Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Trường THCS Bình Thịnh

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Trường THCS Bình Thịnh

 VĂN XUÔI LÃNG MẠN TRƯỚC CÁCH MẠNG T8 - 1945.

 Văn bản: TÔI ĐI HỌC

 (THANH TỊNH)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS: - Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao năng lực cảm thụ cái hay của tác phẩm.Yêu thích phong cách văn chương của nhà văn đặc biệt là các hình ảnh trữ tình mới mẽ và tràn đầy cảm xúc lãng mạn.

 - Rèn luyện năng lực cảm thụ thông qua một số bài tập.

B. NỘI DUNG CỤ THỂ

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

 Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê Thừa Thiên - Huế.

Ông đã để lại một sự nghiệp khá phong phú cho nền VHVN. Thơ văn của ông đậm chất trữ tình đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

 Truyện ngắn tôi đi học in trong tập Quê mẹ (1941). Bằng một ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là tâm trạng bỡ ngỡ và những cảm giác mới mẻ của nhân vật tôi ngày đầu tiên đi học.

 Truyện kết cấu theo theo dòng hồi tưởng của nhân vật

 

doc 32 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Trường THCS Bình Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 29 / 9/ 2009
 Văn xuôi lãng mạn trước cách mạng T8 - 1945.
 Văn bản: Tôi đi học 
 (Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS: - Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao năng lực cảm thụ cái hay của tác phẩm.Yêu thích phong cách văn chương của nhà văn đặc biệt là các hình ảnh trữ tình mới mẽ và tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
 - Rèn luyện năng lực cảm thụ thông qua một số bài tập.
B. Nội dung cụ thể 
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
 Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê Thừa Thiên - Huế. 
Ông đã để lại một sự nghiệp khá phong phú cho nền VHVN. Thơ văn của ông đậm chất trữ tình đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
 Truyện ngắn tôi đi học in trong tập Quê mẹ (1941). Bằng một ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là tâm trạng bỡ ngỡ và những cảm giác mới mẻ của nhân vật tôi ngày đầu tiên đi học.
 Truyện kết cấu theo theo dòng hồi tưởng của nhân vật
II. Đọc - hiểu văn bản
III. Một số bài tập
Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn van sau:
 Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Gợi ý: Chú ý đây là cách phân tích một phép tu từ so sánh: A như B ( phân tích B để làm rõ A).
 - Hình ảnh cành hoa tươi biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa tinh tuý, cái đáng yêu, đáng nâng nui của tạo hoá ban cho con người. Dùng hình ảnh cành hoa tươi tác giải nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên thật đẹp đẽ, đáng yêu, đáng nâng niu vô cùng. Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mói vẹn nguyên.
 - Phép nhân hoá mỉm cười diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập rạo rực và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ phía trước. Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng ''tôi'' với bao tràn ngập hy vọng về tương lai.
* Nhận xét: Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và giàu chất thơ.
* Đánh giá: Ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè bạn chủa nhà văn Thanh Tịnh.
 * Bài học khi phân tích giá trị biện pháp tu từ so sánh cần chú ý:
 + Phải phân tích kĩ hình ảnh được đem ra so sánh(B)( Hình ảnh này biểu trưng cho điều gì? Gợi cho ta suy nghĩ liên tưởng tới điều gì? Giúp ta hiểu gì về hình ảnh sánh (A).
 + Phải nhận xét, chỉ ra được cái hay của cách nói này(NT).
 + Phải đánh giá, nhận xét được thái độ, tình cảm, tâm hồn của tác giả. 
 * Gợi ý cách viết mở đoạn: nên đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề, không viết dài dòng, lan man và xa đề.
VD: Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một so sánh thât hay đó là: '' Tôi quên thế nào....
Câu kết: Tấm lòng, tình yêu của nhà văn Thanh Tịnh với mái trường, thầy cô, bạn bè, với kỉ niệm đầu tiên thiêng liêng sâu nặng đến chừng nào, bao nhiêu năm trôi qua mà vẫn tươi mới, vẹn nguyên.
Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn van sau:
''ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi''
Gợi ý: 
 + Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
 + Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau:
 - Chỉ ra được vế so sánh 
 - Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, ngây thơ, dịu dàng đáng yêu của trẻ thơ. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi mà sống mãi, đọng mãi và lung linh trong kí ức. Khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao,..
- Qua đó thể hiện tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới.
* Viết thành đoạn văn:
 Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một so sánh rất hay đó là: ''ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi''. Đây là phép so sánh hay và rất đẹp. Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, thơ ngây, dịu dàng và đáng yêu của trẻ thơ. Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên sức sống thật kì diệu, thật mãnh liệt. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi má sống mãi, đọng mãi trong kí ức. Bao nhiêu năm tháng qua rồi vẫn sống dậy lung linh. Ta thấy như đâu đó ánh lên một khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao. Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và thám đẫm chất trữ tình. Qua đó, ta cảm nhận được một tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới. Ước mơ, khát vọng ấy của nhà văn thật cao đẹp, đáng trân trọng biết những nào. 
Câu 3 : Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:
'' Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rông......... ''
 Gợi ý: 
 + Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
 + Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau:
 - Chỉ ra được vế so sánh 
 - Hình ảnh chim con được để dùng để diễn tả tâm trạng của ''tôi'' và các cô cậu lần dầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ được khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân tròi kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy
- Qua đó, ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô bèbạn của nhà văn.
Câu 4: Hãy chỉ ra và phân tích cái hay của cách kết thúc thiên truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh ?
 Gợi ý: + Cách kết thúc: ''Bài viết tập : tôi đi học''
 + Cách kết thúc rất tự nhiên và bất ngờ. Dòng chữ tôi đi học vừa khép lại bài văn, vừa mở ra một bầu trời mới, một thế giới mới; một không gian, thời gian mới; một tâm trạng, tình cảm mới trong cuộc đời của đứa bé tôi. Đó là thế giới của mái trường, thầy cô, bè bạn, của kho tri thức,...
 + Dòng chữ này còn thể hiện chủ đề truyện ngắn.
Câu 5: Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên truyện '' Tôi đi học''?
 Gợi ý: ( Chất thơ là gì? ở đâu? Thể hiện như thế nào?)
 + Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn này, thể hiện ở những vấn đề sau:
 - Trước hết, chất thơ thể hiện ở chổ: truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên. Những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn, thơ ngây trong sáng làm lòng ta rung lên những cảm xúc.
 - Chất thơ toát lên từ những tình tiết sự việc dào dạt cảm xúc( mẹ âu yếm dẫn đi..., các cậu học trò..., con đường tới trường.... ).
 - Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng và nên thơ trong trẻo.
 - Chất thơ còn toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ của ông đốc và khuôn mặt tười cười của thấy giáo.
- Chất thơ còn toả ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực ( 4 lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ). Hình tượng bàn tay mẹ thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm, tình thương con bao la vô bờ của mẹ.
 - Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm ở âm điệu tha thiết.
- Chất thơ còn thể hiện ở chổ tạo được sự đồng cảm, đồng điệu của mọi người (kỉ niện tuổi thơ cắp sách tới trường, hình ảnh mùa thu yên lặng quê Việt.
Câu 6: Hãy chỉ ra 3 hình ảnh so sánh đặc sắc và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 3 hình ảnh đó trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh ?
Gợi ý: 
+ Phải chỉ ra được 3 hình ảnh đặc sắc đó
+ Ba hình ảnh này xuất hiện trong 3 thời điểm khác nhau: (chỉ rõ 3 thời điểm)
 + Hiệu quả nghệ thuật:
 - Các hình ảnh so sánh trên diễn tả rất rõ nét sự vận động tâm trạng của nhân vật tôi.( làm rõ ý này)
 - Những hình ảnh so sánh này giúp ta hiểu rõ hơn tâm lí của các em nhỏ lần đầu đến trường.
 - Các hình ảnh thật tươi sáng, nhẹ nhàng tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.
 * Đánh giá: Hẳn phải có một ngòi bút tài hoa, phải có một tâm hồn nhạy cảm Thanh Tịnh mới có thể viết lên những hình sánh so sánh hay đến vậy
 * Viết thành đoạn:
 Trong truyện ngắn '' Tôi đi học '' Thanh Tịnh đã sử dụng 3 hình ảnh so sánh rất hay và đầy thú vị. Ba hình ảnh được xuất hiện ở ba thời điểm khác nhau. Khi nhớ về ngày đầu tiên đến trường nhà văn đã so sánh '' những cảm giác trong sáng ấy ... bầu trời quang đãng''. Lúc cùng mẹ trên đường tới trường, Thanh Tịnh lại so sánh '' ý nghĩ ấy thoáng qua..... lướt ngang trên ngọn núi'' và khi đứng trên sân trường tác giả lại so sánh '' Họ như con chim .... ngập ngừng e sợ''. Những hình ảnh này đã diễn tả rất rõ sự vận động tâm trạng của tôi: từ nao nao nhớ về ngày đầu tiên đến trường đến nhớ những cảm giác, ý nghĩ non nớt thơ ngây và cuối cùng là những tâm trạng rụt rè, e sợ của tôi và các cô cậu học trò khác. Các hình ảnh so sánh này đã giúp ta hiểu rõ hơn tâm lí của những em bé lần đầu tiên tới trường. Những hình ảnh so sánh này thật tươi sáng, nhẹ nhàng làm tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm. Hẳn phải là một ngòi bút tài hoa, phải có một tâm hồn nhạy cảm, Thanh Tịnh mới có thể viết lên những hình ảnh so sánh hay đến vậy.
 Câu 7: Nhận xét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học. Theo em, sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
Gợi ý:
 + Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là:
 - Truyện ngắn đựơc bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩa của nhân vật ''tôi'', theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường.
 - Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộ lộ tâm trạng cảm xúc.
 - Sử dụng những hình ảnh so sánh mới mẻ, độc đáo giàu cảm xúc trữ tình.
Chính các đặc sắc nghệ thuật trên góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình của tác phẩm.
 + Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:
 - Bản thân tình huống truyện (buổi tựu trường đầu tiên trong đời đã chắ đựng cảm xúc thiết tha, mang bao kỉ niệm mới lạ, '' mơn man'' của nhân vật ''tôi').
 - Tình cảm ấm ấp, triìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
 - Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.
 Toàn bộ truyện ngắn toát lên chất trữ tình thiết tha, êm dịu.
 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
I. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ chính là sự khái quát về nghĩa từ ngữ theo những cấp độ khác nhau ( rộng - hẹp)
Xét mối quan hệ nghĩa của từ ngữ chỉ khi chúng cùng trường nghĩa 
Tính chất rộng hẹp của từ ngữ chỉ là tương đối mà thôi
Các từ ngữ có nghĩa hẹp thường có tính chất gợi hình cụ thể hơn từ ngữ có nghĩa rộng
II. Luyện tập
 1. Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát và cụ thể của các nhóm từ sau đây
Phương tiện vận tải: xe, xe máy, xe hơi, thuyền, thuyền thúng, thuyền buồm
Tính cách: hiền, ác, hiền lành, hiền hậu, ác tâm, ác ý
 2. Tìm các từ ngữ có nghĩa hẹp nằm trong các từ : hoa, chim, chạy, sạch
 3. Tìm từ ngữ có nghĩa khái quát cho các nhóm từ sau:
Ghì, nắm, ôm
Lội, đi, bơi
 4. Giải thích sự khác nhau về phạm vi nghĩa của các cặp từ sau:
Bàn và bàn gỗ
Đánh và cắn 
Bài làm 
Sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của các nhóm từ ngữ 
Phương tiện vận tải
 Xe Thuyền
Xe máy Xe hơi Thuyền thúng Thuyền buồm
 Tính cách
 Hiền ác
Hiền lành Hiền hậu ác tâm ác ý
2 .Các từ ngữ có nghĩa  ... àu sắc...
	- Vai trò, tác dụng của chiếc nón lá trong đời sống, sinh hoạt của con người Việt Nam.
	d, Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam:
	- Nguồn gốc, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc....
	- Vai trò, tác dụng, giá trị thẩm mỹ... của chiếc áo dài trong đời sống, sinh hoạt của người Việt Nam.
	e, Thuyết minh về chiếc xe đạp:
	- Chất liệu, cấu tạo, nguyên lý vận hành...
	- Tác dụng của chiếc xe đạp đối với đời sống, sinh hoạt của con người Việt Nam.
	g, Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến:
	- Chất liệu, cấu tạo, màu sắc...
	- Tác dụng của đôi dép lốp đối với con người, tính ưu việt của nó trên địa hình rừng núi phức tạp...
	b, Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng:
	- Vị trí địa lý, các đặc điểm nổi bật, các thần thoại hoặc truyền thuyết gắn liền với di tích, thắng cảnh...
	- Vai trò và tầm quan trọng của di tích, thắng cảnh đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam.
	- giáo dục của di tích thắng cảnh đối với hiện tại và tương lai.
	i, Thuyết minh về một vật nuôi có ích:
	- Tên con vật, các đặc điểm nổi bật về hình dáng, tính nết...
	- Quan hệ và vai trò của con vật đối với đời sống của con người.
	k, Giới thiệu về hoa ngày tết ở Việt Nam:
	- Tên loài hoa, các đặc điểm nổi bật về hình dáng, màu sắc, hương vị....
	- Quy trình chăm sóc, uốn tỉa...
	- Cách sử dụng, giá trị thẩm mỹ, ý nghĩa đối với ngày tết...
	( 3 đề còn lại giáo viên hướng dẩn học sinh tự làm).
	2) Cách làm bài văn thuyết minh:
	Học sinh đọc văn bản " Xe dạp" trong sách giáo khoa: 
	* MB : ( Từ có một thời -> chuyển động nhờ sức người )
 * TB 
	a) Các bộ phận chính : Truyền động, điều khiển, chuyên chở.
	- Truyền động gồm ( Khung bàn đạp, trục, đĩa răng cư, ổ líp, bánh xe...)
	- Điều khiễn gồm ( ghi đông ...; bộ phanh...)
	- Chuyên chở gồm ( yên xe ..., giá đèo hàng, giỏ đựng đồ...).
	b) Các bộ phận phụ: Chắn bùn, chắn xích, đèn....
	 Phân biệt văn bản trên với văn bản miêu tả 1 chiếc xe đạp?
=> - Nếu miêu tả thì phải chú trọng đến màu sắc, kiểu dáng, vẻ đẹp...của xe đạp.
- Khi miêu tả luôn có yếu tố cảm xúc như thích hay không thích, yêu hay ghét, tự hào hay tủi thân...
Văn bản trong SGK có những yếu tố miêu tả không? Vì sao?
- Không.Vì: Mục đích của VB trong SGK là giúp cho người đọc hiểu về cấu tạo và nguyên lý vận hành của chiếc xe đạp.
II. Thuyết minh truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao:
Bước 1: Định nghĩa truyện ngắn là gì?
Bước 2: Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn.
1, Tự sự:
a, Là yếu tố chính, quyết định cho sự ...........của một truyện ngắn.
b, Gồm: Sự việc chính và nhân vật chính.
* Ngoài ra còn có các sự việc và nhân vật phụ.
2, Miêu tả, biểu cảm, đánh giá.
- Là các yếu tố hổ trợ, giúp cho truyện ngắn sinh động, hấp dẫn.
- Thường đan xen vào các yếu tố tự sự.
3, Bố cục, lời văn, chi tiết.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Lời văn trong sáng, giàu hình ảnh.
- Chi tiết bất ngờ, độc đáo.
 Tìm hiểu thêm về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ
I. Tác giả:
 Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ ( 1907 - 1989) là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới ( 1932 - 1945). Ông đã đem lại chiến thắng vẻ vang cho thơ mới trong việc giao tranh quyết liệt với thơ cũ...
- Thơ mới là tên gọi cho một phong trào thơ vào những thập kỉ 30, 40 của thế kỉ XX. Phong trào thơ mới chủ yếu sử dụng thể thơ tự do, số chữ trong câu và số câu trong bài không hạn định. Có một số bài thơ vẫn dùng thể thơ 7 chữ, 8 chữ hoặc lục bát; nhưng nội dung tư tưởng thể hiện sự tự do, phóng khoáng, linh hoạt, không bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiêm ngặt của thi pháp cổ điển.
Thơ mới gắn liền với những tên tuổi như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư...
- Thể thơ 8 chữ, gieo vần liền.
II. Tác phẩm 
 1. Tác phẩm
Tác giả mượn lời con hổ để nói lên tâm trạng u uất của một lớp người sống trong cảnh tù hãm mất tự do.
 5 Phần: - Phần 1 từ câu 1->8 
+ Tâm trạng của con hổ trong củi sắt ở vườn bách thú.
- Phần 2,3: Từ câu 9-> 30
+ Nhớ tiếc quá khứ .
- Phần 4,5: từ câu 31-> 47
+Niềm uất hận ngàn thâu trước cảnh tầm thường giả dối để càng theo giấc mộng nhớ rừng.
 2. Phân tích
 a. Tám câu đầu.
=> Thường sống ở rừng sâu, núi thẳm nay bị nhốt ở vườn bách thú.
-> " Gầm ... củi sắt": Căm hờn, uất hận đã chứa chất thành "Khối, gậm" mãi mà chẳng tan mà còn thêm cay đắng. Chỉ còn biết nằm dài bất lực, đau khổ. Trở thành thứ đồ chơi cho lũ người kia... nhưng cái khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hoá, bị xuống cấp.
=> Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ thất thế bị giam cầm.
=> Trong hoàn cảnh đất nước khi bài thơ ra đời ( 1934) thì nổi tủi nhục, căm hờn cay đắng của con hổ cũng đồng điệu với bi kịch của nhân dân ta trong xiềng xích nô lệ...
b. Đoạn thơ còn lại.
=> " Ta" sống mãi chẳng bao giờ quên, nhớ tiếc khôn nguôi, nhớ cồn cào gia diết.
Ta sống mãi,... tình thương nổi nhớ..., nhớ cảnh sơn lâm...
=> Sự ....... về nhạc điệu đã khắc hoạ đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của một nhân vật phi thường, thường có một quá khứ oanh liệt, một tấm thân, một bước chân, một mắt thần... đó là một sức mạnh uy quyền bất khả xâm phạm..
Đặc tả khúc trường ca dữ dội trong rừng núi, suối ngàn thiêng liêng, hùng tráng- đó là những câu thơ tuyệt bút làm sang trọng cho " Thơ mới" ( 1932- 19945)
- Uy quyền được khẳng định: đêm vàng.. ngày mưa... bình minh cây xanh... chiều lênh láng máu - kỉ niệm về 4 thời điểm ( Đêm, ngày, Sáng, Chiều) Tạo nên bức tranh tứ bình về cảnh giang sơn hùng vĩ. 
- Các câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện
- Một không gian NT tái hiện và miêu tả qua bộ tứ bình của một nhà danh hoạ- Cái hay của thơ gắn liền với cái đẹp của nhạc hoạ.
Nào đâu... 10 câu thơ hay nhất trong bài thơ.
Than ôi.... Thể hiện sự nuối tiếc xót xa trong quá khứ thời oanh liệt.
- Nổi đau khổ của thân phận nô lệ... khơi dậy trong họ niềm khao khát tự do... đó là tâm trạng của thế hệ thi sĩ lãng mạn bất lực trước thực tại .( Những trí thức Tây học )
- Phủ nhận, chán gét cảnh tù túng nô lệ. Nhưng chỉ mô tả quá khứ, không linh động cụ thể.
 Câu 1: Cho đoạn thơ:
 Nào đâu những đêm vàng trên bờ suối
 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
 Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
 Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
 Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
 Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
 Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
 Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
 - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
 ( Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
a. Tác giả của đoạn thơ được dẫn trên là ai?
b. Đoạn thơ trên có ý nghĩa như bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, hãy chỉ ra bốn cảnh của bức tranh tứ bình đó? 
c. Chỉ ra hai cảnh tượng đối lập tương phản của bài thơ có đoạn trích trên và cho biết ý nghĩa của nó?
 Đáp án biểu điểm
Câu 1: (4 đ)
 a. Thế Lữ (0,5đ).
 b. Bốn cảnh của bức tranh tứ bình đó là:
 + Cảnh ''những đêm vàng bên bờ suối'' với hình ảnh con hổ'' say mồi đứng uống ánh trăng tan'' đầy làng mạn. (0,5đ)
 + Cảnh ''ngày mưa chuyển bốn phương ngàn'' với hình ảnh con hổ đang mang dáng dấp đế vương:'' Ta lặng ngắm dang sơn ta đổi mới''. (0,5đ)
 + Cảnh '' bình minh cây xanh nắng gội'' chan hoà ánh sáng, rộn ràng tiếng chim đang ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm. (0,5đ)
 + Cảnh '' Chiều lênh láng máu sau rừng'' thật dữ dội vớ con hổ đang chờ đợi mặt trời ''chết'' để '' chiếm lấy riêng phần bí mật'' trong vũ trụ. (0,5đ)
 Nhận xét: Cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, và con hổ cũng nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đúng là một chúa sơn lâm đầy uy lực.
c. Hai cảnh tượng đối lập tương phản trong bài thơ ''Nhớ rừng'' của nhà thơ Thế lữ là:
 + Cảnh vườn bách thú, nơi con hổ đang bị giam cầm.(0,5đ)
 + Cảnh núi non hùnh vĩ, nơi con hổ ''tung hoành hống hách những ngày xưa. (0,5đ) 
ý nghĩa: Cấu trúc hai cảnh tượng đối lập như vậy vừa tự nhiên, phù hợp với diễn biến tâm trạng con hổ, vừa tập trung thể hiện chủ đề. (0,5đ)
 Ngày 25 /1 / 2009
Tế Hanh và tác phẩm
 I. Tế Hanh và tác phẩm:
	- Tế Hanh ( Trần Tế Hanh - Sinh năm 1921) Quê Quãng Ngãi - Quê hương là nguồn cảm hứng chính trong thơ ông.
	- Năm 1938, đang học tại Huế. Tế Hanh viết bài thơ này in trong tập " Hoa Niên"
II. Đọc - Hiểu bài thơ.
	1, Hình ảnh quê hương thân yêu hiện về trong nỗi nhớ
? Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu về quê hương như thế nào?
? Sáu câu thơ tiếp theo tác giả giới thiệu cái gì
? Đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong khung cảnh như thế nào?
? Hình ảnh con thuyền được tác giả miêu tả như thế nào?.
? Phân tích cái đẹp của câu thơ " Cánh buồm giơng... hồn làng"?
? Cảnh đón thuyền trở về được tác giả miêu tả như thế nào?
? Con người và chiếc thuyền lúc này như thế nào?
2. Lòng tôi luôn tưởng nhớ về làng quê biển:
? Nổi nhớ quê trong tác giả được giới thiệu như thế nào?
? Tác giả nhớ về quê hương bằng những hình ảnh nào?
? Tình cảm của t/g đối với quê hương ntn?
? Nêu nghệ thuật của bài thơ?
? Hình ảnh quê hương được tác giả tái hiện trong bài thơ như thế nào?
Hướng dẩn học bài:
- Nghề chài lưới - Giới thiệu nghề
- Nước bao vây nghiệp và vị trí địa lý
 của quê hương 
- Hai tiếng " Làng tôi" xiết bao yêu thương tự hào
- Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
- Trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng - Không gian thoáng đảng, rực rở, thời tiết thuận lợi con người khoẻ mạnh trẻ trung- báo hiệu sự thuận lợi khi trở về.
- Hăng như con tuấn mã- phăng mái chèo ... vượt sườn thân trắng...-> Nghệ thuật so sánh, nhân hoá dùng động từ mạnh.
- Trạng thái phấn chấn, mạnh mẽ, khí thế, sôi nổi, hào hứng...
- Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ: Cánh buồm là biển tượng là linh hồn trong làng chài. Nó tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người dân chài nơi biển khơi.
- ồn ào - Đông vui náo nhiệt đầy ắp tiếng cười.
- Tấp nập - Cuộc sống đầm ấm, no đủ hạnh phúc.
- Làn da rám nắng- Hình ảnh khoẻ khoắn, vạm vở.
- Cả thân ...xa xăm- Giàu sức sống.
- Con thuyền nằm im- Nhân hoá
- Nghe chất muối- Thành viên làng chài.
- Luôn tưởng nhớ, thường trực...
- Nước xanh, cá bạc, cánh buồm con thuyền, mùi vị của nước biển.
- Đó là tất cả màu sắc, mùi vị của làng chài... Quê hương của TH có nét gì đó độc đáo, không thể lẩn với làng quê nào khác.
- Gắn bó, yêu thương pha lẩn tự hào
- Bài thơ được viết theo thể thơ 8 tiếng
- Nghệ thuật sử dụng màu sắc, so sánh, nhân hoá và chuyển đổi cảm giác khác thành công tạo nên những vần thơ chứa chan, thi vị.
- Học sinh rút ra ghi nhớ sách giáo khoa.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩ bị bài " Khi con tu hú".
Bài tập về nhà:
Câu 2. Phân tích cái hay của đoan thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
 (Quê hương - Tế Hanh)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8 day them.doc