Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Bài 1 đến 11

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Bài 1 đến 11

 VĂN XUÔI LÃNG MẠN TRƯỚC CÁCH MẠNG T8 - 1945.

 Văn bản: TÔI ĐI HỌC

 (THANH TỊNH)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS: - Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao năng lực cảm thụ cái hay của tác phẩm.Yêu thích phong cách văn chương của nhà văn đặc biệt là các hình ảnh trữ tình mới mẽ và tràn đầy cảm xúc lãng mạn.

 - Rèn luyện năng lực cảm thụ thông qua một số bài tập.

B. NỘI DUNG CỤ THỂ

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

 Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê Thừa Thiên - Huế.

Ông đã để lại một sự nghiệp khá phong phú cho nền VHVN. Thơ văn của ông đậm chất trữ tình đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

 Truyện ngắn tôi đi học in trong tập Quê mẹ (1941). Bằng một ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là tâm trạng bỡ ngỡ và những cảm giác mới mẻ của nhân vật tôi ngày đầu tiên đi học.

 Truyện kết cấu theo theo dòng hồi tưởng của nhân vật

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Bài 1 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 21 / 10/ 2009
 Văn xuôi lãng mạn trước cách mạng T8 - 1945.
 Văn bản: Tôi đi học 
 (Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS: - Củng cố lại kiến thức cơ bản và nâng cao năng lực cảm thụ cái hay của tác phẩm.Yêu thích phong cách văn chương của nhà văn đặc biệt là các hình ảnh trữ tình mới mẽ và tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
 - Rèn luyện năng lực cảm thụ thông qua một số bài tập.
B. Nội dung cụ thể 
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
 Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê Thừa Thiên - Huế. 
Ông đã để lại một sự nghiệp khá phong phú cho nền VHVN. Thơ văn của ông đậm chất trữ tình đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
 Truyện ngắn tôi đi học in trong tập Quê mẹ (1941). Bằng một ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là tâm trạng bỡ ngỡ và những cảm giác mới mẻ của nhân vật tôi ngày đầu tiên đi học.
 Truyện kết cấu theo theo dòng hồi tưởng của nhân vật
II. Đọc - hiểu văn bản
III. Một số bài tập
Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn van sau:
 Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Gợi ý: Chú ý đây là cách phân tích một phép tu từ so sánh: A như B ( phân tích B để làm rõ A).
 - Hình ảnh cành hoa tươi biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa tinh tuý, cái đáng yêu, đáng nâng nui của tạo hoá ban cho con người. Dùng hình ảnh cành hoa tươi tác giải nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên thật đẹp đẽ, đáng yêu, đáng nâng niu vô cùng. Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mói vẹn nguyên.
 - Phép nhân hoá mỉm cười diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập rạo rực và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ phía trước. Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng ''tôi'' với bao tràn ngập hy vọng về tương lai.
* Nhận xét: Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và giàu chất thơ.
* Đánh giá: Ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè bạn chủa nhà văn Thanh Tịnh.
 * Bài học khi phân tích giá trị biện pháp tu từ so sánh cần chú ý:
 + Phải phân tích kĩ hình ảnh được đem ra so sánh(B)( Hình ảnh này biểu trưng cho điều gì? Gợi cho ta suy nghĩ liên tưởng tới điều gì? Giúp ta hiểu gì về hình ảnh sánh (A).
 + Phải nhận xét, chỉ ra được cái hay của cách nói này(NT).
 + Phải đánh giá, nhận xét được thái độ, tình cảm, tâm hồn của tác giả. 
 * Gợi ý cách viết mở đoạn: nên đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề, không viết dài dòng, lan man và xa đề.
VD: Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một so sánh thât hay đó là: '' Tôi quên thế nào....
Câu kết: Tấm lòng, tình yêu của nhà văn Thanh Tịnh với mái trường, thầy cô, bạn bè, với kỉ niệm đầu tiên thiêng liêng sâu nặng đến chừng nào, bao nhiêu năm trôi qua mà vẫn tươi mới, vẹn nguyên.
Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn van sau:
''ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi''
Gợi ý: 
 + Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
 + Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau:
 - Chỉ ra được vế so sánh 
 - Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, ngây thơ, dịu dàng đáng yêu của trẻ thơ. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi mà sống mãi, đọng mãi và lung linh trong kí ức. Khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao,..
- Qua đó thể hiện tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới.
* Viết thành đoạn văn:
 Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một so sánh rất hay đó là: ''ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi''. Đây là phép so sánh hay và rất đẹp. Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, thơ ngây, dịu dàng và đáng yêu của trẻ thơ. Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên sức sống thật kì diệu, thật mãnh liệt. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi má sống mãi, đọng mãi trong kí ức. Bao nhiêu năm tháng qua rồi vẫn sống dậy lung linh. Ta thấy như đâu đó ánh lên một khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao. Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và thám đẫm chất trữ tình. Qua đó, ta cảm nhận được một tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới. Ước mơ, khát vọng ấy của nhà văn thật cao đẹp, đáng trân trọng biết những nào. 
Câu 3 : Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau:
'' Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rông......... ''
 Gợi ý: 
 + Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
 + Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau:
 - Chỉ ra được vế so sánh 
 - Hình ảnh chim con được để dùng để diễn tả tâm trạng của ''tôi'' và các cô cậu lần dầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ được khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân tròi kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy
- Qua đó, ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô bèbạn của nhà văn.
Câu 4: Hãy chỉ ra và phân tích cái hay của cách kết thúc thiên truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh ?
 Gợi ý: + Cách kết thúc: ''Bài viết tập : tôi đi học''
 + Cách kết thúc rất tự nhiên và bất ngờ. Dòng chữ tôi đi học vừa khép lại bài văn, vừa mở ra một bầu trời mới, một thế giới mới; một không gian, thời gian mới; một tâm trạng, tình cảm mới trong cuộc đời của đứa bé tôi. Đó là thế giới của mái trường, thầy cô, bè bạn, của kho tri thức,...
 + Dòng chữ này còn thể hiện chủ đề truyện ngắn.
Câu 5: Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên truyện '' Tôi đi học''?
 Gợi ý: ( Chất thơ là gì? ở đâu? Thể hiện như thế nào?)
 + Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn này, thể hiện ở những vấn đề sau:
 - Trước hết, chất thơ thể hiện ở chổ: truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên. Những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn, thơ ngây trong sáng làm lòng ta rung lên những cảm xúc.
 - Chất thơ toát lên từ những tình tiết sự việc dào dạt cảm xúc( mẹ âu yếm dẫn đi..., các cậu học trò..., con đường tới trường.... ).
 - Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng và nên thơ trong trẻo.
 - Chất thơ còn toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ của ông đốc và khuôn mặt tười cười của thấy giáo.
- Chất thơ còn toả ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực ( 4 lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ). Hình tượng bàn tay mẹ thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm, tình thương con bao la vô bờ của mẹ.
 - Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm ở âm điệu tha thiết.
- Chất thơ còn thể hiện ở chổ tạo được sự đồng cảm, đồng điệu của mọi người (kỉ niện tuổi thơ cắp sách tới trường, hình ảnh mùa thu yên lặng quê Việt.
Câu 6: Hãy chỉ ra 3 hình ảnh so sánh đặc sắc và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 3 hình ảnh đó trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh ?
Gợi ý: 
+ Phải chỉ ra được 3 hình ảnh đặc sắc đó
+ Ba hình ảnh này xuất hiện trong 3 thời điểm khác nhau: (chỉ rõ 3 thời điểm)
 + Hiệu quả nghệ thuật:
 - Các hình ảnh so sánh trên diễn tả rất rõ nét sự vận động tâm trạng của nhân vật tôi.( làm rõ ý này)
 - Những hình ảnh so sánh này giúp ta hiểu rõ hơn tâm lí của các em nhỏ lần đầu đến trường.
 - Các hình ảnh thật tươi sáng, nhẹ nhàng tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.
 * Đánh giá: Hẳn phải có một ngòi bút tài hoa, phải có một tâm hồn nhạy cảm Thanh Tịnh mới có thể viết lên những hình sánh so sánh hay đến vậy
 Câu 7: Nhận xét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học. Theo em, sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
Gợi ý:
 + Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là:
 - Truyện ngắn đựơc bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩa của nhân vật ''tôi'', theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường.
 - Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộ lộ tâm trạng cảm xúc.
 - Sử dụng những hình ảnh so sánh mới mẻ, độc đáo giàu cảm xúc trữ tình.
Chính các đặc sắc nghệ thuật trên góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình của tác phẩm.
 + Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:
 - Bản thân tình huống truyện (buổi tựu trường đầu tiên trong đời đã chắ đựng cảm xúc thiết tha, mang bao kỉ niệm mới lạ, '' mơn man'' của nhân vật ''tôi').
 - Tình cảm ấm ấp, triìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
 - Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.
 Toàn bộ truyện ngắn toát lên chất trữ tình thiết tha, êm dịu.
 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
I. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ chính là sự khái quát về nghĩa từ ngữ theo những cấp độ khác nhau ( rộng - hẹp)
Xét mối quan hệ nghĩa của từ ngữ chỉ khi chúng cùng trường nghĩa 
Tính chất rộng hẹp của từ ngữ chỉ là tương đối mà thôi
Các từ ngữ có nghĩa hẹp thường có tính chất gợi hình cụ thể hơn từ ngữ có nghĩa rộng
II. Luyện tập
 1. Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát và cụ thể của các nhóm từ sau đây
Phương tiện vận tải: xe, xe máy, xe hơi, thuyền, thuyền thúng, thuyền buồm
Tính cách: hiền, ác, hiền lành, hiền hậu, ác tâm, ác ý
 2. Tìm các từ ngữ có nghĩa hẹp nằm trong các từ : hoa, chim, chạy, sạch
 3. Tìm từ ngữ có nghĩa khái quát cho các nhóm từ sau:
Ghì, nắm, ôm
Lội, đi, bơi
 4. Giải thích sự khác nhau về phạm vi nghĩa của các cặp từ sau:
Bàn và bàn gỗ
Đánh và cắn 
Bài làm 
Sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của các nhóm từ ngữ 
 a Phương tiện vận tải
 Xe Thuyền
Xe máy Xe hơi Thuyền thúng Thuyền buồm
 b) Tính cách
 Hiền ác
 Hiền lành Hiền hậu ác tâm ác ý
2 .Các từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nằm trong các từ ngữ đã cho là 
 hoahồng sáo 
a. Hoa hoa huệ b. Chim tu hú 
 hoa lan sẻ
 chạy nhanh sạch tinh
 c. Chạy đ ều d. Sạch sạch sẽ
 bền sạch đẹp
 Từ ngữ có nghĩa khái quát cho các nhóm từ đã cho là:
Ghì, nắm, ôm là từ giữ 
Lội, đi, bơi là từ di chuyển
Sự khác nhau về phạm vi nghĩa
Bàn và bàn gỗ
 Bàn chỉ chung các loại đồ dùng được làm bằng gỗ, nhựa, sắt, đácó mặt phẳng và chân đứng, để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc
Còn bàn gỗ chỉ loại bàn làm từ chất liệu gỗ
 b. Đánh và cắn
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Trong lòng mẹ
I. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp
 - Nguyên Hồng ( 1918 - 1982), tên khai sinh Nguyễn Nguyên Hồng.
 - Quê: ở thành phố Nam Định.
II. Xuất xứ và tóm tắt
 1. Xuất xứ: Đoạn trích Trong lòng mẹ là chương 4 của tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Tác phẩm gồm 9 chương , chương nào cũng chất chứa đầy kỉ niệm tuổi thơ và đầy nước mắt.
 2. Tóm tắt:
3. Đặc điểm nhân vật
Một số câu hỏi
So sánh bố cục, mạch truyện, cách kể chuyện của VB Trong lòng mẹ và VB Tôi đi học
 Giống :
Kể và tả theo t ... o Hạc sang nhà tôi. Với vẽ mặt buồn rầu miệng móm mém mếu như con nít: Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ! Cụ bán rồi à? Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Thế nó cho bắt à? Khốn nạn! Nó có biết gì đâu. Tôi cho nó ăn, nó đang ăn thì thằng Mục, thằng Xiên túm lấy hai cẳng sau loay hoay một lúc rồi tró chặt 4 chân nó. Thế là tôi đã bán đi kỹ vật đứa con rồi. Biết vậy song tôi không còn cách nào khác hu hu hu
2. Tìm đoạn văn trong truyện kể lại giây phút Lão Hạc sang nhà ông giáo báo tin bán chó.
 Hôm sau, Lão Hạc sang nhà tôi chơi vừa thấy tôi, Lão Hạc báo ngay: Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ! Cụ bán rồi? Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẽ. Tôi hỏi cho có chuyện. Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên lão khóc hu hu.
So sánh đoạn văn mình vừa viết với đoạn văn trong truyện để rút ra nhận xét.
Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp y/tố mtả và b/cảm ở chổ nào.
g Đó là việc ông tập trung tả lại chân dung đau khổ của Lão Hạc với mỗi chi tiết rất độc đáo: Nụ cười như mếu, mắt lão ầng ậng nước lão khóc hu hu.
Những y/tố mtả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì?
Đoạn văn của em đã kết hợp được các y/tố m/tả và biểu cảm chưa? 
g Khắc sâu vào trong lòng bạn một Lão Hạc khốn khổ đặc biệt thể hiện phải bán chó.
g GV nxét đánh giá làm rõ y/cầu đoạn văn tự sự có kết hợp mtả trong biểu cảm.
******************************** Ngày 8 / 12/ 2008
Chiếc lá cuối cùng
 1/ Tác giả: O . Hen- ri là người Mỹ (1862 - 1910).
- Ông là nhà văn chyên viết truyện ngắn (600 truyện) viết từ lúc còn trẻ và rất nổi tiếng vào giai đoạn cuối đời.
- Truyện của ông thường nhẹ nhàng, nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu những người nghèo khổ.
2/ Tóm tắt 
Kiệt tác của Bơ - men:
g Bơ - men đã có tuổi (ngoài 60). Cụ là người làm nghệ thuật, cụ sống cùng ngôi nhà với Xiu
- Cụ kiếm đuựơc chút ít tiền ăn bằng cách ngồi làm mẫu, khát vọng của cụ là vẽ một bức tranh kiệt tác.
g Nghe chuyện ốm của Giôn xi cụ cảm động, lo lắng, nghĩ ra cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn xi.
g Cụ thật cao thượng quên mình vì người khác, lại cứ lặng lặng làm, không hé răng cho Xiu biết.
Tạo bất ngờ cho Giôn xi và gây hứng thú cho cả bạn đọc chúng ta.
g Chiếc lá là kiệt tác vì:
- Trước hết vì lá vẽ rất giống (Cuống lá,rìa lá)
- Nó vẽ trong điều kiện mưa tuyết.
- Bức tranh đó đã cứu được Giôn xi khỏi chết.
- Nhắc đến sự hy sinh vĩ đại của Bơ men
Tình yêu thương của Xiu:
g Bơ men và Xiu đều yêu quý Giôn xi, họ muốn Giôn xi bình phục, họ rất lo lắng.
g Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân ít ơi còn bám lại trên tường (Dẫn chứng)
- Xiu lo sợ nếu Giôn xi sẽ chết (D/c’)
- Xiu động viên, chăm sóc Giôn xi.
g Xiu không hề biết đợc ý định của Bơ men, bằng chứng khi Giôn xi bảo kéo mành lên cô làm theo một cách chán nản.
Sau đó còn cúi khuôn mặt hốc hác xuống người bệnh và nới lời não ruột (D/c’)
Chính Xiu cũng ngạc nhiên khôngngờ chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám trên cành như thế sau cả một đêm mưa gió phủ phàng không biết đấy chỉ là chiếc lá vẽ và tâm trạng nặng nề đeo đẳng Xiu tời khi cô biết sự thật Câu ô kìa! Sau trận mua  c/m sự ngạc nhiên đó.
g Nếu biết trước ý định của Bơ men thì truyện sẽ kém hay vì Xiu không bị bất ngờ và ta không được thưởng thức cả đoạn văn nói lên tam trạng lo lắng của cô.
 Diễn biến tâm trạng của Giôn xi:
g Từ chổ đợi chết, mong chết đến – Tâm trạng căng thẳng khi hai lần kéo mành lên g lạnh lùng chờ đón cái chết g chổ thấy rằng chết lại một tội
- Từ chổ không muốn ăn g xin cháo, sữa
- Từ chổ chằm2 nhìn cây thường xuân g Vẽ vịnh Na pơ.
g Cô kinh ngạc khâm phục g cô thấy mình cũng có thể như chiêc lá vượt lên chiến thắng hoàn cảnh.
g Sự gan góc của chiếc lá, chống chọi kiên cường với thiên nhiên bám lấy cuộc sống, trái ngược với nghị lực yếu đuối buông xuôi muốn chết của mình.
g Kết thúc như vậy tryện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán. truyện sẽ kém hay nếu nhà văn cho chúng ta biết cụ thể Giôn xi nghĩ gì, nói gì, có hành động gì khi nghe Xiu kể lại cái chết và việc làm cao thượng của Bơ men.
Đảo ngược tình huống hai lần:
g Giôn xi ngày càng tiến gần đến cái chết khiến độc giả lo lắng, cảm thông. Những tình huống bổng đảo ngược: Giôn xi trở lại với lòng yêu đời, bệnh tình thoát cơn nguy hiểm, độc giã thở phào trút đợc gành nặng lo âu.
- Cụ Bơ men đang khoẻ mạnh như vậy g Hoạ sĩ Bơ men cũng lại chết vì bệnh sưng phổi khiến nvật trong truyện bất ngờ, độc giả cũng bất ngờ.
g Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau (tưởng không tránh khỏi cái chết lại sống, đang khoẻ mạnh lại chết). NT đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho chúng ta khi đọc truyện này.
g Hãy thương yêu con người
Hãy vì sự sống của con người, đó là lẽ tồn tại cao quý nhất của nghệ thuật và của mọi người.
*****************************
Hai cây phong
 Tác giả 
Ta - Lax là Sê - Ke - rơ huyện Ky - rốp. Học xong lớp 6 - Làm thư ký cho UB Xô Viết xã sau đó học trường đại học nông nghiệp, rồi học tiếp đại học văn tại MXcơva. Ông viết văn bằng hai thứ tiếng: Tiếng mẹ đẻ - Cư - Gư - Xtan và tiếng Nga. Ông được tặng giải thưởng Lê Nin
Trong bài văn người kể chuyện khi thì xưng tôi khi thì xưng "Chúng tôi"
- Người kể chuyện xưng chung tôi bắt đầu từ "Vào năm học cuối cùng....." Cho đến " Lẫn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia".
Phần còn lại từ đầu bài văn cho đến " Chiếc gương thần xanh" và từ tôi lắng nghe cho đến hết. Người kể chuyện xưng tôi".
- Hai cây phong gồm 2 mạch kể.
- Trong mạch kể xưng tôi, " Tôi" là người kể chuyện người ấy tự giới thiệu mình còn là hoạ sỹ. HS nghĩ rằng tôi chính là nhà văn Ai- ma-Tốp.
- Trong mạch kể xưng " Chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên nhưng lại kể nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy, người kể chuyện cũng là 1 đứa trẻ trong bọn.
- Căn cứ vào độ dài văn bản của 2 mạch kể.
- Vào cái thế bao bọc của mạch kể này đối với mạch kể kia , hơn nữa " Tôi" có cả 2 mạch kể.
- Đoạn trên liên quan đến 2 cây phong trên đồi cao vào năm học cuối, trước kỳ nghĩ hè, bọn trẻ phá tổ chim.
- Đoạn dưới liên quan đến tác giả đẹp đẽ vô ngàn của không gian bao la và ánh sáng mở ra trước mắt bọn trẻ cho người kể và bọn trẻ ngây ngất.
 Bài 11 
Ôn tập truyện ký Việt Nam
	A. Kết quả cần đạt 
	- Giúp HS hệ thống hoá các truyện ký VNđã học từ đầu học kỳ trên các mặt : Đặc sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Từ đó bước đầu thấy được một phần quá trình hiện đại hoá văn học VN đã hoàn thành về cơ bản vào nửa đầu thế kĩ XX.
	- Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hoá, so sánh, khái quát và trình bày nhận xét và kết luận trong quá trình ôn tập .
Hệ thống các văn bản truyện ký đã học ở học kỳ I lớp 
Văn bản
Thể loại
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Tôi đi học
1941
Thanh Tịnh 1911 - 1988)
Truyện ngắn
- Những kĩ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học
- Tự sự kết hợp với trữ tình kể chuyện, kết hợp với miêu tả, biểu cảm, đánh giá. Những hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm
Trong lòng mẹ
(Trích: Những ngày thơ ấu)
1940
Nguyên Hồng
( 1918 - 1982)
Hồi ký 
Nỗi cay đắng, tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ
- Tự sự kết hợp với trữ tình. Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm, đánh giá .
Cảm xúc trong tâm trạng nồng nàn mãnh liệt. Sử dụng những hình ảnh so sánh liên tưởng táo bạo
Tức nước vỡ bờ
( Trích chương 13 tiểu thuyết tắt đèn)1939
Ngô Tất Tố 
( 1893 - 1954)
Tiểu thuyết 
- Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến tố cáo chính sách thuế khoá vô nhân đạo.
- Ca ngợi những phẩm chất cao quý và sức mạnh quật khởi tiềm tàng mạnh mẽ của chị Dậu, cũng là của người phụ nữ VN trước cách mạng 
- Ngòi bút hiện thực khoẻ khoắn, giàu tính thần lạc quan.
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào và giải quyết hợp lý.
- Xât dựng, miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, và hành động, trong thế tương phản với các nhân vật khác
Lão Hạc - 1943
Nam Cao
( 1915 - 1951)
T ngắn 
Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam trước CM tháng 8. Thái độ trân trọng của tác giả đối với họ 
- Tài năng khắc hoạ nhân vật rất cụ thể, sống động, đặc sắc là miêu tả và phân tích diễn biến tâm lý của một số nhân vật. Cách kể chuyện mới mẻ, linh hoạt ngôn ngữ kể và miêu tả người rất chân thực, đậm đà chất nông thôn, tự nhiên, giản dị
2. So sánh, phân tích để thấy rõ những điểm giống nhau và khác nhau về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản đã học trong các bài 2, 3, 4.
a, Giống nhau:
	* Thể loại: Văn bản tự sự hiện đại.
	* Thời gian: Trước cách mạng, trong gian đoạn 1930 - 1945.
	* Đề tài, chủ đề: Con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả, đi sâu vào miêu tả số phận của những con người cực khổ, bị vùi dập.
	* Giá trị tư tưởng: Chan chứa tinh thần nhân đạo ( Yêu thương, trân trọng những tình cảm, những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của con người; Tố cáo những gì tàn ác, xấu xa). 
	* Giá trị nghệ thuật: Bút pháp chân thực hiện thực gần gủi với đời sống, ngôn ngữ rất giản dị, cách kể chuyện và miêu tả, tả người vả tâm lý rất cụ thể, hấp dẫn.
	b, Khác nhau:
Văn bản
PTBĐ
Đề tài
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng
Hồi ký (Tự sự xen trữ tình)
Tình cảnh khốn khổ của đứa trẻ mồ côi mẹ đi lấy chồng ở xa
- Nỗi đau xót tủi hận và tình cảm thương nhớ mẹ khi ở xa, cảm xúc hạnh phúc nồng nàn khi được nằm trong lòng mẹ
- Giọng văn vừa chân thực vừa tha thiết, cảm xúc tuôn trào chan chứa mãnh liệt so sánh liên tưởng mới mẻ.
Tức nước vỡ bờ 
 Ngô Tất Tố 
Tiểu thuyết (tự sự )
Người nông dân cùng khổ, bị đè nén áp bức, đã uất ức bùng lên 
Tố cáo chế độ bất nhân, tàn ác và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh vùng lên đấu tranh của người phụ nữ nông thôn VN trước cách mạng 
Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ cử chỉ và hành động trong thế đối lập, tương phản với các nhân vật khác. Kể chuyện và miêu tả rất sinh động .
Lão Hạc 
Nam Cao 
Truyện ngắn (tự sự xen trữ tình )
Một ông già nghèo giàu tự trọng, đã dằn vặt đau khổ vì chót lừa một con chó đã tự tử vì muốn giữ bằng được mảnh vườn cho con 
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ
- Nhân vật được miêu tả và phương thức diễn biến tâm trạng sâu sắc . Câu chuyện được kể một cách linh hoạt, giọng văn trầm buồn chân thực kết hợp với trữ tình và triết lý 
3, Đoạn văn ( Hoặc nhân vật) mà em yêu thích nhất trong 3 văn bản đã học.
	a, Đó là đoạn văn.....? Trong văn bản....? Của tác giả ...?
	b, Lý do yêu thích:
	- Về nội dung tư tưởng....?
	- Về hình thức nghệ thuật....?
	- Lý do khác....?
	- Yêu cầu HS viết...............đoạn văn cụ thể theo mẫu trên.
	- Sau đó HS đọc hoặc nói lại	- GV nhận xét.
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day chieu van 8 tham khao.doc