Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 8

Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 8

 Văn bản : CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(Trích)

 _ ( Ô Hen Ry ) _

 I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

- Thấy được diễn biến tâm trạng của Giôn-xi khi bị bệnh

- Những tình cảm chân thành, tốt đẹp của cụ Bơ-men và Xiu đvới Giôn-xi

 2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích nhân vật

 3. Giáo dục :

- Giáo dục hs sống phải có nghị lực và tin tưởng vào tương lai

II. CHUẨN BỊ :

 GV : sgk, giáo án, tltk, bảng phụ

 HS : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :8 NS : 
 Tiết : 29 ND:
 Văn bản : CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(Trích)
 _ ( Ô Hen Ry ) _ 
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Thấy được diễn biến tâm trạng của Giôn-xi khi bị bệnh
- Những tình cảm chân thành, tốt đẹp của cụ Bơ-men và Xiu đvới Giôn-xi 
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích nhân vật 
 3. Giáo dục :
- Giáo dục hs sống phải có nghị lực và tin tưởng vào tương lai
II. CHUẨN BỊ :
 GV : sgk, giáo án, tltk, bảng phụ
 HS : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm , nêu vấn đề, gợi mở,thảo luận, giảng bình
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC :
- Nhân vật Xanchô panxa trong đtrích “ Đánh nhau với cối xay gió”là người ntn ? (8đ)
- Tìm các ytố tương phản trong bài và tác dụng của biện pháp này? (9đ)
- Sống thực tế nhưng hơi tầm thường(4đ) 
- Dẫn chứng (4đ) 
+ Các ytố tương phản (6đ) 
+ Tdụng: làm nổi bật tcách nhân vật và bổ sung cho nhau (3đ) 
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Mĩ là một đất nước có thành tựu lớn về tiểu thuyết và truyện ngắn, trong 11 giải Nobel có đến 8 giải về tiểu thuyết và truyện ngắn. Hai nhà văn dù không đạt giải Nobel nhưng nổi tiếng khắp thế giới là Jack London và O-hen-ry. Truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của Ô-hen-ry được đánh giá là một trong những truyện ngắn hay nhất thế giới. Hôm nay, chúng ta sẽ học phần trích của tác phẩm này .
 Hoạt động 1:
? Qua phần chú thích, hãy nêu vài nét chính về cuộc đời cũng như sáng tác của O Hen Ry ?
=> Truyện của ông phong phú về đề tài nhưng phần lớn hướng về cuộc sống nghèo khổ của người dân mĩ
Do vậy mang ý nghĩa phê phán rõ rệt. 
? Văn bản này có xuất xứ từ đâu ?
- Gọi hs giải nghĩa từ khó: kiệt tác, ánh hoàng hôn, khỏi nguy hiểm  
 Hoạt động 2 : 
 Giọng đọc : chú ý lời kể, tả của tác giả. Đoạn cuối đọc với giọng cảm động xót xa
- GV tóm tắt phần ndung từ đầu truyện cho đến phần trích 
- GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc ® gv nhận xét
? Đoạn trích này có thể chia ra thành mấy đoạn nhỏ?
0 Đ1 : từ đầu ® tảng đá : mọi người đv Giôn xi
 Đ2 : t.theo ®thế thôi : diễn biến t.trạng Giôn xi
 Đ3: còn lại : sau khi cụ Bơ men vẽ chiếc lá
? Vì sao Giôn xi bị bệnh ?
0 Cảnh nghèo, nơi ở tồi tệ, thới tiết lạnh giá làm Giôn xi bị bệnh
? Khi bị bệnh cô họa sĩ có t.trạng ntn ? (tuyệt vọng)
? Giôn-xi có suy nghĩ :” khi chiếc lá cuối cùng rụng thì lúc đó cô sẽ chết” nói lên điều gì ?
0 Mất hết nghị lực
? “ Khi trời vừa hừng sáng thì giôn-xi con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo mành lên” Có phải cô là người tàn nhẫn ? hành động này thể hiện t.trạng của giôn- xi ra sao ?
0 Giôn-xi là người tàn nhẫn lạnh lùng với chính bản thân mình. Từ đó cô không để ý quan tâm đến sự chăm sóc của Xiu® đây không phải là bản tính của cô mà do bệnh nặng, do thiếu nghị lựcgây nên ® cô sẵn sàng đón đợi lúc mình lìa đờinhư chiếc lá c.cùng kia lìa cành
? Sau đêm mưa bão, Giôn-xi bảo Xiu kéo mành nhìn ra ngoài cửa sổ thì tâm trạng của Giôn-xi ntn ?
0 Hết sức ngạc nhiên vì chiếc lá cuối cùng vẫn còn .
 Thảo luận : 
? Khi thấy chiếc lá vẫn còn, tâm trạng của Giôn-xi có sự thay đổi ntn so với trước ? tìm chi tiết làm rõ ?
0 - Từ chỗ đợi chết® thấy muốn chết là một tội
 - Không ăn uống ® xin tí cháo và chút sữa pha ít 
 rượu vang đỏ 
 - Chăm chú nhìn cây thường xuân ® muốn ngắm mình
 trong gương và xem bạn nấu nướng
 - Buông xuôi® hi vọng 1 ngày nào đó vẽ vịnh Naplơ
? Theo em, Giôn-xi được cứu sống nhờ những ytố nào ? nhưng ytố nào là ytố quan trọng qđịnh cuộc sống của Giôn-xi 
0 Nhờ 3 ytố : - sự chăm sóc thuốc men của bác sĩ
 - sự chăm sóc tận tình của Xiu
 - chiếc lá ccùng không rụng ( q định nhất ) 
 Vì : . Lúc đầu bác sĩ nói 10 phần chỉ được 1 phần
 . Xiu tận tình chăm sóc nhưng cô vẫn một mực
 nghĩ đến cái chết 
 . Chỉ có chiếc lá ccùng làm thay đổi ý định của
 Giôn-xi ( thấy chết là một tội ) 
 I. Đọc – Tìm hiểu chú thích :
 1. Tác giả :
 O Hen Ry (1862-1910), nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn .
 2. Tác phẩm :
 II. Đọc – Tìm hiểu văn bản :
 1. Diễn biến tâm trạng của Giôn xi: 
 - Giôn-xi bị bệnh và rất tuyệt vọng, mất hết nghị lực .
-Nhờ chiếc lá Giôn-xi đã trở nên vui sống trở lại .
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 :
 GV hướng dẫn hs củng cố k.thức .
- Kể tóm tắt lại đtrích “ chiếc lá cuối cùng “ ?
- Tâm trạng của Giôn-xi ntn ?
- HS kể
- Tuyệt vọng mất hết nghị lực, sau nhờ chiếc lá cô vui sống trở lại .
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Học bài , tìm dẫn chứng 
 - Chuẩn bị phần còn lại : 
 . Xiu và cụ Bơmen là người ntn ?
 . Tại sao nói chiếc lá của cụ Bơmen là một kiệt tác ?
 . Tìm hiểu ngh.thuật đảo ngược tình huống 2 lần ?
 V. RÚT KINH NGHIỆM :
 Tuần : 8 NS : 
 Tiết :30 ND :
 Văn bản : ( tt )
 _ O Hen Ry _
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơmen đối với Giôn-xi
 - Chiếc lá của cụ Bơmen đúng là một kiệt tác .
 2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu chi tiết nghệ thuật của truyện 
 3. Giáo dục :
 - GD hs lòng yêu thương con người nhất là người nghèo khổ, người cùng cảnh ngộ 
 II. CHUẨN BỊ :
 GV : sgk, giáo án,tltk, bảng phụ
 HS : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài
 III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận, giảng bình
 IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC :
- Kể lại đoạn trích “ Chiếc lá cuối cùng “ vá nêu đôi nét về tác giả ? (8đ)
- Diễn biến t.trạng của Giôn-xi ? Dẫn chứng ? (8đ)
- Hs kể tóm tắt (5đ)
- Tác giả : O Hen Ry là nhà văn mĩ, stác của ông đều thể hiện tinh thần nhân đạo (3đ)
+ Giôn-xi bị bệnh nên tuyệt vọng (2đ)
+ Nhờ chiếc lá, cô yêu đời trở lại (2đ)
 3. Bài mới :
 Hoạt động 1: Tìm hiểu nhân vật Xiu :
? Tại sao Xiu cùng cụ Bơ men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói năng gì ? 
0 Dù cả 2 đều im lặng không nói nhưng trong lòng đều lo cho bệnh tật & tính mạng của bạn
? Tìm những chi tiết : nói lên cử chỉ, thái độ, hành động của Xiu đvới Giôn-xi ? 
? Qua đó, em rút ra điều gì đáng quý ở nh.vật này ?
0 Là người có tcảm chân thành, hết lòng với bạn
? * Tại sao t.giả lại để cho Xiu kể lại chuyện về cái chết & nguyên nhân dẫn đến cái chết của cụ Bơ men? Qua đó người đọc có thể thấy rõ hơn pchất gì của cô họa sĩ này ?
0 Cách bố trí tình tiết này không chỉ làm cho c.chuyện diễn ra 1 cách tự nhiên mà còn góp phần bộc rõ hơn pchất của Xiu : kính phục, nhớ tiếc cụ họa sĩ & hết lòng với bạn
 Hoạt động 2 :
- GV gợi lại vài nét khắc họa nhân vật cụ Bơmen :
 Một họa sĩ ngoài 60 tuổi, râu xồm, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ 1 kiệt tác nhưng chưa thực hiện được
? Cụ cùng Xiu sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ cho thấy cụ là người ntn ? ( Yêu thương, lo lắng cho Xiu )
? Chi tiết nào thể hiện hành động cao cả của cụ đối với Giôn ?
0 * Cụ lẳng lặng vẽ chiếc lá trong mưa gió, hoàn toàn nhằm mđích duy nhất là cứu sống Giôn-xi, trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô họa sĩ trẻ
? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể lại sự việc cụ Bơmen đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa gió ? 
0 (Trao đổi ý kiến )
 Bởi vì có như thế mới tạo được bất ngờ cho Giôn-xi & gây hứng thú bất ngờ cho người đọc 
 Thảo luận :
? Vì sao có thể nói chiếc lá của cụ Bơmen vẽ là một kiệt tác ?
0 Chiếc lá vẽ giống như thật
 Nhưng quan trọng hơn là nó đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không chỉ vẽ bằng bút lông, bột màu mà vẽ bằng cả tình thương bao la & lòng hi sinh cao thượng ( đánh đổi bằng chính mạng sống của cụ )
 _ GV diễn giảng :
+ Kiệt tác là hiếm hoi là bất ngờ
+ Kiệt tác thực sự là kiệt tác khi nó có giá trị nhân sinh & nghệ thuật cao
+ Kiệt tác phải hướng tới phục vụ cuộc sống con người
 Hoạt động 3 :
? Đặc sắc ngh.thuật của đoạn trích ?
? Sự đảo ngược tình huống 2 lần gây bất ngờ, thú vị cho truyện ngắn này là ở đâu ? 
=> Sự bất ngờ & đảo ngược trên gắn liền với bệnh sưng phổi & chiếc lá :
 + Bệnh xưng phổi không quật ngã được Giôn-xi 
 nhưng làm cụ lìa đời
 + Chiếc lá cứu sống Giôn-xi nhưng đã giết chết cụ
 ® Gây hứng thú cho người đọc
? Qua đ.trích “Chiếc lá cuối cùng “, truyện đề cập đến vđề gì ?
 HS trả lời , gv chốt lại kiến thức 
 2. Kiệt tác của cụ Bơ men :
- Chiếc lá là một kiệt tác vì nó đã cứu sống được Giôn-xi ; nó vẽ bằng tình thương bao la & lòng hi sinh cao thượng
 3. Sự đảo ngược tình huống 
 của truyện :
 - Tưởng Giôn-xi chết nhưng cô lại sống
 - Cụ Bơmen khỏe mạnh nhưng lại qua đời 
 * Ghi nhớ : (sgk-91) 
 4. Củng cố & luyện tập :
 Gv hướng dẫn hs củng cố k.thức .
- Em có nhận xét gì về nhân vật cụ Bơmen ?
- Sự đảo ngược tình huống của truyện được thể hiện qua hình ảnh của ai ? Tác dụng của ngh.thuật ấy ?
- Người cao thượng, sẵn sàng hi sinh vì người khác .
+ Thể hiện qua : hình ảnh cụ Bơmen & Giôn-xi 
® Làm truyện hấp dẫn hơn
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Học bài , tìm dẫn chứng
 - Chuẩn bị bài : “ Hai cây phong “
 . Đọc trước văn bản, tìm hiểu về tác giả ?
 . Thế nào là mạch kể lồng ghép ?
 . Nhân vật người kể chuyện có vị trí ntn trong từng mạch kể ?
 V. RÚT KINH NGHIỆM :
 Tuần : 8 NS : 
 Tiết :31 ND :
 Tiếng việt : 
 ( PHẦN TIẾNG VIỆT )
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thânn thích được dùng ở địa phương em 
 sinh sống .
 - Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ
 toàn dân để thấy rõ từ ngữ nào trùng hoặc không trùng với từ ngữ toàn dân .
 2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng sử dụng từ địa phư ... ần chú ý : sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (4đ) + Vdụ (4đ) 
 3. Bài mới : 
 GV sử dụng bảng phụ :
 Con bé cười ngắc ngư trên ngọn :
 - Nội à, bò ăn dây lang của nội kìa. Hui  bò  ò . Đó con đuổi nó đi rồi . Lát má con về nội nấu khoai ăn nghen nội ! ( Mẹ vắng nhà - Nguyễn Thi )
? Hãy chỉ ra từ địa phương ?
? Trong từ đphương vừa tìm, từ nào chỉ qhệ ruột thịt, thân thích ?
_ GV chuyển tiếp :
 Giới thiệu bài :
 Trong vốn từ TV bên cạnh những từ ngữ toàn dâncòn có từ ngữ địa phương . Chỉ trong đoạn văn ngắn của Ng.Thi , chúng ta thấy có nhiều từ địa phương như : nội, má, dây lang, nghen .. Những từ chỉ qhệ ruột thịt thân tnuộc : nội, má
Có từ trùng vớitừ toàn dân : nội nhưng cũng có từ khác như : má. Để hiểu kĩ hơn về lớp từ này, hôm này sẽ đi vào tìm hiểu .
 Hoạt động 1 : Tìm từ ngữ địa phương chỉ qhệ ruột thịt ở địa phương em :
? Tìm các từ ngữ chỉ qhệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương ứng với từ toàn dân ?
( theo bảng trong sgk )
? Gạch chân các từ khác với từ ngữ toàn dân ?
 Thảo luận : ( 4 nhóm )
- Nhóm 1: 1®17 
- Nhóm 2 : 18®34 
- Nhóm 3 : 1®17
- Nhóm 4 : 18®34 
 => Gọi đại diện các tổ trình bày
 Gọi tổ này nhận xét tổ kia 
- Ở Nam Bộ thường nói tắt :nội , ngoại không phân biệt ông hay bà ( chỉ gọi tắt khi gặp 1 người )
Vd : Tôi hỏi nội tôi dừa có tự bao giờ .
- Đặc biệt : chú, thím, cô, dì, dượng
được gọi theo thứ để tạo sự thân tình .
vdụ : Lát nữa má con về nội nấu khoai ăn nghen nội .
 GV giảng thêm :
- chồng : ông xã, mình
- vợ : bà xã, mình
- anh cả ( anh lớn nhất ) : anh hai
 Hoạt động 2 : Tìm từ ngữ chỉ qhệ ruột thịt, thân thích ở địa phương khác:
+ Th.luận nhóm : ( bảng phụ) 
+ Gọi tổ này nhận xét tổ kia, gv nhận xét, sửa chữa 
 Vdụ : 
- Con có thương thầy thương u không ?
 (Tắt đèn _ Ngô T Tố )
- Bà mế Việt Bắc ( Tố Hữu ) 
- Bầm ơi có rét không bầm
 Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
 (Bầm ơi _ Tố Hữu) 
* chị gái của mẹ, vợ anh trai của cha : bác-bá 
? Tìm 1 số câu thơ ca có dùng từ ngữ chỉ qhệ, thân thích ở địa phương ?
 Bài tập 1 :
stt
 Từ ngữ toàn dân
T.ngữ đp em
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Cha
Mẹ
Ông nội
Bà nội
Ông ngoại
Bà ngoại
Bác (anh trai của cha )
Bác (vợ anh trai của ch)
Chú (em trai của cha )
Thím (vợ của chú )
Bác (chị gái của cha )
Bác(chồng chgái của ch
Cô (em gái của cha )
Chú (chồng em gái của cha) 
bác ( anh trai của mẹ )
bác(vợ anh trai của mẹ)
cậu (em trai của mẹ)
mợ (vợ em trai của mẹ)
bác (chị gái của mẹ)
bác (chồng chị gái của mẹ) 
 dì ( em gái của mẹ )
chú(chồng em gái của mẹ) 
anh trai
chị dâu (vợ của anh trai
em trai
em dâu (vợ của em trai)
chị gái
anh rể ( chồng của chị gái) 
em gái
em rể ( chồng của em gái)
con 
con dâu (vợ của con trai)
con rể (chồng của con gái)
 cháu ( con của con ) 
-ba, tía,thầy
- má, 
- ô.nội, nội
-bà nội , nội
- ô.ngoại, ng
 -b.ngoại , ng
- bác
- bác
- chú
- thím
- cô
- dượng
- cô
- dượng
- cậu
- mợ
- cậu
- mợ 
- dì
- dượng
- dì 
- dượng
- anh (trai )
- chị (dâu )
- em , chú
- em(dâu), 
 thím .
- chị
- anh (rể)
- em
- em (rể)
- con
- con (dâu)
- con (rể)
- cháu , con
 2. Bài tập 2:
 Từ ngữ ruột thịt ở địa phương khác :
 - mẹ : u , bầm , bu , mế , mạ 
 Th.bình , việt bắc , m.trung
 - cha : bố, thầy , bọ 
 - cô : o ( m.trung )
 - anh trai : eng //
 - bà : mệ //
 - bác : bá
3. Bài tập 3 :
 - Trước khi đi ở nhà má dặn
Công sinh thành là nặng,điều ái tình là khinh
 Bậu đừng tham sắc mê tình
Noi gương Vân Tiên đó ăn ở chí tình thủy chung . 
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 :
 Gv hướng dẫn hs củng cố k.thức .
- Gọi hs đọc lại bảng từ .
- ( Phiếu học tập ) Tìm từ ngữ chỉ qhệ ruột thịt, thân thích ở địa phương ?
- Hs đọc lại bảng từ (sgk-91)
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Về nhà : đọc lại bảng từ (sgk-91), làm bt cho hoàn chỉnh
 - Chuẩn bị bài : “ Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với mtả & bcảm “
 + Đọc trước bài văn : Món quà sinh nhật
 + Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn ?
 + Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với mtả & bcảm gồm mấy phần ?
 + Nhiệm vụ của từng phần là gì ? “ Nói quá “
 + Thế nào là nói quá ?
 + Nói quá có tác dụng gì ?
 + Phân biệt nói quá và nói khoác ?
 V. RÚT KINH NGHIỆM :
Tuần : 8 NS : 
 Tiết : 32 ND :
 TLV: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP 
 VỚI MIÊU TẢ & BIỂU CẢM
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Nhận biết được bố cục các phần : mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
 2. Kĩ năng :
- Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn
 3. Giáo dục :
- Giáo dục hs tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo khi làm bài .
 II. CHUẨN BỊ :
 GV : sgk, giáo án, tltk, bảng phụ
 HS : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài
 III. PHƯƠNG PHÁP :
 Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng, thảo luận
 IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp : 
 2. KTBC : ( thông qua vì tiết trước là luyện tập )
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Thể loại tự sự và dàn ý bài văn tự sự đã quen thuộc đvới các em . Bố cục bài văn t.sự kết hợp miêu tả và biểu cảm cũng có 3 phần như bài văn khác. Tuy vậy, ở loại bài này, người viết không thể thuần kể lại sự việc mà mỗi sự việc lại được pháp triển soi sáng bởi nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm . Vậy để hiểu hơn dàn ý bài văn tự sự kết hợp miêu tả & biểu cảm, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu .
 Hoạt động 1 :
 Hs đọc bài trước ở nhà .
? Em hãy kể tóm tắt truyện : món quà sinh nhật ?
? Bố cục vbản chia làm mấy phần ? nêu ndung khái quát từng phần ? (3p)
 - Chia 2 nhóm (2dãy) : th.luận nhỏ (3 phút )
? (1) Truyện kể về việc gì ? Ai là người kể chuyện và kể theo ngôi thứ mấy ? C.chuyện xảy ra ở đâu, vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào ? 
 Có những nh.vật nào, ai là nh.vật chính ? Tính cách mỗi nh.vật ra sao ?
0 - Tính cách nhân vật :
 . Trang : sốt ruột, dễ xúc động
 . Trinh : kín đáo, chân thành
 . Thanh : hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý 
?(2) Câu chuyện diễn ra ntn ? ( mở đầu nêu vđề gì ? C.chuyện phát triển đến đỉnh điểm ở đâu ? Kết thúc ở chỗ nào ? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ? )
0 - Mở đầu : sinh nhật sắp tan nhưng Trinh 
 chưa đến 
 - Đỉnh điểm : món quà độc đáo
 - Kết thúc : cảm nghĩ của Trang
 * Điều tạo nên sự bất ngờ là tình huống truyện
 ® tình huống : Tranng có ý trách Trinh rồi sau đó mới vỡ lẽ về tấm lòng thơm thảo của bạn ( nó không phải món quà mua vội trên vỉa hè )
® gdục hs về tình bạn
 Th.luận nhỏ ( 2¢ ):
? Tìm ytố mtả và bcảm được thể hiện ở chỗ nào trong truyện ?
? Tác dụng của ytố mtả và bcảm này ?
0 ( Bài văn sinh động, sâu sắc, bộc lộ được tình cảm )
 - Tả: làm người đọc hình dung ra không khí buổi sinh nhật; tâm trạng, hành động của Trang hành động của Trinh, chùm ổi ,  
 - Bcảm : bộc lộ tình bạn chân thành, người đọc cũng cảm nhận được tình bạn đó .
? Những ndung trên được kể theo trình tự nào?
0 Hiện tại – q.khứ – h.tại 
 Hoạt động 2 : ( trọng tâm )
 Bố cục vb có 3 p, mỗi phần sẽ có nhiệm vụ riêng. Khi tìm được nh.vụ của từng phần ® lập dàn ý của bài văn ( sườn bài )
 Th.luận : ( 5¢ )
? Từ những ý vừa ptích bài “ Món quà sinh nhật “, hãy sắp xếp các ý theo dàn bài ?
0 Dàn ý : “ Món quà sinh nhật “
 a/ Mở bài :
 Sinh nhật Trang bạn bè đến chúc mừng
 b/ Thân bài :
- Ở nhà Trang bạn bè đến chúc mừng
- Trang lo lắng vì Trinh chưa đến 
- Trinh đến cùng món quà độc đáo
- Giận mình vì đã trách nhầm Trinh
- Món quà này Trinh đã chuẩn bị, nâng niu từ mấy tháng trước
 ( Tả : quang cảnh sinh nhật, hành động và tâm trạng của Trang, h.động của Trinh, cành ổi 
 Bcảm : cảm xúc, suy nghĩ của Trang )
 c/ Kết bài :
 Cảm nghĩ của Trang về người bạn,về món quà
? Từ dàn ý: Món quà sinh nhật , hãy nêu dàn ý của bài văn tự sự ?
0 GV diễn giảng
. MB : giới thiệu nh.vật, sự việc,tình huống xảy ra c.chuyện
. TB : kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định 
. KB : thường nêu kết và cảm nghĩ của người trong cuộc 
? Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả 
 và biểu cảm có giống với dàn ý bài văn tự sự 
 không ? (có)
=> Hs trả lời , gv chốt ghi nhớ
I. Dàn ý của bài văn tự sự :
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự :
 * Ghi nhớ :(sgk-95)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 :
 Gv hướng dẫn hs luyện tập và củng cố k.thức .
- Dàn ý bài văn t.sự kết hợp với m.tả và b.cảm có mấy phần ? Nhiệm vụ từng phần ? 
BT1: Lập dàn ý “ Cô bé bán diêm “
 - Trả lời được các câu hỏi gợi ý ® dàn ý
 Th.luận nhóm : 
BT2: Hướng dẫn hs về nhà làm, tiết sau k.tra 
II. Luyện tập :
 1/95 : Dàn ý “ Cô bé bán diêm “ :
 a/ Mở bài :
Cô bé bán diêm trong đêm gi.thừa
 b/ Thân bài :
-Không bán được diêm nên em không giám về nhà
- Em tìm chỗ để tránh rét nhưng vẫn lạnh
- Em liều quẹt diêm để sưởi ấm
- Năm lần quẹt diêm gắn với 5 mộng tưởng
- Diêm tắt em trở về với thực tại
 ( sdụng yếu tố tả và bcảm)
 c/ Kết bài :
Em bé chết vì giá rét ; tác giả thương cảm cho số phận của em .
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Học bài , làm bt 2 còn lại 
 MB: giới thiệu người bạn của mình là ai ? Kỷ niệm khiến em xúc động
 TB : nó xảy ra ở đâu, lúc nào, chuyện xảy ra ntn ? Điều gì khiến em 
 xúc động, xúc động ntn ? ( sử dụng ytố tả và biểu cảm)
 KB : em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?
 - Xem lại kiến thức văn t.sự kết hợp với miêu tả và b.cảm ® tiết sau ktra 1tiết
 V. RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc