Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 9

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 9

Tuần 26 – Bài 25, tiết 101

VĂN BẢN

BÀN VỀ PHÉP HỌC.

Kết quả cần đạt:

1. Giúp học sinh thấy được mục đích, tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính: học để làm người, để biết và làm, để góp phần xây dựng đất nước hưng thịnh; đồng thời thấy rõ lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. Nhận thức được phương pháp học đúng, kết hợp học với hành. Phân biệt sơ lược về thể loại tấu và hịch, cáo; học tập cách lập luận của tác giả.

2. Tích hợp với phần TLV bài Viết đoạn văn, trình bày luận điểm.

3. Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích đoạn trích văn bản nghị luận cổ.

Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:

Tập thể: Điền các đặc điểm của các thể văn cổ: chiếu, hịch, cáo. => sự khác biệt mỗi thể văn cổ.

Cá nhân:

Đọc thuộc văn bản Nước Đại Việt, Chỉ rõ những đóng góp của Nguyễn Trãi trên phương diện bày tỏ quan niệm về đất nước. Qua đoạn văn bản, thấy được điều gì về trí tuệ và tâm hồn Nguyễn Trãi.

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	Ngày dạy:
Tuần 26 – Bài 25, tiết 101
Văn bản
Bàn về phép học.
Kết quả cần đạt:
1. Giúp học sinh thấy được mục đích, tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính: học để làm người, để biết và làm, để góp phần xây dựng đất nước hưng thịnh; đồng thời thấy rõ lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. Nhận thức được phương pháp học đúng, kết hợp học với hành. Phân biệt sơ lược về thể loại tấu và hịch, cáo; học tập cách lập luận của tác giả.
2. Tích hợp với phần TLV bài Viết đoạn văn, trình bày luận điểm.
3. Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích đoạn trích văn bản nghị luận cổ.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Tập thể: Điền các đặc điểm của các thể văn cổ: chiếu, hịch, cáo. => sự khác biệt mỗi thể văn cổ.
Cá nhân:
Đọc thuộc văn bản Nước Đại Việt, Chỉ rõ những đóng góp của Nguyễn Trãi trên phương diện bày tỏ quan niệm về đất nước. Qua đoạn văn bản, thấy được điều gì về trí tuệ và tâm hồn Nguyễn Trãi.
Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới:
Trên một đất nước có truyền thống hiếu học như Việt Nam ta, ngay từ thời xa xưa, quan niệm về việc học và cách học đã rất được ông cha ta quan tâm. Cũng vì vậy, vào thế kỷ XVIII, khi đất nước vừa thanh bình, vua Quang Trung đã lập tức chú trọng việc học tập của người dân để đào tạo nhân tài cho nước nhà. Bên cạnh việc đôn đốc dựng trường, mở lớp, khuyến khích học tập, nhà vua còn dùng tấm lòng thành mời được danh sư Nguyễn Thiếp, bậc lão nho uyên bác đem tài trí giúp dân giúp nước. Khi vào Phú Xuân (Huế), Nguyễn Thiếp đã dâng lên nhà vua bản tấu bàn về phép học. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn Đọc – Chú thích:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Văn bản này của Nguyễn Thiếp. Dựa vào SGK, hãy nêu những hiểu biết về tác giả?
HS nêu được những nội dung chính trong sgk.
Chốt lại:
+ Là người có thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu, đỗ đạt làm quan dưới triều Lê, sau từ quan về quê dạy học.
+ Sau khi lên ngôi, biết tài năng của Nguyễn Thiếp, hoàng đế Quang Trung đã nhiều lần viết thư vời ông ra giúp nước. Cảm tấm lòng ấy, ông đã đến Phú Xuân – kinh đô Huế – giúp triều Tây Sơn xây dựng đất nước về mặt chính trị.
? Văn bản học có xuất xứ từ đâu?
? Em hãy nêu đặc điểm của thể tấu trên các phương diện: 
+ Mục đích - Nội dung:
+ Hình thức diễn đạt:
? Từ đó hãy nhận xét các đặc điểm của bài tấu này?
? Người viết có vai trò gì trong bài tấu dâng vua?
* Xuất xứ: Trích từ bài tấu Bàn về phép học (Luận học pháp) của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8/1791.
HS dựa vào chú thích SGK, trả lời:
+ Là thể văn cổ của bề tôi, dân chúng gửi lên cho nhà vua để trình bày một sự việc, một ý kiến nào đó.
+ Có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần, biền ngẫu.
Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung bày tỏ kiến nghị của mình về việc chấn hưng sự học của quốc gia.
Văn bản được viết bằng văn xuôi kết hợp với văn biền ngẫu.
+ Dùng lý ,lẽ để làm rõ quan điểm của mình về việc học chân chính, nhằm thuyết phục nhà vua.
+ Bày tỏ niềm tin với phép học chân chính để đào tạo được người tốt, giúp cho quốc gia hưng thịnh.
? Vấn đề bàn về phép học đã được triển khai thành mấy ý?
? Vậy, tấu thuộc thể văn nào?
? Một văn bản nghị luận của bề tôi tâu lên vua để thuyết phục nhà vua, cần đọc thế nào?
+ Bàn về mục đích của việc học.
+ Bàn về cách học.
+ Tác dụng của phép học.
Văn bản nghị luận.
HS nêu cách đọc và thể hiện.
GV nhận xét, góp ý.
GV bổ sung: Một bài tấu bàn về quân đức (Cái đức của vua): mong bậc đế vương “một lòng tu đức”, “lấy sự học vấn mà tăng thêm tài”, “bởi sự học mà có đức”; hai là bàn về “dân tâm” (lòng dân): Khẳng địn dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên”; ba là bàn về “học pháp” (phép học) là tất cả tâm huyết dâng lên nhà vua của một bậc lão nho trí tuệ uyên bác, nhân cách thanh cao đã làm cảm động tấc lòng hoàng đế – người cũng đang ấp ủ nhiều tâm nguyện về việc chân hưng đất nước, nhất là việc học. Bản tấu là kết quả quý báu đền đáp tấm thịnh tình của nhà vua với người tài. Như vậy, bài tấu còn làm người đời sau cảm động bởi thái độ cầu hiền tài, trọng kẻ sỹ của vua Quang Trung và tấm lòng vì dân, vừa nước của La Sơn Phu Tử.
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc – Hiểu văn bản:
1. Bàn về mục đích chân chính của việc học.
? Nguyễn Thiếp đã bày tỏ quan điểm gì của mình về việc học trong câu văn biền ngẫu: Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo?
“Đạo” vốn là một khái niệm trừu tượng đã được người viết giải thích như thế nào?
Lối so sánh việc học với con người cũng như sự mài giũa đối với ngọc. Ngọc vốn quý không đem mài giũa không thể thành hữu ích, con người chỉ có thể nên người huữ ích khi học tập.
+ Việc học là một quy luật tất yếu trong cuộc sống của con người.
Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. 
Đây là cách giải thích rất cụ thể, ngắn gọn mà dễ hiểu cho thấy lối trình bày vấn đề của Nguyễn Thiếp sáng rõ, dễ tiếp thu mà có sức bao quát lớn..
? Quan niệm của tác giả: đạo học của kẻ đi học là học luân thường đạo lý để làm người. Em hiểu đó là một đạo học như thế nào?
Hoạt động nhóm:
? Theo em, quan điểm về mục đích của đạo học ấy có điểm nào tích cực cần được việc học hôm nay phát huy. Có những điẻm nào cần được bổ sung thêm?
+ Đạo học ngày trước rất coi trọng mục đích học là để hình thành nhân cách, đạo đức đúng đắn của con người.
+ đạo tam cương: (hiểu được quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ) và đạo ngũ thường: học để hiểu và sống đúng theo năm đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Thảo luận , trả lời:
+ Điểm tích cực: Coi trọng mục tiêu đạo đức của việc học, khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn trong các nhà trường hiện nay thể hiện sự phát huy ưu điểm của đạo học ngày trước.
+ Điểm cần bổ sung: Mục đích của việc học không chỉ rèn đạo đức mà còn phát huy năng lực trí tuệ để con người sau này có khả năng xây dựng đất nước, cải tạo xã hội trên nhiều lĩnh vực: đạo đức, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá
Từ chỗ chỉ ra mục đích chân chính của đạo học, tác giả đã phê phán lối học nào?
Theo quan niệm của Nguyễn Thiếp, thế nào là lối học chuộng hình thức? Lối học cầu danh lợi?
? Lối học ấy đã dẫn đến những tác hại nào cho xã hội?
? Nhận xét của em về cách diễn đạt của tác giả trong đoạn văn này?
Người ta đua nhau lối học hình thức, hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.
+ Chuộng hình thức: cốt học để biết chữ, thậm chí học vẹt mà không chú trọng nắm bắt nội dung, không hiểu kiến thức.
+ Cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được quan chức, lợi lộc
=> Phê phán lối học sai trái, lệnh lạc: cầu danh lợi một cách thực dụng tầm thường, không chú trọng rèn luyện nhân cách.
Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất nhà tan
=> đảo lộn mọi giá trị đạo đức, người trên kẻ dưới đều chỉ thích luồn cúi, chạy chọt không có thực tài, dẫn đến thảm hoạ cho đất nước.
Đoạn văn tạo bởi các câu văn ngắn, liên kết chặt chẽ, lời văn sáng tỏ khiến ý văn mạch lạc, dễ hiểu.
? Từ nội dung đoạn văn, em thấy tác giả có thái độ ra sao khi bàn về mục đích của việc học?
? Đó là một thái độ như thế nào?
+ Xem thường lối học chuộng hình thức, cầu lợi cho bản thân.
+ Coi trọng lối học lấy mục đích chân chính là rèn luyện thành người tốt để giúp đất nước vững bền.
Đúng đắn, còn có ý nghĩa cho đến hôm nay trong việc giáo dục nhận thức cho mỗi người về mục đích của việc học.
2. Bàn về cách học.
? Chuyển sang bàn về cách học, tác giả đã đề xuất những ý kiến nào?
? Những ý kiến ấy đã cho thấy những kế sách mới nào được người viết nhắc đến?
? Trong các phép học được nói đến, em tâm đắc với phép học nào nhất? Vì sao?
+ Mở trường dạy học ở phủ, huyện, mở trường tư, con cháu các nhà tiện đâu học đấy.
+ Phép dạy lấy Chu tử làm chuẩn.
+ Học rộng rồi tóm gọn.
+ Theo điều học mà làm.
+ mở rộng trường lớp để con em mọi nhà đều có cơ hội được học.
+ Mở rộng viẹc học trong nhiều tầng lớp dân chúng.
+ Nội dung học phải từ thấp đến cao.
+ Hình thức học rộng nhưng cần biết thâu tóm cho tinh gọn.
+ Học cần đi đôi với hành. 
HS tự bộc lộ suy nghĩ.
? Tại sao tác giả lại tin rằng các phép học mà mình đề xuất sẽ tạo ra được nhân tài, vững yên cho nước nhà?
? Trong hoàn cảnh bấy giờ khi đất nước đang trong giai đoạn chấn hưng, các phép học mà tác giả nêu ra có ý nghĩa thế nào?
+ Giữ vững đạo đức là cái gốc của việc học.
+ Tìm được người giỏi trong nhều tầng lớp của xã hội.
+ Tránh lối học hình thức, không nắm bắt được hết kiến thức cơ bản.
+ Biết gắn việc học với thực hành để việc học được thấm nhuần, hữu ích trong thực tế.
Là những phương pháp đúng đắn, cần thiết và kịp thời để đạo học được chấn chỉnh, việc học được nâng cao và tác dụng nhanh chóng đến việc xây dựng mở mang đất nước.
? Trong khi đề xuất ý kiến với nhà vua, tác giả thường sử dụng các từ ngữ cầu khiến: cúi xin, xin chớ bỏ qua. Chúng cho em hiểu gì về thái độ của La Sơn Phu Tử?
Chân thành và tâm huyết với đạo học của nước nhà, tin vào những đièu mình thật tâm trình bày, tin nhà vua là người sáng suốt sẽ chấp nhận và vẫn giữ được đúng lễ nghĩa bề tôi với nhà vua dù đang được nhà vua tin dùng, trọng nể.
=> bộc lộ trí tuệ và nhân cách của Nguyễn Thiếp.
3. Tác dụng của phép học.
? Mục đích chân chính và cách học đúng đắn được tác giả gọi là đạo học. Vậy, khi đạo học thành, theo ông, sẽ đem lại tác dụng ra sao?
+ tạo được nhiều người tốt.
+ Triều đình ngày ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
? Tại sao đạo học thành lại tạo ra nhiều người tốt?
? Có được người tốt, đạo học còn tác động thế nào để triều đình ngay ngắn?
? Mối quan hệ giữa đạo học ấy với thiên hạ là ở chỗ nào? 
GV chốt: Hiểu theo cách suy nghĩ của chúng ta, đạo học thành sẽ có tác dụng cải tạo con người, ổn định đời sống, thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp của xã hội. Vậy, em đanh giá thế nào về ý kiến của Nguyễn Thiếp ra đời cách đây hơn hai trăm năm ?
+ Nhiều người xác định đúng đắn mục đích và vai trò của việc học sẽ có được đạo đức tốt đẹp.
+ Nhiều người biết chọn cách học hiệu quả sẽ tạo ra được tài năng.
Không còn những hiện tượng chúa tầm thường và bề tôi nịnh hót, không còn lối học cầu danh lợi thực dụng, người tài đức được chọn làm quan, tạo trụ cột tốt cho triều đình, triều đình sẽ ngay ngắn.
Việc cai trị quốc gia dễ dàng, vua hiền sáng, tôi tài giỏ, hiểu đạo lý, không sinh ra các tật xấu, biết sử dụng kiến thức cống hiến nước nhà. Dân an, nước thịnh, thiên hạ tất sẽ thái bình.
Đây là một quan niệm sâu sắc và đúng đắn mà cho đến hôm nay và cả ngày sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị, khiến chúng ta cần phải suy nghĩ và học theo.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập.
Mục đích chân chính
của việc học
Khảng định chủ trương dạy học	khẳng định phương pháp dạy học 
Ngày soạn	Ngày dạy:
Tuần 26 – Bài 25, tiết 102
Tập làm văn
Viết đoạn văn 
trình bày luận điểm.
Kết quả cần đạt:
1. Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng  ... thức tỉnh
? Đoạn văn kết lại Chương Thuế máu đã có tác dụng gì?
GV bình, chuyển.
Không chỉ tố cáo tội ác đáng lên án và đáng căm phẫn của quan lại thực dân tại các nước thuộc địa mà còn kêu gọi và thức tỉnh những người có lương tri nhận rõ bộ mặt giả đối lừa bịp của chúng và lên tiếng bảo vệ cho quyền sống của con người.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết:
? Ba phần của chương Thuế máu đã được trình bày theo trình tự thời gian. Cách sắp xếp ấy có tác dụng gì?
+ Phơi bày triệt để và toàn diện bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn và bản chất tàn bạo của chính quyền thực dân xung quanh việc bóc lột thuế máu đối với người dân bản xứ.
? Nghệ thuật đặc sắc nhất tạo nên sức lôi cuốn của bài viết là gì? Nó được thể hiện ở những phương diện nào?
? Ngoài việc sử dụng triệt để nghệ thuật châm biếm, bài văn chính luận của NAQ còn có sự kết hợp của yếu tố nào? (tự sự, miêu tả hay biểu cảm)
Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, sâu cay.
+ Diễn đạt chứng cớ xác thực bằng cách tạo các biểu tượng và các hình ảnh sinh động, giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo. Bản thân chúng là các lỹ lẽ và dẫn chứng không thể chối cãi.
+ Ngôn ngữ giàu tính châm biếm, mỉa mai: cách gọi tên, cách diễn tả hành động, việc làm bằng từ ngữ trào phúng và lối nói ngược rất châm biếm.
+ Giọng điệu trào phúng đặc sắc: khi giễu cợt, mỉa mai, khi sử dụng lối “nhại” các mỹ từ mượn nguyên văn đặt vào với dụng ý châm biếm góp phần đắc lực trong việc phơi bày bản chất của chế độ thực dân và số phận bi thảm của người dân thuộc địa.
Yếu tố tự sự và biểu cảm được vận dụng kết hợp rất khéo léo đạt hiệu quả trong việc nêu lên các bằng cứ xác thực, tin cậy, sinh động đồng thời các hình ảnh giàu tính biểu cảm tạo ấn tượng đối với người đọc về số phận đáng thương của người dân nô lệ và bộ mặt thật của bọn thực dân
? Các biện pháp, thủ pháp nghệ thuật ấy đã tạo nên tính chiến đấu mạnh mẽ như thế nào cho Chương phóng sự này nói riêng và văn chương NAQ nói chung?
HS nêu được nội dung phần Ghi nhớ.
Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập:
Có thể yêu cầu học sinh đọc diễn cảm từng phần văn bản sao cho thể hiện đúng giọng điệu trào phúng đặc sắc của tác giả.
+ Dặn dò: Thực hành chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn	Ngày dạy:
Tiếng Việt
Hội thoại
Kết quả cần đạt:
1. Giúp học sinh nắm được khái niệm “vai xã hội trong hội thoại” và mối quan hệ giữa các “vai” trong quá trình hội thoại. 
2. Tích hợp với phần Văn bàiThuế máu, phần TLV qua bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng xác định và phân tích các “vai” trong hội thoại.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm “Vai xã hội trong hội thoại”
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
Gợi dẫn:
Trong cuộc sống hằng ngày, người nào cũng có những mối quan hệ xã hội khác nhau; những mối quan hệ ấy thường vô cùng phức tạp và tinh tế. Một người có thể có địa vị cao trong xã hội nhưng khi về nhà lại chỉ là con cái. Một người là cha mẹ trong gia đình nhưng khi đến cơ quan lại chỉ là bạn bè đồng nghiệpNhững vị trí trong xã hội, cơ quan, gia đình ấy được gọi là các “vai” của mỗi người khi tham gia hội thoại. Căn cứ vào đó, em hãy thử xem mình có những vai nào trong nhiều mối quan hệ?
HS nghe, suy nghĩ.
+ Với thầy cô: vai là học sinh.
+ Với bạn bè: vai bạn.
+ Với cha mẹ: vai con cái.
+ Với anh em: vai anh chị em
 Y/c HS đọc đoạn trích SGK.
? Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì? Ai là vai trên? Ai là vai dưới?
? Cách cư xử của người cô có gì đáng chê trách?
? Tìm những chi tiết cho thấy, bé Hồng đã cố gắn kìm nén sự bát bình để giữ thái độ lễ phép. Giải thích vì sao bé Hồng làm như vậy?
HS trao đổi:
Quan hệ giữa hai nhân vật trong đoạn hội thoại trên là quan hệ gi tộc, trong đó người cô là vai trên, bé Hồng là vai dưới.
+ Trong quan hệ họ hàng: người cô đã xử sự không đúng với thiện chí chân thành của tình cảm ruột thịt.
+ Trong quan hệ vai xã hội: người cô đã không có sự đúng mực của bề trên với cháu bề dưới.
Các chi tiết:
+ tôi cúi đầu không đápTôi lại im lặng cúi đầu nhìn xuống đất cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng
Chú bé kìm nén vì biết rằng mình là bề dưới cần phải tôn trọng người bề trên.
Từ đó, ta rút ra được điều cần ghi nhớ về vai giao tiếp khi thực hiện hành động hội thoại?
HS nêu được lưu ý.
HS đọc chậm, rõ phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: 
* Hình thức hoạt động: Phát hiện cá nhân và thực hành trước lớp:
Tìm các chi tiết thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của TQT trong bài Hịch tướng ỹ đối với binh tướng dưới quyền.
+ Nghiêm khắc: nay các ngươi nhìn chủ nhục
+ Khoan dung: Nếu các ngươi
Bài tập 2: 
* Hình thức: HS thảo luận theo nhóm. Trình bày kết quả:
* Gợi ý:
Xét về địa vị xã hội, ông giáo có vị thế cao hơn người nông dân bần cùng là lão Hạc, nhưng xét về tuổi tác, theo đạo lý truyền thống của dân tộc thì lão Hạc lại là bề trên.
Ông giáo thưa gửi với lão Hạc bằng những lời lẽ ôn tồn, nhã nhặn, than mậtCách xưng hô Cụ (kính trọng), tôi (bình đẳng), gộp là ông con (kính trọng, yêu mến).
Ngược lại, lão Hạc trong xưng hô thể hiện sự thân tình và cả tôn trọng, đồng thời luôn ý thức về khoảng cách xã hội và văn hoá của mình với ông giáo
=> Cả hai đều cư xử đúng mực, chí tình.
Tiết 108 – Tập làm văn
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm 
trong văn nghị luận
Kết quả cần đạt:
1. Giúp học sinh thấy được biểu cảm là một trong những yếu tố không thẻ thiếu trong bài văn nghị luận hay, có sưc lay động, truyền cảm người đọc (người nghe), nắm được những yêu cầu và biện pháp cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, để bài nghị luận có thể đạt hiệu quả thuyết phục cao hơn.
2. Tích hợp với phần Văn ở bài Thuế máu, Hịch tướng sỹ, Nguyễn Trãi – Người anh hùng dân tộc với phần Tiếng Việt ở bài Hội thoại.
3. Rèn kỹ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận một cacchs có hiệu quả mà không phá vỡ lôgíc của lập luận.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
1. Nhớ lại chương trình tập làm văn nghị luận lớp 7, em hãy cho biét, trong bài văn nghị luận, ngoài yếu tố nghị luận là chủ yếu còn có những yếu tố nào khác? Những yếu tố này có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận?
HS thấy được còn có thêm các yếu tố biểu cảm và miêu tả, tự sự.
2. Yếu tố biểu cảm theo em là yếu tố gì? Nó có tác dụng ra sao trong bài văn nghị luận? Nó được thể hiện thế nào trong một bài văn nghị luận?
Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới:
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Y/c HS đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
? Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong bài văn trên?
? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc của HCM có giống với Hịch tướng sỹ của TQT không?
HS đọc, trả lời câu hỏi.
+ Từ ngữ: Hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải dứng lên, hễ là, ai có, ai cũng phải
+ Câu cảm thán: Hới đồng bào cả nước
Hỡi anh em binh sỹ
Có nhiều điểm gần gũi về mặt từ ngữ và yếu tố biểu cảm. giữa hai văn bản
I. Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
1. Tìm hiểu ví dụ:
+ Từ ngữ biểu cảm:
+ Câu cảm thán:
=> tính chất biểu cảm.
? Tuy nhiên, hai văn bản trên vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải văn biểu cảm. Vì sao?
? Có thể thấy những câu cột (2) hay hơn những câu ở cột (1)? Vì sao? Từ đó hãy nói lên tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
Hai tác phẩm dược viết không phải nhằm mục đích biểu cảm, trữ tình mà nhằm mục đích nghị luận: nêu luận điểm, trình bày các luận cứ để bàn luận, giải quyết vấn đề, tác động mạnh vào trí tuệ của người đọc, để người đọc phân biệt rõ đúng sai, xác định hành động và cách sống. Biểu cảm chỉ đóng vai trò phụ trợ, làm cho lý lẽ thêm sức thuyết phục, tác động mạnh vào tình cảm, tâm hồn của người đọc, làm văn nghị luận trở nên thấm thía
Rõ ràng nếu tước bỏ những từ ngữ, biểu cảm, những câu cảm, bài văn nghị luận sẽ vẫn đúng nhưng khô khan, khó có thể gây xúc động, truyền cảm, hấp dẫn người đọc, người nghe. Như vậy, biểu cảm không thể thiếu được mặc dù không phải là yếu tố quan trọng nhất.
+ Vai trò của biểu cảm:
HS đọc lại mục 1 phần Ghi nhớ trang 97.
Ghi nhớ:
? Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
Y/c HS đọc ghi nhớ 2 SGK.
Muốn phát huy người viết không chỉ cần suy nghĩ đúng mà còn thực sự xúc động trước những điều đang bàn luận. Đó không thể là tình cảm hời hợt, nửa vời mà cần xuất phát từ trái tim người viết. (Từ trong mạch nước phun ra toàn là nước. Từ trong mạch máu chảy ra toàn là máu – Lỗ Tấn)
+ Biểu cảm trong văn nghị luận phải hoà vào luận cứ, luận chứng, làm nổi bật và khắc sâu luận điểm trong lòng người nghe. Nó diễn tả luận điểm, luận chứng bằng hình ảnh, bằng từ ngữ gợi cảm
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: có thể lập bảng sau để tìm hiểu những biện pháp biểu cảm và tác dụng của nó trong phần 1 văn bản Thuế máu:
Biên pháp biểu cảm
Dẫn chứng
Tác dụng nghệ thuật
Giễu nhại - đối lập
Tên da đen bẩn thỉu, tên An nam –mít bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sỹ bảo vệ công lỹ tự do
Phơi bày bản chất dối trá, lừa bịp của bọn thực dân Pháp một cách rõ nét -> tiếng cười châm biếm chau cay
Từ ngữ, hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của thực dân
Nhiều người bản xứ đã chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn phóng ngư lôi Một số khác lại bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng
Ngôn từ đẹp đẽ, hoà nhoáng không che đậy được thực tế phũ phàng
-> châm biếm sâu cay
Bài tập 2: 
+ Đoạn văn nghị luận của Nghiêm Toản đã thể hiện cảm xúc: nỗi buồn và khổ tâm của người thầy tâm huyết và chân chính trước vấn nạn học vẹt, học tủ
+ Cách biểu hiện cảm xúc của người viết rất tự nhiên, chân thật, viết văn nghị luận mà như câu chuyện tâm tình giữa thầy và trò, giữa những người bạn với nhau. Bởi vậy, trong khi phân tích lý lẽ, dẫn chứng vẫn thấy nổi lên một tấm lòng, một nỗi buồn lo, đang cần sự chia sẻ, tâm tình, nhắc nhở
+ Những từ ngữ biểu cảm, câu cảm và giọng điệu tâm tình thân mật, gần gũi: Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo một cái nghiệp vào người Nỗi buồn thứ nhất là Nói làm sao cho các bạn hiểu nhấm bút, lôi thôi bày đặt, học thuộc như con vẹt
=> Hiệu quả: người nghe, người đọc tin, phục, thấm thía.
Bài tập 3: 
Đoạn văn trình bày luận điểm:
Chúng ta không nên học vẹt, học tủ.
+ Yêu cầu về lỹ lẽ, dẫn chứng: làm rõ tác hại hai lối học, nêu dẫn chứng cụ thể.
+ Yêu cầu biểu cảm: Tán thành hay phản đối? đáng tiếc, đáng buồn
Bài tập ở nhà:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 - phan 9.doc