Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 5

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 5

Tuần 19 – Bài 18, Tiết 73

Văn bản

NHỚ RỪNG

A. Kết quả cần đạt:

1. Hs hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối – tâm trạng bi phẫn của nhân vật trữ tình – con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.

2. Tích hợp với phần Văn bài Ông đồ, phần Tiếng Việt bài Câu nghi vấn và phần Tập làm văn bài Viết đoạn thuyết minh. Liên hệ cuộc sống người thanh niên Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

3. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ mới vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.

4. Chuẩn bị: đọc thêm về Thế Lữ và tuyển Thế Lữ, tham khảo một số bài viết vè nhớ rừng

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

 

doc 33 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	Ngày dạy
Tuần 19 – Bài 18, Tiết 73
Văn bản
NHớ rừng
A. Kết quả cần đạt:
1. Hs hiểu được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối – tâm trạng bi phẫn của nhân vật trữ tình – con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
2. Tích hợp với phần Văn bài Ông đồ, phần Tiếng Việt bài Câu nghi vấn và phần Tập làm văn bài Viết đoạn thuyết minh. Liên hệ cuộc sống người thanh niên Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
3. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thể thơ mới vần liền, phân tích nhân vật trữ tình qua diễn biến tâm trạng.
4. Chuẩn bị: đọc thêm về Thế Lữ và tuyển Thế Lữ, tham khảo một số bài viết vè nhớ rừng
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Lời vào bài:
Những năm đầu thế kỷ XX, làn gió văn hoá phương Tây mới mẻ đã kích thích tâm hồn và trí tuệ giới trẻ Việt Nam, làm thay đổi bộ mặt văn hoá nước nhà, trong đó có thơ ca. Mảnh đất thơ cũ không còn sức hấp dẫn, không đủ để nói được hết tiếng nói tâm hồn của thế hệ trẻ Việt nam và những vần thơ viết theo lối mới ra đời. Hạt giống đã được gieo xuống và nhanh chóng phát triển thành một phong trào cách tân thơ ca hồi bấy giờ gọi là thơ Mới, gắn liền với tên tuổi của những Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Nguyễn Bính Phóng khoáng và hồn nhiên, linh hoạt và sáng tạo, thơ Mới đã thật sự chiếm được cảm tình của công chúng và người có công đầu đem đến sự thắng lợi giòn giã ấy chính là Thế Lữ - người đã “không kèn không trống mà vẫn giúp cho thơ Mới chiến thắng vẻ vang thơ cũ” – theo cách nói của nhiều nhà nghiên cứu bấy giờ. Bằng cách nào và tại sao, chúng ta sẽ có dịp được biết rõ sau này. Trước hết, bài học hôm nay sẽ giúp các em có cái nhìn ban đầu về nguyên nhân đã khiến Thế Lữ trở thành thủ lĩnh của đội quân thơ ca hiện đại buổi đầu thế kỷ XX.
2. Hướng dẫn đọc – Chú thích văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV cùng Hs đọc văn bản một lần. Trước khi đọc, yêu cầu HS nêu cách đọc theo ý các em đã tìm hiểu ở nhà. Gv uốn nắn, góp ý thêm.
HS đọc văn bản, nhận xét, góp ý với cách đọc của bạn.
Bước đầu so sánh với nhịp điệu của thơ ca trung đại.
? Dựa vào Chú thích (*), hãy cho biết những điều đáng lưu ý nhất về tác giả của văn bản?
HS nêu lên những ý chính được rút ra từ SGK.
GV bổ sung:
Cho HS xem ảnh, nhấn mạnh:
+ Tên thật Nguyễn Thứ Lễ, nhà thơ lấy bút danh này theo lối chơi chữ hàm ý nói về mình là người lữ khách trên trần thế:
Tôi chỉ là người bộ hành phiêu lãng,
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi
Tuy tuyên bố như vậy song Thế Lữ vẫn mang nặng tâm sự thời thế đất nước. Ông có một số bài thơ viết về khách chinh phu biết gạt tình riêng để lên đường vì chí lớn khi “non sông mờ cát bụi”. ..
+ Thế Lữ còn là một nhà báo, nhà văn của những truyện đường rừng, sáng tác và biểu diễn kịch nói. Thiên tài nhiều mặt về nghệ thuật này đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, là người như Hoài Thanh ca ngợi “chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước từng bước vững chãi mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở thơ mới hơn là có những bài thơ mới hay” (thi nhân VN).
? Và Nhớ rừng là một trong những bài thơ hay nhất của Thế Lữ cũng như của cả phong trào thơ Mới khi ấy. Nó đã được ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Mượn lời tâm sự của con hổ trong vườn bách thú, nhà thơ muốn ta liên tưởng đến điều gì vè con người?
HS nêu ý kiến. GV mở rộng liên hệ:
Trước cách mạng tháng Tám 1945, đó là khi đất nước vẫn còn chìm dưới gót giầy xâm lược và cá nhân con người còn bị đau nỗi đau là người dân nô lệ, mất tự do, sống ngay trên quê hương mà vẫn thấy “thiếu quê hương’ (NT). Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, nhà thơ đã nói lên một cách đầy đủ và sâu sắc niềm tâm sự u uất của mình và thế hệ mình – những thanh niên trí thức Tây học, vừa thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân vừa bất hoà sâu sắc với thực tại giả dối và tù túng bấy giờ. Đó cũng là tâm sự chung của người dân yêu nước Việt Nam. Vì vậy Nhớ rừng đã tìm được niềm đồng cảm rộng rãi, có tiếng vang lớn. 
? Như vậy, phương thức biểu đạt của văn bản này là gì? 
Biểu cảm gián tiếp.
? Theo dòng tâm trạng của con hổ được diễn tả trong bài thơ, ta có thể thấy bố cục của văn bản ra sao?
KHổ 1+4: Khối căm hờn và niềm uất hận trong hiện tại.
Khổ 2+3: Nỗi nhớ thời oanh liệt
Khổ 5: Khao khát giấc mộng ngàn.
? Quan sát bài thơ Nhớ rừng và so sánh với những bài thơ đã học, hãy chỉ ra điểm khác biệt của nó với các bài thơ Đường luật?
HS thảo luận nhóm:
+ Bài thơ không hạn định số câu và só tiếng.
+ Mỗi dòng thường có 8 tiếng.
+ Nhịp ngắt tự do
+ Vần không cố định
Gv: Hình thức thơ đã thoát khỏi những ràng buộc niêm luật chặt chẽ của thơ cũ, song chưa đủ để khẳng định sự thắng thế của Thơ Mới trước một Thơ Cũ bề thế bấy nay. Hình thức ấy chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó chuyển tải được những tâm tình mới, những tiếng nói thanh tân trẻ trung của tâm hồn con người trong thời đại mới. Tức là khi ấy nó mới thực sự có được linh hồn, có sự sống. Thế Lữ đã làm được điều này và chúng ta sẽ cùng đến với tâm sự của con hổ dữ trong vườn bách thú để cảm nhận được sức sống ấy.
Hoạt động 3: Đọc – Hiểu nội dung văn bản:
Gọi HS đọc lại 8 câu thơ đầu.
? Tâm sự của con hổ được bộc bạch ra sao trong dòng thơ đầu? Tâm sự ấy được thể hiẹn tập trung trong động từ nào?
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt
+ Gặm: hoạt động dùng răng, miệng để cắn, ăn dần từng chút một một cách kiên trì, châm chạp = Diễn tả sự uất ức bức bối của con hổ khi bị mất tự do.
? Nỗi khổ của nó khi bị nhốt trong cũi sắt vườn bách thú là những gì?
+ Không được hoạt động, nhàn rỗi đến vô nghĩa trong một không gian tù túng, thời gian kéo dài không giới hạn: Nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
+ Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường (Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm)
+ Nỗi bất bình vì bị ở chung cùng những kẻ thấp kém, tầm thường: Bọn gấu dở hơi, lũ gấu vô tư lự
? Tất cả những nỗi đau khổ ấy đã kết lại thành một cảm xúc như thế nào?
? Vậy cách nói “Gặm một khối căm hờn” là cách nói có gì lạ? Đem đến cho em ấn tượng thế nào?
Khối căm hờn: cảm xúc căm giận kết đọng lại trong tâm hồn thành hình, thành khối đè nặng nhức nhối, không lúc nào được yên.
+ Cách nói ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhằm cụ thể hoá tâm trạng căm hận sâu sắc và mãnh liệt trước cuộc sống hiện tại của chúa sơn lâm. 
+ Không gian tù túng đang trói buộc – chiếc lồng sắt – chính là khối căm hờn hiện hữu vây bủa mà hổ không có cách nào giải thoát.
? tâm trạng ấy đã cho ta biết thái độ sống và nhu cầu sống của hổ là thế nào?
+ Chán ghét cuộc sống tẻ nhạt, vô vị, tầm thường.
+ Khát vọng được tự do, khát vọng được sống đúng với phẩm chất và danh dự của mình.
Gv: Đây là những dòng thơ khái quát bước đầu nỗi niềm chán ngán vì mất tự do của hổ. Ta đọc được phía đằng sau dáng vẻ nằm dài tưởng chừng thư thái là một tâm hồn chất chứa hờn căm, uất hận của “oai linh rừng thẳm”, không chỉ buồn chán trước thời gian chảy trôi vô vị mà trên hết và sâu xa nhất là bị diễu cợt, bị làm nhục trong cảnh tù đày. Những câu thơ không chỉ là phẫn uất mà còn thấm nỗi xót xa bất lực khi tự biết cảnh ngộ cay đắng của mình mà không thể tìm cách giải thoát khỏi sự tù túng tầm thường và chán ngắt ấy. Tâm sự bi phẫn ấy đã trở thành âm điệu chủ đạo cho toàn bộ bài thơ và ngay lập tức tạo được mối cảm thông từ người đọc đối với tâm trạng: Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. Trong tâm trạng ấy, khung cảnh nơi sống đã được hiện ra như thế nào qua sự quan sát của chúa sơn lâm
HS đọc khổ thơ 4
? Cảnh vườn bách thú hiện ra qua những chi tiết nào?
? Chúng gợi lên một cảnh tượng có tính chất ra sao?
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Cảnh sửa sang, giả dối, chúng đều bé nhỏ, vô hồn, thiếu sức sống, gợi lên sự hèn hạ, tầm thường, hoàn toàn không phù hợp với nhu cầu thưởng thức và môi trường sống tự nhiên của hổ.
? Chính bởi vậy, nó đã gợi lên phản ứng ra sao trong cảm xúc của hổ?
? Từ đó, em hiểu “niềm uất hận ngàn thâu” có nghĩa là gì?
? Cảm xúc ấy góp thêm diều gì đáng nói trong bản chất của con hổ?
Niềm uất hận.
Trạng thái bực bội, u uất kéo dài vì phải chung sống trong một môi trường giả dối, tầm thường.
 Không chỉ khao khát sống tự do, căm ghét sự tầm thường nhạt nhẽo mà còn căm ghét sự giả dối, thụ động. Cuộc sống ấy không phải là sống mà là tồn tại một cách vật vờ, thiếu sinh khí.
Hai đoạn thơ đã tạo nên một bức tranh tâm trạng. Trong không gian sống thiếu vắng sinh khí và tù hãm, bị khinh miệt và diễu cợt, chúa rừng càng thấm thía nỗi đau đớn tinh thần của mình. Giang sơn hiện tại được chăm chút và cắt tỉa nhưng là cái thiên nhiên nhân tạo, bị gọt tỉa đến giả dối, tầm thường, đáng cười, nhạt nhẽo , là sản phẩm của sự học đòi, bắt chước một cách vụng về thô thiển. Đến đây mới thấy đó đâu phải chỉ là cảm nhận về cảnh vật nơi vườn bách thú mà còn là cách nhìn nhận của thanh niên Việt Nam về tình hình thực tại của nước nhà thời Pháp thuộc: một xã hội thực dân phong kiến đang trên đường Âu hoá lai căng, kệch cỡm, đáng xấu hổ. Điều này đã từng được cất lên xót xa trong những vần thơ cười ra nước mắt của nhà thơ tiền bối Tú Xương, Nguyễn Khuyến Trong tình cảng đáng buồn ấy, quá khứ chính là giấc mộng đẹp của chúa rừng
Đoạn 2+3: Nỗi nhớ tiếc thời oanh liệt
? Cảnh sơn lâm đã hiện ra qua những chi tiết nào? Trong nỗi niềm thao thiết của hổ, đó là một cảnh ra sao?
Bóng cả, cây già, tiéng gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi
=> Một khung cảnh thiên nhiên của đại ngàn hùng vỹ và thâm u, chứa đựng biết bao điều bí mật và đầy đe doạ, chứa đựng sức sống dồi dào mãnh liệt của tự nhiên. Đó là không gian sống muôn đời quen thuộc của chúa sơn lâm, là thế giới không dành cho những gì tầm thường, nhỏ bé.
? Giữa thiên nhiên thơ mộng và hùng vỹ ấy, chúa tể của muôn loài đã hiện ra trong tư thế và vóc dáng thếnào?
Từ ngữ và hình ảnh trong câu thơ có gì đặc sắc? Nó tạo nên nhịp điệu như thế nào cho các câu thơ?
GV thể hiện trên bảng trật tự: Tiếng gầm – bàn chân- tấm thân – Bước đi – Mắt quắc – Mọi vật đều im
? Những chi tiết và từ ngữ đã diễn tả được quá trình xuất hiện và ảnh hưởng của chúa rừng ra sao?
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Trong hang tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi
Các từ ngữ gợi tả rất sắc nét, giàu tính tạo hình đã chạm khắc sống động dáng vẻ hùng dũng, oai phong, ngạo nghễ của hổ giữa thế giới cỏ cây mênh mông và tịch mịch. Nhịp thơ ngắn, như gợi lên bước chuyển chậm rãi mà uyển chuyển, uy nghiêm của chúa rừng. Thiên nhiên làm tôn thêm vẻ lẫm liệt của hổ và chính tư thế ngang tàng của hổ cũng làm th ...  phong phú, song cũng chỉ là nền cảnh cho tâm trạng của con người được cất lên, được hiện diện. Đó là tình yêu nồng nàn với cuộc sống, là lòng khao khát tự do mãnh liệt của một người thanh niên đang phơi phới trên con đường cách mạng, say sưa với lý tưởng cách mạng mà mình vừa đón nhận, đang đi giữa mọi người bằng bước chân khoẻ khoắn, phơi phới: 
ồ, vui quá, rộn ràng trên vạn nẻo
Giữa muôn người và sau dấu muôn chân
Cũng như tôi, tất cả tuỏi đương xuân
Chen bước nhẹ trên đường đầy ánh sáng
Bỗng nhiên bị bắt giam, bị trói buộc, bị cách ly khỏi cuộc sống chiến đấu cao cả và đầy ý nghĩa. Nỗi uất ức, trạng thái ngột ngạt, phẫn nộ là đièu không có gì lạ. Bài thơ vì vậy chính là tấm lòng hướng tới tự do khi tự do vẫy gọi rất tha thiết bên ngoài. Tiếng chim tu hú chính là tiếng gọi tự do.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết:
Một lần nữa, bài thơ đem lại cho em cảm nhận những vẻ đẹp nào trong tâm hồn nhà thơ Tố Hữu?
HS trình bày.
? Thể thơ lục bát có góp phần gì trong việc diễn đạt cảm xúc ấy không?
Giàu nhạc điẹu, dễ đi vào lòng người để có sự sẻ chia
Phù hợp khi diễn tả nhịp cảm xúc rất da diết, nồng cháy của tâm hồn.
? Ngoài thơ Tố Hữu, em còn biết thêm những bài thơ nào của các chiến sỹ cách mạng cũng bộc lộ tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do?
HS có thể bày tỏ hoặc về nhà sưu tầm.
+ Thơ Hồ Chí Minh
+ THơ Lê Đức Thọ: Không giam được trí óc.
+ Thơ Sóng Hồng
Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập và dặn dò:
Bài tập: từ đoạn thơ đầu, tái hiện lại khung cảnh mùa hè trong một trang văn ngắn.
Dặn dò: soạn bài: Tức cảnh Pác Bó.
@. Tham khảo:
Sự tương phản không chỉ là cảnh vật mà thậm chí đến ngay cả cấu tứ và diễn đạt. Không cần nói nhiều về tình trạng đối lập bên trong và bên ngoài mà vẫn cứ ngồn ngộn sự đối lập. Bởi rằng cảnh vật tự nó gợi ra sự đối lập. Bên ngoài là thiên nhiên phóng khoáng, dịu mát, thơm hương, tràn đầy sức sống. Thế mà, cũng là mùa hè, nhưng trong phòng giam là sự ngột ngạt – và chết uất Tiếng chim tu hú cứ như khoan vào trong phòng giam để cho thế giới bên ngoài tràn vào khiến sự ngột ngạt càng trở nên ngột ngạt, sự khao khát càng thêm khao khát, sự bức bối càng thêm bức bối. Đến nỗi, người ta phải kêu lên, phải khao khát hành động, tháo cũi, sổ lồngBan đầu, tiếng chim tu hú chỉ là tiếng chim hiền lành gọi bầy, nhưng đến đây nó thấm tâm trạng nên trở thành tiếng kêu. Nó kêu ở ngoài trời, nó kêu ở nơi tự do, nó kêu ở trong lòng người. Nó khắc khoải, giục giã, thiêu đốt.
	(Đi giữa miền thơ - Vũ Nho)
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 79 – Tiếng Việt
Câu nghi vấn
A. Kết quả cần đạt:
1. Kiến thức: HS nắm được các chức năng thường gặp của câu nghi vấn.
2. Tích hợp với phần Văn và Tập làm văn.
3. Rèn kỹ năng nhận diện và sử dụng câu nghi vấn trong viết văn và giao tiếp xã hội.
B. Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy học:
	I. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc ghi nhớ và thực hành bài tập.
II. Hoạt động 2: Vào bài mới:
Câu avưn cũng như cuộc đời, luôn luôn thay đổi để thực hiện chức năng diễn đạt chính xác đến mức tinh tế những cảm xúc, những tâm trạng vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp của con người. Vì thế, ngay việc hiện ra trong hình thức của một câu nghi vấn, nhưng trên thực tế, nó có phải là câu nghi vấn hay không, chúng ta cần thận trọng xem xét
III. Hoạt động 3: Tìm hiểu những chức năng khác của câu nghi vấn.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
? Y/c HS tìm hiểu các ví dụ SGK.
? Những câu được kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong các ví dụ đó có phải là câu nghi vấn không? Tại sao?
HS đọc. Trả lời:
Không phải câu nghi vấn vì chúng không được dùng để hỏi mà thực hiện nhiều chức năng khác nhau:
a. Dùng để cảm thán, bộc lộ niềm hoài niệm và tiếc nhớ .
b. Dùng với hàm ý dde doạ, mắng mỏ.
c. khẳng định, trách cứ, đe doạ.
d. dùng để khẳng định.
e. để cảm thán, thể hiện sự ngạc nhiê, thích thú.
? Những câu được dùng với chức năng lhác nhau có phải lúc nào cũng cần đặt dấu chấm hỏi cuối câu không?
Có trường hợp không dùng dấu chấm hỏi mà dùng chấm than :
Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy!
GV chỉ định HS đọc to phần ghi nhớ.
IV. Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập:
1. Bài tập 1: xác định những câu nghi vấn:
a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
=> Dùng để thể hiện sự xót xa, thất vọng.
b. Nào đâu
=> Thể hiện cảm xúc nhớ tiếc thời tự do huy hoàng và bất bình về thực tại.
c. Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn của chiếc lá nhẹ nhàng rơi?
=> Chức năng cảm thán, dùng để nhắc nhở, khuyên nhắn.
d. Ôi, nếu thế thì đâu còn là một quả bóng bay?
=> Bộc lộ cảm xúc, thể hiện sự phủ định.
Bài tập 2: Xác định câu nghi vấn và cho biết chức năng của mỗi câu:
a. Sao cụ lo xa quá thế? 
Tội gì bây giờ nhịn đối mà để tiền lại?
Ăn mãi đén lúc chết lấy gì mà lo liệu?
=> Tác dụng: mang ý nghĩa phủ định.
Có thể thay thế:
Cụ đừng lo xa quá thế. Không nen nhịn dói mà để tiền lạiĂn hét đến lúc chết không có tiền lo liệu.
b. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người?
=> tác dụng: tỏ ý băn khoăn, ngần ngại, khong tin tưởng.
Có thể thay thế:
Cả đàn bò không thể yên tâm được.
c. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
=> Tác dụng: khẳng định.
Có thể thay thế:
Thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử chẳng khác con người.
d. Hai câu hỏi này được thể hiện đúng hình thức câu nghi vấn và cũng được dùng để hỏi, căn vặn nên không thể thay thế bằng hình thức câu khác. Chúng là các câu nghi vấn.
Bài tập 3: Thực hành miệng ngay trên lớp:
đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi:
+ Để yêu cầu người bạn kẻ lại nội dung của một bộ phim vừa được trình chiếu.
VD: Không kể lại bộ phim làm sao biết nó hay cho được?
+ Sao cuộc đời chị Dậu lại khốn khổ đến thế nhỉ?
Bài tập 4:
Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn  không nhằm để hỏi. Trong các trường hợp đó, câu nghi vấn được dùng để chào hỏi, tạo mối quan hệ giao tiép, gợi mở không khí trò chuyện giữa hai người, chúng thể hiện mối quan hệ thân tình
HS có thể nêu lên một vài trường hợp khác, thể hiện sự tế nhị và da dạng của kiểu câu nghi vấn trong các hiện tượng giao tiếp của đời sống.
Ngày soạn	Ngày dạy:
Tiết 80 – Tập làm văn
Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
Kết quả cần đạt:
1. HS biết cách thuyết minh phương pháp (cách làm) một thí nhiệm, một món ăn thông thường, một đồ dùng học tập đơn giản, một trò chơi quen thuộc, cách trồng cây từ mục đích, yêu cầu đến việc chuẩn bị, quy trình tiến hành, yêu cầu sản phẩm
2. Tích hợp với phần Văn ở hai văn bản Quê hương và Khi con tu hú, với Tiếng Việt bài Câu nghi vấn, với thực tế cuộc sống ở cách làm món ăn, đồ dùng học tập,
3. Rèn kỹ năng trình bày lại cách thức, một phương pháp làm với mục đích nhất định.
4. Chuẩn bị của thầy trò: Sưu tầm một số sách báo, tạp chí
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn giới thiệu một phương pháp:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Y/c HS đọc kỹ mục (a), trả lời câu hỏi:
Văn bản thuyết minh hướng dẫn cách làm đồ chơi gì?
Các phần chủ yếu của văn bản thuyết minh một phương pháp là gì? Phần nào là quan trọng hơn cả? Vì sao?
? Phần nguyên vật liệu nêu ra để làm gì? Có cần thiết không?
? Phần cách làm được trình bày như thế nào? Theo trình tự ra sao?
? Phần Yêu cầu thành phẩm có cần thiết không? Vì sao?
HS đọc và trả lời câu hỏi:
Văn bản thuyết minh phương pháp làm đồ chơi: Em bé đá bóng.
Văn bản thuyết minh kiểu này thường gồm 3 phần chủ yếu:
Nguyên vật liệu, cách làm và Yêu cầu thành phẩm trong đó phần Cách làm là quan trọng nhất.
Nguyễn vật liệu là phần không thể thiếu vì nếu thuyết minh, giới thiệu không đầy đủ thì không có điều kiện vật chất để tiến hành chế tác sản phẩm. Nếu chỉ nêu phương pháp cách làm thì không tránh khỏi chung chung, trừu tượng. Nguyên vật liệu nêu ra phải cần và đủ: từ nguyên liệu chính đến các vật liệu phụ
Cách làm: phần quan trọng nhất vì nội dung phần này giới thiệu tỉ mỉ và đầy đủ cách chế tác hoặc cách chơi, cách tiến hành để người đọc có thể làm theo. Cách trình bày phần này vì vậy cũng rất cần chi tiết, có trình tự từ dễ đến khó, dễ hiểu.
Yêu cầu tỉ lệ các bộ phận, hình dáng, chất lượng sản phẩm. Phần này cũng rất cần để người thực hiện so sánh và điều chỉnh sản phẩm của mình.
? Với kiểu văn bản thuyết minh một đồ chơi, còn cần thêm phần gì nữa?
HS đọc kỹ mục (b) trả lời câu hỏi:
Phần nguyên vật liệu ngoài các loại còn thêm phần định lượng bao nhiêu củ quả, dành cho bao nhiêu người ăn
Phần cách làm: đặc biệt chú ý đến trình tự trước sau, đến thời gian mỗi bước, không được phép thay đổi tuỳ tiện
+ Phần yêu cầu thành phẩm: chú ý ba mặt: trạng thái, màu sắc, mùi vị.
? Nhận xét về lời văn được trình bày trong các văn bản?
Lời văn ngắn gọn, chuẩn xác, dễ hiểu.
Đó chính là cách thực thuyết minh một phương pháp. Nhắc lại kiến thức cơ bản?
HS nhắc miệng.
Chốt lại bằng mục Ghi nhớ SGK, tr 26.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
1. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài thuyết minh Phương pháp đọc nhanh.
Gợi ý:
+ Ngày nay được vấn đề: Yêu cầu thực tiễn cấp thiết buộc phải tìm cách đọc nhanh.
+ Có nhiều cách đọc khác nhau có ý chí: Giới thiệu những cách đọc chủ yếu hiện nay. Hai cách đọc thầm theo dòng và theo ý. Những yêu cầu và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh.
+ Trong những năm gần đây hết: Những số liệu, chứng cớ về kết quả của phép đọc nhanh.
Y2 và ý 3 là nội dung thuyết minh chủ yếu, quan trọng nhất của văn bản. Các con số cụ thể trong bài có ý nghĩa rất lớn, nhằm chứng minh sự cần thiết, yêu cầu, cách thức, khả năng, tác dụng to lớn của phương pháp đọc nhanh là hoàn toàn có cơ sở và hoàn toàn có thể thực hiện được đối với mỗi chúng ta.
Đọc to, đọc thành tiếng không thể đọc nhanh, đọc diễn cảm không là đọc nhanh. Đọc nhanh chủ yếu nhằm tiết kiệm thời gian: trong thời gian nắgn nhất có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất. Như vậy, muốn đọc nhanh chỉ có thể đọc thầm, đọc bằng mắt và đọc theo đoạn,. theo trang. Muốn thế phải rèn luiyện khả năng dịch chuyển bao quát của mắt khi đọc, phải tập trung cao độ tư tưởng. Nhưng yêu cầu của đọc nhanh là vẫn phải hiểu rõ vấn đề chủ chốt. Điều này khác với cách đọc nhanh lướt qua, đại khái, chỉ nắm vấn đề hời hợt, thậm chí sai lạc.
Bài tập 2:
Viết bài thuyết minh cho một trong các món ăn sau:
+ Tráng trứng, ốplếp trứng, canh trứng cà chua
+ Rau muống luộc, rau muống xào, nộm rau muống
+ Nấu cơm tẻ, nấu cơm nếp, nấu xôi
+ Thịt gà luộc.
+ Canh bí nấu sườn, nấu tôm khô
Yêu cầu: Thực hiện đầy đủ các bước như bố cục bài văn thuyết minh đã đưa ra.
Bài tập 3:
Viết văn bản thuyết minh phương pháp làm đồ dùng học tập, làm đồ chơi.
Bài tập 4: 
Viết văn bản thuyết minh về một trò chơi.
+ Kéo co, đá cầu, bóng chuyền, bịt mắt bắt dê, trồng nụ trồng hoa, ô ăn quan
+ Thuyết minh lại một số trò chơi trên kênh truyền hình VTV3

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 - phan 5.doc