Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 7

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 7

Tuần 23 – Bài 22, tiết 91

Văn bản

CHIẾU DỜI ĐÔ

(THIÊN ĐÔ CHIẾU)

Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được Khát vọng của ND về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô. Nắm được những đặc điểm cơ bản của thể chiếu: thấy được sức thuyết phục lớn của Chiếu dời đô là sự kết hợp lý lẽ và tình cảm. Vấn đề mà bài chiếu đặt ra rất phù hợp với ý nguyện của toàn dân, với quy luật phát triển của lịch sử xã hội.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Câu phủ định, với phần Tập làm avưn bài Chương trình địa phương

3. Rèn kỹ năng đọc, phân tích lý lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận trung đại: chiếu.

4. Chuẩn bị; Một số tranh ảnh về đền thờ Lý Bát hoặc chùa Bút Tháp hoặc tượng đài Lỹ Công Uẩn.

Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy - học:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (hình thức vấn đáp)

? Đọc thuộc lòng diễn cảm văn bản phiên âm và dịch thơ của một trong hai bài thơ đã học của HCM. Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác và giá trị chung mỗi bài.

? Hai bài thơ mang đặc điểm nổi bật của thơ Bác: cổ điẻn mà rất hiện đại. Em hãy chỉ ra biểu hiện ấy trong hai bài thơ đã học.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn	Ngày dạy:
Tuần 23 – Bài 22, tiết 91
Văn bản	
Chiếu dời đô
(Thiên đô chiếu)
Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được Khát vọng của ND về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô. Nắm được những đặc điểm cơ bản của thể chiếu: thấy được sức thuyết phục lớn của Chiếu dời đô là sự kết hợp lý lẽ và tình cảm. Vấn đề mà bài chiếu đặt ra rất phù hợp với ý nguyện của toàn dân, với quy luật phát triển của lịch sử xã hội.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Câu phủ định, với phần Tập làm avưn bài Chương trình địa phương
3. Rèn kỹ năng đọc, phân tích lý lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận trung đại: chiếu.
4. Chuẩn bị; Một số tranh ảnh về đền thờ Lý Bát hoặc chùa Bút Tháp hoặc tượng đài Lỹ Công Uẩn.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (hình thức vấn đáp)
? Đọc thuộc lòng diễn cảm văn bản phiên âm và dịch thơ của một trong hai bài thơ đã học của HCM. Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác và giá trị chung mỗi bài.
? Hai bài thơ mang đặc điểm nổi bật của thơ Bác: cổ điẻn mà rất hiện đại. Em hãy chỉ ra biểu hiện ấy trong hai bài thơ đã học.
Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới:
Gv có thể giới thiệu với học sinh ảnh tượng đài của Lý Công Uẩn đã được dựng tại thủ đô Hà Nội nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng long Hà Nội. 
? Em có biết vì sao Lý Công Uẩn hay được gọi kính trọng là Lý Thái Tổ lại được dựng tượng giữa Thủ đô Hà Nội khi chuẩn bị tiến tới ngày lịch sử 1000 năm Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội hay không?
HS nêu lý do. Gv chốt:
Là vị vua đầu tiên của triều Lý – một trong những triều đại hưng thịnh nhất của lịch sử dân tộc thời phong kiến, Lý Công Uẩn quả là người đáng được sử sách và con chấu hôm nay ghi nhận. Song đièu quan trọng là ông còn có công rất nhiều trong việc mở mang đất nước buổi đầu
Hoạt động 3: Hướng dẫn Đọc – Chú thích văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Y/c HS đọc chú thích (*) SGK, rút ra những hiểu biết đáng ghi nhớ về Lý Công Uẩn?
HS có thể nói theo những hiểu biết của các em dựa vào kiến thức lịch sử về triều đại Lý để làm phong phú hơn
HS đọc. Chốt lại những điểm đáng chú ý:
+ (974 – 1028), vị vua đầu sáng nghiệp vương triều Lý, người có sáng khiến quan trọng, năm 1010, dời kinh đô từ Hoa Lư về đại La, đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc Việt Nam.
? Lấy niên hiệu là Thuận Thiên, nhà vău băn khoăn nhiều và cuối cùng đã viết Thiên đô chiếu để ban bố xuống quần thần và nhân dân. Vậy, chiếu là thể văn có vai trò và đặc điểm thế nào?
+ Chiếu: (chiếu thư), chiếu mệnh, chiếu chỉ, chiếu bản. Đó là văn bản do vua (thiên tử) dùng để ban bố mệnh lệnh cho mọi người trong nước. Có các loại chiếu như tức vị chiếu, di chiếu, mật chiếu, khẩu chiếu Mỗi bài chiếu phải thể hiện một tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng lâu dài đến vận mệnh đất nước. 
Là thể văn nghị luận cổ, chiếu thường viết bằng văn biền ngẫu (một dạng văn vần thời trung đại, câu thường đi thành cặp đăng đối nhịp nhàng như hai ngựa chạy sóng đôi)
+ Chiếu không chỉ có lỹ lẽ mà còn thể hiện được hình ảnh vị Thiên tử có tầm nhìn xa trông rộng, có tâm hồn và chí hướng cao cả, phi thường
? Nhà vău đã viết bản Thiên đô chiếu nhằm mục đích gì? Vào thời gian nào?
Năm 101, sau khi được suy tôn làm vua, Lý Công Uẩn đã dổi tên nước và quiyết định dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Thuộc Hà Nội ngày nay), với khát vọng mở mang và phát triển đất nước ổn định và thịnh trị, vững bền. Đây là một việc vô cùng trọng đại của nước nhà và nhà vua muốn được bày tỏ chí nguyện của mình cho bề tôi cũng như muôn dân. Thiên đô chiếu bởi thế đã được ban bố.
? à một văn bản nghị luận, vấn đề được đặt ra trong bản chiếu này là gì?
? Vấn đề đó được trình bày thành mấy luận điểm?
Sự cần thiết phải dời kinh đô từ Hoa LƯ về Đại La.
Hai luận điểm:
+ Vì sao phải dời đô? – Từ đầu đến ”không thể dời đổi”
+ Luận điểm 2: Vì sao thành đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất? – Còn lại.
? Đối với một văn bản thuộc thể văn nghị luận, vừa có lý lẽ xác đáng, vừa có tình cảm thiết tha thuyết phục, cần đọc như thế nào?
HS nêu cách đọc, thực hiện. 
GV bổ sung, nhận xét góp ý.
Hoạt động 4: Hướng dẫn Đọc – Hiểu nội dung văn bản:
1. Nêu lý do cần phải dời đô.
? Để giải thích lý do vì sao cần phải dời đô, nhà vua đã đưa ra những luận cứ nào ?
? Để làm sáng tỏ cho luận cứ (1), có những lý lẽ và dẫn chứng nào được viện dẫn?
? Tính thuyết phục của những lý lẽ và dẫn chứng ấy nằm ở chỗ nào?
+ Dời đô là việc thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại.
+ Nhà Đinh, nhà Lê của ta đóng đô một chỗ là hạn chế.
+ Nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu ba lần dời đô.
+ KHông phải muốn làm theo ý riêng mà vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.
+ Khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
+ Có sẵn trong lịch sử, ai cũng biết.
+ các cuộc dời đô đó đều mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho đất nước.
? ý Định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý chí mãnh liệt nào của nhà vua Lý Công uẩn cũng như của cả dân tộc ta thời Lý?
+ Noi gương sáng, không chịu thua kém các thời đại trước.
+ Khát vọng đưa đất nước đến sự thịnh trị, thái bình dài lâu.
? Để tăng thêm sức thuyết phục cho luận điẻm, nhà vua còn đưa ra thực tế trái ngược nào của chính lịch sử đất nước mình trong luận cứ (2)?
? Chứng cớ trên có xác đáng không?
? Bằng hiểu biết lịch sử, em hãy cho biết lý do vì sao hai triều đại Đinh, Lê lại định đô tại Hoa Lư?
+ Hai nhà Đinh, Lê không noi gương người trước, cứ định đô lại Hoa Lữ, khiến cho triều đại không được lâu bền, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi.
HS nêu ý hiểu:
+ đề cập đến sự thật của đất nước ta trong hai triều đại trước.
+ Đúng với những diễn biến lịch sử.
Thời Đinh, Lê nước ta luôn phải chống chọi với nan ngoại xâm, bởi thế chọn hoa Lư là nơi địa thế hiểm trở, kín đáo do núi non tạo ra để chống chọi với kẻ thù.
? Câu văn bày tỏ thái độ trực tiếp của nhà vua thuộc kiểu câu gì? Nó góp phần bộc lộ khát vọng và ý nguyện ra sao của nhà vua? 
Khát vọng tha thiết muốn thay đổi tình thế đất nước, phát triển đất nước đến sự hưng thịnh, hùng cường.
=> Cách bộc lộ cảm xúc bằng câu phủ định hai lần đã tăng thêm sức thuyết phục cho lòng mong mỏi chính đáng đó và tạo sự chia sẻ với bề dưới.
2. Vì sao thành Đại La xứng đáng đứng vào hàng kinh đô bậc nhất?
? Luận điểm thứ hai của bài chiếu được trình bày bằng những luận cứ nào?
+ Luận cứ (1): Những lợi thế của thành Đại La.
+ Luận cứ (2): Đại La là thắng địa của đất Việt.
? Để làm rõ lợi thế của thành Đại La, tác giả bài chíêu đã dùng những chứng cớ nào?
? Chúng có đủ sức thuyết phục hay không? Vì sao?
+Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương
+ Nơi trung tâm của trời đất.
+ Có thế rộng cuộcn hổ ngồi
+ Đúng ngôi nam, bắc, tây, đông, tiẹn hướng nhìn sông dựa núi
Sức thuyết phục cao bởi chúng được phân tích và đánh giá trên nhiều mặt: lịch sử, địa lý, dân cư
? Đại La còn được xem là thắng địa của đất Việt. Đất thế nào được gọi là thắng địa?
+ Đất tốt, lành, vững, có thể đem lại nhiều lợi ích.
? Em cảm nhận được điều gì trong cảm xúc và tâm trạng nhà vua khi tiên đoán Đại La sẽ là Chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời?
+ Khát vọng thống nhất đất nước 
+ Hy vọng và chan chứa nièm tin về tương lai thái bình lâu dài của đất nước.
+ Khát vọng về một đất nước hùng cường, vững mạnh
? Cuối bài chiếu là lời tuyên bố: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
Lời tuyên bố ấy thể hiện tư tưởng và tình cảm của Lý Công Uẩn ra sao?
+ Khẳng định ý chí dời đô 
+ Tin tưởng ở quan diểm dời đô của mình hợp với ý nguyện của quần thần và dân chúng.
+ Bày tỏ lòng sẻ chia, khơi dậy sự thống nhất một lòng của muôn dân
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập:
? Đọc Chiếu dời đô, em hiểu khát vọng gì của nhà vua cũng như của dân tộc ta được bày tỏ?
? Bài chiếu đã khién em thấy trân trọng những phẩm chất nào của vị vua đầu triều Lý?
Khát vọng về một dất nước thái bình, đổi mới, thịnh trị, vững bền.
Hoạt động thảo luận nhóm:
+ Lòng yêu nước cao cả, biểu hiện ở mong muốn và quyết tâm dời đô về đại La để phát triển, mở mang đất nước.
+ Tầm nhìn sáng suốt, trí tuệ sắc sảo về vận mệnh dân tộc.
+ Lòng tin mãnh liệt vào tương lai nước nhà.
? Cho đến nay, trải qua hàng ngàn năm phát triển của đất nước, kể từ khi kinh đô được dời về Đại La, mà sau này được đổi tên thành Thăng Long, gắn với một huyền thoại đẹp về kinh đô, lịch sử đã chứng minh điều gì về tầm nhìn xa trông rộng ấy của vua Lý Thái tổ?
HS thảo luận nhóm, có thể trình bày kết quả thảo luận bằng lời kèm theo các hình ảnh, tư liệu các em sưu tầm được:
+ Thăng Long trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước từ khi dời đô qua nhiều triều đại và cho đến hôm nay.
+ Thủ đô Hà Nội được coi là trái tim của cả nước
+ Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội luôn vững vàng trước mọi thử thách khóc liệt của lịch sử, trở thành miền đất thiêng trong tâm hồn những người dân Việt yêu nước
? Bài chiếu ra đời cách đây hàng nghìn năm, nay nghe lại vẫn thấy thấm thía. Theo em, sức sống lâu bền của nó được tạo nên từ đâu?
+ Văn bản nghị luận ngắn gọn, hàm súc, lý lẽ thuyết phục bởi luận cứ rõ ràng, luận chứng xác đáng, tin cậy.
+ Tình cảm giản dị, chân thành
GV bình, kết bài.
Luyện tập:
Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục.
GV cho HS thực hành bằng sơ đồ.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 89 – Tiếng Việt.
Câu trần thuật
Mục tiêu cần đạt:
+ Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm của câu trần thuật, phân biệt câu trần thuật với các kiẻu câu khác.
+ Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giáo tiếp.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra:
TRình bày đặc điểm và chức năng của câu cảm thán. Đặt câu có từ cảm thán.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và chức năng của câu trần thuật:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Y/c HS đọc ví dụ trong SGK.
? các câu trong các ví dụ trên có mang dấu hiệu đặc trưmng cho những kiểu câu đã học hay không?
? Những câu này được dùng để làm gì?
HS đọc, nhận xét.
Không có dấu hiệu đặc trưng.
a. Trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước.
b. Dùng để kể và thông báo.
c. Dùng để miêu tả hình hức của một người đàn ông.
I. Đặc điẻm hình thức và chức năng:
1. Tìm hiểu ví dụ:
? Những câu ấy được gọi là câu trần thuật. Vậy, em hãy cho biết dấu hiện hình thức và chức năng của loại câu này?
HS nêu nhận xét.
GV đưa thêm một số ví dụ khác.
? Ngoài chức năng chính: kể, thông báo, nhận định, câu trần thuật còn được dùng với những chức năng nào khác?
? Qua các ví dụ em thấy kết thúc câu trần thuật thường có loại dấu câu nào?
? Có khi nào câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm than không? Xét bài tập số 1.
HS đọc các ví dụ trên bảng phụ:
+ Cháu mời bà xơi cơmạ.
+ Cô chúc mừng em.
+ Em xin hứa sẽ chép bài đầy đủ.
+ Mình hỏi cậu hút thuốc lá có lợi chỗ nào mà cậu ham.
=> HS nêu nhận xét như Ghi nhớ 2.
Dấu chấm.
HS nêu ý kiến. GV chốt lại kiến thức
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
HS đọc.
Ghi nhớ:
(SGK)
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài tập 1: Đã thực hành trên bài học.
Bài tập 2: HS đọc và xác định yêu cầu:
So sánh câu thơ 2 phiên âm và câu dịch 2 bản dịch thơ bài Ngắm trăng của HCM. Nhận xét kiểu câu và ý nghĩa.
HS nhận thấy về ý nghĩa thoạt đọc không khác nhau vì cùng bộc lộ tình cảm xúc động của người ngắm cảnh trước đêm trăng sáng đẹp. Tuy nhiên, vì kiểu câu có khác biệt: gốc là câu hỏi, dịch là câu trần thuật nên ít nhiều có ảnh hưởng đến sức biểu cảm 
Bài tập 3: xác định 3 câu sau thuộc kiểu câu nào và được dùng để làm gì?
Câu cầu khiến được dùng để nêu lên yêu cầu.
Câu hỏi, được dùng cũng để đưa ra đề nghị nhưng bộc lộ thái độ nhã nhặn, thăm dò.
Câu trần thuật, được dùng để nhắc nhở, yêu cầu một cách lịch sự, dứt khoát.
Bài tập 4:Những câu sau có phải là câu trần thuật không? Dùng để làm gì?
HS thảo luận nhóm.
Về nhà: Thực hành bài tập số 6. GV chấm chữa trên lớp trong giờ học sau.
Ngày soạn	Ngày dạy:
Tiết 91 – Tiếng Việt
Câu phủ định
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Hiểu rõ đặc điểm của câu phủ định.
- Nắm vững chức năng của câu phủ định. Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Trình bày hiểu biết của em về câu trần thuật. Lấy ví dụ.
Đặt câu trần thuật có các chức năng sau: Miêu tả, đề nghị, thông báo, bộc lộ cảm xúc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và chức năng của câu phủ định:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV y/c HS đọc các ví dụ trong mục 1 SGK
? Các câu b,c,d,đ có dấu hiệu hình thức gì khác với câu a?
GV: Đó là những từ ngữ có ý nghĩa phủ định và câu chứa những từ ngữ ấy được gọi là câu phủ định.
? Câu phủ định có dấu hiệu đặc trưng gì về hình thức?
HS đọc các ví dụ và suy nghĩ câu hỏi.
+ có các từ: không, chưa, chẳng, cóđâu.
Có chứa những từ ngữ thể hiện ý phủ định.
I. 
1. Xét ví dụ:
Rút ra ghi nhớ 1:
Là câu có chứa những từ ngữ phủ định.
? Câu (a) được dùng để làm gì?
? Vậy, các câu b,c,d,đ có được dùng chung chức năng ấy không?
? Từ đó rút ra được chức năng của kiểu câu phủ định là gì?
? Khi câu phủ định được dùng với mục địch như trên được gọi là câu phủ định miêu tả. Em hãy đặt một câu theo chức năng này?
Khẳng định việc Nam đi học là có diễn ra.
+ Dùng để phủ định việc Nam đi học là không diễn ra.
(THông báo, xác nhận không có sự việc)
HS nêu được ghi nhớ 2.
HS 2 – 3 em lấy ví dụ
Rút ra ghi nhớ 2:
Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tình cảm, quan hệ nào đó.
Gọi HS đọc đoạn văn 2/47
? Đoạn trích trên có những câu nào chứa từ ngữ phủ định?
? Các câu phủ định này khác câu phủ định miêu tả trên ở điểm nào?
? Xác định nội dung phủ định được thể hiện chỗ nào trong đoạn trích?
? Vậy hai câu phủ định trong đoạn trích này được dùng để làm gì?
? Ta gọi đó là câu phủ định bác bỏ. Từ đây, hãy rút ra nhận xét chung về chức năng của câu phủ định?
HS đọc.
Chỉ ra các câu chứa từ ngữ phủ định.
Không có phần nội dung bị phủ định.
Trong câu nói của các ông thầy trước đó.
Dùng để bác bỏ ý kiến của một ai đó.
HS nghe, rút ra nhận xét.
Chức năng 2:
Phản bác ý kiến, nhận định của người đối thoại.
HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập:
Bài tập 1: xác định câu phủ định bác bỏ và giải thích:
* Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
=> Câu này bác bỏ điều mà lão Hạc bị dằn vặt đau khổ.
* Không, chúng con không đói nữa đâu.
=> Câu này bác bỏ điều mà cái Tý cho rằng mẹ nó lo lắng thương xót các con đói.
Bài tập 2:
a. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.
b. Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết trung thu, ăn nó cứ như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
c. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
Các câu trong SGK dùng phủ định của phủ định để khẳng định và diễn đạt như vậy thường làm thăng sức thuyết phục, ý nhấn mạnh rõ hơn.
HS nêu lên các câu có cách diễn đạt khẳng định mang nghĩa tương đương đẻ thấy rõ.
Bài tập 3: Nhận xét câu văn:
“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp”
+ Nếu thay thế từ phủ định không bằng chưa thì câu văn viết lại phải bỏ từ nữa.
+ Viết không dậy được nữa có nghĩa là sau đó vĩnh viễn không dậy được (phủ định tuyệt đối). Nếu viét chưa dậy được tức là sau đó vẫn dậy được (phủ định tương đối).
Cách viết của Tô Hoài là hoàn toàn phù hợp với diễn biến câu chuyện.
Bài tập 4: 
Bốn câu trong SGK là những câu phủ định bác bỏ, nhưng không dùng từ phủ định.
+ Câu a bác bỏ ý kiến khẳng định một cái gì đẹp.
+ Câu b bác bỏ một thông báo, một nhận định
+ Câu ccó hình thức câu nghi vấn nhưng lại mang ý phủ định một ý kién.
+ Câu d hình thức nghi vấn nhưng mang ý phủ định suy nghĩ
Bài tập 5:
Không thể thay thế vì:
+ Quên: vào thời điểm căm thù giặc cao độ, tác giả không để tâm đến những chuyện bình thường ấy. KHông: phủ định tuyệt đối, thiếu thuyết phục.
+ Chưa: Thời điểm phá giặc chưa diễn ra nên tác giả luôn nung nấu ý chí đánh giặc. Chẳng: phủ định việc phá giặc thành công, cảm giác bất lực, thất vọng
=> Sai lạc với chủ đề đoạn văn.
Bài tập 6:
Gv hướng dẫn, gợi ý học sinh thực hành tại nhà.
Hoạt động 5: Dặn dò về nhà:
Thực hành các bài tập còn lại.
Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tiết 92 – Tập làm văn
Chương trình địa phương
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
+ Vận dụng kỹ năng làm bài văn thuyết minh
+ Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh của quê hương mình.
+ Thêm yêu quý, tự hào vè quê hương.
Chuẩn bị của thầy và trò:
Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh theo tổ:
+ Tổ 1:
+ Tổ 2:
+ tổ 3:
+ tổ 4:
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
2. Hoạt động 1: Cho học sinh hoạt động theo tổ với đề tài các em đã được chuẩn bị trước.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 -phan 7.doc