Giáo án chiều Văn 8 - Tuần 19 đến 30

Giáo án chiều Văn 8 - Tuần 19 đến 30

BÀI SOẠN TUẦN 19, 20

A.Nội dung cơ bản:

- Ôn tập về các tác giả: Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh và các bài thơ: Nhớ rừng Ông đồ, Quê hương

- Ôn tập kiểu câu nghi vấn

- Thuyết minh về một phương pháp( cách làm)

B. Tiến trình ôn tập:

I.Phần văn:

1, Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng:

? Hãy thuyết minh về tác giả Thế Lữ?

- Tên khai sinh là Nguyễn thứ Lữ (1907-1989), là người hai lần tiên phong trong văn học VN: người mở đầu cho sự toàn thắng của thơ mới và người xây dựng nền móng kịch nước nhà.

- Một số tác phẩm chính: Mấy vần thơ(thơ 1935) Vàng và máu( truyện1934), Bên đường thiên lôi (truyện 1936), Cụ Đạo sư ông (kịch 19460), Đoàn biệt động (1947), Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952)

?Em hiểu gì về bài thơ Ông đồ?

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chiều Văn 8 - Tuần 19 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn tuần 19, 20
A.Nội dung cơ bản:
- Ôn tập về các tác giả: Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh và các bài thơ: Nhớ rừng Ông đồ, Quê hương
- Ôn tập kiểu câu nghi vấn
- Thuyết minh về một phương pháp( cách làm)
B. Tiến trình ôn tập:
I.Phần văn:
1, Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng:
? Hãy thuyết minh về tác giả Thế Lữ?
- Tên khai sinh là Nguyễn thứ Lữ (1907-1989), là người hai lần tiên phong trong văn học VN: người mở đầu cho sự toàn thắng của thơ mới và người xây dựng nền móng kịch nước nhà. 
- Một số tác phẩm chính: Mấy vần thơ(thơ 1935) Vàng và máu( truyện1934), Bên đường thiên lôi (truyện 1936), Cụ Đạo sư ông (kịch 19460), Đoàn biệt động (1947), Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952) 
?Em hiểu gì về bài thơ Ông đồ?
- Bài thơ Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho thắng lợi của thơ mới. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, nhà thơ đã diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại giả dối, tầm thường, chật hẹp, tù túng cũng như niềm khao khát tự do mãnh liệt . Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước khi đó.
Bài thơ được chia làm 5 đoạn, nội đoạn 1và 4 nói lên niềm uất hận, căm hờn của con hổ khi bị biến thành một thứ đồ chơi cũng như sự giả tạo ở vườn bách thú. Đoạn 2,3 là hồi tưởng chốn núi rừng tự do oanh liệt, Đoạn 5 là hoài niệm chốn núi rừng xưa bằng giấc mộng ngàn. Bao trùm bài thơ là nghệ thuật nhân hoá, cảm xúc lãng mạn. những vần thơ giàu màu sắc, nhịp điệu Bởi vậy đã có người cho rằng bài thơ NR có cả nhạc và hoạ.Ngoài ra còn nhiều yếu tố nghệ thuật khác như: câu hỏi tu từ, tương phản đối lập 
 2, Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ.
? Thuyết minh về tác giả Vũ Đình Liên?
- VĐL (1913-1996) quê ở Hải Dương, nổi tiếng với bài thơ ÔĐ từ phong trào thơ mới. Ông từng làm nhề day học, là chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, trường ĐHSP ngoại ngữ. Ông là một hồn thơ giàu thương cảm, tuy sáng tác không nhiều nhưng chỉ với bài thơ ÔĐ ông đã xứng đáng trong phong trào thơ mới.
? Em hiểu những gì về bài thơ “Ông đồ”?
- Bài thơ được làm theo thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn), kết cấu giản dị, ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm thể hiện ssâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó gợi lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người bị gạt ra lề cuộc sống và nỗi hoài niệm, tiếc nhớ một thời lịch sử của đất nước. Bài thơ còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như: dựng cảnh tương phản đối lập, phếp tu từ nhân hoá, so sánh, câu hỏi tu từ, kết cấu đầu cuối tương ứnglàm cho bt“Ông đồ” rất gợi cảm.
3, Bài thơ “quê hương “ và hồn thơ của quê hương- Trần Tế Hanh.
? Thuyết minh về nhà thơ Tế Hanh?
- TH sinh ngày 20-6-1921 tại một vùng chài vên biển tỉnh Quảng Ngãi. Ông đx từng tham gia kháng chiến, làm việc và giữ nhiều trọng trách trong hội nhà văn VN.TH sáng tác thơ rát say mê, ông đã cho xuất bản nhiều tập thơ như: Hoa niên, Hoa mùa thi, Hai nửa thương yêu, Khúc ca mới, Câu chuyện que hương,Bài ca sự sống, Vườn xưa
Ngoài ra ông còn xuất bản các tiểu luận, nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi, nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới.TH được nhân nhiều giải thưởng văn học: Giải Tự lực văn đoàn 1939, Giải thưởng Phạm Văn Đồng, Giải thưởng HCM về vhnt năm1996
TH được mệnh danh là nhà thơ của quê hương bởi các vần thơ của ông khi viết về quê hương thường rất đằm thắm, trữ tình và tha thiết.
?Hãy giới thiệu về bài thơ Quê hương?
- Bài thơ làm theo thể thơ tự do 8 chữ, lời thơ dung dị mà trữ tình, sâu lắng, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh,nhân hoá, ẩn dụkết hợp phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm từ đó lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật, con người của cuộc sống miền biển vừ thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ đối với quê hương thân yêu của mình.
Bài thơ còn bộc lộ nỗi nhớ nhung quê hương yêu dấu bởi TH sáng tác bài thơ này khi ông đang học ở Huế- xa quê, nỗi nhớ quê hương thường trực trong ông tạo nên nguồn cảm xúc dồi dào, bay bổng. T/C ấy thật đáng trân trọng.
*Phân tích một số hình ảnh thơ tiêu biểu trong 3 bài thơ?
- Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội 
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
*Hướng dẫn: Đi từ nghệ thuật đến nội dung của từng câu thơ
- Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ, điệp ngữ kết hợp với các từ đặc tả giàu màu sắc đẻ tái hiện rõ nét cuộc sống tươi đẹp trong quá khứ của hổ ở nơi núi rừng, đong thời cũng cho ta thấy rõ rằng cái quá khứ đẹp đẽ ấy giờ đây không còn nữa, chỉ còn lại sự nuối tiếc, vô vọng
- Ngôn từ bình dị trong nghệ thuật nhân hoá điêu luyện tái hiện cảnh thương tâm khi ông đồ không còn được người đời trọng vọng, đó là cảnh ông đồ vẫn xuất hiện mà người qua đường không hề quan tâm đến, cảnh vật cũng như buồn lây với tình cảnh của ông đồ( người buồn cảnh có vui đâu bao giờ)
- H/a con thuyền ra khơi trong nhịp điệu lao động khẩn trương, mau lẹ, khoẻ khoắn, hình ảnh cánh buồm căng phồng, no gió được so sánh như linh hồn của làng chài đã khắc hoạ trong tâm trí của người dân làng chài Đó là những h/a lãng mạn, bay bổng, giàu sức sống thể hiện trong ngòi bút trữ tình của Tế Hanh. Chính những hình ảnh đẹp đẽ đó đã khắc sâu vào nỗi nhớ làng quê của ông trong những năm tháng Tế Hanh đi học xa quê
- Đặc biệt là h/a người dân làng chài sau ngững ngày lao động vật lộn cùng sóng gió, trở về với niềm vui thắng lợi, dường như màu nắng, gió và hương vị mặn mòi của biển đã ngấm vào cơ thể vạm vỡ, khoẻ mạnh của họMột h/a đẹp đẽ, giàu sức sống mang một vẻ rất riêng trong thơ Tế Hanh.
*Thơ là tiêng lòng của tác giả, nhà thơ đã bộc lộ t/c của mình qua từng dòng thơ, từng câu-chữ và các biện pháp nghệ thuật sử dụng tạo nên những h/a thơ đẹp, hàm xúc. Khi phân tích thơ có nghĩa là phân tích tâm tư tình cảm của tác giả
II.Phần Tiếng Việt:
1.Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng:
?Nêu đặc điểm hình thức của câu nghi vấn?
- Có chứa các từ nghi vấn như: sao, tại sao, thế nào, như thế nào, đâu, ở đâu, ai, 
- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi(?)
? Chức năng của câu nghi vấn( CNV được dùng để làm gì)?
- Thường dùng để hỏi, ngoài ra còn dùng để cầu khiến, bộc lộ cảm xúc hay khẳng định một điều gì đó.
VD: - Cậu cho tớ mượn quyển sách này có được không?
 - Con nhớ mẹ nhiều mẹ biêt không?
 - Bức tranh này mới là đẹp nhất phải không nhỉ?
- Câu nghi vấn dùng với mục đích để hỏi có các hình thức thường gặp:
+ Câu nghi vấn không lựa chọn gồm:
Câu nghi ván có đại từ nghi vấn: có chứa các từ: ai, gì, sao, đâu,bao giờ, bao nhiêu
Câu nghi vấn có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử
VD: Bao giờ cậu đi học? Cậu chưa làm bài tập ư?
 Bà có làm sao không? Bạn đau lắm hả?
+ Câu nghi vấn có lựa chọn: Kiểu câu này, khi hỏi người ta dùng quan hệ từ: hay, hay là, hoặc, hoặc là cũng có khi dùng cặp phó từ: cókhông, đãchưa.
VD: Bạn đọc hay tớ đọc?
 Mẹ đã về chưa? 
2. Luyện tập: 
*Hướng dẫn hs làm các bài tập : 1,2,3,4 trang111 sách bài tập kĩ năng
 1,2,3,4,5 trang 167 sách nâng cao
III.Phần tập làm văn:
1. Những đặc điểm chung càn nắm:
- Đối tượng thuyết minh của kiểu văn bản này không phải là sự vật hiện tượng mà là một qui trình hoạt động để làm ra một sản phẩm hoặc một kết quả nào đó, nên bố cục bài viết khá linh hoạt, thường gồm 3 phần :
+ Nguyên liệu
+ Cách làm
+ Yêu cầu về thành phẩm
Phương pháp chủ yếu là: nêu định nghĩa, giải thích, phân tích
Ngôn ngữ cần rõ ràng, dễ hiểu
2. Luyện tập: 
a. Nêu sự giống và khác nhau giữ giới thiệu một món ăn dân tộc và thuyết minh cách làm một món ăn dân tộc
b. Trình bày qui trình làm một thứ đồ chơi bằng giấy?
Bài soạn tuần 21, 22
A. Nội dung cơ bản:
- Bài thơ Khi con tu hú và tác giả Tố Hữu
- Luyện tập và rèn kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh
- Viết chính tả, kiểm tra ngắn
B. Tiến trình ôn tập:
I.Phần văn:
? Thuyết minh về nhà thơ Tố Hữu?
-Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành(1920- 2002), quê ông ở Thừa Thiên Huế. Ô sinh ra trong một nhà nho nghèo, làm thơ từ rât sớm. Năm 18 tuổi TH giác ngộ cm và đi theo kháng chiến, những bài thơ đầu tiên của ông được viết vào những năm 1937-1938. Tháng 4-1939 Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở Huế và Tây Nguyên. 3-1942 TH vượt ngục tiếp tục hoạt động cm. TH đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính phủ. Ông được nhận giải nhất giải thưởng văn học hội nhà văn VN 54-55(tập thơ Việt Bắc), giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (năm 1996)
- Các tác phẩm của TH ghi dấu theo các chặng đường lịch sử của đất nước. Các tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờnvà một số tác phẩm khác( tiểu luận).Thơ TH viết về Đảng,Bác là những vần thơ giàu âm hưởng ngợi ca, tin tưởng, trữ tình
? Em hiểu những gì về bài thơ Khi con tu hú? 
- Sáng tác khi TH bị bắt giam trong nhà lao Thừa Thiên Huế, bt t/h một t/y cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cm. Bài thơ có nhiều hình ảnh gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản trẻ
? Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tươi sáng trong bài thơ?
? Bài thơ được mở ra là tiếng chim tu hú và khép lại cũng là tiếng chim tu hú , điều đó có ý nghĩa gì?
- Âm thanh của tiếng chim tu hú trong bài thơ xét về hình thức , nó như cái bản lề mở ra và khép lại bài thơ, tuy nhiên 2 âm thanh ấy có ý nghĩa khác nhau. Âm thanh mở đầu mở ra một không gian tự do, đẹp tươi sáng và khoáng đãng-một c/s đầy sức sốngcòn âm thanh ở cuối bài lại như một lời hối thúc, giụ giã người thanh niên cộng sản mau chóng trở về với cách mạng và tự do Đây là dụng ý nghệ thuật, cũng là tài năng của nhà thơ Tố Hữu
? Bài thơ cũng cho ta hiểu gì về nhà thơ?
? Đọc lại bài thơ một cách diễn cảm?
II.Phần luyện chữ và rèn kĩ năng:
? Viết chính tả theo trí nhớ bài thơ Khi con tu hú?
 -HS viết trong thời gian 15 phút, gv chấm điểm , nhận xét
*Rèn tập làm văn:
?Thế nào là đoạn văn? Các cách trình bày đoạn văn?
?Đoạn văn trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?
- Mỗi đoạn văn tương ứng một ý chính, được trình bày theo nhiều cách khác nhau, có đặc điểm như một bài văn thuyết minh. Xét về cấu tao, đoạn văn thuyết minh có một mô hình sắp xếp ý thường gặp như sau:
+ Tuân theo thứ tự cấu tạo của sự vật (TM một đồ dùng, 1 l ...  là người thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu, được mọi người kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử. NT từng làm quan dưới triều Lê rồi từ quan về quê dạy học, sau do nể phục vua Quang Trung ông ra giúp triều Tây Sơn góp phần xây dựng đất nước về chính trị và cuối đời lại từ quan về sống tuổi già an nhàn trong sạch.Tháng 8-1791 NT đã dâng lên vua QT bản tấu bàn về ba việc mà bậc minh quân nên biết: Quân đức-Dân tâm-Học pháp. BLVPH là trích đoạn phần 3 của bản tấu đó.
- Tấu vốn là thể loại văn thư của bề tôi gửi, dâng lên vua chúa để trình bày sự việc ý kiến, đề nghị. Vb BLVPH thể hiện cái tâm của NT đối với việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà. NT đã nêu lên mục đích chân chính của việc học chân chính. Bài tấu có kết cấu chặt chẽ, lập luận lô gíc, giàu sức thuyết phục.
b.? Nêu nghệ thuật lập lập luận trong vb?
c.? Tư tưởng tiến bộ của vb tấu t/h ở những điểm nào?
- Tư tưởng của NT được t/h ở nhiều phương diện phù hợp đến tận bây giờ:
+Cần loại bỏ lối học hình thức, cầu danh lợi
+Việc học phải được phổ biến rộng rãi
+ Học tù thấp đến cao, học có chọn lọc
+ Học phải đi đôi với hành
Mục đích cao nhất của NT khi bàn về vấn đề này là vì dân, vì nước
d.? NT đã đưa ra những phép học nàođể bàn luận và nó có ý nghĩa thế nào đối với đ/s thực tế?
-Bất cứ vấn đề gì cần học hỏi, tìm hiểu cũng phải bắt đầu từ những cái cơ bản nhất( có gốc rễ mới nảy cành xanh ngọn)
- Không phải bất cứ cái gì cũng học, mà phải có sự chọn lọc, học rộng rồi tóm lấy cái cơ bản
- Vận dụng những điều đã học vào thực tế đ/s( học đi đôi với hành)
e.? Mục đích học của bản thân em là gì?
g.?Phương pháp học của em ntn, đã có hiệu quả chưa?
h.? Cần áp dụng những điều gì em học được từ văn bản tấu của NT?
i. Yêu cầu hs đọc thuộc lòng vb NĐVT?
k. Đọc diễn cảm vb Bàn luận về phép học?
II.PhầnTiếng Việt: 
1.Khái niệm và đặc điểm:
?Thế nào là HĐN?Nêu những đặc điểm cơ bản của HĐN?
- HĐN là những hành động được t/h bằng lời nói. Mục đích của các HĐN rất đa dạng, phong phú:
+ HĐ kể: Từ đó Sọ Dừa đi ở chăn bò cho nhà phú ông
+ HĐ giới thiệu: Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều
+ HĐ than phiền: Trời ơi! Khốn khổ thân tôi thế này!
+ HĐ thách đố: Đố đứa nào lấy được quả bưởi lên đấy.
+ HĐ hỏi: Ông lão cần gì thế?
+ HĐ khuyên: Thế thì anh nên tránh đi càng xa càng tốt
+ HĐ ra lệnh: Hãy ra ngoài ngay!
- HĐN chia thành nhiều nhóm theo mục đích nói.
2.Bài tập:
*Hướng dẫn làm các bài tập: 1,2- 231,232 (sách nâng cao văn 8)
* Chỉ ra sự khác nhau về HĐN giữa 2 câu sau và cho biết dùng 2 câu đó trong hoàn cảnh nào?
- Ông giáo hút trước đi!
- Ông giáo hút trước (rồi đưa điếu cho Lão Hạc)
 Câu1 thuộc nhóm đièu khiển(mời) dùng trong hội thoại ở ngôi thứ nhất
 Câu2 thuộc nhóm trình bày(kể) dùng cho người kể chuyện ở ngôi thứ 3
*Hai câu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ:
- Thầy em hãy cố ngồi dạy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ nó 
?Có người cho rằng đó là 2 hành động nói khác nhau, có người lại cho rằng 2 hành động đó giống nhau. í kiến của em như thế nào?
 C1 là lời nói của chị Dậu với anh Dậu là thuộc nói điều khiển(mời có ý dỗ dành- t/h tình thươngyêu, sự quan tâm giữa vợ với chồng)
 C2 là lời của Cai Lệ nói với người nhà Lí trưởng thuộc nhóm điều khiển,ra lệnh- cho thấy sự tàn nhẫn vô lương tâm của bọn sai dịch
Do vậy 2 HĐN trên hoàn toàn khác nhau.
*Nam vào rừng nghe tiếng chim hót “Bắt cô trói cột”, bạn ấy cứ băn khoăn không biết đây có phải là hành động điều khiển không? Hãy giải thich hộ bạn?
- Không phải. Từ khái niệm về HĐN ta thấy đó không phải là một lời nói, càng không phải là HĐN.
*Hướng dẫn hs làm một số bài tập trong sgk và sách “ Rèn bài tập kĩ năng”
3.Một số lưu ý:
a, Các HĐN được t/h bằng nhiều kiểu câu khác nhau.
-Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hoạt động nói như: hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời,hứa, cảm ơn, xin lỗi, báo cáo
VD: Mình hứa sẽ đến dự sinh nhật bạn
 Cháu cảm ơn ông
- Dùng các kiểu câu: nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, cảm thán theo đúng mục đích đích thực của chúng (trực tiếp)
 VD: Hôm qua, lớp tôi lao động (trần thuật- trình bày)
 Bạn đã về ngay chưa? (n.vấn- hỏi)
 Đóng cửa lại! (c.khiến- điều khiển)
 Ôi! đẹp quá! (c. thán- bộc lộ cảm xúc)
- Dùng các kiểu câu: nv, ct, tt không đúng với mục đích đích thực của chúng(gián tiếp)
VD: Bạn có thể mua giúp tớ quyển sách được không? (n. vấn – cầu khiến)
 Thế mới đẹp làm sao? (n. vấn- Bộc lộ cảm xúc)
 Mình muốn cậu mua giúp mình một cái bút. (t. thuật- điều khiển)
b, Khi sử dụng HĐN có thể bằng nhiều kiểu câu khác nhau. Muốn xác định kiểu câu hay HĐN ta cần dựa trên từng ngữ cảnh cụ thể.
	******************************
Bài soạn tuần 28
A. Nội dung cơ bản:
- Hướng dẫn chuẩn bị viết bài tập làm văn số 6
- T/H về văn bản “Thuế máu”
- Ôn tập về Hội thoại, Vai xã hội trong hội thoại, Lượt Lời trong hội thoại
B. Tiến trình thực hiện:
I. Hướng dẫn chuẩn bị bài viết TLV số 6:
*Đề bài: Chọn một trong hai đề bài sau để làm:
 Đề1. Dựa vào các văn bản : “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
* Đề bài: Từ văn bản : Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn thiếp, em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
* Hướng dẫn: 
Bước 1: Yêu cầu xác định đề bài
Bước 2: Lập dàn ý: Xây dựng luận điểm và tìm dẫn chứng
Bước 3: Viết bài văn hoàn chỉnh
Đề 1: 
- Yêu cầu: Thể loại nghị luận. Bàn về vai trò của những người lãnh đạo anh minh
- Giới hạn dẫn chững: Văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ
- Liên hệ dẫn chứng mở rộng từ thực tế đời sống của nhiều thời điểm trong LS
- Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề: ở bất cứ thời điểm lịch sử nào, những người lãnh đạo anh minh đều có vai trò vô cùng quan trọng. Qua văn bản Chiếu dời đô của LCU và Hịch tướng sĩ của TQT, chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề này
b. Thân bài: Chứng minh vấn đề bằng 2 luận điểm:
- LCU có vai trò quan trọng khi quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La
+ Khi quyết định dời đô, ông đã thuyết phục thần dân 
+ Lựa chọn vùng đất Đại La là nơi có địa thế đẹp, thuận tiện để làm kinh đô mới
+ Mục đích: Vì sự lâu bền, cường thịnh của đất nước
- TQT là một vị tướng tài đức đã nhìn rõ nguy cơ đất nước bị giặc xâm chiếm, thấy được sự lơ là sao nhãng việc binh, chỉ lo ăn chơi hưởng lạc của tướng sĩ nên ông đã viết bài Hịch tướng để động viên khích lệ tinh thần xả thân vì nước của tướng sĩ. Đồng thời TQT cũng có những sách lược quan trọng chống giặc ngoại xâm từ đó làm nên hào khí Đông A thời Trần
- Tóm lại: Khẳng định vai trò của những người lãnh đạo như LCU và TQT là vô cùng quan trọng. Liên hệ thực tế thời đaị HCM làm rõ thêm vai trò lãnh đạo quan trọng đó.
c. Kết bài: Khẳng định vấn đề, nêu suy nghĩ lòng tự hào dân tộc về quá khứ
Đề 2: 
- Yêu cầu: Bàn về mối quan hệ giữa học và hành ( nghị luận)
- Giới hạn dẫn chứng: Văn bản BLVPH – N.Thiếp
- Dàn ý:
a. Giới thiệu khái quát về mối quan hệ giữa Học và hành ( giới thiệu tác giả N.Thiếp và vấn đề trong văn bản BLVPH thể hiện, đặc biệt là mối quan hệ giữa học và hành)
b. Thân bài: Bàn luận vấn đề
- Phân tích vấn đề trong văn bản BLVPH
- Lờy dẫn chứng thực tế 1 số nhân vật tiêu biểu để làm rõ sự gắn kết giữa học và hành
c. Kết bài: KĐ vấn đề, đánh giá tư tưởng tiến bộ của N. Thiếp
II. Thuyết minh về văn bản Thuế máu của Nguyễn ái Quốc:
- Bản án chế độ thực dân Pháp được NAQ viết bằng tiếng Pháp xuất bản lần đầu tiên ở Pa-ri năm 1925, ở V.Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục. Nội dung thể hiện lòng căm thù mãnh liệt những thế lực thống trị tàn bạo, tình yêu thương thắm thiết những kiếp người nô lệ; ý chí đấu tranh giành độc lập tự do cho các dân tộc thuộc địa của NAQ. Tác phẩm được đánh giá cao về nghệ thuật trào phúng, đả kích sắc sảo đa dạng.
- Thuế máu là chương đầu tiên của BACĐTDP. Với nghệ thuật châm biếm đr kích, NAQ đã vạch trần những thủ đoạn tàn bạo, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp trong việc lợi dụng xương máu của những con người nghèo khổ, dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh.
*Bài tập: 
1. Phân tích bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp?
2. Tìm dẫn chứng làm rõ chế độ lính tình nguyện mà tác giả dẫn giải trong văn bản
3. Tiêu đề đoạn trích Thuế máu gợi nên điều gì?
A. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa
B. Một trong những loại thuế của thực dân Pháp
C. Lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác của thực dân Pháp
B. A và C đúng
III. Tiếng Việt:
1. Thế nào là hội thoại
2. Vai xã hội là gì? Những mối quan hệ nào nhằm xác định vai xã hội?
3. Thế nào là lượt lời trong hội thoại? Những lưu ý nào cần ghi nhớ về lượt lời khi tham gia hội thoại
* Bài tập; Hướng dẫn HS làm BT trong SGK, sách nâng cao Ngữ văn 8
 **********************************
tuần 29 - 30
A. Nội dung cơ bản:
- Ôn tập về văn bản Đi bộ ngao du và Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục
- Ôn tập về lựa chọn trật tự từ trong câu
- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận
B. Tiến trình thực hiện:
I. Phần Văn:
1. Thuyết minh về tác giả Ru-xô và văn bản Đi bộ ngao du
- Tác giả Ru-xô là 1 nhà văn, nhà triết học vĩ đại của nước Pháp thế kỉ XVIII
- Ru-xô viết tác phẩm Ê-min hay về giáo dục gồm 5 tập. Ê-min là 1 nhân vật tưởng tượng được nhà văn miêu tả và nói đến từ lúc mới ra đời cho đến khi khôn lớn.
- Văn bản ĐBND được trích trong tập 5 khi Ê-min đã khôn lớn trưởng thành. ậ văn bản này, t.giả đề cao sự tự do. ĐBND có tác dụng:
+ Được tự do thưởng ngoạn mà không phụ thuộc vào bất cứ phương tiện nào
+ ĐBND có thể trau dồi và mở mang kiến thức hioêủ biết về đời sống
+ ĐBND tốt cho sức khoẻ
* Bài tập:
1. Nghệ thuật chủ yếu của văn bản ĐBND là gì?
2. Tại sao tác giả lại cho rằng ĐBND lại thú vị hơn đi bộ
3. Tìm dẫn chứng cho thấy ĐBND tốt cho sức khoẻ
4. Qua văn bản ĐBND giúp em hiêủ gì về nhà văn Ru-xô và tư tưởng của ông
5. Vì sao trong văn bản có lúc tác giả xưng tôi có lúc lại xưng ta
II. Tiếng Việt:
? Vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu? Cho ví dụ?
2. Việc lựa chọn trạt tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích gì?
3. Trật tự từ trong câu có thể sắp xếp thế nào?
A. Theo 1 cách duy nhất
B. Theo rất nhiều cách khác nhau
C. Theo cách nào đó để đạt mục đích nói
C. Theo sự tuỳ hứng trong khi giao tiếp
4. Cách sắp xếp trật tự từ trong câu nào dưới đây gợi ấn tượng sức sống của những mầm măng?
A. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng
B. Dưới gốc tre, những mầm măng tua tủa
C. Tua tủa, dưới gốc tre, những mầm măng
D. Những mầm măng tua tủa dưới gốc tre
5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích nỗi nhớ của nhà thơ đối với quê hương khi xa quê. Trong đoạn văn có 1 câu mà trật các từ được sắp xếp để thể hiện mức độ tăng dần của cảm xúc.
III.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA chieu Van 8.doc