Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Bài 2: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Bài 2: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng

BÀI 2

 TRONG LÒNG MẸ

 ( Trích Những ngày thơ ấu)

 Nguyên Hồng

I. Nội dung kiến thức cần nắm

Trong lòng mẹ là chương IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu- một tập hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng (đăng báo từ năm 1938 và in thành sách năm 1940). Thể loại hồi ký (tự truyện)- trong đó nhân vật chính tự kể chuyện và trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ- đã giúp cho nhà văn Nguyên Hồng diễn tả một cách sâu sắc hoàn cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần và tình yêu mãnh liệt của một cậu bé mồ côi bất hạnh.

 Trong đoạn trích này, tác giả đã đặt nhân vật “tôi”- chú bé Hồng- vào hai tình huống cụ thể: cuộc trò chuyện với bà cô và giây phút được gặp mẹ. Chính qua hai tình huống ấy, tác giả đã làm nổi bật diễn biến tâm trạng vô cùng phức tạp cũng như thế giới nội tâm hết sức phong phú của nhân vật.

Vào tình huống thứ nhất, Hồng phải đối mặt với bà cô ruột- một con người tàn nhẫn, độc ác và thâm hiểm. Hoàn cảnh đáng thương của người cháu bé bỏng (vừa mồ côi cha vừa phải sống xa mẹ, chỉ biết nương tựa vào họ nội) đã không làm cho bà ta động lòng trắc ẩn mà yêu thương mà chăm chút, mà bù đắp cho cháu phần nào những mất mát thiệt thòi. Trái lại, bà ta luôn tìm cơ hội để châm chọc, nhục mạ, để làm tổn thương tình cảm của Hồng. Suy cho cùng, cuộc trò chuyện chỉ là cái cớ để bà cô để bà cô dò xét tình cảm của chú bé Hồng dành cho mẹ; để bà cô gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi khiến Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Nhưng bằng một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, đồng thời cũng rất tỉnh táo; đặc biệt hơn là bằng tình yêu và lòng kính mến dành cho mẹ, Hồng đã chiến thắng mưu mô thâm hiểm, độc ác của bà cô. Dù rằng đang rất thiếu thốn một tình yêu thương ấp ủ, dù rằng non một năm ròng, người mẹ không gửi thư, không gửi quà, không nhắn một lừi thăm con, nhưng Hồng chẳng hề mảy may oán trách mẹ.

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Bài 2: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Bài 2
	Trong lòng mẹ
	 ( Trích Những ngày thơ ấu)
	Nguyên Hồng
I. Nội dung kiến thức cần nắm
Trong lòng mẹ là chương IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu- một tập hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng (đăng báo từ năm 1938 và in thành sách năm 1940). Thể loại hồi ký (tự truyện)- trong đó nhân vật chính tự kể chuyện và trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ- đã giúp cho nhà văn Nguyên Hồng diễn tả một cách sâu sắc hoàn cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần và tình yêu mãnh liệt của một cậu bé mồ côi bất hạnh.
 Trong đoạn trích này, tác giả đã đặt nhân vật “tôi”- chú bé Hồng- vào hai tình huống cụ thể: cuộc trò chuyện với bà cô và giây phút được gặp mẹ. Chính qua hai tình huống ấy, tác giả đã làm nổi bật diễn biến tâm trạng vô cùng phức tạp cũng như thế giới nội tâm hết sức phong phú của nhân vật.
Vào tình huống thứ nhất, Hồng phải đối mặt với bà cô ruột- một con người tàn nhẫn, độc ác và thâm hiểm. Hoàn cảnh đáng thương của người cháu bé bỏng (vừa mồ côi cha vừa phải sống xa mẹ, chỉ biết nương tựa vào họ nội) đã không làm cho bà ta động lòng trắc ẩn mà yêu thương mà chăm chút, mà bù đắp cho cháu phần nào những mất mát thiệt thòi. Trái lại, bà ta luôn tìm cơ hội để châm chọc, nhục mạ, để làm tổn thương tình cảm của Hồng. Suy cho cùng, cuộc trò chuyện chỉ là cái cớ để bà cô để bà cô dò xét tình cảm của chú bé Hồng dành cho mẹ; để bà cô gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi khiến Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Nhưng bằng một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, đồng thời cũng rất tỉnh táo; đặc biệt hơn là bằng tình yêu và lòng kính mến dành cho mẹ, Hồng đã chiến thắng mưu mô thâm hiểm, độc ác của bà cô. Dù rằng đang rất thiếu thốn một tình yêu thương ấp ủ, dù rằng non một năm ròng, người mẹ không gửi thư, không gửi quà, không nhắn một lừi thăm con, nhưng Hồng chẳng hề mảy may oán trách mẹ. Trái lại , Hồng càng thương mẹ, càng muốn bảo vệ mẹ. Trước trò chơi ác độc mà bà cô dàn tính sẵn, Hồng đã tỏ ra ứng đối rất thông minh. Ban đầu là “cúi đầu không đáp”. Tiếp theo là từ chối dứt khoát: “ Không! Cháu không muốn vào”. Nhưng thái độ trơ trẽn, dai dẳng và sự “tấn công” liên tiếp của bà cô khiến cho Hồng phải “im lặng cúi đầu”, “khoé mắt cay cay”. Rồi nước mắt “ròng ròng”, “đầm đìa”, Hồng “cười dài trong tiếng khóc” Diễn biến tâm trạng của nhân vật được đẩy dần lên và cực điểm là khi em nghe bà cô kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ: “Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”. Đan xen giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm, Nguyên Hồng đã thực sự thành công trong việc khắc hoạ thế giới nội tâm nhân vật, qua đó làm nổi bật tình yêu lớn lao mà chú bé Hồng dành cho mẹ; đồng thời vạch trần tâm địa của bà cô- lạnh lùng, độc ác, đại diện cho một hạng người sống tàn nhẫn, khô cạn cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ.
Tình huống thứ hai, Hồng đã được hưởng những giây phút sung sướng, hạnh phúc khi được ổ trong lòng mẹ. Sự chờ đợi, niềm khát khao, hi vọng của Hồng được tác giả thể hiện qua chi tiết chú bé đuổi theo bóng người trên xe kéo và hình ảnh so sánh sự thất vọng (nếu người quay lại ấy không phải là mẹ) với “ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Được ngồi trên xe cùng mẹ, được xoa đầu và thấm nước mắt, chú bé “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”- khóc vì dỗi hờn và hạnh phúc, khóc vì mãn nguyện. Cảm giác sung sướng đến cực điểm của người con khi được ở trong lòng mẹ đã được nhà văn miêu tả, thể hiện một cách tỉ mỉ, tinh tế. Gương mặt người mẹ ngời sáng với đôi mắt trong và nước da mịn màng cũng như màu hồng của hai gò má; rồi hơi quần áo, hơi thở thơm tho của mẹ Tất cả tạo nên một thế giới diệu kỳ tràn ngập ánh sáng, rực rỡ màu sắc và ngát thơm- thế giới của tình mẫu tử vừa dịu dàng vừa mãnh liệt. Có thể nói rằng đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt phần cuối này, là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử.
II. Bài tập
	1. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyên Hồng đã rất chú trọng tới việc miêu tả ngoại hình để làm nổi bật thế giới nội tâm. Hãy lấy một số dẫn chứng để chứng minh.
2. Hình thức tự truyện (dưới dạng hồi ký) ở đây có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thế giới nội tâm nhân vật?
3. Để diễn tả tâm trạng bối rối của chú bé Hồng khi lo sợ người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ, Nguyên Hồng viết: “Và cái lần đó.người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Em hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh đó.
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về niềm hạnh phúc, cảm giác sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. 
5. Tìm các từ Hán Việt có các yếu tố: nghi (ngờ), thực (ăn), ảo (không có thực), đoạn (đứt)
	Trường từ vựng
I. Nội dung kiến thức cần nắm
1. Thế nào là trường từ vựng?
Ví dụ ở SGK cho thấy các từ mặt, da, gò má, đùi, cánh tay, miệng đều có một nét nghĩa chung là: bộ phận trên cơ thể người.
Cũng như vậy, nếu ta lấy nét nghĩa là: hoạt động chia cắt đối tượng, ta sẽ có các từ: cưa, xẻ, đẵn, chặt, thài, băm, vằm
Vậy: Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
2.Một số điểm cần lưu ý
- Tuỳ theo ý nghĩa khái quát mà một trường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
VD: Trường từ vựng tay bao gòm các trường nhỏ hơn:
+ Bộ phận của tay: cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay
+ Hoạt động của tay: chặt, viết, nắm
+ Đặc điểm của tay: dài, ngắn, vụng, khéo
- Các trường từ vựng nhỏ hơn trong trường từ vựng lớn có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau. VD: Trường từ vựng các bộ phận của mắt: Lòng đen, lòng trắng, lông mi đều là danh từ. Trường từ vựng hoạt động của mắt: liếc, nhìn, thấy đều là động từ.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
VD: chua__Trường mùi vị (chua, cay, đắng ngọt)
	 \ Trường âm thanh (chua, êm dịu, ngọt, chối tai)
Trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong văn chương, sử dụng cách chuyển trường từ vựng thường nhằm mục đích tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ (các biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh).
II. Bài tập
Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau:
Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
	(Lý Lan)
2. Từ nghe trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?
	Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng
	(Tiếng Việt 3, tập 2, 1997)
3. Các từ sau đây đều nằm trong trường từ vựng “động vật”, hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn.
gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu, rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lợn, mái, bò, đuôi, hí, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt
4. Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: hoạt động dùng lửa của người; trạng thái tâm lý của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người; các loài thú đã được thuần dưỡng.
	Bố cục của văn bản
I. Nội dung kiến thức cần nắm
1. Bố cục là gì?
Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.Bố cục của văn bản thường gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, Kết bài. Đây là kiểu bố cục phổ biến cho nhiều loại văn bản khác nhau. Riêng văn bản điều hành (đơn từ, báo cáo, biên bản) thì tên gọi ba phần của bố cục có khác: phần đầu, phần chính, phần cuối (hoặc mở đầu, nội dung chính và kết luận). Tuy nhiên, trong thực tế có một số loại văn bản không hoàn toàn tuân thủ theo bố cục ba phần này. Nhất là đối với loại văn bản thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật. Cụ thể là hoặc theo một kiểu bố cục khác, hoặc không cần có Mở bài (Kết bài). Chẳng hạn như một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật (hay tứ tuyệt) có bố cục bốn phần: đề- thực- luận- kết (hay khai- thừa- chuyển- hợp)
2. Nội dung các phần trong bố cục văn bản
Bên cạnh những kiến thức về bố cục văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn 7, chúng ta cần lưu ý thêm một số điều sau:
Mở bài: Là phần bắt đầu của văn bản, có nhiệm vụ gợi sự chú ý, kích thích hứng thú và định hướng sự tiếp nhận của người đọc. Mở bài cho mỗi kiểu văn bản có thể có những cách thức riêng, nhưng cần đảm bảo một số nội dung chính như: nêu đối tượng và thông báo cho người đọc hướng triển khai. Cách triển khai nội dung phần Mở bài cần phù hợp với đặc trưng từng kiểu văn bản. Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
VD: MB trực tiếp: “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc là đối tượng nghiên cứu phong phú về nhiều mặt: chính trị, triết học, lịch sử, văn học, mỹ họcVề phương diện văn học, “Bản án chế độ thực dân Pháp” là 1 hiện tượng văn học. Bài này chỉ giải quyết một vấn đề trong nhiều vấn đề văn học mà người làm công tác nghiên cứu có thể đề cập tới, đó là sơ bộ nhận định vị trí quan trọng của tác phẩm ấy trong thời đại văn học chúng ta ở phương Tây cũng như ở Việt Nam. (Đỗ Đức Hiểu).
Mở bài gián tiếp: Khoảng 150 năm về trước, Na-pô-lê-ông chỉ huy quân Pháp đánh tây Ban Nha. Có một đơn vị đi qua cầu treo, người sỹ quan oai nghiêm hô: “Một, hai..một, hai”. Theo lệnh, đơn vị đi đều bước qua cầu. Gần đến đầu cầu bên kia, bỗng đánh rầm một cái, cầu đứt, ném tất cả binh lính xuống sông, chết rất nhiều. Và cũng khoảng 100 năm về trước, có một đơn vị quân đội ở Pê-téc-bua đi qua cầu trên sông Phô-ten-ga cũng bị tai nạn như trên. Nguyên nhân nào đưa đến tai nạn ấy? Đó chính là do chấn động và sự trùng hợp của chấn động.
(Theo Mười vạn câu hỏi phần vật lý)
Thân bài: Là phần chính của văn bản. Nội dung của thân bài thường đi vào đối tượng một cách chi tiết. Nói cụ thể hơn, trong phần thân bài, vấn đề cần giải quyết của văn bản lần lượt được triển khai thành các ý lớn nhỏ, sắp xếp thành hệ thống các chủ đề bộ phận (luận điểm), các luận cứ, luận chứng. Tất cả phải được sắp xếp theo một trình tự mạch lạc, logic, hợp lý.
Về hình thức, Thân bài thường được tách ra thành một số đoạn văn dựa trên những cơ sở nhất định tuỳ theo từng kiểu bài và ý đồ giao tiếp của người viết. Thân bài của văn bản nghị luận: Tách đoạn và trình bày ý theo sự thay đổi của chủ đề; tách đoạn theo các kiểu quan hệ về nội dung (quan hệ nhân quả, quan hệ tương phản- đối lập, trật tự tăng tiến hoặc giảm dần về mức độ thuyết phục của ý kiến). Thân bài của văn bản biểu cảm: Tách đoạn và trình bày ý theo mạch cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Thân bài của văn bản miêu tả: Tách đoạn và trình bày ý theo trình tự thời gian, không gian, diễn biến sự việc
VD: Là nhà thơ, tôi muốn nói Xuân Diệu, có một tâm hồn, một trái tim chân chính. Anh thành thật yêu thương cũng như căm thù. Anh luôn luôn đứng hàng đầu của cuộc đấu tranh: Đấu tranh với địch cũng như đấu tranh về tư tưởng
Là nghệ sỹ, tôi muốn nói Xuân Diệu đặt rất cao sự lao động nghệ thuật. Tôi đã nói: Xuân Diệu là nhà thơ dồi dào. Tôi thêm: Xuân Diệu là nhà thơ luôn luôn tìm tòi. Anh không yên ổn và cũng không để cho chúng ta yên ổn.
(Theo Tế Hanh)
Trong ví dụ này, tác giả đã tách đoạn và trình bày ý theo sự thay đổi của chủ đề nhỏ.
Kết bài: Là phần có nhiệm vụ đánh dấu sự kết thúc của văn bản; khái quát, tổng kết nội dung toàn bộ bài viết, nhấn mạnh nội dung trọng tâm, cảm xúc đặc biệt (loại kết thép); khơi gợi cho người đọc những suy nghĩ, cảm xúc tiếp theo (loại kết mở).
VD: - Đoạn kết thép: Rất tiếc là tất cả những truyện dài về nông dân, nôg thôn của Nam Cao hoặc chưa được xuất bản, hoặc đã bị mất bản thảo. Nhưng với những truyện ngắn còn lại, Nam Cao đã chứng tỏ là một cây bút xuất sắc của nông thôn; tuy có mặt yếu hơn so với những nhà văn tiêu biểu nhất thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Nam Cao lại có những đặc sắc, khám phá mới mẻ, đạt tới một sức mạnh tố cáo có chiều sâu riêng, không có ở những nhà văn khác. (Nguyễn Hoành Khung)
- Đoạn kết mở: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã kết thúc nhưng âm hưởng của nó hình như vẫn còn mãi âm vang. Mong muốn của nhà thơ Thanh Hải là được làm “một nốt trầm” trong bản hoà ca của thi ca hiện đại. Nhẹ nhàng mà lắng sâu. Đằm thắm mà tha thiết. Giản dị mà ngọt ngào. Giai điệu của bài thơ cứ mãi ngân nga, để lại trong ta những tình cảm đẹp, những nhận thức đúng đắn về ước mơ, về lẽ sống. Văn học có tác dụng bồi đắp tâm hồn con người là vậy chăng?
II. Bài tập
1. Xác định bố cục và cách trình bày ý của văn bản Rừng cọ quê tôi (Nguyễn Thái Vận, Ngữ văn 8, tập 1, trang 13)
2. Dựa vào những hiểu biết về bố cục văn bản và cách trình bày ý, em hãy chia văn bản sau đây thành các đoạn văn sao cho phù hợp với nội dung chủ đề văn bản.
	Cây và hoa bên lăng Bác
 Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi phô sắc và toả ngát hương thơm. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Những cây chò nâu của đất Tổ từ Vĩnh Phú về sóng đôi suốt dọc đường Hùng Vương. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đoá hoa ban đã nở lứa đầu. Sau lăng, những cành đào Tô Hiệu của Sơn La khoẻ khoắn vượt lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Và mai tứ quý, mai vàng miền Nam, song mai Đông Mỹ của thủ đo Hà Nội điểm xuyết những nụ tươi. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào viếng Bác.
(Theo Tiếng Việt 3, tập 1, 1997)
3. Cho đề văn sau: Tả cảnh mùa thu về trên quê hương em.
Dựa vào những hiểu biết về bố cục, hãy lập dàn ý cho đề văn trên.
Nói rõ trình tự sắp xếp ý của Thân bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTrong long me.doc