Tuần 20
Chủ đề 1 : Ôn tập văn nghị luận
Tiết 1 + 2 : Đặc điểm và cách làm văn nghị luận
A/ Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS nắm vững kiến thức cần thiết về văn nghị luận và những yếu tố của bài văn nghị luận .
B/ Chuẩn bị :
GV :Soạn bài
HS : Ôn bài
C/ Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
1, Thế nào là văn nghị luận.
A, Văn nghị luận: là văn được viết ra nhằm xác lập chongười đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.
Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 20 Chủ đề 1 : Ôn tập văn nghị luận Tiết 1 + 2 : Đặc điểm và cách làm văn nghị luận A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS nắm vững kiến thức cần thiết về văn nghị luận và những yếu tố của bài văn nghị luận . B/ Chuẩn bị : GV :Soạn bài HS : Ôn bài C/ Tiến trình lên lớp 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Gv hướng dẫn Hs một số cách hành văn được sử dụng trong văn NL + Phép loại suy: Dựa vào sự so sánh hai đối tượng, chúng ta có thể tìm ra những thuộc tính giống nhau nào đó, từ đó có thể suy ra chúng có cùng một thuộc tính giống nhau khác. VD: + Gà là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng + Ngan là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng, có thể bay ngắn trên mặt đất => Gà cũng có thể bay ngăn trên mặt đất. + Phép phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng, cũng có thể sai. VD: Tiền đề 1: Cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: kể cả hoa đào trong ngày tết (sai). + Nguỵ biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất. VD: Tiền đề 2: Một hạt cát chưa phải là sa mạc, nhiều hạt cát chưa phải là sa mạc, vô cùng nhiều hạt cát cũng chưa phải là sa mạc. Kết luận: Trên hành tinh này không hề có sa mạc. * GV : + Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. + Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài không sai lệch. B, Lập ý cho bài văn nghị luận: là lập luận điểm, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài 1, Thế nào là văn nghị luận. A, Văn nghị luận: là văn được viết ra nhằm xác lập chongười đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ dẫn chứng thuyết phục. B, Đặc điểm của văn nghị luận. + Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài viết văn nghị luận. Thông thường một bài văn có thể có từ 3 đến 5 luận điểm. + Luận cứ: là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm. Nó bao gồm các lí lẽ ( các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận) và dẫn chứng thực tế (của đời sống và văn học). + Lập luận: là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận được thuyết phục. Có thể kể ra ba phương pháp lập luận thường gặp trong văn bản nghị luận. 2, Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. A, Tìm hiểu đề văn nghị luận. 3, Bố cục trong bài văn nghị luận. Bố cục bài văn nghị luận gồm 03 phần. - Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội. - Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể cố nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm) - Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. 4, Phép lập luận chứng minh + Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin. + Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy. + Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới cóa sức thuyết phục. 5, Cách làm bài văn lập luận chứng minh Bố cục gồm 03 phần. - Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh. - Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng. - Kết bài: Nêu ý nghĩ của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với phần Mở bài. 6, Phép lập luận giải thích. + Trong đời sống, giải thích là làm hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. + Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí, phẩm chất quan hệcần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người. + Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiéu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theocủa hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích. 7, Cách làm bài văn lập luận giải thích. Bố cục gồm 03 phần. - Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. - Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận phù hợp. - Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người. *4. Củng cố: 3’ 1. Bài văn nghị luận viết ra nhằm mục đích gì? 2. Nhắc nhở hs ghi nhớ kt cơ bản về văn nghị luận. *5. HDVN: 1’ Chú ý cách làm bài và chuẩn bị tiết sau. Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 22 Các yếu tố của bài văn nghị luận A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS nắm vững kiến thức cần thiết về văn nghị luận và những yếu tố của bài văn nghị luận . B/ Chuẩn bị : GV :Soạn bài HS : Ôn bài C/ Tiến trình lên lớp 1 .ổn định tổ chức 2. .Kiểm tra bài cũ 3. .Bài mới 1/ Luận đề: Là vấn đề bàn luận, chủ đề bàn luận. 2/ Luận điểm: - Là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra & bàn luận (Từ điển từ Hán Việt – Phan Văn Các). - Là những ý kiến, quan điểm chính mà người nói (viết) nêu ra ở trong bài (Ngữ văn 8). - Phải có nhiều luận điểm mới giải đáp được luận đề nêu ra. 3/ Luận cứ: Là căn cứ để lập luận, chứng minh hoặc bác bỏ. 4/ Luận chứng: Là chứng cớ làm chỗ dựa cho lập luận. 5/ Lập luận: Là cách trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng. 6/ Trình bày luận điểm: a/ Trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch: luận điểm chính là câu chủ đề, đứng đầu đoạn văn: VD: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là 1 thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam & để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử. (Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai) b/ Trình bày luận điểm theo phương pháp quy nạp: luận điểm là câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn. VD: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, 1 dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập ! (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh) c/ Các luận điểm, luận cứ trong một bài văn nghị luận phải được trình bày theo một trật tự, trình tự hợp lí; liên kết với nhau, hô ứng nhau một cách chặt chẽ. 7/ Bản chất văn nghị luận: - Lí lẽ : Thuyết phục, gần gũi, dễ hiểu - Dẫn chứng : đáng tin cậy - Lập luận : Thuyết phục Luận điểm: * Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. *Luận cứ: - Triển khai luận điểm bằng những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể. - Dẫn chứng và lý lẽ làm cơ sở cho luận điểm, giúp cho luận điểm đạt tới sự sáng rõ, đúng đắn, có sức thuyết phục. * Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu. - Luận cứ trả lời các câu hỏi: + Vì sao phải nêu ra luận điểm ? + Nêu ra luận điểm để làm gì ? + Luận điểm ấy có đáng tin cậy không ? - Luận cứ phải cụ thể, sinh động, có tính hệ thống và bám sát luận điểm. *. Lập luận: - Luận điểm và các luận cứ thường được diễn đạt thành các lời văn cụ thể. Những lời văn đó cần được lựa chọn, sắp xếp, trình bày một cách hợp lý để làm rõ luận điểm. - Lập luận có vai trò cụ thể hoá luận điểm, luận cứ thành các câu văn, đoạn văn có tính liên kết về hình thức và nội dung để đảm bảo cho một mạch tư tưởng nhất quán, có sức thuyết phục. - Một số hình thức lập luận phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, loại suy, so sánh, * Lập luận là cách nêu lận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí. *5. Hướng dẫn về nhà: 1’ 1. Học thuộc bài. 2. Tìm hiểu trước việc lập ý cho bài văn nghị luận. Ngày soạn : Ngày dạy : Thực hành văn chứng minh A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: - Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn lập luận chứng minh, ...) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn. - Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. b/chuẩn bị: Thầy :Nghiên cứu soạn bài,bảng phụ Trò :Tìm hiểu bài. c/ tiến trình bài dạy: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài tập 3. Bài mới: H: Khi muốn tạo lập văn bản, em phải tiến hành những bước nào ? (4 bước) -> Với bài văn LLCM cũng có 4 bước như vậy. H: Tìm luận điểm mà đề nêu ra ? H: Yêu cầu của đề là gì ? * Muốn viết được bài văn chứng minh người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài để nắm chắc nhiệm vụ nghị luận đặt ra trong đề bài đó. H: Em hiểu “chí” và “nên” có nghĩa là ntn? H: Mối quan hệ giữa "chí" và "nên" là như thế nào ? H: Câu tục ngữ khẳng định điều gì ? H: Muốn chứng minh thì có cách lập luận như thế nào ? H: Một người có thể đạt tới kết quả, thành công được không nếu không theo đuổi một mục đích, một lý tưởng tốt đẹp nào ? H: Mà trong cuộc đời, em nhận thấy trong bất cứ việc nào cũng đều có những mặt nào ? H: Đứng trước khó khăn của công việc, em cần xác định thái độ như thế nào ? H: Trong thực tế đời sống, em đã gặp những tấm gương nào biết nêu cao ý chí mà nhờ vậy họ đã có thành công ? (Lấy dẫn chứng từ trong đời sống và trong thời gian, không gian khác nhau.) H: Một VB nghị luận thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào? H: Bài văn chứng minh có nên đi ngược lại quy luật chung đó không? H: Hãy lập dàn ý cho đề văn trên? - GV yêu cầu HS lập dàn ý theo các ý vừa tìm được. (Yêu cầu hs sinh hoạt theo nhóm. mỗi nhóm một nhiệm vụ. Đại diện nhóm trình bày.) - GV yêu cầu hs viết từng đoạn theo nhóm. Qua các bước tiến hành với đề văn trên, em hãy nêu những ý cần ghi nhớ - Đề bài: Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: a, Xác định yêu cầu chung của đề: + Luận điểm: tư tưởng, ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện. + Yêu cầu: CM tính đúng đắn của luận điểm đó. b,Tìm ý: - chí: ý muốn bền bỉ theo đuổi một việc gì tốt đẹp. - nên: là kết quả, là thành công. Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của "chí" .... thành công. - Ai có các điều kiện (chí) thì sẽ thành công (nên). - Câu tục ngữ khẳng định ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện. c,Cách lập luận: Có 2 cách lập luận- Lí lẽ: + Nếu bất cứ việc gì, dù giản đơn nhất nhưng không có chí, không chuyên tâm, kiên trì thì không làm được. + Bất kỳ một việc nào cũng đều có thuận lợi và khó khăn (vạn sự khởi đầu nan). + Nếu gặp khó khăn mà bỏ dở thì sẽ chẳng làm được việc gì cả. - Dẫn chứng: Một số tấm gương biết nêu cao ý chí, nhờ vậy mà họ thành công: Học sinh nghèo vượt khó, vận động viên - vận động viên khuyết tật, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, ... 2. Lập dàn bài: - Ba phần: MB, TB, KB - Bài văn chứng minh cũng nên có đủ ba phần đó. + MB: Dẫn vào luận điểm -> nêu vấn đề hoài bão trong cuộc sống. + TB: Dùng lí lẽ và dẫn chứng ở trên để chứng minh. - KB: Sức mạnh tinh thần của con người có lí tưởng. 3. Viết bài: Tập viết từng đoạn Nhóm1 viết MB; nhóm2 viết một đoạn TB; nhóm3 viết KB 4. Đọc lại và sửa chữa: *4. Củng cố: 1. Nêu các bước làm bài văn nghị luận chứng minh? 2. Bài văn nghị luận CM gồm mấy phần? Đó là những phần nào? *5.HDVN: 1. Học kĩ bài. 2. Chuẩn bị luyện tập lập luận chứng minh tiếp. Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 24 Thực hành văn chứng minh A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: - Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh. - Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc. B/ Chuẩn bị: -Thầy :Soạn bài -Trò:Tìm hiểu bài C/ tiến trình bài dạy: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập chuẩn bị ở nhà . 3.Bài mới: - Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: "Ăn quả ..." và "Uống nước ...". - Trên cơ sở h/s đã chuẩn bị ở nhà, G/v hướng dẫn các em thực hành trên lớp. H: Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì ? H: Em hiểu 2 câu tục ngữ trên là gì ? H: Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào ? H: Tìm ý (tìm các luận cứ) dựa vào những câu hỏi nào ? ? Em hiểu "Uống nước ..." và "Ăn quả ..." là có nội dung như thế nào ? ? Chọn các biểu hiện của đạo lý trên trong thực tế đời sống ? ? Như vậy em đã có thể chọn cách lập luận theo trình tự nào ? - Thời gian l/s. - Không gian địa lý. (Có người trồng cây -> người ăn quả. Có nguồn -> có nước. -> Trình tự thời gian). Yêu cầu hs lập dàn ý theo sự tìm hiểu ở trên. ? Đạo lý "..." gợi cho em những suy nghĩ gì ? Trên cơ sở bài đã chuẩn bị ở nhà của học sinh, g/v cho triển khai viết theo đoạn dựa trên những ý vừa xây dựng. Yêu cầu hs:- Hoạt động theo nhóm. - Báo cáo kết quả. - Sửa. I. tìm hiểu đề, tìm ý: + Yêu cầu của đề: Chứng minh luận điểm: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng - đó là một đạo lý sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. + Yêu cầu lập luận chứng minh: Đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng thích hợp để người đọc, người nghe thấy được luận điểm trên là dúng đắn, là có thật. + Tìm luận cứ: - Hai câu tục ngữ với lối nói ẩn dụ bằng hình ảnh sâu sắc, kín đáo nêu lên bài học về lẽ sống đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người. Đó là lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn ... Đó là một truyền thống làm nên bản sắc, tính cách và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của người Việt Nam. - Các dẫn chứng: + Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. + Các lễ hội văn hóa. + Truyền thống thờ cúng tổ tiên. + Tôn sùng và nhớ ơn anh hùng, những người có công lao trong sự nghiệp dựmg nước và giữ nước (ngày 27/7 hàng năm.) + Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ, cách mạng. + Học trò biết ơn thầy cô giáo. - Cách lập luận: Theo trình tự thời gian từ xa xưa đến nay. Ii. lập dàn ý: A. Nêu vấn đề: - Nêu luận điểm. B. Giải quyết vấn đề: - Trình bày các luận cứ. C. Kết bài: - Khẳng định, đánh giá ý nghĩa của luận điểm. Iii. viết bài: IV. sửa bài: - Hoạt động theo nhóm. - Báo cáo kết quả. 4. Củng cố: 1. GV nhận xét, đánh giá giờ luyện tập. 2. Nhắc nhở hs một số kĩ năng viết đoạn văn chứng minh. 5. Hướng dẫn về nhà : Tiếp tục hoàn thiện bài luyện tập ở trên. ***************************************** Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 25 Luyện tập văn giải thích A/ Mục tiêu bài học: Giúp h/sinh: - Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn LLGT. - Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề quen thuộc với đời sống của các em. b/ chuẩn bị: Thầy : Soạn bài + bảng phụ Trò : Soạn theo SGK c/ tiến trình bài dạy: *1. ổn định lớp: 1’ * 2.Kiểm tra bài cũ: 5’ 1. Nêu các bước làm bài lập luận giải thích? 2. Nội dung nhiệm vụ của các phần trong dàn bài bài văn lập luận giải thích? * 3.Bài mới: 35’ - Yêu cầu 1 h/s đọc đề văn. - G/v hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý. H: Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì ? H: Hãy tìm các từ then chốt trong đề và chỉ ra các ý quan trọng cần được giải thích ? H: Em suy nghĩ gì về hình ảnh "ngọn đèn sáng" ? H: Vì sao sách là "ngọn đèn ..." ? H: Vì sao nói đến sách là nói đến trí tuệ của con người ? (Trí tuệ là gì ?). H: Mọi quyển sách đều có thể được coi là "ngọn đèn ..." không ? Vì sao ? - G/v chia nhóm, giao nhiệm vụ viết từng đoạn cho mỗi nhóm. - G/v nhận xét, sửa * Hướng dẫn h/s tìm hiểu đề, tìm ý. * G/v nêu y/cầu của bài làm. Đảm bảo được các ý: - Nêu được vấn đề cần giải thích. - Biết giải thích từng vế của lời khuyên: Thế nào là học tập tốt? Thế nào là lao động tốt? Vì sao phải học tập tốt, lao động tốt? Muốn học tập tốt, lao động tốt ta phải làm gì? - Biết rút ra bài học từ lời dạy đó. - ý nghĩa của lời dạy đó với bản thân và đối với mọi người. * Lưu ý : + Đảm bảo các ND cần giải thích ở trên; bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng phù hợp. + Đảm bảo những nội dung giải thích trên; lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc lỗi diễn đạt. + Giải thích chưa đầy đủ, lập luận chưa chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng nghèo nàn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ. + Bài làm tránh xa đề, lạc đề. I. bài 1 : - Đề văn: Giải thích câu nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người." 1. Tìm hiểu đề: - Giải thích câu nói. - "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người." 2. Tìm ý: - Trí tuệ: tinh tuý, tinh hoa của con người. - Sách chứa đựng trí tuệ con người: Sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu thái được trong s/x, trong c/đ, trong các m/q/h/x/h. Những hiểu biết sách ghi lại không chỉ có ích cho một thời mà cho mọi thời. Nhờ có sách, ánh sáng ấy của trí tuệ sẽ được truyền lại cho các đời sau. (VD: ...) => Sách là ngọn đèn sáng bất diệt. "Ngọn đèn sáng" không bao giờ tắt, rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi tối tăm của sự không hiểu biết. -> Nhiệm vụ: - Chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn -> Sống tốt hơn. - Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc vì không phải sách nào cũng là "ngọn đèn ...", thậm chí có những sách còn có hại. - Khi đã có sách tốt, đọc sách tốt cần tiếp nhận ánh sáng trí tuệ trong sách, cố hiểu nội dung sách và làm theo sách. 3. Lập dàn ý: - Dùng các ý vừa tìm được, sắp xếp thành dàn bài. 4. Viết bài: - Các đại diện nhóm trình bày bài viết. - Một h/s tập hợp thành bài hoàn chỉnh. i. bài 2 : Đề bài: Hãy giải thích lời dạy sau đây của Bác Hồ: "Học tập tốt, lao động tốt". * H/s thảo luận, thống nhất những ý chính của bài làm. * H/s về nhà viết bài, giờ sau nộp bài. *4. Củng cố: (2) Giáo viên nhắc nhở học sinh hoàn thành bài * 5.Hướng dẫn về nhà: (1) Hoàn thành bài viết và nộp vào giờ sau.
Tài liệu đính kèm: