Giáo án bồi dưỡng Văn 8 – Tiết 82,83,84: Tổng kết văn học

Giáo án bồi dưỡng Văn 8 – Tiết 82,83,84: Tổng kết văn học

 TIẾT 82,83,84 TỔNG KẾT VĂN HỌC – LỚP 8

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- HS khái quát lại toàn bộ các tác phẩm , tác giả đã học ở lớp 8 phần văn bản : văn học Việt Nam , văn học nước ngoài .

 - Nêu nét chung nhất về giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản .

 Luyện cho HS kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự , phân tích các nhân vật và các tình tiết truyện .

B- NỘI DUNG CẦN ĐẠT :

 I – Văn bản nhật dụng :

 1/ Khái niệm :

- Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập , bàn luận ,thuyết minh , tường thuịât , miêu tả , đánh giá về những vấn đề , những hiện tượng gần gũi , bức xúc với cuộc sống của con người và cộng đồng .

- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại , mọi kiểu văn bản . nhưng điểm quan trọng nhất với văn bản nhật dụng là chức năng , đề tài và tính cập nhật của văn bản .( Cập nhật có nghĩa là kịp thời , đáp ứng yêu cầu , đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày , của cuộc sống hiện tại. Tính cập nhật thể hiện rõ ở đề tài : đề cập ,bàn luận ,thuyết minh , tường thuật ,miêu tả , đánh giá những vấn đề của cuộc sống .)

 

doc 34 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Văn 8 – Tiết 82,83,84: Tổng kết văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy 	(đã sửa tới trang 12)
 Tiết 82,83,84 Tổng kết văn học – lớp 8
A- Mục tiêu cần đạt :
- HS khái quát lại toàn bộ các tác phẩm , tác giả đã học ở lớp 8 phần văn bản : văn học Việt Nam , văn học nước ngoài .
 - Nêu nét chung nhất về giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản .
 Luyện cho HS kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự , phân tích các nhân vật và các tình tiết truyện .
B- Nội dung cần đạt :
 I – Văn bản nhật dụng :
 1/ Khái niệm :
- Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập , bàn luận ,thuyết minh , tường thuịât , miêu tả , đánh giá về những vấn đề , những hiện tượng gần gũi , bức xúc với cuộc sống của con người và cộng đồng .
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại , mọi kiểu văn bản . nhưng điểm quan trọng nhất với văn bản nhật dụng là chức năng , đề tài và tính cập nhật của văn bản .( Cập nhật có nghĩa là kịp thời , đáp ứng yêu cầu , đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày , của cuộc sống hiện tại. Tính cập nhật thể hiện rõ ở đề tài : đề cập ,bàn luận ,thuyết minh , tường thuật ,miêu tả , đánh giá những vấn đề của cuộc sống .)
 2/ Nội dung :
Di tích lịch sử .
Danh lam thắng cảnh .
Quan hệ giữa thiên nhiên với con người .
Giáo dục , vai trò của người phụ nữ .
Văn hoá .
Vấn đề về môi trường .
Nạn ma tuý , thuốc lá .
Dân số và tương lai của loài người .
Tên văn bản 
 Nội dung 
PT biểu đạt
Thông tinvềNgàyTrái Đất năm 2000 .
Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường .( Ngày 22-04 – 2000 VN tham gia Ngày Trái Đất ).
Nghị luận và hành chính 
Ôn dịch thuốc lá
Tác hại của thuốc lá ( kinh tế và sức khoẻ )
T/M, nghị luận và biểu cảm 
Bài toán dân số 
Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển của xã hội .
Thuyết minh và nghị luận 
 II Văn bản Nghị luận : ( Văn học trung đại – Văn học hiện đại )
Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu ) Lý Công Uẩn – 1010.
Hịch tướng sĩ ( Dụ chư tì tướng hịch văn ) Trần Quốc Tuấn – trước 1285.
Nước Đại Việt ta ( Trích Bình Ngô đại cáo ) Nguyễn Trãi -1428.
Bàn luận về phép học ( Luận học pháp ) La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp -1791.
* Nguyên tác : viết bằng chữ Hán .
* Thể loại : Mỗi văn bản thuộc một thể loại khác nhau và tên thể loại thường được nêu ngay trong tên văn bản ; chiếu , hịch , cáo , tấu . ( Mỗi thể loại có những quy định riêng về kết cấu , về lời văn .
* Giá trị nội dung : các văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị văn chương mà còn về lịch sử , chính trị , tư tưởng .
1/ Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn) 
- Ban bố quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La , thể hiện tầm nhìn xa rộng , ý thức tự chủ và lòng tin vào sự lớn mạnh của đất nước , mở ra một thời kì phát triển , hưng thịnh của đất nước Đại Việt . 
2/ Hịch tướng sĩ : ( Trần Quốc Tuấn )
- Hịch tướng sĩ là lời kêu gọi , răn dạy của vị chủ soái với các tì tướng trước nguy cơ xâm lược của quân Mông – Nguyên . Bài hịch biểu lộ tầm trí tuệ sâu sắc , tấm lòng yêu nước thiết tha , sự quan tâm thấu đáo đến các tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn – vị chỉ huy thống lĩnh quân đội trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược .
3/ Nước Đại Việt ta : ( Nguyễn Trãi ) 
- Văn bản là phần đầu của bài Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi viết thay lời Lê Lợi , khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến đấu chống ách thống trị nhà Minh , giành lại nền độc lập ( đầu năm 1428 ) . Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai , là một áng “ thiên cổ hùng văn “,thực sự là niềm tự hào mãi mãi của dân tộc ta . 
- Đoạn trích Nước Đại Việt ta tập trung thể hiện quan niệm toàn diện , sâu sắc về quốc gia , dân tộc cùng với niềm tự hào chân chính về truyền thống lịch sử , về nền văn hiến của dân tộc . 
4/ Bàn luận về phép học ( La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp )
 -Văn bản được trích từ bản tấu mà ông trình lên vua Quang Trung năm 1791.
 -Văn bản thể hiện quan niệm đúng đắn , tiến bộ về việc học và phương pháp học tập , khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học đối với sự thịnh suy của đất nước , của triều đại .
Giá trị nghệ thuật :
- Các văn bản nghị luận đã học đều là những mẫu mực về văn nghị luận ở từng thể loại .
- Mục đích và đối tượng nghị luận rõ ràng , hệ thống luận điểm chặt chẽ , lí lẽ và chứng cứ có sức thuyết phục cao .
- ở nhiều bài lí lẽ được kết hợp với nhiệt tình , cảm xúc của tác giả nên càng tăng thêm sức thuyết phục và sự thu hút đối với người đọc .
5/ Thuế máu : ( Trích Bản án chế độ thực dân Pháp – nguyễn ái Quốc )
-Thuế máu là thứ thuế bất công , tàn ác bậc nhất trong rất nhiều thứ thuế mà người dân các xứ thuộc địa phải gánh chịu . Chữ Thuế máu gợi lên số phận thảm thương của người dân nô lệ , tội ác cần lên án của bọn thực dân 
-Thuế máu đã vạch trần bản chất độc ác , bộ mặt giả nhân ,giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh đế quốc .Bằng những tư liệu phong phú , xác thực , bằng một văn phong hiện đại với nhiều hình ảnh giàu sức biểu cảm , nghệ thuật châm biếm sắc sảo , tác giả đã tố cáo tội ác của CNTD trong cái nhìn toàn diện : từ thủ đoạn lừa mị khi bắt lính đến sự đối xử tàn bạo với người lính thuộc địa và sự tráo trở vô ơn đối với họ khi chiến tranh kết thúc .Qua đó người đọc còn có thể hình dung ra số phận bi thảm của những người dân bị bóc lột “ thuế máu “ . 
III- Văn học hiện đại :
 1/ Văn bản tự sự : ( Truyện kí )
 - Tự sự :-> Tự : kể .	 Kể chuyện , kể việc .
 Sự : việc , chuyện 
-> Kể chuyện : - Kể : Nói có đầu , có đuôi , nói lần lượt từng đầu mục cho người khác biết . 
Chuyện : ( truyện , câu chuyện ) việc có đầu , có đuôi , có người làm ra nó , có ý nghĩa ( hướng tới việc nói và diễn nôm ) .
Truyện : tên một thể loại văn bản viết ra bằng lời .
Câu chuyện : là việc ,chuyện đem nói ra .
* Các văn bản được học ở lớp 8 :
Tôi đi học ( Thanh Tịnh ) 
Trong lòng mẹ ( trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng ) 
Lão Hạc ( Nam Cao )
Tức nước vỡ bờ ( Trích TT Tắt đèn – ( Ngô Tất Tố ) 
2/ Tôi đi học ( Thanh Tịnh : 1911- 1988 )
a/ Tác giả : Tên thật : Trần Văn Ninh , sinh tại Phú Vang , Thừa Thiên – Huế .
Năm 1933 tốt nghiệp Thành Chung , ông làm viên chức nhỏ tại Huế , vừa viết văn , vừa làm báo , vừa làm thơ .
Trước 1945 : Hận chiến trường (thơ 1933) Quê mẹ( 1941) ,Chị và em (1942 ) , Ngậm ngải tìm trầm ( 1943) TT Xuân và Sinh ( 1944) .
Sau c/m : Những giọt nước biển ( Truyện ngắn – 1956) , Đi từ giữa một mùa sen ( thơ -1973) .
Ông có lối viết nhẹ nhàng , trong sáng , thiết tha và êm dịu .Mỗi truyện ngắn đều thấm đẫm chất thơ , mỗi bài thơ lại có cấu trúc như một truyện ngắn .
b/ Nội dung :
Tâm trạng của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường :
Truyện đã thể hiện tình cảm trong sáng , hồn nhiên , tâm trạng hồi hộp bâng khuâng của một em bé trong buổi tựu trường .( HS nêu )
Hình ảnh người mẹ : 
-Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường . người mẹ hiền in đậm trong những kỉ niệm mơn man mà nhân vật tôi mãi mãi không bao giờ quên .
+ Từ ngôi nhà yên ấm tuổi thơ đến mái trường , đi trên con đường làng thân thuộc “ dài và hẹp “ trong một buổi sáng mùa thu “ đầy sương thu và gió lạnh “ chú bé được mẹ hiền âu yếm nắm tay dẫn đi , chú bé vô cùng hạnh phúc , cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh đều thay đổi vì trong lòng mình đang có sự thay đổi lớn 
+Khi thấy các bạn nhỏ quần áo tươm tất, nhí nhảnh trao sách vở cho nhau xem, còn ôm nhiều sách vở lại kèm cả bút , thước nữa mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết , nhân vật tôi cũng muốn thử sức mình đòi mẹ được cầm bút, thước . Lần thứ hai t/g nhắc đến hình ảnh người mẹ với cử chỉ “ cúi đầu nhìn” con thơ với cặp mắt thật âu yếm , với tiếng nói dịu dàng : “ thôi để mẹ cầm cũng được “ .
+Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương , sự săn sóc ,vỗ về an ủi ,động viên khích lệ . Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai , lúc thì bàn tay mẹ dịu dàng đẩy con lên phía trước , lúc thì bàn tay mẹ nhẹ vuốt tóc con . Hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn Tôi đi học dạt dào cảm xúc , trơt thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ .
Chất thơ của truyện : 
Chất thơ là nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện .Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật , tình tiết , tâm trạng dạt dào cảm xúc .
- Cảnh một buổi mai” đầy sương thu và gió lạnh “, mẹ âu yếm dẫn con trai bé nhỏ đến trường trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp “ . cảnh mấy cậu học trò áo quần tươm tất , nhí nhảnh gọi tên nhau , trao sách vở cho nhau xem . Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội . Cảnh học trò mới bỡ ngỡ nép bên người thân , ngập ngừng e sợ nhiều mơ ước như con chim con đứng bên bờ tổ , nhìn quãng trời rộng muốn bay .
- Chất thơ toả ra từ giọng nói ân cần , cặp mắt hiền từ của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với gương mặt tươi cười .
- Chất thơ ở lòng mẹ hiền rất thương yêu con . Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ “ Mẹ tôi âu yếm nắm bàn tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp “ ; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con . Lúc đứng xếp hàng , đứa con cảm thấy “ có một bàn tay dịu dàng “ của mẹ đẩy con tới trước như khích lệ . Lúc đứa con trai bé bỏng “ nức nở khóc “thì bàn tay mẹ hiền “ một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc “ con . Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm tình thương con của mẹ .
- Chất thơ của truyện còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị , ở giọng văn nhẹ nhàng , trong sáng ,gợi cảm .( Hai câu đầu ) . Thật vậy “ Tôi đi học “ là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động .
3/ Trong lòng mẹ : ( Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng ) 
a/ Tác giả: ( 1918- 1982)
- Quê ở thành phố Nam Định , sống chủ yếu ở Hải Phòng trong một xóm lao động nghèo . Cuộc sống cay đắng vất vả ngay từ thời thơ ấu đã ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông .Ông viết về những người cùng khổ một cách chân thực và xúc động với một tình yêu thương thắm thiết .
b/ Tác phẩm : ( Đăng báo năm 1938 , xuất bản lần đầu 1940 ) .
Là tập hồi kí gồm 9 chương : 1. Tiếng kèm ; 2. Chúa thương xót chúng tôi ; 3. Truỵ lạc ; 4. Trong lòng mẹ ; 5. Đêm Nô-en ; 6. Trong đêm đông ; 7. Đồng xu cái ; 8. Sa ngã ; 9. Một bước ngắn .-> viết về tuổi thơ cay đắng của chính Nguyên Hồng .
*Những ngày thơ ấu là những trang viết thổn thức hoài niệm của Nguyên Hồng gắn với tuổi thơ cay cực thiếu tình thương , khát khao tình mẫu tử .
-Đoạn trích Trong lòng mẹ nêu bật ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử . Là câu chuyện chân thực về người mẹ đáng thương phải trốn chạy cổ tục , định kiến nghiệt ngã khắt khe của người đời . 
- Tâm hồn nhạy cảm , dễ tổn thương , khát khao tình mẹ của cậu bé Hồng ; kỉ niệm sâu sắc của tuổi thơ còn làm buốt nhói lòng người . Người đọc có thể nhận ra một hồn văn nhân ái của Nguyên Hồng .
* Hoàn cảnh nghiệt ngã chia lìa hai mẹ con :
- ... g trời ai nhuộm mà xanh ngắt"
(Nguyễn Khuyến)
" Cửa son đỏ loét tùm hum nóc"
(Hồ Xuân Hương).
- "Trắng phau nội cỏ cửu phơi tuyết"
(Tố Hữu)
- "Trông lên mặt sắt đen xì"
(Nguyễn Du)
	Đây là đoạn văn Nguyễn Tuân tả màu sắc của sông Đà: "Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nớc sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nớc sông Đà lừ lừ đỏ nh da mặt một ngời bầm đi vì rợu bữa, lừ lừ cái mầu đỏ giận dữ ở một ngời bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về" "Ngời lái đò sông Đà" v.v
Hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt là hết sức tinh diệu. Đã khi nào các em thử thống kê tất cả các màu trắng, đỏ hay xanh ra trớc mặt cha ? Cứ thử đi sẽ thấy từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt thật kỳ lạ . Này nhé nếu là màu trắng, ta có : Trắng bệch, trắng toát, trắng bong, trắng tinh, trắng nõn, trắng xoá, trắng phau, trắng ngần, trắng muốt, trắng ngà, trắng hếu, trắng dã, trắng ngà, trắng nhởn, trắng nhợt, trắng bóc, trắng lốp, trắng lôm lốp, trắng nuột, trắng ởn, trắng phếch, trắng trẻo, trắng trong ... Nếu là màu Xanh lại có : xanh um, xanh nhạt, xanh thẫm, xanh non, xanh lợt, xanh lè, xanh lét, xanh rờn, xanh rì, xanh lam, xanh biếc, xanh lơ, xanh mét, xanh ngắt, xanh ngăn ngắt, xanh rớt, xanh xao ... Với màu Đỏ bạn có thể kể : đỏ au, đỏ bừng, đỏ choé, đỏ chói, đỏ chót, đỏ chon chót, đỏ nọc, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hoen hoét, đỏ hỏn, đỏ hon hỏn, đỏ kè, đỏ khé, đỏ nhừ, đỏ khè, đỏ loét, đỏ lòm, đỏ lừ, đỏ lự, đỏ lựng, đỏ ngầu, đỏ ối, đỏ quạch, đỏ rực, đỏ tơi, đỏ ửng, đỏ cạch, ... Với các tính từ trên khi chuyển sang tiếng Pháp, tiếng Anh, thờng ngời ta chỉ thêm vào chữ rất (très - Pháp hoặc very - Anh ). Chẳng hạn : xanh um, xanh rờn là très bleu ( rất xanh ) hoặc đỏ au, đỏ chót, đỏ rực đều đợc dịch là : rouge vif ( rouge : đỏ, vif : tơi ), còn trắng toát, trắng bệch là très blanc (rất trắng). Trong khi mỗi từ trên của tiếng Việt có một sắc thái biểu cảm đôi khi rất khác nhau, ví nh trắng toát là thứ trắng chói mắt, trắng bệch là trắng mất sinh khí, trắng bong là trắng nh mơí, trắng tinh là trắng nguyên chất, trắng xoá là trắng rộng khắp một vùng, trắng phau là trắng sạch sẽ, trắng ngần là trắng sạch và trong, trắng muốt là trắng sạch mà trơn nhẵn, trắng ngà là trắng quý phái, trắng hếu là trắng nhô ra thô bỉ, trắng dã là chỉ màu mắt kẻ gian giảo, trắng nhởn là trắng lố bịch ( chỉ răng hoặc mắt )... vv. Và nh thế sẽ là rất khó khi dịch những câu thơ sau ra một ngôn ngữ khác sao cho lột tả hết đợc các màu sắc ấy : 
- Cầu trắng phau phau đôi ván ghép ( Hồ Xuân Hơng )
- Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ ( Bà Huyện Thanh quan )
- Tiếc thay hạt gạo trắng ngần ( Ca dao )
- Rõ ràng trong ngọc trắng ngà ( Nguyễn Du )
- Bữa thấy bong bong che trắng lốp muốn tới ăn gan ( Đồ Chiểu )
- Có phải thịt da em mềm mại trắng trong ( Lâm Thị Mỹ Dạ )
- Hòn đá xanh rì lún phún rêu ( Hồ Xuân Hơng )
- Cỏ non xanh rợn chân trời ( Nguyễn Du )
- Lng trời ai nhuộm mà xanh ngắt ( Nguyễn Khuyến )
- Xanh om cổ thụ tròn xoe tán ( Bà Huyện Thanh Quan )
- Tháng tám mùa thu xanh thắm ( Tố Hữu )
- Cửa son đỏ loét tùm hum nóc ( Hồ Xuân Hơng )
- Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe ( Nguyễn Khuyến ) 
- Má đỏ au lên đẹp lạ thờng ( Hàn Mặc Tử )
- Đờng quê đỏ rực cờ hồng ( Tố Hữu )
	Thứ t: Ngôn từ văn học là loại ngôn từ đã đợc chắt lọc từ ngôn ngữ đời thờng, đợc nâng cấp, sửa sang, làm cho nó càng óng ả, giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ chính là những phơng tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn từ văn học. Có rất nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, so sánh Theo GS Đinh Trọng Lạc có tới 99 phơng tiện và biện pháp tu từ trong tiếng Việt. Tất cả những cách ấy đều nhằm mục đích giúp ngời nói, ngời viết có nhiều cách diễn đạt hay hơn, đẹp hơn, phong phú hơn và do vậy hiệu quả cao hơn. Phân tích các biện pháp tu từ tức là chỉ ra tính hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò và tác dụng của chúng trong việc miêu tả, biểu đạt chứ không phải đơn thuần là chỉ gọi đợc tên, kiệt kê các biện pháp mà nhà văn đã dùng.
4. Không gian và thời gian trong thơ trữ tình .
 Không gian trong thơ trữ tình là nơi tác giả - cái tôi trữ tình hoặc nhân vật trữ tình xuất hiện để thổ lộ tấm lòng của mình trớc mọi ngời và đất trời .
Trong tiếng Việt có rất nhiều từ ngữ để nhà văn thể hiện không gian . Trớc hết là bằng hệ thống từ chỉ vị trí và tính chất nh : trên, dới, trớc, sau, trong, ngoài, bên phải, bên trái, lên, xuống... rồi mênh mông, bát ngát, rộng, hẹp, thăm thẳm, mịt mù, khúc khuỷu, quanh co ...vv .
 Không gian thờng gắn với các địa điểm chỉ nơi chốn nh : bến đò, cây đa, mái đình, giếng nớc, núi cao, rừng thẳm, biển sâu, trời rộng, sông dài ... Nhiều địa danh riêng đã trở thành những không gian tợng trng trong văn học nh : Tiêu Tơng, Tầm Dơng, Cô Tô, Xích Bích, Tây Thiên, Địa ngục, Thiên đờng, Bồng lai, Tiên cảnh, cõi Phật, Suối vàng, ...
 Khi đọc tác phẩm văn học, các em cần chú ý xem nhà văn mô tả không gian ở đây có gì đặc biệt, không gian ấy có ý nghĩa gì và nói đợc nội dung gì sâu sắc qua không gian đó ? Ví dụ, khi dân gian viết :
	" Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, 
	Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông ". 
là tác giả dân gian đã tạo đợc một không gian đẹp, rộng mở, khác hẳn với không gian nhỏ hẹp, trắc trở, cách ngăn trong câu ca dao này :
	" Ai đa em tới chốn này
	 Bên kia mắc núi, bên này mắc sông "
Không gian trong câu ca trên là không gian của một tâm hồn thảnh thơi, đang náo nức, rạo rực, phơi phới say sa của một ngời con gái vào tuổi dậy thì :
"Thân em nh chẽn lúa đòng đòng- Phất phơ dới ngọn nắng hồng buổi mai "
Còn không gian dới là không gian của một tâm trạng bế tắc, một tiếng thở dài, ngao ngán . Không gian trong tâm hồn Nguyễn Khuyến là một không gian hiu quạnh, buồn bã, cô đơn, vắng lặng . ở đó ta gặp toàn những :" Ao thu lạnh lẽo nớc trong veo - một chiếc thuyền câu bé tẻo teo "; nhà ông ở cũng chỉ là " ba gian nhà cỏ thấp le te " với cái "ngõ tối đêm sâu đóm lập loè "...
 Không gian thờng gắn với điểm nhìn, điểm quan sát mô tả của tác giả . 
Câu thơ " Trông lên mặt sắt đen sì " trong truyện Kiều của Nguyễn Du cho thấy ngời viết đứng phía dới nhìn lên. Nhà thơ Tố Hữu cho rằng nh thế, Nguyễn Du đã đứng về phía quần chúng lao động để quan sát bọn thống trị . Cũng nh thế chữ Kìa trong câu thơ :" Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo" của Nguyễn Khuyến cho ta thấy ông nh đứng tách ra khỏi cái hội tây ồn ào, đầy những trò nhăng nhít do bọn thực dân bày ra mà quan sát và ngẫm nghĩ, mà căm giận, mà đớn đau, chua xót ...
	Đi liền với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật, bởi vì một hành động bao giờ cũng diễn ra ở một địa điểm vào một thời gian nhất định . Có điều khi đọc tác phẩm văn học ta quên đi thời gian hiện thực, nhập vào tác phẩm, sống cùng với nhân vật, cùng chứng kiến con ngời và sự việc theo thời gian trong tác phẩm . Vì thế đang đọc giữa ban ngày mà cứ tởng nh đêm đã khuya lắm rồi; quên hiện tại mà cứ nghĩ mình đang ở " ngày xửa ngày xa" vào "đời Vua Hùng Vơng thứ 18" hay " năm Gia Tĩnh Triều Minh" . Do đợc thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật, nên thời gian trong tác phẩm văn học đợc cảm nhận và mô tả rất linh hoạt . Nguyễn Du đã dồn 4 mùa trong một câu thơ :" Sen tàn cúc lại nở hoa - Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân " .
 Ngược lại Aimatốp đã mô tả " Một ngày dài hơn thế kỉ " . Thời gian trong cuộc đời là thời gian tuần tự, còn trong tác phẩm văn học thời gian có thể đảo ngợc quá khứ, xen lẫn ngày hôm nay và những ngày đã xa khuất ngàn năm trớc cũng nh tởng tợng ra ngày mai cha đến . Thời gian trong tác phẩm văn học là thời gian tâm lí, không trùng khít với thời gian ngoài đời, vì thế không nên hiểu thời gian ấy một cách máy móc, cứng nhắc và áp đặt . Khi nhà thơ viết : Hôm qua, hôm nay, ngày mai, dạo này, tháng trớc, năm sau, dạo ấy, vào một đêm hè ... thì không nên cố tìm xem đó là thời điểm cụ thể nào trong cuộc đời . Nếu nh Hoàng Lộc viết : 
	 " Hôm qua còn theo anh 
 	Đi ra đường quốc lộ
	Hôm nay đã chặt cành
	Đắp cho ngời dưới mộ " 
( Viếng bạn )
thì rõ ràng không cần biết hôm qua và hôm nay là ngày nào, tháng nào mà chỉ biết sao sự việc xảy ra nhanh quá, bất ngờ quá, hôm qua mới thế , hôm nay đã 
thế khiến ngời đọc bàng hoàng xúc động . 
 Thời gian nghệ thuật cũng mang tính tợng trng. Khi nhắc tới ngày mai thờng là tợng trng cho tương lai, như khi Tố Hữu viết: " Ngày mai bao lớp đời dơ - sẽ tan như đám mây mờ đêm nay- Em ơi tháng rộng ngày dài- Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng ". Hoàng hôn, chiều tà thờng tợng trng cho sự tàn lụi, sự kết thúc, cáo chung buồn bã . Không phải ngẫu nhiên hay do bí từ mà Nguyễn Du đã lặp lại chữ hoàng hôn và hôn hoàng trong một câu thơ: " Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng "để khái quát cả một đời Kiều đầy chuyện u buồn, tàn tạ . Ta có thể tìm thấy thời khắc này trong thơ Thôi Hiệu:" Quê hơng khuất bóng hoàng hôn ", trong thơ Bà Huyện Thanh Quan:" Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn", trong thơ Huy Cận " Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà "... Ngược lại với hoàng hôn là bình minh . Bình minh, rạng đông thờng tợng trng cho cái đang lên, rạng rỡ, tơi sáng . Đó là khi Hồ Chí Minh viết : "Thuyền về trời đã rạng đông - Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tơi "; là khi Nguyễn Đình Thi viết : " Trán cháy rực nghĩ trời đất mới - Lòng ta bát ngát ánh bình minh ". Mùa Xuân thờng tợng trng cho tuổi trẻ, sức sống, giàu sinh lực, nh khi Tố Hữu viết: "Trời hôm nay dầu xám ngắt màu đông- Ai cản đợc mùa xuân xanh tơi sáng - Ai cản đợc đàn chim quyết thắng - Sắp về đây tắm nắng xuân hồng". Có rất nhiều cách thể hiện thời gian trong tác phẩm văn học. Không nhất thiết phải có các từ nh sáng, tra, chiều, tối hay xuân, hạ, thu, đông thì ta mới biết. Trong văn học cổ , một chiếc lá ngô đồng rụng xuống, ấy là mùa thu đã về; một tiếng kêu khắc khoải của chim quốc báo hiệu hè đã sang. Khi Nguyễn Du tả cảnh: " Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa " thì ai chẳng biết đó là mùa xuân. Cũng nh vậy đọc câu thơ Chinh phụ : " Thấy nhạn luống những th phong - Nghe hơi sơng sắm áo bông sẵn sàng " ta đã cảm nhận được cái se sắt, rét mớt, run rẩy của mùa đông đang tới. Khi Tố Hữu viết: " Trăng lên, trăng đứng, trăng tàn" cũng là để chỉ thời gian đang trôi đi của một đêm và đó cũng có thể hiểu là các thời điểm của một đời người. Đọc câu thơ của Trần Hữu Thung:"Cam ba lần có trái- Bởi ba lần ra hoa" chắc các em đều hiểu thế là thời gian ba năm đã trôi qua . 
	Như thế không gian và thời gian đều có rất nhiều cách thức biểu hiện khác nhau. Đấy chính là chỗ để các nhà thơ thể hiện sự sáng tạo và những cách cảm nhận độc đáo, riêng biệt trong tác phẩm của mình . 

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong Ngu Van 8 Nganh 4.doc