Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 4

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 4

Tuần 13 – Bài 13,14 – Tiết 49

Văn bản

BÀI TOÁN DÂN SỐ

Kết quả cần đạt:

1. Kiến thức: Thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển nhân loại nói chung, đối với dân tộc Việt Nam nói riêng, từ đó có ý thức góp phần mình vào việc tuyên truyền, vận động cho quốc sách của Đảng và Nhà nước ta về dân số. Qua văn bản nhật dụng, củng cố thêm kiến thức về văn bản nghị luận.

2. Tích hợp với Tiêng Việt và Tập làm văn các bài trước ở những phần liên quan.

3. rèn kỹ năng đọc và phân tích lập luận chứng minh – giải thích trong một văn bản nhật dụng.

4. Gv chuẩn bị; Làm sơ đồ mô hình hoặc tranh minh hoạ Bài toán cổ cấp sô nhân, phóng ta bảng thống kê và dự báo sự phát triển của dân số thế giới.

Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn	Ngày dạy
Tuần 13 – Bài 13,14 – Tiết 49
Văn bản
Bài toán dân số
Kết quả cần đạt:
1. Kiến thức: Thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển nhân loại nói chung, đối với dân tộc Việt Nam nói riêng, từ đó có ý thức góp phần mình vào việc tuyên truyền, vận động cho quốc sách của Đảng và Nhà nước ta về dân số. Qua văn bản nhật dụng, củng cố thêm kiến thức về văn bản nghị luận.
2. Tích hợp với Tiêng Việt và Tập làm văn các bài trước ở những phần liên quan.
3. rèn kỹ năng đọc và phân tích lập luận chứng minh – giải thích trong một văn bản nhật dụng.
4. Gv chuẩn bị; Làm sơ đồ mô hình hoặc tranh minh hoạ Bài toán cổ cấp sô nhân, phóng ta bảng thống kê và dự báo sự phát triển của dân số thế giới.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra phần thống kê hs đã thực hành tại nhà. Nhận xét về thái độ làm bài tốt của những em nghiêm túc.
? Suy nghĩ của em về ván đề hút thuốc của các bạn học sinh hiện nay? Biện pháp nào theo em có tác dụng hữu hiệu với các bạn để chấm dứt tệ nẹn hút thuốc tràn lan trong nhà trường?
Hoạt động 2: Dẫn vào bài:
? EM biết những câu tục ngữ, ca dao nào của dân gian nói về sinh đẻ, về dân số hoặc trái ngược, hoặc rất gần với quan điểm về dân số hiện nay?
Người Việt nam xưa rất quý người, vì vậy mà thường mong ước đông con nhiều cháu. Con đàn cháu đống được xem là một phúc lớn của mỗi dòng họ. Đó cũng là quất phát từ tập quán sinh hoạt của người dân sống bằng nông nghiệp, mong có nhiều sức lao động trong gia đình. Tuy nhiên, tập quán ấy ngày một cần thay đổi khi dân số nước ta đang trên đà tăng nhanh vào hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, là một trong những nguyên nhân của đối nghèo và lạ hậu. Chính sách dân số đã từ lâu trở thành quốc sáchđược Chính phủ hết sưc quan tâm. Đó là bài toán hóc búa đối với VN nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. Bài học hôm nay
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – Chú thích:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
? Đề cập đến một vấn đề có tính thời sự, được cộng đồng quan tâm, văn bản này thuộc loại nào?
? Vậy, cần đọc như thế nào đối với loại văn bản này?
Y/c HS đọc nối tiếp các phần văn bản.
1. Đọc:
Văn bản nhật dụng.
Đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý các câu cảm, giọng phần kết hợp tự sự cần chú ý thay đổi ngữ điệu.
Đọc đúng các từ phiên âm.
? Trong văn bản nhật dụng vừa đọc, em thấy phương thức biểu đạt nào là chính?
? Văn bản có thể được chia bố cục thế nào? Nêu nội dung mỗi phần?
? Ngoài các Chú thích trong SGK đã có, các em còn có từ ngữ nào chứa hiểu hết ý nghĩa ?
GV bình, chuyển.
2. Chú thích:
lập luận kết hợp với thuyết minh và biểu cảm.
+ Từ đầu đến “sáng mắt ra”:Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
+ Tiếp đến “ô thứ 31 của bàn cờ”: Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
+ Còn lại: bày tỏ thái độ đối với vấn đề này.
HS nêu, Gv có thể giải thích hoặc chỉ định các em khác giải thích hộ.
+ Chàng Ađam và nàng Eva: theo kinh thánh đạo Thiên Chúa, đó là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa tạo ra và sai xuống để hình thành và phát triển loài người.
+ Tồn tại hay không tồn tại: câu nói nổi tiếng của nhân vật Hămlét trong kịch cùng tên của Sêcxpia.
Hoạt động 4: Đọc - hiểu văn bản.
1. Sáng mắt ra về bài toán dân số
Y/c HS đọc lại phần mở bài.
? Tác giả sáng mắt ra vì điều gì?
? EM hiểu thế nào vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình?
? Khi nói mình sáng mắt ra, tác giả muốn điều gì ở người đọc?
? Đoạn văn mở bài có cách diễn đạt thế nào?
HS đọc phần mở bài.
Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia dình đã được ra từ thời kỳ cổ đại.
(thảo luận nhóm để trả lời):
+ Dân số là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia, châu lục và toàn cầu.
+ Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ xã hội, là nguyên nhân của đối nghèo và lạc hậu.
+ Dân số gắn liền với kế hoạch hoá gia đình, tức là vấn đề sinh sản.
+ Dân số và kế hoạch hoá gia đình đã và đang là vấn đề được sự quan tâm của toàn thế giới.
Cũng mong muốn người dọc sáng mắt ra như mình về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Giản dị, nhẹ nhàng, thân mật và tình cảm., tạo sự gần gũi, lôi cuốn với người đọc.
2. Làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Y/c HS theo dõi phần thân bài.
? Em hãy kể tóm tắt lại câu chuyện kén rể của nhà thông thái?
?Em hiểu bản chất của bài toán cổ là thế nào?
? Bàn về vấn đề dân số từ một bài toán cổ, điều đó có tác dụng gì/
HS đọc thầm phần thân bài.
Kể lại được ngắn gọn nội dung câu chuyện bài toán cổ.
+ có một bàn cờ gồm 64 ô.
+ đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất, 2 hạt ô thứ hai và các ô kế tiếp cứ thế nhân đôi.
+ Tổng số thóc thu được có thể phủ khắp mặt trái đất.
Câu chuyện ngụ ngôn thông minh, trí tuệ để nhằm dẫn đến việc so sánh với vấn đề gia tăng dân số của loài người. Con số siệu lớn trong kết quả của bài toán cổ khiến không chỉ người xưa mà cả người nay cũng phải kinh ngạc.
Gây hứng thú, dễ hiểu với người đọc.
? bài toán dân số ấy khién tác giả suy nghĩ đến vấn đề dân số từ khởi điểm trong câu chuyện Kinh Thánh như thế nào?
+ lúc đầu Trái đát chỉ có ha người
+ Nếu mỗi gia đình chỉ sinhhai con thì đến năm 1995 dấn sô trái đất sẽ là 5,63 tỉ người.
+ so với bài toán cổ, con số này đã xấp xỉ ô thứ 31 của bàn cờ.
? các tư liệu thuyết minh về dân số ở đây có tác dụng gì? cách dùng dẫn chứng thuyết minh ấy tác động ra sao đén người đọc?
Cho mọi người thấy và cũng không khỏi giật mình “sáng mắt” về mức độ gia tăng dân sô trên toàn cầu.
Cách diễn đạt vì thế gây lòng tin, dễ hiểu, tăng sức thuyết phục đối với người đọc.
Y/c HS đọc phần thứ ba.
? Dùng phép thống kê để thuyết minh dân số tăng từ khả năng sinh sản cả phụ nữ, tác giả đạt tới mục đích gì?
? theo thông báo của Hội nghị cai-rô, các nước có tỉ lệ sinh con cao thuộc châu lục nào?
? Kiến thức địa lý cho em nhận xét gì về sự gia tăng dân số của hai châu lục này?
? Còn thực trạng kinh tế và văn hoá của hai châu lục này thì sao? Có tỉ lệ thuần với mức độ gia tăng dân số?
HS đọc.
+ cắt nghĩa được vấn đề gia tăng dân số từ năng lực sinh sản tự nhiên của phụ nữ.
+ Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của việc gia tăng dân số.
+ cho thấy cái gốc của vấn đề hạn chế gia tăng dân số là sinh đẻ có kế hoạch.
- Châu Phi, châu á. (trong đó có Việt Nam)
+ Đông dân nhất.
+ Tốc độ gia tăng dân sô lớn nhất so với châu Âu và châu Mỹ.
Rất nhiều nước trong tình trạng đối nghèo và lạc hậu
? Từ sự so sánh nhận xét đo, em rút ra điều gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?
? Em học tập được điều gì về cách lập luận của tác giả trong phần chứng minh này?
Tăng dân số quá cao và nhanh là kìm hãm sự phát triển xã hội, là nguyên nhân dãn đến đói nghèo và lạc hậu.
+ lý lẽ đơn giản, chứng cớ đầy đủ, cụ thể.
+ Vận dụng hợp lý các phương pháp thuyết minh: thống kê, so sánh, phân tích
+ Kết hợp việc sử dụng các dấu câu một cách hợp lý.
3. Thái độ của tác giả về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Y/c HS đọc đoạn két.
?Em hiểu như thế nào về câu văn tác giả dành cho người đọc: Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích là một hạt thóc càng tốt.?
? Việc trích dẫn câu nói nổi tiếng của nhân vật Hăm lét trong vở bi kịch cùng tên của Sêcxpia có tác dụng ra sao đối với lời keu gọi?
HS đọc.
+ Nếu con ngưồi sinh sôi trên Trái đất theo cấp sô nhân của bài toán cổ thì sẽ đến lúc con người không còn đất sống.
+ Muốn còn đất sống, phải sinh đẻ kế hoạch để hạn chế việc gia tăng dân số trên trái đất.
Khẳng định rõ ràng: con người muốn sóng cần có đất đai. đất đai không sinh ra song con người lại ngày một đông lên. Do đó, con người phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng dân số. Đây là vấn đề nghiêm túc, có tính sống còn của cả nhân loại.
? Qua những lời lẽ đó, tác giả đã bộc lộ quan diểm thế nào về vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình?
Gv bình, chuyển.
+ Nhận thứ rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm hoạ của nó.
+ Có trách nhiệm đối với đời sống cộng đồng, muốn được chia sẻ nỗi lo lắng quan tâm của cả cộng đồng.
+ Trân trọng và mong muốn cuộc sống tốt đẹp cho con người.
Hoạt động 5: Đọc – Hiểu ý nghĩa văn bản:
? Bài văn đem lại cho em những hiểu biết gì về vấn đề dan số và kế hoạch hoá gia đình?
? HS dọc phần đọc thêm, cho biết con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì?
+ Sự gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại của thế giới, là nguyên nhân dẫn con người đến đói nghèo và lạc hậu, bần cùng, chiến tranh.
+ hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của toàn thể nhân loại.
+ đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ, thoát khỏi áp bức và ngu dốt, không còn phụ thuộc vào quyền lực cả kẻ khác.
+ Việc này cần đến vai trò của nhà trường, gia đình và đặc biệt là người mẹ.
? Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sưc to lớn đối với nhân loại, đặc biệt là các nớưc đối nghèo, lạc hậu?
+ dân số tăng, thu hẹp dần môi trường sống của con người, con người sẽ thiếu đất sống.
+ dân số tăng đi liền hiểm hoạ về đạo đức, kinh tế, văn hoá, kìm hãm sự phát triển của cá nhân và đồng loại.
? Em học tập được gì về cách viết văn bản thuýet minh của tác giả?
+ Kết hợp nhiều phương pháp để tăng tính thuyết phục cho vấn đề được thuyết minh.
+ Cách diễn đạt giản dị,dễ hiểu, gần gũi với người đọc.
? EM biết gì về sự gia tăng dân số của địa phương em và ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế văn hoá địa phương/
HS tự bộc lộ.
Hoạt động 6: Luyện tập – Dặn dò:
- Thực hành bài tập 3.
- Chuẩn bị bài: vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
	Ngày soạn	Ngày dạy
Tuần 15 – Bài 15 – Tiết 58
Văn bản
Vào nhà ngục Quảng Đông 
cảm tác
Kết quả cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được từ bài thơ phong thái ung dung, khí phách kiên cường và lòng tin vào sự nghiệp cứu nước của nhà yêu nước PBC.
+ Thấy được nghệ thuật: cách biểu cảm trực tiếp với khẩu kí hào hùng trong thể thơ TNBC Đường luật là vẻ đẹp của thơ ca yêu nước cách mạng những năm đầu thế kỷ XX.
2. Tích hợp với Tiêng Việt và Tập làm văn các bài trước ở những phần liên quan.
3. Rèn kỹ năng đọc và phân tích văn bản thơ ca cách mạng.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Các văn bản nhật dụng vừa qua dã đề cạp đến những vấn đề nào? Có ý nghĩa ra sao đoói với cuộc sống của chúng ta?
? Muốn thực hiện có hiệu quả chính sách dân số, chúng ta cần phải làm gì?
Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới:
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – Chú thích:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
? Văn bản chúng ta học hôm nay được viết theo thể thơ nào? 
? Em hãy trình bày lại những hiểu biết cơ bản về luật thơ thất ngôn bát cú?
? Khi đọc thể thơ này, chúng ta cần lưu ý điều gì?
? Ngoài nhịp ngắt, bài thơ còn cần đọc với giọng thế nào?
Gv đọc mẫu lần 1, HS đọc các lần tiếp 2 – 3 em. GV nhận xét, góp ý.
1. đọc:
thất ngôn bát cú..
HS nêu những nhận xét chính về thể th ... trạng, của tấm lòng không nguôi ngoai nỗi trăn trở về mệnh dân, vận nước.
Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dặm khơi
Trông con tầm tã châu rơi
Hình ảnh ngươì cha hiện lên tội nghiệp đến xót xa. Dường như nỗi đau mất nước, lìa quê đã khiến ông cạn kiệt nguồn sinh lực. Lê tấm thân vong quốc, cái còn lại duy nhất trong ông lúc này là tấm lòng thắm thiết với nước non, là bầu nhiệt huyết nồng nàn với quê hương xứ sở. 
Đặt trong mạch thơ đó là giọt nước mắt của người cha già lần bước trên con đường đày ải, nhìn con, đoái nước mà lòng dạ xót đau khôn xiết, nước mắt tuôn rơi. Nhưng cũng có thể hiểu là giọt nước mắt của đứa con hiếu thảo đang tuôn chảy theo bước chân tiễn đưa cha. Hay đó là cái tầm tã chứa chan của hai dòng lệ cùng hoà làm một: cùng là giọt lẹ xót thương người thân đang trong cảnh thương tâm, đau đớn trước cảnh đất nước quê hương tan nát dưới gót thù mà bất lực.. ..
2. Nỗi lòng người cha trước tình cảnh nước mất nhà tan
Gọi HS đọc đoạn đoạn thơ tiếp.
? Lịch sử dân tộc đã được tái hiện trong nỗi đau đớn khôn nguôi của người cha như thế nào?
? Ngữ điệu và hình ảnh thơ đã gợi cho ta hiểu điều gì về đất nước?
Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định
Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay
Giời Nam riêng một cõi này
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì
Hiểu về truyền thống dân tộc: nòi giống cao quý, lịch sử lâu đời, nhiều anh hùng hào kiệt
? Tại sao khi khuyên con trở về, người cha lại nhắc trước hết đến lịch sử anh hùng của dân tộc?
+ Vì người cha yêu nước và mang sẵn trong mình niềm tự tôn dân tộc.
+ Người cha muốn khơi dậy, khích lệ dòng máu truyền thống trong chính người con.
? Càng tự hào yêu nước bao nhiêu, càng đau đớn trước thảm cảnh của đất nước bấy nhiêu. Tai hoạ mất nước tan nhà đã được diễn tả trong những câu thơ nào?
? Các chi tiết được sử dụng trong đoạn thơ đã gợi tả về một cảnh tượng như thế nào?
Bốn phương lửa khói bừng bừng
Xiết bao thảm hoạ xương rừng, máu sông
Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn nhân gian lìa bỏ vợ con.
đất nước bị giặc giã, loạn lạc, nhà cửa bị tàn phá, cuộc sống bị tan tác, chia lìa. Đó là thảm cảnh nước mất nhà tan.
? Trước hoạ mất nước, tâm trạng của con người yêu nước đã được bộc bạch ra sao?
? Nhà thơ đã dùng biện pháp nghệ thuật nào ở đây và có tác dụng diễn đạt ra sao?
Xé tâm can, ngậm ngùi giời đất khóc than, xây khối uất, vật cơn sầu
=> Nghệ thuật nhân hoá và so sánh trong lối nói thậm xưng đã cực tả nỗi đau mất nước đến nhức nhối thịt da, thấm vào sông núi, đất trời.
? Nỗi sầu thảm nhức nhối và mãnh liệt trong lòng người cha xuất phát từ đâu?
+ Nỗi đau đớn lo lắng cho vận mệnh đất nước.
+ Lòng căm phẫn không nguôi trước tội ác tày trời của kẻ thù.
+ Đó cũng là tiếng lòng của chính nhà thơ đối với cảnh tình hiện tại của đất nước.
Mãnh lực của lòng yêu nước, của nỗi đau mất nước đã được bày tỏ chứa chan trong các khổ thơ. Chúng khiến ta hình dung được rõ ràng hình ảnh của con người đau đớn đến vật vã bởi thương nước, lo nước mà bất lực. Phải chăng trong những vần thơ đẫm nước mắt và rướm máu ấy có sự nhập thân, hoà lệ của hai con người, hai tấm lòng thiết tha với giống nòi Hồng Lạc, với núi Nùng, sông Nhuệ, một sống trong đời Trần Hồ rối ren, một quằn quại dưới gót giầy xâm lược Pháp.
3. Nỗi lòng người cha dành cho con
? Trong đoạn cuối văn bản, những lời thơ nào dã diẽn tả tình cảnh thực tại của người cha?
? Những câu thơ cho biết người cha đang trong cảnh ngộ ra sao?
Cha xót phận tuổi già sức yếu
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay
Thân lươn bao quản vũng lầy
Già yếu, bị bắt, không còn địa vị, đành cam chịu bất lực trước hoàn cảnh. Đó là cảnh ngộ ngặt nghèo, đau đớn.
? Nói tới cảnh ngộ đau đớn và bất lực của mình, người cha muốn điều gì ở con?
? Khích lệ con, người cha còn muốn điều gì ở con?
Muốn con thay cha làm những việc mà cha lực bất tòng tâm, muốn con nối được chí cha, rửa nỗi nhục quốc thể và xoa dịu nỗi đau đớn, mặc cảm có lỗi với đất nước đang dằn vặt tâm can cha.
Muốn con nghĩ đến tổ tông, nối nghiệp sáng của tổ tông để hoàn thành tam nguyện của cha, chí nguyện của con.
? Những lời khuyên nhủ ấy theo em sẽ tác động ra sao đến người con và qua đó ta hiểu thêm được điều gì đáng trân trọng ở người cha?
HS rút ra nhận xét:
+ Người cha có tấm lòng yêu con, tin tưởng trông cậy vào con, trao gửi hy vọng về đất nước vào con.
+ Cách nói thống thiết và chân thành thấm thía vào nhận thức và tình cảm chắc chắn sẽ trở thành bài học nằm lòng đối với người con, làm điểm tựa tinh thần cho người con khi trở về gánh lấy sứ mệnh nặng nề và to lớn
III. Đọc - hiểu ý nghĩa văn bản.
? Qua văn bản, em cảm nhận được gì về nỗi lòng của người cha trong hoàn cảnh nước mất nhà tan?
Tình yêu nước nồng nàn, mãnh liệt hoà hợp với niềm yêu tin thống thiết và chân thành vào con. 
? Qua dòng cảm xúc của ông Nguyễn Phi Khanh, con người đã sinh ra một thiên tài lỗi lạc, anh hùng dân tộc Ngyễn Trãi, em cảm nhận được điều gì đáng quý trong tấm lòng của nhà thơ Trần Tuấn Khải?
HS thảo luận nhóm:
+ Tấm lòng tha thiết với vận mệnh đất nước đang trong cảnh ngộ lầm than.
+ Tôn trọng và tự hào về những anh hùng cứu nước trong lịch sử
+ Nhắn gửi và khích lệ lòng yêu nước và nhiệt tâm cứu nước của tất cả mọi người dân Việt đang sống trong nô lệ đớn đau.
? Về hình thức nghệ thuật, theo em yếu tố nào đã góp phần quan trọng nhất cho âm điệu trữ tình thống thiết của bài thơ?
? Cảm nghĩ về hai chữ nước nhà đã trở thành đề tài lớn trong thơ ca Việt Nam. Em còn biết những câu thơ, bài thơ nào khác diễn tả tình yêu quê hương đất nước của con người trong khói lửa chiến tranh?
Thể thơ song thất lục bát dân tộc.
HS tự bộc lộ.
Những vần thơ ấy đã nói thay cho tâm sự của bao thế hệ người Việt trong suốt trường kỳ lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Lòng yêu nước, nỗi đau đớn khi đất nước lầm than nô lệ và khát vọng mãnh liệt của mỗi tâm hồn Việt đối với chủ quyền dân tộc đã trở thành một cảm hứng chủ đạo, dồi dào xuyên suốt lịch sử phát triển của văn chương nước nhà, tạo nên những vần thơ mà mỗi lần đọc lại không khỏi khiến chúng ta cảm động. Nó nhắc nhở chúng ta hãy biết trân trọng cuộc sống thanh bình hôm nay ta có, mỗi ngọn cỏ, hàng cây, con sông, ngọn núi hôm nay ta ngắm nhìn, để nước mắt đau thương thôi không còn tuôn chảy, để tâm can con người không còn nhức nhối nỗi đau nước mất nhà tanbồi đắp tâm hồn ta
IV. Củng cố – Dặn dò:
1. Học thuộc một đoạn thơ em ấn tượng hơn cả. Thuộc phần ghi nhớ của bài học.
2. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Qa bài thơ, ta hiểu được gì về tấm lòng đáng quý của nhà thơ TTK?
3. Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn	Ngày dạy:
Tiết 50 – Tiếng Việt
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
A. Kết quả cần đạt:
1. Kiến thức: Nắm được chức năng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
2. Tích hợp với phần Văn và Tập làm văn ở những bài đã học.
3. Rèn luyện kỹ năng sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết bài.
B. Tién trình thực hiện các bước lên lớp.
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về dấu ngoặc đơn:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV yêu cầu HS tìm hiểu vi dụ ở mục I. SGK, trả lời câu hỏi.
? Trong các đoạn trích, dấu ngoặc đơn có tác dụng gì?
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của các đoạn trích có thay đổi không? Tại sao?
? Nhưng, khi có nó sẽ có thêm giá trị gì trong việc diễn đạt?
? Từ đó, ta rút ra bài học gì về việc sử dụng dấu ngoặc đơn?
HS đọc.
- Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần có chức năng chú thích.
Không thay đổi vì phần dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ.
HS nhận thấy tác dụng
HS nêu được ghi nhớ trong bài học SGK.
? Bài tập nhanh:
Phần nào trong các câu sau đây có thể đưa vào dấu ngoặc đơn?
a. Nam, lớp trưởng 8B3, có giọng hát thật tuyệt vời.
b. Mùa xuân, mùa đầu tiên trong một năm, cây cối đâm chồi nảy lộc.
c. Bộ phim Trường Chinh, một bộ phim do Trung Quốc sản xuất, nội dung khá thú vị.
HS thực hành trên bảng phụ.
Có thể đưa vào trong dấu ngoặc đơn các phần nằm giữa hai dấu phảy vì đó là các phần có tác dụng chú thích thêm.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm dấu hai chấm.
Y/c HS tìm hiểu ví dụ mục I.SGK
? Trong các ví dụ a, b, c dấu hai chấm có tác dụng gì?
HS đọc, nhận xét.
Dấu hai chấm dùng để:
+ Báo trước một lời thoại.
+ Báo trước một lời dẫn, nằm trong dấu ngoặc kép.
+ Giải thích một nội dung nào đó.
? Có những trường hợp nào phải viết hoa sau dấu hai chấm?
Viét hoa khi báo trước một lời thoại hoặc một lời dẫn 
Có thể không viết hoa khi giải thích một nội dung.
? Có thể rút ra được bài học gì về tác dụng của dấu hai chấm và cách sử dụng?
HS đọc Ghi nhớ SGK.
? Bài tập nhanh:
Thêm dấu hai chấm vào các câu sau cho đúng ý định của người viết:
+ NGười VN nói “Học thầy không thầy học bạn”, nhưng cũng lại nói “Không thầy đố mày làm nên”.
+ Nam khoe với tôi rằng “Hôm qua nó được điểm 10”.
HS thực hành trên bảng phụ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1+ 2: Hình thức thực hiện: Trao đổi và thống nhất ý kiến trong nhóm:
1a. Đấnh dấu phần giải thích.	2a. Báo trước phần giải thích.
1b. đánh dấu phần thuyết minh	2b. Báo trước lời thoại
c. Đánh dấu phần bổ sung.	2c. Báo trước phần thuyết minh.
	Bài tập 3: Hs thực hành độc lập, trả lời trước lớp và các bạn nhận xét.
Gợi ý: Có thể bỏ được dấu hai chấm vì ý nghĩa cơ bản của câu, đoạn văn không thay đổi.
Bài tập 4: 
a. Cách viết thứ nhất không bỏ được vì phần sau dấu hai chấm là thông tin cơ bản.
b. Cách viết thứ hai có thể bỏ được vì phần trong ngoặc đơn trả lời cho câu hỏi: Hai bộ phận nào?
Bài tập 5:
a. Sai, vì phần nằm trong dấu ngoặc đơn chỉ có chức năng giải thích cho một ý nào đó, không thể bình đẳng với một câu có ý khác.
b. Phần nằm trong dấu ngoặc đơn được coi là bộ phận của câu, gọi là phần phụ giải thích hoặc phần phụ chú.
Bài tập 6: Gợi ý thực hành:
Câu chuyện kén rể của nhà thông thái khiến nhiều người đọc không khỏi giật mình. Người ta không thể ngờ rằng dân số của hành tinh này sẽ có một sự nhảy vọt khổng lồ giữa quá khứ và tương lai: 2 (A-đam và E-va) và 7 tỷ (2015). Như vậy, bài toán dân số đã trở thành bài toán hóc búa nhất của toàn nhân loại, chứ không của riêng quốc gia nào. Loài người phải cùng nhau tìm cách “giảm tốc” trên con đường đi tới cái ô 64 khủng kiếp. Bởi đó chính là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của cả loài người.
IV. Dặn dò về nhà:
+ Thực hành các phần bài tập còn lại.
+ Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 51 – Tập làm văn.
Đề văn thuyết minh 
và cách làm bài văn thuyết minh
A. Kết quả cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu cách làm bài văn thuyết minh: quan sát, tích luỹ tri thức và phương pháp trình bày.
2. Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt ở những bài đã học.
3. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề và kỹ năng kết hợp các phương pháp làm bài văn thuyết minh có hiệu quả.
B. Tién trình thực hiện các bước lên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docphan 4.doc