C-V không bao chứa nhau. Cụm C-V cuối giải thích cho cụm C-V (2)
+ Câu 2 là câu đơn
+ Câu 3 là câu ghép 
* Ghi nhớ.
HĐ2: Tìm hiểu cách nối các vế câu.
- Mục tiêu : 
 + Dùng từ nối ( Quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp phó tờ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau) 
 + Không dùng từ nối: Giữa các dấu câu có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Tìm thêm những câu ghép trong đoạn trích ở mục I
- Câu 4: ''Nhưng mỗi lần thấy ... rộn rã'' là câu đơn, có cụm C-V nằm trong thành phần TN
+ C6: Câu này lược CN ở vế 2
+ C1: Hàng năm cứ vào cuối thu, lá / ngoài đường rụng nhiều và trên không không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi / lại náo nức những kỉ niệm miên man của buổi tựu trường.
+ C3: Những ý tưởng ấy tôi / chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi / không biết ghi và ngày nay tôi / không nhớ hết.
? Trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào.
- Các vế trong C1, C3, C6 nối với nhau bằng quan hệ từ : vì, và, nhưng
- Các vế trong câu 7 (vế 1 và vế 2) nối với nhau bằng quan hệ từ : vì
- Vế 2 và vế 3 trong câu 7: không dùng từ nối (dùng dấu:)
? Tìm thêm các ví dụ khác về cách nối các vế trong câu ghép.
VD:
- Hắn vốn không ưa lão Hạc / bởi vì lão lương thiện quá. (nối bằng quan hệ từ bởi vì)
- Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp (nối bằng dấu phẩy)
- Khi 2 người lên trên gác / thì Giôn-xi đang ngủ. (nối bằng cặp quan hệ từ: khi-thì)
Hoặc: 
- Nếu quê anh có nhiều dừa thì quê tôi có nhiều núi.
- Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi dâng cao bấy nhiêu (nối bằng cặp đại từ bao nhiêu - bấy nhiêu hoặc bằng dấu phẩy)
? Em thấy có mấy cách nối các vế của câu ghép.
* Có 2 cách nối:
- Nối bằng từ có tác dụng nối
+ Nối bằng quan hệ từ
+ Nối bằng cặp quan hệ từ
+ Nối bằng cặp từ hô ứng (phó từ, chỉ từ, đại từ)
- Không dùng từ nối giữa các vế, thường dùng dấu phẩy hoặc dấu (:)
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Đọc tìm ngữ liệu
- nêu nhận xét
- Nêu ví dụ
- Nêu nhận xét
- Đọc ghi nhớ
II. Cách nối các vế câu.
1. Ví dụ 
2. Nhận xét
- Nối bằng quan hệ từ
- Dùng dấu câu
* Ghi nhớ. SGK
 HĐ3: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 5’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Tìm các câu ghép, cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối bằng cách nào.
a) U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy)
- Dần hãy để chị đi với u... (nối bằng dấu phẩy)
- Sáng ngày người ta ... thương không? (nối bằng dấu phẩy)
- Nếu Dần không buông ... nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy)
b) - Cô tôi chưa ... không ra tiếng (nối bằng dấu phẩy)
- Giá những cổ tục ... mới thôi (nối bằng dấu phẩy)
c) Tôi lại im lặng ... cay cay (bằng dấu:)
- Giáo viên hướng dẫn làm bài tập 2, 3
? Hãy đặt câu ghép với cặp quan hệ từ.
? Chuyển thành câu ghép mới
- Vì trời mưa to nên đường rất trơn. 
 Trời mưa to nên đường rất trơn.
 Đường rất trơn vì trời mưa to.
(Học sinh thi giữa các nhóm theo hướng dẫn của giáo viên)
- Nêu yc bài tập
- Làm bài tập đọc lập
- TLN
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1
a) nối bằng dấu phẩy
b) nối bằng dấu phẩy
c) bằng dấu: 
2. Bài tập 2, 3
 HĐ 4 : Củng cố:
+ Nhắc lại 2 ghi nhớ của bài: k/niệm câu ghép và cách nối các vế của câu ghép.
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
- Học thuộc 2 ghi nhớ.- Tiếp tục làm bài tập 4,5 SGK tr114; xem trước bài ''Câu ghép''
Ngày soạn: 23 . 10 . 2010 Tiết 44 Bài 11 
Ngày giảng: 8A: 29 . 10
	8B: 30 . 10
tìm hiểu chung về văn thuyết minh
A - Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- ý nghĩa phạm vi sử dụng.
- yêu cầu cần đạt của bài văn( nội dung, ngôn ngữ...)
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết văn bản thuyết minh, phân biệt với văn bản đã học.
- Trình bày các tri thức có tính kq, kh thông qua những tri thức của môn ngữ văn và các môn khác.
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho HS ý thức học tâp chủ động, tích cực.
B - Chuẩn bị 
- GV: Xem lại đặc điểm của văn bản tự sự, miêu tả để so sánh, sách hướng dẫn du lịch
- HS: Xem trước bài ở nhà, phiếu học tập
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp:	8A:................................................... 
8B : ................................................
2 - Kiểm tra : 
 ? Kể tên các thể loại văn bản đã học từ lớp 6 thuộc phân môn tập làm văn? Đặc điểm của từng thể loại.
*Gợi ý trả lời: 
 	- Các loại văn bản đã học:
 + Văn tự sự.
 + Văn miêu tả.
 + Văn biểu cảm. 
 + Văn nghị luận.
 + Văn bản hành chính công vụ. 
 - Đặc điểm: HS nêu ngắn gọn.
3 - Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài mới.
 ở lớp 6,7 chúng ta đã được làm quen với một số kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Bài học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một kiểu văn bản khác đó là văn bản thuyết minh. Vậy văn bản thuyết minh là kiểu văn bản ntn? Đặc điểm của nó ntn, chúng ta cùng tìm hiểu bài.
HĐ2: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh.
- Mục tiêu : 
 + Khái quát chung về văn bản thuyết minh.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Mỗi văn bản trình bày những vấn đề gì, giới thiệu, giải thích điều gì.
- ''Cây dừa Bình định'' trình bày ích lợi của cây dừa mà cây khác không có. Cây dừa vùng khác cũng ích lợi như thế nhưng đây giới thiệu riêng về cây dừa Bình Định, gắn bó với dân Bình Định.
- ''Tại sao lá cây có màu xanh lục'' giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
- ''Huế''; giới thiệu Huế là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.
? Vậy em thấy các văn bản này có đặc điểm chung như thế nào.
- Các văn bản này cung cấp tri thức về đặc điểm , tính chất, nguyên nhân về một sự vật, hiện tượng trong đời sống bằng phương thức trình bày, giới thiệu giải thích.
? Em thườnggặp các loại văn bản đó ở đâu.
- Ta thường gặp loại văn bản này trong thực tế cuộc sống khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng(sự vật, sự việc, sự kiện ...)
? Kể tên 1 số văn bản thuyết minh mà em đã học, đã đọc.
VD:
 + Cầu LB chứng nhân lịch sử
 + Thông tin về ngày trái đất năm 2000
 + Ôn dịch thuốc lá.
Hoặc: Các tờ giấy thuyết minh đồ vật, bài giới thiệu về 1 tác phẩm VH, 1 tác giả, ...
? Từ tìm hiểu trên em rút ra kết luận gì.
- Tìm hiểu ví dụ.
- Nhận xét
- Suy nghĩ, trả lời
- Nêu ví dụ
- Đọc ý 1( Ghi nhớ) trong SGK
I. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Loại văn bản này rất thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống.
HĐ2: Tìm hiểu Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
- Mục tiêu : 
 + Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
 + ý nghĩa phạm vi sử dụng.
- Phương pháp: Vấn đáp, tái hiện nêu vđ, hđ nhóm.
- Kỹ thuật: Động não 
- Thời gian: 15’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- Tổ chức học sinh trao đổi nhóm
? Các văn bản trên có giống với các văn bản đã học không.
- Các văn bản này khác với các văn bản đã học
? Chúng khác với văn bản tự sự ở chỗ nào
- Văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến , nhân vật, các văn bản này không đề cập đến những yếu tố đó, chúng không có cốt truyện, nhân vật .
? Khác văn bản miêu tả ở chỗ nào.
 - Văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người. Các văn bản này chủ yếu làm cho người ta hiểu
? Khác với văn bản nghị luận ở chỗ nào.
 - Văn bản nghị luận trình bày quan điểm, ý kiến ở đây chỉ có kiến thức.
? Các văn bản trên có những điểm chung nào.
- Ba văn bản này, văn bản nào cũng trình bày đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh .
 + cây dừa: từ thân, lá đến nước dừa, cùi dừa, sọ dừa đều có ích cho con người cho nên nó gắn bó với cuộc sống của người dân.
 + Lá cây có chất diệp lục cho nên có màu xanh lục.
 + Huế là một thành phố có cảnh sắc, sông núi hài hoà, có nhiều công trình văn hoá, nghệ thuật nổi tiếng, có nhiều vườn hoa cây cảnh, món ăn đặc sản, nó trở thành trung tâm văn hoá của nước ta.
? Từ những đặc điểm này, có thể rút ra kết luận gì.
- Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được sự hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ.
? Em hiểu thế nào về tính khách quan.
- Tri thức khách quan nghĩa là tri thức phải phù hợp với thực tế và không đòi hỏi người làm phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình, người viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt cho đối tượng.
- Giáo viên lấy ví dụ: Nếu giới thiệu một loài hoa có thể bắt đầu bằng việc miêu tả vẻ đẹp của hoa, gợi cảm xúc chung về loài hoa ấy.
+ Văn bản thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc
thưởng thức cái hay cái đẹp như tác phẩm VH. Tuy nhiên nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc thì vẫn tốt.
? Nhận xét về ngôn ngữ, cách diễn đạt.
- Cách trình bày rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn .
? Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- HĐN
- Phân biệt sự khác nhau
- Suy nghĩ trả lời
- Nhận xét
- Suy nghĩ trả lời
- Nhận xét 
- Khái quát
- Đọc ghi nhớ
II. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Khác với các văn bản đã học
- Văn bản thuyết minh trình bày một cách khách quan về đối tượng.
- Ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn (có thể sử dụng số liệu)
HĐ3: Luyện tập..
- Mục tiêu: Hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học.
- Phương pháp : Tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não
- Thời gian: 10’
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Các văn bản đã cho (trong SGK-tr117) có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao.
- Cả 2 văn bản đều là văn bản thuyết minh
VBa: Cung cấp kiến thức lịch sử
VBb: Cung cấp kiến thức sinh vật
? Văn bản ''Thông tin về ... '' thuộc loại văn bản nào.
- Văn bản nhật dụng, thuộc kiểu văn nghị luận
? Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì.
- Có sử dụng thuyết minh khi nói về tác hại của bao ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2:
3. Bài tập 3:
- Các văn bản khác cũng cần yếu tố thuyết minh để giới thiệu
 HĐ 4 : Củng cố:
? Nhắc lại khái niệm văn bản thuyết minh? đặc điểm của văn bản thuyết minh 
HĐ 5: Hướng dẫn tự học
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3
- Xem trước bài ''Phương pháp thuyết minh''

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 11.doc