Giáo án Bồi dưỡng Ngữ văn 7 - Năm học 2012-2013

Giáo án Bồi dưỡng Ngữ văn 7 - Năm học 2012-2013

I, Lý thuyết

1, Đặc điểm của từ ghép

- Từ ghép là những từ do hai tiếng hay nhiều tiếng tạo thành

VD: Bố để là sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ .Để cảnh cáo tôi, bố đã viết thư này.Độc thư tôi xúc động vô cùng.

 Các từ : Bố, là, sáng, nay, lúc, đến, thăm, khi, nói, với, mẹ, tôi, có, nhỡ, thốt,ra, một, lời, thiếu, để, tôi, bố, đã, viết, thư, này, đọc, thư, tôi, đều do một tiếng tạo thành là từ đơn.

 Các từ : Để ý, cô giáo ,lễ độ, cảnh cáo, xúc động, vô cùng, (do hai tiếng tạo thành) là từ phức.

- Từ phức có hai loại.Một trong hai loại từ phức là từ ghép. Các tiếng trong từ ghép thường có nghĩa và có quan hệ với nhau về nghĩa. Nghĩa của tiếng có thể hiểu trực tiếp, nhưng cũng có nhiều trường hợp khó giải thích, như những trường hợp tiếng (trong cấu tạo từ ghép) là tiếng cổ hay tiếng có nguồn gốc ngoại lai.

 VD :-đất đai, chợ búa (đai, búa có nghĩa cổ)

2, Các loại từ ghép

Dựa vào mối liên hệ về nghĩa giữa các tiếng, từ ghép được phân chia thành hai loại : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

 

doc 23 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng Ngữ văn 7 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Lớp 7A Ngày giảng: 2012 Sĩ số: 29 Vắng
TIẾT 1 TỪ GHÉP
I, Lý thuyết
1, Đặc điểm của từ ghép
- Từ ghép là những từ do hai tiếng hay nhiều tiếng tạo thành
VD: Bố để là sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ .Để cảnh cáo tôi, bố đã viết thư này.Độc thư tôi xúc động vô cùng.
 Các từ : Bố, là, sáng, nay, lúc, đến, thăm, khi, nói, với, mẹ, tôi, có, nhỡ, thốt,ra, một, lời, thiếu, để, tôi, bố, đã, viết, thư, này, đọc, thư, tôi, đều do một tiếng tạo thành là từ đơn.
 Các từ : Để ý, cô giáo ,lễ độ, cảnh cáo, xúc động, vô cùng, (do hai tiếng tạo thành) là từ phức.
- Từ phức có hai loại.Một trong hai loại từ phức là từ ghép. Các tiếng trong từ ghép thường có nghĩa và có quan hệ với nhau về nghĩa. Nghĩa của tiếng có thể hiểu trực tiếp, nhưng cũng có nhiều trường hợp khó giải thích, như những trường hợp tiếng (trong cấu tạo từ ghép) là tiếng cổ hay tiếng có nguồn gốc ngoại lai.
 VD :-đất đai, chợ búa (đai, búa có nghĩa cổ)
2, Các loại từ ghép
Dựa vào mối liên hệ về nghĩa giữa các tiếng, từ ghép được phân chia thành hai loại : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
 Loại
 từ ghép
Đặc điểm về cấu tạo
Đặc điểm về nghĩa
Từ ghép chính phụ
-Có tiếng chính và tiếng phụ.
- Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính
-Tiếng chính đặt trước tiếng phụ
- Có tính chất phân nghĩa.
- Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính trong từ đó.
Từ ghép đẳng lập
- Không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ.
- Các tiếng có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ nghĩa.
- Có tính chất hợp nghĩa.
- Nghĩa của từ ghép đảng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng trong từ.
II, Luyện tập
1, Hãy lập một danh mục các từ ghép trong văn bản Mẹ tôi rồi phân loại thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
2, Miêu tả về đặc điểm cấu tạo và về nghĩa của 5 từ ghép đẳng lập theo danh mục ở bài tập 1.
Tuần 2
Lớp 7A Tiết : Ngày giảng: 2012 Sĩ số: 29 Vắng:
Tiết 2
 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I, LÍ THUYẾT
1, Văn bản cổng trường mở ra của Lí Lan được viết dưới hình thức những lời tâm sự tựa như những dòng nhật kí tâm tình của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con . Qua đó, văn bản đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, sự chăm sóc những lời nhắn nhủ đầy trìu mến của người mẹ đối với con. Đồng thời, nó cũng nêu lên được ý nghĩa thiêng liêng của ngày khai trường đầu tiên và vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi một con người.
2, Văn bản sử dụng phương thức biểu cảm trực tiếp bằng lời tâm tình của người mẹ giọng văn tha thiết, nhỏ nhẹ mà sâu lắng.
II. LUYỆN TẬP
1.Văn bản Cổng trường mở ra sử dụng hình thức lời của ai nói với ai và nói về điều gì? Việc sử dụng hình thức phát ngôn như vậy, tác giả đã tạo được thuận lợi gì trong việc chuyển tải nội dung văn bản.
2, Những cảm xúc suy nghĩ của mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con được thể hiện trong văn bản một cách rất tự nhiên nhưng có theo trình tự nào không? Nếu có thì hãy nêu trình tự ấy qua một dàn ý.
3, Câu kết thúc của văn bản : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
a, Người mẹ muốn nhắn gửi những gì với con qua câu nói đó?
b, Theo em, thế giới kì diệu mà nhà trường mở ra là gì?
Lớp 7A Ngày giảng: 2012 Sĩ số: 29 Vắng
Tiết 3 	LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
A, LÍ THUYẾT
I . Liên kết và phương tiện
 1) Tính liên kết của văn bản 
2) Phương tiện liên kết trong đoạn văn .
II. LUYỆN TẬP
Tiết 4
CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. Khái niệm ca dao, dân ca.
III. Đọc- hiểu văn bản.
1, Bài ca 1:
 - Là lời của mẹ nói với con về công lao cha mẹ.
- Nghệ thuật: So sánh ví von:
+ Công cha- núi ngất trời
+ Nghĩa mẹ – nước biển Đông .
=>Kđ công cha, nghĩa mẹ là vô cùng to lớn.
- “ Cù lao chín chữ ”: Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Vì vậy, đạo làm con phải ghi nhớ va đáp đền.
=> Bài ca là lời khuyên dạy con cái về đaọ hiếu làm con
2, Bài ca 4: 
- Ví von : Anh em yêu nhau như tay với chân=> thể hiện tình anh em gắn bó không thể chia cắt. Là nguồn hạnh phúc của cha mẹ, và là 1 cách báo hiếu cho cha mẹ.
=> Bài ca đề cao tình cảm anh em.
5, Tổng kết:
 ===================&=================
Tiết 5
 TỪ LÁY
I. Các loại từ láy.
 1) Bài tập:
-Đăm đăm: Tiếng láy lặp lại hoàn toàn. => Láy hoàn toàn.
-Mếu máo, liêu xiêu: Lặp lại phụ âm đầu và phần vần=> Láy bộ phận.
- Bần bật, thăm thẳm: Láy hoàn toàn có biến đổi thanh điệu và âm cuối để tạo nên sư hài hòa về âm thanh.
II.ý nghĩa của từ láy.
1, Bài tập:
1-Các từ: Oa oa, ha hả,tích tắc, gâu gâu được hình thành ý nghĩa trên cơ sở mô phỏng âm thanh( từ tượng thanh).
2- a) Các từ: Lí nhí, li ti, ti hí, được tạo thành trên cơ sở miêu tả những âm thanh, hình khồi, độ mở của sự vật ở mức độ bé.
 b) Các từ: Phập phồng, nhấp nhô, bập bềnh, dược tạo thành trên cơ sở miêu tả trạng thái của sự vật. 
3- ý nghĩa từ Mềm mại cụ thể hơn ý nghĩa của từ mềm.
- ý nghĩa từ Đo đỏ giảm nhẹ hơn ý nghia từ đỏ.
III. Luyện tập
 -----------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 6
 NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I- Đọc- hiểu văn bản.
1, Bài 2
- 4 dòng đầu: Nỗi khổ của những cuộc đời lao dộng vất vả nhưng hưởng thụ chẳng là bao ( Qua thân phận con kiến, con tằm ).
- 4 dòng sau: Nỗi khổ của những cuộc đời phiêu bạt, oan trái (Qua thân phận chim hạc và chim quốc).
- Điệp ngữ “Thương thay” lặp lại 4 lần khẳng định có vô vàn nỗi khổ đau trong rất nhiều những cuộc đời bé mọn.
3, Bài ca 3
 - Trái bần là 1 loai quả tầm thường, nhỏ bé bị quăng quật nổi trôi trên sóng gió.
=> Gợi thân phận nhỏ bé, chìm nổi, vô định giữa sóng gió cuộc đời; oán trách xh rẻ rúng người phụ nữ ko cho họ có cơ hội được sống hp.
3,Tổng kết- Luyện tập:
 --------------------------------------------------
TIẾT 7 ĐẠI TỪ
I-Thế nào là đại từ ?
II- Các loại đại từ .
1) Đại từ để trỏ
2, Đại từ để hỏi
III- Luyện tập:
* Bài 1:
Mình 1: ngôi 1: người nói tự xưng
Mình 2: Ngôi 2, trỏ người đối thoại với mình 
* Bài 2:
 Mình về với Bác đường xuôi 
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhờ Người
* Bài 3
- Vui tết trung thu, cả lớp ai cũng vui.
- Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang.
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
 Tiết 8
 VĂN BẢN SÔNG NÚI NƯỚC NAM 
I- Giới thiệu tác giả- Tác phẩm
 1,Tác giả 
 2, Tác phẩm
II- Đọc- Hiểu văn bản
1,Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
2,Phân tích:
-2 câu đầu: KĐ nước Nam thuộc chủ quyền của người Việt là điều hiển nhiên, không thể thay đổi và đã được ghi ở sách trời.
-2 câu sau là lời cảnh báo kẻ thù ko được xâm phạm vào bờ cõi của nước Nam. Nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất đại.
- Giọng điệu đanh thép.
=>Bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền của nước ta và được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của d/tộc .
 ---------------------------------------------------
Tiết 9
TỪ HÁN VIỆT
I-Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:
II.Từ ghép Hán Việt:
III – Sử dụng từ Hán Việt
1. Sử sụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt. 
IV – Luyện tập:
 ================&==============
 TIẾT 10
 CÁCH TẠO LẬP VĂN BẢN
 I- Đề bài :
Hãy viết thư cho một người bạn nước ngoài để giới thiệu về đất nước mình.
1) Tìm hiểu đề :
- Thể loại : Viết thư.
- Nội dung : Gới thiệu về đất nước mình. Có thể chọn các ND sau :
 +Truyền thống lịch sử .
 +Cảnh đẹp thiên nhiên.
 +Những đặc sắc về văn hóa, phong tục.
Lập dàn ý:
 a- Mở bài : Lí do viết thư.
 b- Thân bài : 
-Có thể chọn các ND sau :
 +Truyền thống lịch sử .
 +Cảnh đẹp thiên nhiên.
 +Những đặc sắc về văn hóa, phong tục.
 c- Kết bài :
- Gửi lời chào, lời chúc, lời hứa hẹn luôn viết thư trao đổi với bạn.
 ======================
 TIẾT 11
 BÀI CA CÔN SƠN 
- Tác giả tác phẩm
1. Tác giả: Chú thích 
III - Đọc hiểu văn bản:
1) Cảnh vật Côn Sơn 
-Cảnh trí Côn Sơn khoáng đạt thanh tĩnh nên thơ: Suối chảy rì rầm.;Có đá rêu phơi ;Rừng thông, rừng trúc thoáng mát.
] Gợi vẻ đẹp ngàn xưa, thanh cao, yên tĩnh.
=> Tác giả là người yêu và hiểu biết thiên nhiên Côn Sơn và rất quý trọng những giá trị của thiên nhiên.
2, Con người và cảnh vật Côn Sơn
- Ta nghe như.
- Ta ngồi trên đá.
- Tìm nơi.....ta nằm.
- Trong màu.....ta ngâm thơ
- Hình tượng nhân vật ta: cuộc sống giản dị,gần gũi với TN; tâm hồn thanh cao tràn đầy thi hứng trước cảnh vật.
=> Từ “ Ta ” lặp lại 5 lần nhấn mạnh sự có mặt của “ Ta ” ở 1 nơi đẹp của Côn Sơn và khẳng định tự thế làm chủ của con người trước thiên nhiên.
- Các Đại từ: Nghe ngồi, nằm, ngâm thơ gắn với những sở thích tinh thần của nhà thơ.
- Thể hiện nhu cầu dược sống hòa với thiên nhiên và mong muốn thanh thản tươi mát cho tâm hồn ] Tác giả là người có tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc.
 ==============&============
 TIẾT 12
BÁNH TRÔI NƯỚC
I – Tác giả- Tác phẩm
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II- Đọc- Hiểu văn bản:
1) Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt.
2) Phân tích:
a- Nghĩa đen:
- Miêu tả thực bánh trôi nước trắng , tròn, đem luộc chim, khi nước sôi thì nổi lên.
b- Nghĩa bóng:
- Mượn bánh trôi để nói về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ dưới chế độ pk.
+ Hình thức: Xinh đẹp
+ Phẩm chất: Trong trắng, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
+ Thân phận: Chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời.
=> cảm thông ,xót xa cho thâ phận của người phụ nữ
c, Nghệ thuật
-Vận dụng điêu luyện qui tắc của thơ Đường ,,ngôn ngữ bình dị,gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày,sáng tạo trong xây dựng hình ảnh nhiều tầng nghĩa.
3) Tổng kết: Ghi nhớ( SGK)
 ============&==========
TIẾT 13
 QUAN HỆ TỪ
I-Thế nào là quan hệ từ ?
1, Bài tập: 
a- Của: Chỉ sự sở hữu về đồ chơi.
b- Như: Chỉ quan hệ so sánh: Người đẹp- Hoa.
c- Bởi.... Nên: Nối 2 vế trong câu ghép chỉ ng/nhân- kết quả.
d- Nhưng: Chỉ quan hệ tương phản.
II- Sử dụng quan hệ từ.
1, Bài tập: 
a- Các trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ: b, d,g,h.
b- Các cặp QHT:
- Nếu...thì..; vì....... nên...
- Tuy.... nhưng..; hễ... thì...
- Sở dĩ.... là vì.....
III- Luyện tập:
1, Bài 2: Điền quan hệ từ thích hợp:
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau.Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, các vẻ mặt ấy thoắt biết đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc
 =============&==============
 TIẾT 14
 QUA ĐÈO NGANG 
I – Tác giả- Tác phẩm
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II- §äc- HiÓu v¨n b¶n:
1) ThÓ lo¹i: ThÊt ng«n b¸t có ®­êng luËt (Mỗi bài 8 câu,mỗi câu 7 chữ niêm luật chặt chẽ hai cặp câu giữa sử dụng phép đối )
2) Ph©n tÝch:
a.Hai c©u ®Ò:
- C¶nh vËt: Cá c©y, hoa, l¸, ®¸ 
- “ Chen ” lÉn vµ ... ng hình ảnh gần gũi bình dị trong cuộc sống gia đình và cuộc sống thường nhật thông qua những cảm nhận tinh tế của một trái tim đôn hậu , đằm thắm.
 - Bài thơ Tiếng gà trưa được viết vào thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và in lần đầu trong tập “ Sân ga chiều em đi ” (1968). Xuân Quỳnh có một tuổi thơ thiếu vắng tình cảm : Mẹ mất sớm , cha đi làm xa , hai chị em sống với bà suốt những năm còn nhỏ ử làng La Khê , tỉnh Hà Tây. Bài thơ ôn lại những kỉ niệm tuổi thơ dẫ góp phần làm sâu sắc hơn tình yêu quê hương , đất nước.
II, Nội dung bài thơ
1. Thể thơ
2. Những tình cảm và kỉ niệm được đánh thức
- Hình ảnh những con mái mơ, mái vàng đẹp đẽ.
- Hình ảnh người bà với tất cả sự gần gũi, thương yêu.
- những giấc mơ tuổi thơ thật đáng yêu của cháu.
3. Hình ảnh người bà miêu tả chân thực
4. Khổ thơ cuối
- Tình cảm riêng chung thống nhất , hài hòa.
 ===============&================
Lớp 7A Ngày giảng: Sĩ số: 29 Vắng
TIẾT 23 ĐIỆP NGỮ
I, Lí thuyết
1.Khái niệm
 Điệp ngữ nhằm nhấn mạnh nội dung được nói đến ,tạo sự chú ý cho người đọc ,có thể lặp lại một số từ ngữ quan trọng. Cách làm như vậy được gọi là phép điệp ngữ. Những từ ngữ được lặp lại trong phép điệp ngữ được gọi là điệp ngữ.
2. Các dạng điệp ngữ
a, Cách quãng: dạng điệp ngữ trong đó những từ ngữ được lặp lại đứng xa nhau
b, Nối tiếp: dạng điệp ngũ trong đó những từ ngữ được lặp lại đứng cạnh nhau, nối tiếp nhau.
c, Điệp vòng; Dạng điệp ngữ trong đó có những từ ngữ được lặp lại đứng cuối câu trước được lặp lại ở đầu câu sau.
II, Bài tập
Bài 1 Tìm điệp ngữ trong các đoạn trích sau đây và cho biết các điệp ngữ đó thuộc loại nào?
a, Thương thay thân phận con tằm 
 Kiếm ăn được mấy mà nằm nhả tơ
 Thương thay lũ kiến li ti
 Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
b, Anh đi anh nhớ quê nhà
 Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương
 Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Bài 2 Tìm và phân tích giá trị diễn đạt của các điệp ngữ có trong các đoạn trích sau:
a, Bác là người Ông. Bác là người Cha. Bác là nhà thơ. Bác là nhà triết học. Hòa bình ta có thể vẽ Bác buông cần câu trên một dòng suối thời gian. Nhưng bây giờ dựng tượng Người, ta se dựng tượng Hồ Chí Minh. Người du kích hồ Chí Minh. Vị tướng Hồ Chí Minh. Vị tư lệnh. Người chỉ huy. 
b, Bánh xe quay trong gió bánh xe quay
 Cuối hồn ta như tỉnh như say
 Như lịch sử chạy nhanh trên đường thép
c, Sáo kêu vi vút trên không
 Sáo kêu dìu dặt bên lòng hồng quân
 Sáo kêu rít rít xa gần
 Sáo kêu giục giã bước chân quân hành 
=========&========
Lớp 7A Ngày giảng: Sĩ số: 29 Vắng
TIẾT 24 CHƠI CHỮ
I, LÍ THUYẾT
1, KHÁI NIỆM
Chơi chữ là lợi dụng các đặc điểm về âm thanh, về nghĩa của từ ngữ tiếng việt để tạo ra những cách biểu đạt bất ngờ, thú vị.
2, Các lối chơi chữ
A, Dùng từ đồng âm
 VD Không phải mồm bò mà lại mồm bò.
B, Dùng từ gần âm
C, Lặp âm
D,Nói lái
E,Dùng từ đồng nghia, gần nghĩa, trái nghĩa
G,Dùng từ nhiều nghĩa
H,Tách các yếu tố trong từ
 VD Đã nghèo thì hèn
I,giải thích nghĩa của từ theo lối dân gian
3,Chơi chữ dùng khá phổ biến trong sinh hoạt và trong văn chương trào phúng, câu đố, câu đối.
II, LUYỆN TẬP
 Bài 1 Tìm các hiện tượng chơi chữ trong các đoạn trích sau và cho biết chúng thuộc lối chơi chữ nào?
Khi đi cũng cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn
Trên trời rơi xuống mà lại mau co.
Bò lang chạy vào làng bo
Leo thang tất phải theo lang
 Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
 Núi bao nhiêu tuổi mới là núi non
Thợ nhuộm khóc chồng
 Thiếp kể từ khi thắm lá xe duyên,khi vận tía ,lúc cơn đen,điều dại điều khôn nhờ bố đỏ.
Chàng ở suối vàng có biết,vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.
Bài 2 Tìm và sưu tầm các hiện tượng chơi chữ có trên các tờ báo mà em biết. Trao đổi với các bạn về những đoạn những bài sưu tầm đó.
Lớp 7A Ngày giảng: Sĩ số: 29 Vắng
Tiết 25
 CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
I,LÍ THUYẾT
1) Từ gồm hia mặt âm và nghĩa. Hai mặt đó gắn bó với nhau chặt chẽ. Nếu một trong hai mặt đó không được xác đỉnh rõ để sử dụng chính xác sẽ dẫn đến lỗi dùng từ
2) mỗi từ có đặc điểm ngữ pháp riêng không nắm được đặc điểm kết hợp cũng dẫn đến lỗi dùng từ.
3) Trong nghĩa của từ có phần biểu thị cách đánh giá, cảm xúc, thái độ, của người sử dụng (Sắc thái biểu cảm)
4) Bên cạnh sắc thái biểu cảm, từ còn có đặc điểm về lĩnh vực sử dụng (phong cách)
5) Các từ còn có đặc điểm về nguồn gốc và đặc điểm về phạm vi sử dụng. Cần lưu ý để sử dụng từ đúng với đặc điểm đó.
II, Bài tập
1. Tìm lỗi về dùng từ trong các câu sau. Cho biết đó là lỗi gì và chữa lại lỗi đó? 
a) Ông linh cảm có điều bất chắc sắp xảy ra.
b) Sau những ngày làm việc vất vả, mẹ Nam đi ăn dưỡng ở Vũng Tàu.
c) Trong rừng có rất nhiều muôn thú.
d) Đã thương thì thương cho chót.
e) Đây là một bộ phim trưởng rất hay.
2. Đặt câu với mõi từ sau đây : Ngây ngô, xâm nhập, yếu điểm.
3. Tìm các từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại các câu 
Đó cho đúng : 
Giải được bài tập này, tôi thấy nhẹ nhàng cả người.
Đây là lĩnh vục kinh doanh béo bổ.
Rừng cây rậm rạp, không nhìn thấy một khoảng trống vắng nào.
Lớp 7A Ngày giảng: Sĩ số: 29 Vắng
Tiết 26
 TỤC NGỮ VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
1, Khái niệm
a) về hình thức : Tục ngữ thường ngắn gọn, hàm xúc, kết cấu bền vững, mỗi câu tục ngữ là một câu diễn đạt trọn vẹn một ý. Để dễ nhớ, dễ thuộc, tục ngữ thường dùng lối nói giàu hình ảnh, có vần , có nhịp.
b) về nội dung : Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhên, lao động sản xuất, về con người xã hội.
 Một câu tục ngũ thường có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng : nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gắn với sự vật hiện tượng lúc ban đầu.Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp, ẩn dụ, biểu trưng
c)Sử dụng : Tục ngữ cung cấp tri thức cho con người những tri thức, kinh nghiệm quí báu ;Ngôn ngữ trong tục ngữ có giá trị làm đẹp làm sâu thêm ý nghĩa của lời nói.
2. Bài tập
a) Hãy chia các câu tục ngữ trong bài học thành các nhóm và đặt tên cho từng nhóm?
b) hãy chỉ ra nội dung và cách tổ chức các câu tục ngữ đó.?
c) Những câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta điều gì trong đời sống?
 =============&=============
Lớp 7A Ngày giảng: Sĩ số: 29 Vắng
Tiết 27
 RÚT GỌN CÂU
I Lí thuyết 
1, Đặt câu phải đầy đủ C-V.Nhưng trong những tình huống nhất định, để tránh việc lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện , làm cho thông tin được nhanh, tập trung, chúng ta có thể lược bỏ thành phần nào đó trong câu. Câu bị lược bỏ thành phần được gọi là câu rút gọn.
2, Câu rút gọn còn được dùng để ngụ ý rằng hành động , tính chất được nêu trong câu là của chung mọi người
3, Cần chú ý khi sử dụng câu rút gnj trong giao tiếp tránh gây hiểu nhầm hoặc không phù hợp với điều kiện giao tiếp 
II, Bài tập
1, Tìm câu rút gọn trong những đoạn trích sau và cho biết thành phần nào được rút gọn. hãy khôi phục lại thành phần bị rút gọn đó.
Mẹ ơi ! con khổ quá mẹ ơi ! Sao mẹ đi lâu thế ! Mãi không về !
Mẹ không lo, nhưng mẹ vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt laijlaf dường như lại vang lên bên tai mẹ tiếng đọc bài trầm bổng
-Những ai ngồi đấy ? 
 -Ông Lí Cựu với ông Chánh hội
 ==================&=================
Lớp 7A Ngày giảng: Sĩ số: 29 Vắng
Tiết 28
 TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
I, Tác giả tác phẩm (SGK)
II, Nội dung
1, Văn bản thuộc văn bản nghị luận, luận điểm rõ ràng cụ thể dẫn chứng thuyết phục
2, Câu văn mang luận điểm thể hiện rõ tinh thần yêu nước : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta” Nhiệm vụ của bài là chứng minh cho luận điểm này
 Bố cục bài gồm 3 phần: 
 MB Nhận định chung về lòng yêu nước trong lịch sử
 TB : Chứng minh lòng yêu nước trong lịch sử dân tộc từ xưa đến nay
 KB : Bổn phận của Đảng là phát huy truyền thống đó mạnh mẽ hơn nữa.
3. Đây là bài văn nghị luận chứng minh cho nên nghệ thuật sử dụng , trình bày dẫn chứng đóng vai trò hết sức quan trọng.
4. Bài văn có ba điểm đáng chú ý
 - Dùng từ chuẩn xác, có giá trị biểu cảm : các động từ mạnh : Kết thành; lướt qua; nhấn chìm,sự lặp lại ba lần hai chữ nồng nàn mang sắc thái khẳng định.
 - Câu văn giàu hình ảnh, trong đó có các hình ảnh đáng chú ý :
 + Lòng yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn ở đầu tác phẩm
 + Hình ảnh so sánh ở đoạn cuối nói về biểu hiện của lòng yêu nước : Như các thứ của quí, có lúc dễ thấy, có lúc kín đáo , có lúc tiềm ẩn
 - Sử dung biện pháp liệt kê và cấu trúc câu có mô hình từ -đến hiệu quả nhằm biểu đạt một cách sinh động lòng yêu nước của nhân dân ta.
 ==============&===============
Lớp 7A Ngày giảng: Sĩ số: 29 Vắng
Tiết 29
 ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
I, Tác giả tác phẩm
II, Nội dung 
Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là một phần quan trọng của bài Chủ Tịch HỒ CHÍ MINH, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - Phạm Văn Đồng 
Sự giản dị của Bác không phải là sự cố tạo mà hết sức tự nhiên . Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong bài viết, lời nói. Đó là sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng cao đẹp.
Đây là bài văn mâu mực về nghị luận. Để làm nổi bật những đức tính giản dị của Bác, tác giả vừa đưa ra dẫn chứng cụ thể xác thực, vừa nêu lên những nhận xét sâu sắc , thấm thía tình cảm chân thành, kính trọng.
III, Câu hỏi
Theo em bài văn này tập trung làm nổi bật những vấn đề gì? Câu văn nào là nhận định tổng quát về đức tính giản dị của bác.
Đức tính giản dị của Bác được chứng minh qua những phương diện nào?
Xác định bố cục của bài văn cho biết bố cục như vậy đã hợp lí chưa? Vì sao?
Nghệ thuật sử dụng dẫn chứng chứng minh có gì đặc sắc?
Bên cạnh các dẫn chứng , tác giả còn đưa ra những nhận xét , bình luận như thế nào?
 ==================&======================
Lớp 7A Ngày giảng: Sĩ số: 29 Vắng
TIẾT 30
 DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I Lí thuyết
1, Những cụm từ có cấu tạo giống như câu đơn bình thường được gọi là cum chủ vị
2, khi đặt câu có thể dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, tức là làm cho câu có thành phần nào đó, hoặc phụ ngữ của cụm danh từ cụm động từ hay cum tinh từ có câu tạo là một cụm chủ vị
3,Câu có cụm C-V làm chủ ngữ thường hàm chứa các quan hệ :
a) Nguyên nhân –Hệ quả ( thường gặp các ĐT làm,làm cho, khiến, khiến cho làm vị ngữ
b) So sánh đẳng thức (thường gặp cũng như, là làm vị ngữ
4, Câu có cụm C-V làm vị Ngữ hàm chứa quan hệ chỉnh thể -Bộ phận giữa chủ ngũ của câu với chủ ngữ của cụm C-V.
II, Bài tập
Tìm các cụm chủ vị làm thành phần trong các câu sau :
Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc
Nó học giỏi khiến cho cha mẹ vui lòng.
Nhà này cửa rất rộng
Nó tên là nam
Tìm các cụm C-V làm thành phần phụ ngữ trong các câu sau đây;
Quyển sách mẹ cho con rất hay.
 Tớ rất thích bức tranh bạn Nam vẽ hôm nọ
Chúng tôi hii vọng đội bóng chúng tôi sẽ thắng.
Chúng tôi đoán rằng Nam sẽ đoạt giải nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo Án bồi dưỡng.doc