Giáo án bồi dưỡng Văn 8 - Trường THCS Thiệu Thịnh

Giáo án bồi dưỡng Văn 8 - Trường THCS Thiệu Thịnh

 Thanh Tịnh và chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học

I- Những hiểu biết về tác giả

 - Tên thật là Trần Văn Ninh ( 1911- 1988 )

 - Quê hương : ở Gia Lạc , ven sông Hương , ngoại ô thành phố Huế. Mảnh đất quê hương với thiên nhiên thơ mộng , với những câu Nam Ai , Nam Bình , với điệu hò mái nhì , mái đẩy trên sông đã ảnh hưởng đến tâm hồn sáng tác thơ văn của ông

 - Sáng tác của Thanh Tịnh thường hướng về làng quê , niềm đồng cảm với những con người mộc mạc , đằm thắm . Do đó thơ văn của ông đều toát lên 1 tình cảm dịu êm trong trẻo , nhẹ nhàng mà thấm sâu ; mang dư vị ngậm ngùi mà quyến luyến , buồn thương

 - Đời văn gần 60 năm , ông đã để lại 1 sự nghiệp khá đồ sộ như : Hận chiến trường , Quê mẹ .

II- Những điều lưu ý về tác phẩm

- Tác phẩm được in trong tập truyện ngắn “ Quê mẹ” (1941 )

- Kiểu văn bản : tự sự – phương thức biểu đạt chính là tự sự

- Là tác phẩm thuộc hồi ký tự truyện

 

doc 66 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Văn 8 - Trường THCS Thiệu Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thanh Tịnh và chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học
I- Những hiểu biết về tác giả 
 - Tên thật là Trần Văn Ninh ( 1911- 1988 )
 - Quê hương : ở Gia Lạc , ven sông Hương , ngoại ô thành phố Huế. Mảnh đất quê hương với thiên nhiên thơ mộng , với những câu Nam Ai , Nam Bình , với điệu hò mái nhì , mái đẩy trên sông đã ảnh hưởng đến tâm hồn sáng tác thơ văn của ông 
 - Sáng tác của Thanh Tịnh thường hướng về làng quê , niềm đồng cảm với những con người mộc mạc , đằm thắm . Do đó thơ văn của ông đều toát lên 1 tình cảm dịu êm trong trẻo , nhẹ nhàng mà thấm sâu ; mang dư vị ngậm ngùi mà quyến luyến , buồn thương 
 - Đời văn gần 60 năm , ông đã để lại 1 sự nghiệp khá đồ sộ như : Hận chiến trường , Quê mẹ ...
II- Những điều lưu ý về tác phẩm 
Tác phẩm được in trong tập truyện ngắn “ Quê mẹ” (1941 )
Kiểu văn bản : tự sự – phương thức biểu đạt chính là tự sự 
Là tác phẩm thuộc hồi ký tự truyện 
Mạch kể : theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi theo trình tự thời gian kết hợp với không gian của buổi tựu trường đầu tiên 
Đại ý : Bằng 1 ngòi bút giàu chất thơ , tác giả đã diễn tả lại những kỷ niệm trong sáng của ngày đầu tiên trong đời được đi học 
+ Khơi gợi những kỷ niệm 
+Tâm trạng của nhân vật tôi 
III- Định hướng phân tích 
1- Khơi gợi những kỷ niệm 
- Dòng hồi tưởng được khơi gợi 1 cách tự nhiên , hợp lý “ Hằng năm cứ vào ... tựu trường” 
Những biến chuyển của đất trời sang thu đã làm cho người ta bâng khuâng , hoài niệm . Thanh Tịnh cũng thế . Hình ảnh “ lá ngoài đường rụng , trên không có những đám mây, những em bé rụt rè núp dưới nón mẹ..”của ngày hôm nay đã làm cho nhân vật “ tôi” xúc động hnớ về dĩ vãng . Từ hiện tại đánh thức quá khứ , nhân vật tôi đã nhìn thấy chính mình qua hình ảnh những đứa trẻ .
- “ Hằng năm .. lại thấy” : điệp ngữ ấy cứ vang lên trong lòng tác giả . nó khẳng định kỷ niệm của ngày tựu trường đã in đậm và neo đậu trong lòng tác giả , diễn tả sức sống lâu bền của kỷ niệm . Mỗi lần nhớ về kỷ niệm nhân vật tôi có cảm giác mơn man ( êm ái , nhẹ nhàng ).
2- Tâm trạng của nhân vật tôi 
- Nhớ những kỷ niệm mơn man , nhân vật tôi lại nhớ những cảm giác trong sáng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mình : “ Tôi quên thế nào được những cảm giác ...mỉm cưòi giữa bầu trời quang đãng” . Bằng nghệ thuật so sánh và hnân hoá , tác giả đã khẳng định nỗi nhớ của mình về ngày đầu đi học là bất biến theo thời gian .Dù thời gian có đi qua bao lâu nhưng mỗi lần nhớ lại vẫn còn thấm đẫm cảm xúc 
- Lần theo những kỷ niệm , tác giả đã bộc lộ tâm trạng của mình . Tâm trạng đó được gắn với thời gian và không gian cụ thể 
 * Trên đường đến trường vẫn còn nguyên hình ảnh “ Buổi mai hôm ấy , một buổi mai đầy sương thu ...” .Một lần nữa tác giả được sóng lại những kỷ niệm yêu thương của người mẹ , được sống với kỷ niệm tuổi thơ trong sáng và hình ảnh con đường đã hiện ra : “ trong mắt tôi , ngày đầu tiên đi học , con đường đã có sự thay đổi . Trước kia con đường đi lại nhiều lần trỏ nên quen thuộc , bây giờ có sự thay đổi , bỗng nhiên thấy lạ . Vì “ Tôi đi học” .Mâý tiếng đó đánh dấu sự trưởng thành , một sự kiện quan trọng trong cuộc đời và trong cả tâm hồn đứa trẻ Vẫn là con đường , vẫn là chính mình nhưng hôm nay thấy thay đổi lạ lùng . 
 + Thấy mọi vật xung quanh đều thay đổi 
 + thấy chững chạc đứng đắn hơn trong bộ quần áo 
 + Muốn thử sức mình ...
=> Vì tôi đi học có nghĩa là đồng nghĩa với sự lớn lên về nhận thức . Những hành động đó đều biểu đạt tâm trạng hồi hộp , mới mẻ của nhân vật tôi
 * Tâm trạng nhân vật tôi khi đứng trên sân trường và khi được gọi tên vào lớp 
- Khi đứng trên sân trường , nhân vật tôi nhìn và cảm thấy mình “ như con chim non đứng bên bờ tổ , nhìn quãng trời rrộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng , e sợ ,”=>Phía sau cổng trường là thế giới kỳ diệu mới mẻ đầy hấp dẫn , là 1 quãng trời rộng mà các cậu học trò mới chỉ là những chú chim non vừa thèm muốn được tung cánh bay vào quãng trời rộng ấy nhưng còn e sợ , ngập ngừng .
- Nghe tiếng trống vang dội cả lòng -> tiếng trống đầu tiên khua động tâm hồn nhân vật tôi . Tiếng trống vang lên là sự giao hoà giữa quá khứ và hiện tại . Nó chấm dứt quãng thời gian bay nhảy tự do với những buổi thả diều , lội sông ...và tiếng trống chỉ còn mở ra hiện tại : Sắp phải rời xa người thân và vào lớp học .
Thấy tim mình ngừng đập , giật mình , lúng túng khi đựoc gọi tên . Trong tâm trí cậu cũng như bạn bè cùng trang lứa , đây là thời khắc hết sức trịnh trọng , được mọi người quan tâm để ý . Cho nên cậu quên cả sự hiện diện của người thân . Lần đầu tiên nhân vật tôi thấy xa mẹ , không được sống trong vòng tay của mẹ . Hình ảnh nhân vật tôi khóc khi phải từng bước theo bạn vào lớp là 1 hình ảnh đầy cảm động và có ý nghĩa sâu sắc . Đó là giọt nước mắt của sự trưởng thành . Bước vào cổng trường là lớn lên về nhận thức . Nhưng nỡi sợ hãi ban đầu cũng nhanh chóng qua đi khi được bước vào lớp 
* Tâm trạng của nhân vật tôi khi vào lớp học 
- Thấy cái gì cũng hay hay mà cũng lạ , sau đó tự lạm nhận là của riêng mình 
- Ngửi thấy 1 mùi hương lạ xông lên -> lần đầu tiên cậu bé được cảm nhận thế giới của mình .
- Hình ảnh “ một con chim con liệng đến bên cửa sổ ...” . Cánh chim đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm của những hôm đi chơi . Con chim con ấy cũng chính là cậu bé buổi đầu rụt rè để 1 ngày mai sẽ được bay cao , bay xa vào khung trời cao rộng . Hình ảnh này vừa có bóng dáng của quá khứ , vừa của hiện tại nhưng đó cũng chính là hình ảnh của tương lai .
- Hình ảnh cuối cùng của tác phẩm có ý nghĩa : làm cho câu chuện kết thúc tự nhiên và bất ngờ . Dòng chữ “ Tôi đi hoc” vừa khép lại thế giới mới , 1 bầu trời mới , 1 tâm trạng mới , 1 giai đoạn mới trong cuộc đời , khắc sâu kỷ niệm đó trong lòng , dù thời gian năm tháng có phủ mờ tất cả thì kỷ niệm ngày đầu đi học vẫn gọi về trong tâm hồn . Đó cũng là trách nhiệm của mình trước cuộc đời .
* Bài tập 
Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “ Tôi đi học” 
Phát biếu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi ngày đầu đi học 
Trong truyện tác giả đã làm phép so sánh nhiều lần để làm nổi bật tâm trạng nhân vật . Hãy tìm các chi tiết đã thể hiện điều đó và phân tích tác dụng của nó 
Viết đoạn văn ngắn ghi lại kỷ niệm ngày tựu trường đầu tiên của em 
5-Phân tích dòng cảm xúc của, tâm trạng của “tôi” trong tác phẩm.
Hướng dẫn đề 1 : 
Mở bài 
- Giới thiệu nhà văn Thanh Tịnh và phong cách viết văn của ông ( sinh ra mảnh đất Huế thơ mộng ) -> phong cách diễn đạt riêng .
- Giới thiệu về tác phẩm : Là tác phẩm tiêu biẻu cho phong cách thanh Tịnh . tác phẩm giàu chất trữ tình hay đúng hơn là chất thơ .
B- Thân bài 
* Phân tích chất thơ 
 - Truyện là dòng cảm xúc được giải bày trên trang giấy của 1 tâm hồn trẻ dại ngày đầu đến trường . Kỷ niệm đó vừa trong sáng , vừa thấm đẫm cảm xúc . Truyện không có những rằng xé “ miếng cơm , manh áo” trong cuộc đấu tranh sinh tồn mà chỉ là tiếng nói tha thiết ...:( dẫn chứng ) 
 - Biểu hiện ở tình huống truyện : buổi tựu trường đầu tiên : đánh thức quá khứ sống dậy với những kỷ niệm mơn man .
 - Biểu hiện ở tình yêu con trẻ 
 - Những hình ảnh teong bài đều diễn tả cảm xúc của tâm hồn nhân vật ( dẫn chứng ) 
Kết luận 
Khẳng định “ Tôi đi học” là áng thơ bằng văn xuôi 
5-
A-Mở bài
 -Giới thiệu về Thanh Tịnh và tác phẩm “ Tôi đi học”: Là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn, ghi lại 1 kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học. Vì vậy xuát hiện đã trên 60 năm nhưng tác phẩm vẫn như còn mới trong lòng mỗi con người ( neo đậu trong lòng mỗi con người những kỉ niệm)
 -Dòng cảm xúc và tâm trạng của nhân vật Tôi cũng chính là dòng cảm xúc và tâm trạng của bất kì ai đã đến trường.
B-Thân bài
 *Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện dòng cảm xúc: Dòng cảm xúc được khơi gợi từ không gian mùa thu êm đềm với hình ảnh “ lá rụng, đám mây bàng bạc, những em bé nép bên mẹ...”
->Đánh thức những sâu thẳm trong tâm hồn của nhân vật Tôi những kỉ niệm, quá khứ được gọi về.
 + Bằng các câu văn “ Hàng năm”, “ Tôi quên sao được” ( câu khẳng định) diễn tả sức sống lâu bền của kỉ niệm, khẳng định kỉ niệm đầu tiên đi học, nó trường tồn, vĩnh cửu với thời gian.
 + Mỗi lần sống lại những kỉ niệm, nhân vật Tôi “ mơn man, náo nức” ( sử dụng từ láy) -> Bộc lộ cảm xúc êm ái, nhẹ nhàng khi nhớ về kỉ niệm.
 *Phân tích tâm trạng của nhân vật Tôi
 1-Tâm trạng của nhân vật Tôi trên con đường đến trường
 + Mở đầu cho kỉ niệm là hình ảnh “ con đường làng” gắn với người mẹ thân yêu, với hành động âu yếm -> Thời khắc thiêng liêng và quan trọng.
 + Con đường làng trở nên lạ lẫm, cảnh vật cũng thay đổi: Tôi đi học.
 + Bộ quần áo -> Trang trọng, tự cầm sách vở, bút thước
->Tôi đã trưởng thành về nhân thức; tâm trạng hồi hộp, ngỡ ngàng.
2-Tâm trạng Tôi khi đứng trước sân trường và trước giờ vào học:
 Xen với tâm trạng hồi hộp, mới mẻ là tâm trạng rụt rè, e sợ khi đứng trước 1 thế giới kì lạ:
 + Ngôi trường được so sánh với đình làng Hoà ấp -> Ngôi trường trở nên thiêng liêng, trang trọng của mỗi người .
 + Tiếng trống trường vào lớp - vang dội cả lòng: Tiếng trống khua động tâm hồn, giao hoà quá khứ và hiện tại, nó chấm dứt quãng thời gian bay nhảy tự do, tiếng trống mở ra hiện tại.
 + Khi nghe gọi tên vào lớp mà Tôi như thấy tim ngừng đập. Lúc này mọi người dồn hết con mắt vào những cô cậu học trò nhỏ -> Tự nhiên thấy sợ -> Khóc: Giọt nước mắt của sự trưởng thành, của hạnh phúc. Vì vậy nhân vật Tôi thấy mình lúc này như “ con chim non đứng bên bờ....e sợ”. Hình ảnh so sánh có ý nghĩa sâu sắc, vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa tượng trưng.
3-Tâm trạng của nhân vật Tôi khi vào trong lớp
 + “Thấy cái gì cũng hay, là lạ”, lạm nhận là vật của riêng mình -> ý thức được việc học.
 + Cánh chim đồng nội đã trở về lớp học. Hình ảnh “ Một con chim con.....” đó chính là cậu bé buổi đầu rụt rè để ngày mai sẽ được bay cao, bay xa hơn vào khung trời cao rộng. Hình ảnh này vừa có bóng dáng của quá khứ, vừa có bóng dáng của hiện tại và tương lai.
 + Hình ảnh cuối cùng của tác phẩm có dòng chữ “ Tôi đi học” có ý nghĩa làm cho câu chuyện kết thúc tự nhiên và bất ngờ -> Khép lại 1 thế giới mới, 1 bầu trời mới, 1 tâm trạng mới, 1 giai đoạn mới trong cuộc đời, vừa khắc sâu kỉ niệm đó trong lòng. Dù thời gian có phủ mờ tất cả, nhưng Tôi đi học vẫn sống mãi trong tâm hồn.
C-Kết bài
 -Khái quát nghệ thuật và nội dung của tác phẩm.
 -Suy nghĩ của bản thân: Hãy trân trọng, giữ gìn và nâng niu những kỉ niệm.
Nguyên Hồng và Những ngày thơ ấu
I- Giới thiệu về tác giả
 - Tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng ( 1918- 1982 )
 - Quê ở thành phố Nam Định, là nhà văn có cuộc đời và hoàn cảnh riêng biệt 
 - Sinh ra trong gia đình tư sản nghèo, cha làm chức cai đề lao, một thời gian sau mất việc, cửa nhà tan nát. Người bố sinh ra nghiện ngập. Mẹ l ...  luận.
 a-Luận đề
 Là vấn đề cần nghị luận. Đó là ý kiến được nêu ra trong đề bài, yêu cầu chúng ta cần giải quyết.
 b-Luận điểm
 Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài nghị luận. Đó là những ý kiến hàm chứa trong luận đề. Luận đề có thể có chứa một hoặc nhiều luận điểm. Trong một luận điểm lại có thể phân thành nhiều luận điểm nhỏ. các luận điểm nhỏ ấy tương đối độc lập với nhau nhưng cùng quy về luận điểm để làm sáng rõ cho luận điểm.
 Về hình thức: Luận điểm thường được nêu khái quát dưới dạng một câu văn – một câu khẳng định hay phủ định., có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn. Luận điểm có thể đặt ở đầu hoặc cuối đoạn.
 Về ý nghĩa: Luận điểm là linh hồn của bài văn, đóng vai trò liên kết, thống nhất các đoạn văn thành 1 khối. Trong thực tế, một luận điểm có thể triển khai trong một đoạn hay nhiều đoạn.
 Muốn bài văn có sức thuyết phục, luận điểm phải chân, thực đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thông qua hệ thống luận điểm, người đọc, người nghe có thể nắm bắt ý đồ của người tạo lập văn bản.
 c-Luận cứ
 Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Một lận điểm có thể có một hoặc nhiều luận cứ.
 Luận cứ làm căn cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng được nêu ra để làm rõ nội dung cho luận điểm.
 + Lí lẽ phải đầy đủ, chặt chẽ, có lí, có tình.
 + Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác hoặc lấy từ thực tế ( nếu nghị luận thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội ) hoặc lấy từ các tác phẩm văn học ( nếu vấn đề nghị luận thuộc lĩnh vực văn học ).
 d-Lập luận
 Là cách lựa chọn sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho trở thành những căn cứ chắc chắn để làm rõ luận điểm, hướng người đọc, người nghe đến kết luận. Lập luận càng chặt chẽ, hợp lí thhì sức thuyết phục càng cao
4-Mô hình tổng quát của một bài văn nghị luận
 a-Mở bài
Dẫn dắt vấn đề rộng hơn rồi thu hẹp, dẫn đến việc giới thiệu vấn đề.
 b-Thân bài
 Bao gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn có 1 luận điểm, các luận điểm đều tập trung làm nổi bật luận đề ở phàn mở bài.
 c-Kết luận
 Tổng hợp lại các luận điểm đã trình bày, đánh giá, gợi mở, nâng cao...
5-Kĩ năng xây dựng và liên kết đoạn
 a-Xây dựng đoạn văn
 *Về hình thức
 Đoạn văn được quan niệm là phần văn bản tình từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng ( không kể những chỗ cuóng dòng, lùi vào đầu dòng do phải trích dẫn tư liệu chứng minh ).
 *Về nội dung
 Đoạn văn thường thể hiện một luận điểm, chứa 1 ý diễn đạt tương đối hoàn chỉnh ( có thể 1 luận điểm triển khai bằng 2 -> 3 đoạn văn ).
 *Về cấu trúc
 Đoạn văn thường là 1 tập hợp câu nối tiếp nhau và đựơc liên kết với nhau bằng các phép liên kết cả về nội dung lẫn hình thức.
 b-Phân loại
 *Về cách thức: có các đoạn văn chứng minh, giải thích, bình luận, bình giảng...
 *Về chức năng: có đoạn viết đặt vấn đề, đoạn triển khai vấn đề, đoạn kết thúc vấn đề, đoạn chuyển tiếp.
 *Về cách trình bày: có đoạn diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành.
 c-Liên kết đoạn văn
 Bài văn là 1 thể thống nhất hoàn chỉnh được tạo nên bới các phần, các đoạn, các câu. Do đó giữa các phần, các đoạn, các câu phải có sự kết dính với nhau, sự kết dính đó gọi là sự liên kết. Nhờ sự liên kết mà chuỗi câu thành đoạn, chuỗi đoạn thành bài.
 *Các vị trí cần liên kết
 Trong 1 đoạn văn, các vị trí cần liên kết phải được thực hiện ở các vị trí sau:
 + Giữa các phần bố cục chính của bài, tức là giữa các phần mở bài với thân bài, giữa thân bài với kết bài.
 + Giữa các đoạn trong từng phần nhất là các đoạn trong phần thân bài tức là giữa các đoạn ý với đoạn ý.
 *Các cách liên kết đoạn văn
 a-Dùng từ ngữ để liên kết
 + Nối các đoạn có quan hệ thứ tự ta có các từ ngữ sau: Trước tiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng, một là, hai là...
 + Nối các đoạn có quan hệ song song ta dùng các từ sau: Một mặt, mặt khác, ngoài ra, bên cạnh đó...
 + Nối các đoạn văn có quan hệ tăng tiến: Hơn nữa, vả lại, thậm chí...
 + Nối đoạn văn có quan hệ tương đồng: tương tự, cũng thế, cũng vậy, cũng giống như trên...
 + Nối đoạn văn có quan hệ nhân quả: Bởi vạy, do đó, vì thế, cho nên.
 + Nối các đoạn văn có quan hệ tương phản: Nhưng, song, tuy nhiên, tuy thế, tuy vậy, thế nhưng, ngược lại, trái lại...
 + Nối đoạn văn có ý nghĩa tổng kết các đoạn trước: Tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại...
 b-Dùng câu để liên kết: Đó là những câu nối thường đứng ở đầu câu hoặc có khi đứng ở cuối đoạn văn nhằm liên kết các đoạn có chứa nó.
D-Dẫn chứng, cách sử dụng dẫn chứng, vai trò của dẫn chứng trong văn nghị luận
 a-Dẫn chứng: là những số liệu ( sự vật, sự việc, dạm ngôn, câu văn, câu thơ, hình tượng nghệ thuật...) lấy từ thực tế cuộc sống hoặc thực tế văn học mà người viết đưa vào bài làm nhằm thuyết minh cho một luận điểm, một vấn đề cần chứng minh.
 -Dẫn chứng là tổng hợp kiến thức của người viết, vốn kiến thức càng nhiều, bài viết càng phong phú, càng làm cho luận cứ có thêm sức sống, lập luận sắc sảo có sức thuyết phục cao. Vì vậy trong bài văn nghị luận nhất là kiểu bài chứng minh, dẫn chứng có vị trí và vai trò rất quan trọng.
 b-Cách sử dụng dẫn chứng
 *Chọn dẫn chứng
 + Về lượng: Phải đầy đủ, toàn diện và vừa phải, tức là mỗi ý kiến, nhạn định đưa ra phải có dẫn chứng, tuy nhiên không phải đưa vào tràn lan mà phải cân nhắc vừa phải
 Ví dụ: Để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta, Bác đã đưa dẫn chứng bao quát các mặt:
 -Thời gian: từ xưa đến nay
 -Không gian: từ miền xuôi -> miền núi, từ Bắc -> Nam
 -Thành phần xã hội: từ nông dân -> trí thức.
 -Lứa tuổi: em bé -> cụ già.
 -Lĩnh vực: chiến đấu -> sản xuất.
 + Về chất: Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu
 -Chính xác: là phải đúng, y nguyên văn.
 -Tiêu biểu: nghĩa là phải phù hợp ở mức cao nhất với luận điểm, với điều mình nói.
 *Sắp xếp dẫn chứng
 Căn cứ vào mục đích, yêu cầu nghị luận, dẫn chứng thường được sử dụng một trong những cách sau:
 + Trình tự thời gian hoặc không gian.
 + Theo thành phần xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi hoặc giới tính.
 + Theo từng khía cạnh của luận điểm, luận đề.
 + Theo tâm lí tiếp nhận của người đọc.
 *Cách đưa dẫn chứng
 Có 3 phần
 a-Giới thiệu dẫn chứng : Dẫn chứng được đưa vào bài văn bao giờ cũng có lời người giới thiệu. Đây là phần việc nhằm gây sự chú ý của người đọc đến dẫn chứng sắp được đưa ra, nó có nhiệm vụ dẫn dắt vào dẫn chứng 1 cách tự nhiên.
 b-Nêu dẫn chứng: Có 2 cách
 + Cách 1: Nêu nguyên văn cả câu, cả đoạn hay cả 1 văn bản ngắn. Theo cách này dẫn chứng phải được tách riêng 1 hay nhiều dòng và tất cả các dẫn chứng phải để trong dấu ngoặc kép, dưới dẫn chứng phải nêu xuất xứ các dẫn chứng ( gồm tên tác giả, tác phẩm). Trong trường hợp chỉ nghị luận về 1 tác giả, các dẫn chứng chỉ nêu tên tác phẩm.
 + Cách thứ 2: Nêu 1 số từ ngữ tiêu biểu. Theo cách này, dẫn chứng thường được lồng ghép hoà vào lời văn của người viết.
 c-Phân tích dẫn chứng: Dẫn chứng nhiều khi đưa ra chưa đủ nói lên rõ ràng khía cạnh cần chứng minh, nhất là nghị luận văn học. Do đó người viết cần phải phân tích, giảng giải, làm rõ ý nghĩa để người đọc thấy được chiều sâu, chiều rộng, cái hay, cái đẹo của dẫn chứng, cũng như thấy được ý nghiã khía cạnh vấn đề cần chúng minh nhằm làm tăng sức thuyết phục trong việc thuyết minh luận đề, luận điểm.
 *Trình bày dẫn chứng
 Có 3 cách
 + Người viết giới thiệu, phân tích làm rõ giá trị ý nghĩa của dẫn chứng 1 cách đầy đủ rồi cuối cùng nêu dẫn chứng ra để khẳng định.
 + Người viết giới thiệu, nêu dẫn chứng rồi sau đó nêu dẫn chứng để nêu bật giá trị, ý nghĩa cũng như cái hay, cái đẹp của dẫn chứng.
 + Người viết giới thiệu, làm rõ ý nghĩa nội dung của dẫn chứng, sau đó lại tiếp tục phân tích làm rõ thêm nhằm khắc sâu vấn đề cần chứng minh.
 =>Tóm lại: trong bài viết, người ta có thể trình bày dẫn chứng theo 3 cách trên. Tuy nhiên nên trình bày xen kẽ các cách phù hợp với sự phát triển của bài văn để bài văn không bị đơn điệu, trùng lặp, nhàm chán.
Bài tập: Viết đoạn văn chứng minh tình yêu thiên nhiên của Bác có sử dụng câu liên kết
 Thiên nhiên trong thơ Bác thật đẹp. Trong thời gian Bác cùng với cơ quan TƯ chuyển lên cánh rừng Việt Bắc, Bác bận việc là vậy nhưng vẫn có những vần thơ viết về thiên nhiên thật là hay. Đó là một đêm trăng sáng trong khu rừng VB có âm thanh trong trẻo của tiếng suối theo gió ngàn đưa lại như “ tiếng hát xa”, có hình ảnh bóng trăng lồng vào bóng cây cổ thụ chui qua kẽ lá làm nên những bông hoa trắng rung rinh trên mặt đất Bác đã tạo ra 1 cảnh vật đan quyện thật khéo léo. Bức tranh vừa có nhạc, vừa có hoạ tạo cho người đọc một ấn tượng khó quên:
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
 Còn biết bao nhiêu cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ đều được Bác ghi lại.Tất cả các cảnh đẹp đó đều được ghi lại bằng những vần thơ tuyệt bút:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi.
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
 Đó là cảnh trăng rằm tháng giêng tràn đầy sức sống của mùa xuân: trăng xuân, sông xuân, trời xuân. Một màu xanh bao la, bát ngát, lung linh dười vầng trăng nguyên tiêu. ở đây Bác thưởng thức ánh trăng trên khói sóng mù mịt, bí mật giữ khu rừng Việt Bắc bao la, con thuyền nhẹ trôi trên sóng gió mênh mông chở đầy ánh trăng là 1 hình ảnh đẹp và rất trữ tình.
Kiểu bài lập luận giải thích
1-Khái niệm
 Giải thích một vấn đề là dùng lí lẽ để giảng giải, cát nghĩa giúp người đọc, người nghe hiểu rõ, hiểu đúng bản chất của vấn đề là gì, tại sao lại như thế.
 Trong bài giải thích, lí lẽ là phương tiện chủ yếu để sử dụng. Tuy nhiên để lí lẽ có cơ sở vững chắc, có sức thuyết phục nhiều, phải có những dẫn chứng cụ thẻ, tiêu biểu.
2-Nội dung chủ yếu
 Bài văn giải thích gồm 3 nội dung chủ yếu:
 a-Cắt nghĩa vấn đề: Là cắt nghĩa những khái niệm chủ yếu, các từ ngữ, hình ảnh quan trọng để dẫn tới hiểu rõ ý nghĩa của toàn bộ vấn đề.
 b-Giảng giải vấn đề bằng 1 hệ thống lí lẽ: Đây là nội dung cơ bản của bài làm. Cần tìm ra những lí lẽ đã được công nhận, những ý kiến lập luận, ý kiến trình bày và dãn chứng tiêu biểu.
 c-Nêu phương hướng, biện pháp thực hiện: Mục đích cuối cùng của việc giải thích là phải giải đáp đúng về sự vận dụng vấn đề đó trong cuộc sống.
3-Dàn bài lí thuyết
 *Mở bài
 -Dẫn dắt vấn đề.
 -Giới thiệu vấn đề cần giải thích và giới hạn của nó.
 *Thân bài
 -Cắt nghĩa vấn đề
 + Cắt nghĩa các khái niệm ( từ ngữ, hình ảnh chủ yếu )
 + Toàn bộ vấn đề ( giải đáp câu hỏi chính: Là gì? Thế nào là? )
 -Trình bày lí lẽ để giải thích : Vì sao? Nguyên nhân nào ? để xuất hiện hình ảnh ấy ( giải đáp câu hỏi chính : Tại sao? )
 + Lí lẽ thứ 1
 -Nêu lí lẽ.
 -Phân tích lí lẽ và minh hoạ bằng các dẫn chứng.
 -Tóm tắt chuyển.
 + Lí lẽ 2
 -Phương hướng, biện pháp vận dụng ( trả lời cho câu hỏi : Như thế nào, làm gì?)
 *Kết bài
 -Tóm tắt ý chính, khẳng định lại vấn đề hoặc tầm quan trọng của vấn đề.
 -Nêu suy nghĩ, rút ra bài học cho bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn v8.doc