Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 6

Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 6

 Văn bản : CÔ BÉ BÁN DIÊM

 _ An đéc xen_

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Học sinh thấy được sự xót xa thương cảm, trân trọng của nhà văn đối với những con người nghèo khổ nhất là trẻ em bất hạnh . Đặc biệt là hoàn cảnh của cô bé bán diêm.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, tóm tắt và phân tích bố cục văn bản tự sự, phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của của biện pháp tương phản -đối lập .

3. Tư tưởng :

- Xót thương cho hoàn cảnh cảnh của cô bé .

II. CHUẨN BỊ :

 GV : sgk, giáo án, tltk, bảng phụ, tranh

 HS : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 6 NS:28/09/2008
 Tiết : 21 ND:30/09/2008
 Văn bản : CÔ BÉ BÁN DIÊM 
 _ An đéc xen_
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Học sinh thấy được sự xót xa thương cảm, trân trọng của nhà văn đối với những con người nghèo khổ nhất là trẻ em bất hạnh . Đặc biệt là hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, tóm tắt và phân tích bố cục văn bản tự sự, phân tích nhân vật qua hành động và lời kể, phân tích tác dụng của của biện pháp tương phản -đối lập . 
3. Tư tưởng :
- Xót thương cho hoàn cảnh cảnh của cô bé .
II. CHUẨN BỊ :
 GV : sgk, giáo án, tltk, bảng phụ, tranh
 HS : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận, giảng bình, tích hợp với TV: phép đối,
 TLV : tóm tắt văn bản tự sự .
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định lớp :
2. KTBC :
- Em có suy nghĩ gì về nhân vật Lão Hạc qua truyện ngắn cùng tên của Nam Cao ? (9 đ)
- Nêu vài nét thành côngvề nghệ thuật của truyện Lão Hạc ? (8 đ)
* Đảm bảo 3 ý :
- Thương con : dẫn chứng (3đ)
- Yêu loài vật : // (3đ)
- Giàu lòng tự trọng, trong sạch : // (3đ)
+ Cách kể chuyện tự nhiên (1,5đ)
+ Kết thúc truyện bất ngờ (1,5đ)
+ Ngôn ngữ giàu sức gợi (1,5đ)
 Dẫn chứng : (3,5đ)
3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : An đecxen là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch . Truyện của ông rất gần gũi, quen thuộc với chúng ta : Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga,  Hôm nay chúng ta sẽ được học một truyện ngắn rất cảm động của ông : Cô bé bán diêm .
Hoạt động của GV&HS	Nội dung bài học
 Hoạt động 1 :
 Gọi hs đọc phần * /sgk-67
? Hãy nêu những nét chính về nhà văn Anđecxen ?
 - Hs trả lời, gv mở rộng thêm :
+ Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, bố làm thợ giày, mẹ làm nghề giặt giũ, ông rất thích văn thơ từ nhỏ nhưng lại được học hành rất ít .
+ Được sự giúp đỡ của giám đốc nhà hát ông được đi học thêm, đỗ tú tài rồi vào đại học . Sau đó ông bắt đầu in một số tác phẩm và được nhiều người biết đến .
+ Từ 1830 ông đi du lịch và viết thêm một số tác phẩm nữa . Tại ý ông bắt đầu viết 1 số truyện kể lấy nhan đề “Truyện kể cho trẻ em” .
+ Truyện của ông nhẹ nhàng tươi mát, toát lên lòng yêu thương con người, nhất là những người nghèo khổ& niềm tin vào mọi thứ tốt đẹp trên thế gian . 
+ Cuộc sống của ông nghèo khổ, lúc chết ông rất cô đơn, đám tang của ông chỉ có một vài người hàng xóm đưa đi .
+ Ông nổi tiếng sau khi qua đời .
 * Chú ý các từ : tiêu tán, phuốc sét, lãnh đạm, chí nhân , 
- Giọng đọc :chậm, cảm thông, cố gắng phân biệt những cảnh thực & ảo ảnh trong và sau lần quẹt diêm .
- GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc tiếp, gv nhận xét . 
 Hoạt động 2 :
? Văn bản “Cô bé bán diêm” thuộc thể loại gì ?
0 Tự sự (có sự kiện + nhân vật )
? Qua phần đọc, em hãy tóm tắt đoạn trích ?
? Bố cục văn bản nên chia làm 3 phần, hãy chỉ ra 3 phần đó ?
0 - P1: Từ đầu  cứng đờ ra 
 ® Hoàn cảnh của cô bé .
 - P2 : Chà  chầu thượng đế 
 ® Những lần quẹt diêm và mộng ảo
 - P3 : Còn lại
 ® Cái chết thương tâm của cô bé
? Phần 2 là phần trọng tâm, căn cứ vào đâu để chia phần 2 thành những đoạn nhỏ ?
0 Căn cứ vào các lần quẹt diêm : 5 lần (4 lần đầu -mỗi lần 1 que , lần cuối em quẹt tất cả) 
 - Đọc lại đoạn 1, nêu nội dung chính ?
? Gia cảnh cô bé bán diêm được giới thiệu như thế nào ?
0 Nhà nghèo, mẹ mất, bà nội cũng qua đời, sống trong căn hộ tồi tàn và luôn bị chửi mắng?
? Vì nghèo khổ cô phải làm công việc gì ?
? Em có nhận xét gì về thời gian, không gian xảy ra câu chuyện ? Tìm chi tiết làm rõ ?
? Thời điểm giao thừa là lúc nào ?
? Cô bé vẫn đi bán vào thời điểm này đã cho ta thấy điều gì ?
0 Nghèo khổ, bất hạnh tột cùng đối với một đứa trẻ .
 -Treo tranh 
? Cô bé bán diêm hiện ra như thế nào trong đêm giao thừa buốt giá ?
0 Trong đêm tối, rét, đầu trần, chân trần, bụng đói ® tím bầm, ngồi nép vào góc tường giữa 2 ngôi nhà cho đỡ lạnh nhưng chẳng ăn thua gì .
? Tác giả khắc họa nỗi khổ cực của cô bé bằng BPNT gì ?
0 Tương phản
 Thảo luận :
? Em hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản trong đoạn trích nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé ?
0 -Trời đông, giá rét, tuyết rơi > < đi đầu trần, chân đất
- Ngoài đường lạnh, tối đen > < mọi nhà đều rực ánh đèn
- Em đói bụng (cả ngày chưa ăn gì > < trong phố sực mùi
 ngỗng quay
- Xó tối tăm, sống với bố > < ngôi nhà xinh xắn khi sống
 với bà 
- Bố luôn chửi rủa, đánh > < bà yêu thương em 
 => Không chỉ khổ về vật chất mà còn khổ về tinh thần .
 GD học sinh :
? Em thấy hoàn cảnh cô bé như thế nào ? (đáng thương) . Hãy cho biết suy nghĩ của em ?
0 Cô bé vất vả kiếm sống, đáng lẽ phải được đi học, yêu thương, được nở nụ cười bên người thântrong đêm giao thừa. Nhưng cô không có được điều đó ® gợi cho ta lòng đồng cảm .
? Em thấy hoàn cảnh của mình như thế nào so với cô bé ?
 (May mắn hơn -phải biết tôn trọng những gì mình có )
I. Đọc - Hiểu chú thích :
1. Tác giả : (sgk-67)
 An đec xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch, nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em .
2. Tác phẩm : (sgk-67)
II. Đọc -Tìm hiểu văn bản :
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa :
_...chui rút trong một xó tối tăm
_...luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa
_Em ngồi nép trong một góc tường mỗi lúc càng rét buốt hơn
® Không chỉ chịu nỗi khổ về vật chất mà còn khổ về tinh thần .
 4. Củng cố & luyện tập :
- Cô bé bán diêm có phải truyện cổ tích không ?
 Truyện kể theo ngôi thứ mấy ?
- Em có nhận xét gì về tình cảnh của cô bé ?
- Bố cục truyện theo trình tự nào ?
- Không
 Ngôi thứ ba
- Nghèo, đáng thương
- Thời gian, sự việc .
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Học bài, kèm theo dẫn chứng
 - Chuẩn bị phần tiếp theo của “Cô bé bán diêm”
 . Mộng tưởng qua những lần quẹt diêm là gì ?
 . Còn thực tế khi diêm tắt ?
 . Những ước mơ của cô có hợp lí không ?
 . Cảnh thương tâm vào sáng mùng một tết là gì ?
Tuần : 6 NS :28/09/2008 Tiết : 22 ND :01/09/2008
 Văn bản : CÔ BÉ BÁN DIÊM ( tt )
 _ An đéc xen_
 I . MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Thấy được nỗi đau khổ của cô bé ở hiện tại, những mộng tưởng tươi đẹp mà cô mơ ước, bên cạnh đó thấy được thái độ thờ ơ của mọi người quanh cô .
 2. Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích truyện 
 3. Tư tưởng :
 - GD học sinh thương xót những số phận bất hạnh , đừng làm ngơ với những cảnh đời éo le .
 II. CHUẨN BỊ :
 GV : sgk, giáo án, tltk, bảng phụ
 HS : sgk, tập ghi, vở bt, xem trước bài
 III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, gợi mở, giảng bình, thảo luận .
 IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC : 
- Kể tóm tắt truyện “ Cô bé bán diêm “ & cho biết tên tác giả ? (8đ)
- Hình ảnh “ Cô bé bán diêm “ được khắc họa ntn trong đêm giao thừa ? (8đ) 
- Kể tóm tắt đảm bảo ndung chính ( 6đ )
 Tác giả : An đec xen - nhà văn Đan Mạch (2đ)
+ Gia cảnh nghèo ( 2đ )
+ Chịu đói, rét, cô đơn ( 3đ )
® Khổ về vật chất và tinh thần ( 3đ )
 3. Bài mới :
 L 
Hoạt động của GV&HS
 H.độ Hoạt động 1 :
 * Ở phần 2, câu chuyện được t.tục nhờ một chi tiết nào cứ lập đi lập lại ?
0 5 lần cô bé quẹt
? Vì sao cô bé phải quẹt diêm ?
0 Để sưởi ấm phần nào , để được đắm chìm trong thế giới ảo ảnh do em bé tưởng tượng ra ® để câu chuyện phát triển đan xen giữa thực và ảo hệt như truyện cổ tích.
 Cảnh thực chỉ có 1 duy nhất (đói khổ) nhiều cảnh ảo thì biến hóa 5 lần phù hợp với những ước mơ cháy bỏng của cô bé.
? Ở mỗi lần quẹt diêm , em bé mơ thấy những gì ? 
 Thảo luận
? Những ứơc mơ của cô bé diễn ra có hợp lý không? Vì sao?
o Những mộng tưởng của em bé rất hợp lí
 -Vì trời đang rét ® trước hết mơ là sưởi
 - Đang đói ® mơ bàn ăn
 - Mọi nhà đang đón giao thừa ® cây thông
 - Đến đây em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế khi bà còn sống, thế là hả bà xuất hiện.
? Nhưng khi diêm tắt thì điều gì đã xảy ra đối với em bé?
? Các hình ảnh chợt hiện rồi chợt biến trong nuối tiếc , thèm thuồng của em bé . Hình ảnh nào là tưởng tượng gắn liền với thực tế ? Hình ảnh nào tưởng tưởng chỉ là tưởng tượng?
O -Những tưởng tượng gắn với thực tế :lò sưởi ,bữa ăn, cây thông Nôen.
 - Con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, 2 bà cháu bay 
về trời - thuần túy chỉ là tưởng tượng mà thôi .
? Nhà văn taọ ra những hình ảnh thiên đường chốc lát ấy, nhằm mục đích gì? 
Hoạt động 2:
? Kết thúc câu chuyện là 1 cảnh như thế nào?
? Đọc hai câu “Trong buổi sáng. giao thừa” gợi cho em cảm xúc gì?
O HS thảo luận : nêu suy nghĩ
? Thái độ của mọi người khi thấy cảnh tượng ấy? Điều đó có ý nghĩ gì?
O Mọi người có thái độ lạnh lùng, thờ ơ , tàn nhẫn bình phẩm “ chắc nó muốn sưởi cho ấm”.
 ® Ý nghĩa: tố cáo xã hội lạnh lùng , vô tình trước cái chết? Một đứa bé nghèo mồ côi .
 Chỉ có tác giả cảm thông, thương xót ( mô tả khi em mất : má hồng, đôi môi đang mỉm cười)
 Giáo dục học sinh: cảm thông, yêu thương những cuộc đời bất hạnh ( làng SOS.)
? Qua phần phân tích , em hãy cho biết nôi dung của truyện đề cập về vấn đề gì ? 
 Nội dung bài học
2. Thực tế và mộng tưởng
- Em bé mơ : lò sưởi, bữa ăn ngon, cây Nôen, bà cười với em ,hai bà cháu bay lên trời.
- Khi diêm tắt em trở về với thực tại: đói khát , lạnh lẽo , cô đơn
® Bày tỏ niềm cảm thông , yêu thương sâu nặng của nhà văn đối với em bé bất hạnh.
3. Một cảnh thương tâm
Em bé tội nghiệp đã chết với “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”
®Một xã hội thiếu tình thương và tấm lòng nhân đạo c ... thế nào?
-Hình ảnh thực và ảo luôn đan xen
- Luôn cảm thông , thương yêu đối với em bé tội nghiệp.
 5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
 - Học bài “Trợ từ ,thán từ”
 Xem vd SGK/69
 ?Các vd có gì khác nhauva1 vì sao có sự khác nhau đó.
 ?Các từ in đậm biểu thị điều gì
V. RÚT KING NGHIỆM : 
	 Nội dung :	
	Phương pháp:	
	Tổ chức :	
Tuần : 6 NS :28/09/2008
 Tiết : 23 ND :0310/2008
 Tiếng việt : 
 I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 Hiểu được thế nào là trợ từ , thế nào là thán từ .
 2. Kĩ năng :
 Rèn kĩ năng dùng trợ từ , thán từ phù hợp với tình huống giao tiếp 
 3. Tư tưởng :
 Giáo dục học sinh tính độc lập sáng tạo khi làm bài 
 II. CHUẨN BỊ :
 GV: sgk , giáo án , tltk , bảng phụ
 HS : sgk , tập ghi, vở bt , xem trước bài
 III. PHƯƠNG PHÁP :
 Định nghĩa, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận, quy nạp, lựa chọn, 
 tích hợp với phần văn “Lão 
 Hạc”
 IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC :
- Thế nào là từ ngữ địa phương ? Cho vdụ ? (8đ)
-Biệt ngữ xã hội là gì ? Cho vdụ ? Có nên dùng trong mọi trường hợp không ? (8đ)
* Tìm từ địa phương trong câu sau :
 O du kích nhỏ dương cao súng
 Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu .
- Từ ngữ địa phương : là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định
 (4đ)
- Ví dụ (4đ)
+ Là từ ngữ chỉ được dùng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định (3đ)
+Ví dụ (3đ)
+ Tùy trường hợp mà sdụng ( 2đ)
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Trong TV, có những từ loại tuy không làm thành phần chính của câu nhưng có thể biểu thị thái độ, tình cảm, cảm xúc đối với sự vật , sự việc được nói đến . Đó là trợ từ , thán từ .
Hoạt động của GV&HS Nội dung bài học
Hoạt động 1 :
 - GV treo bảng phụ , gọi hs đọc vd 
? Nghĩa các câu dưới đây có gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ?
0 - C1 : thông báo khách quan ( thông tin sự kiện )
 - C2, C3 :thông báo khách quan + chủ quan ( thông tin sự 
 kiện + thông tin bộc lộ )
? Từ “ những , có “ biểu thị thái độ gì của người nói đvới sự vật 
 hiện tượng ?
0 -những : đi kèm với từ ngữ sau đó ® nhấn mạnh ý ăn hơi nhiều ( quá mức bình thường )
 - có : nhấn mạnh ý ăn hơi ít ( không đạt mức bình thường )
 => Tác dụng : bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đ/v sự việc nói đến trong câu .
 * Bài tập nhanh :
? Đặt 2 câu với từ : chính, ngay & nêu tdụng của 2 từ đó ?
0 - Nói dối là tự hại chính mình .
 - Bạn không tin ngay cả tôi nữa à ?
 ®Nhấn mạnh đối tượng được nói đến 
? Qua các vd trên, các từ : những, có, chính, ngay  gọi là trợ từ 
 Vậy theo em trợ từ là gì ?
=> HS trả lời gv chốt ghi nhớ 
 Hoạt động 2 :
? Các từ : này , a , vâng trong các đoạn trích sau biểu thị 
 điều gì ?
0 - này : tiếng thốt ra gây sự chú ý cho người đối thoại 
 ® từ để gọi
 - a : biểu thị thái độ tức giận khi nhận ra điều gì đó 
 không tốt .
Vdụ : A ! Mẹ đã về ® vui mừng ( do cách phát âm & đặt 
 trong văn cảnh ) 
 - vâng : tiếng dùng để đáp lại lời người khác 1 cách lễ phép, tỏ ý nghe theo .
* Thảo luận : II.2
 Chọn câu a
 Chọn câu d
* BT nhanh : Đặt câu với các từ : này , ơ , ôi , vâng 
 Tác dụng ? 
 - Này ! nhìn kia kìa ! ® gọi
 - Ơ , em tưởng ai hóa ra là anh ® tcảm
 - Ôi, đau quá ! ® tcảm
 - Vâng con lên ngay đây . 	 ® đáp
® Này, vâng, ôi , a  là thán từvì nó bộc lộ tcảm , c.xúc của người nói, gọi- đáp
? Vậy thán từ là gì ? Được chia làm mấy loại, thường đứng ở đâu ?
=> Hs trả lời , gv chốt lại 
 I. Trợ từ :
- Những : nhấn mạnh ý ăn nhiều
- Có : nhấn mạnh ý ăn ít 
 * Ghi nhớ : (sgk-69)
 II. Thán từ :
 - Này : từ để gọi 
- A : thái độ tức giận ( bộc lộ c.xúc )
- Vâng : từ để đáp ( có lễ phép )
 * Ghi nhớ (sgk-70)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 :
 Gv hướng dẫn hs làm Bt và củng cố kiến thức .
- Trợ từ là gì ?
BT1: Câu nào có dùng trợ từ ?
BT2 : Chia nhóm thảo luận & cho hs nhận xét đúng - sai
 - Thế nào là tình thái từ ?
BT3 : Tìm thán từ trong các câu sau ?
BT4 : Những thán từ sau bộc lộ cảm xúc gì ?
 III. Luyện tập :
 1/70 : Câu dùng trợ từ :
 a , c , g , i
 2/70 : Giải thích nghĩa của trợ từ :
 - Lấy : không có
 - Nguyên : riêng tiền mặt
 - Cả : hơn mức bình thường
 - Cứ : sự lặp lại
 3/70 Chỉ ra thán từ :
 a. này , a
 b. ấy
 c. vâng
 d. chao ôi
 e. hỡi ơi
 4/70 Thán từ : 
 - Ha ha : khoái chí
 - Aí ái : tỏ ý van xin
 5. Hướng dẫnhs tự học ở nhà :
 - Học bài , làm bt
 - Chuẩn bị bài? - Xem bài trước : “ Miêu tả và biểu cảm trong vb tự sự “
 . Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong vb tự sự ?
 . Tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự 
 V. RÚT KINH NGHIỆM :
	 Nội dung :	
	Phương pháp:	
	Tổ chức :	
 Tuần :6 NS :28/09/2008
 Tiết :24 ND :0710/2008
 TLV: MIÊU TẢ & BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức :
 Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả, và biểu lộ cảm xúc của người viết trong một văn bản tự sự . 
 2. Kĩ năng :
 Rèn kĩ năng vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự ( rèn kĩ năng viết )
 3. Tư tưởng :
 Giáo dục hs độc lập sáng tạo khi làm bài
 II. CHUẨN BỊ :
 GV : sgk, giáo án , tltk, bảng phụ
 HS : sgk, tập ghi, vở bt , xem trước bài 
 III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp với TLV ở lớp 6,7
 IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC : ( Thông qua vì tiết trước trả bài KT )
 3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài : Trong 1 vbbản tự sự , không chỉ có yếu tố kể mà còn có yếu tố miêu tả & bcảm . Những ytố trên đan xen vào nhau , tác động lẫn nhau làm cho việc kể chuyện thêm sinh động , sâu sắc. Bài học hôm nay sẽ làm rõ điều này .
Hoạt động của GV&HS Nội dung bài học
 Hoạt động 1 :
* Trong các vbản chúng ta được học, luôn có sự k.hợp giữa ytố kể , tả, bộc lộ cxúc . Vậy các yếu tố này có tác dụng như thế nào ?
* Gọi hs đọc đoạn trích “ Trong lòng mẹ “ của Nguyên Hồng & hứơng dẫn các em tìm hiểu câu hỏi trong sgk .
* GV lưu ý : Đưa ra căn cứ để hs xác định các yếu tố kể, tả, biểu cảm trong văn bản này .
_ Kể : thường tập trung nêu sự việc , hành động, nhân vật 
_ Tả : thường tập trung chỉ ra tính chất , m.sắc, mức độ của sự vật, hành động
_ Biểu cảm : bày tỏ cảm cxúc , thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật
? Qua phần gợi ý , em hãy cho biết tác giả kể lại những việc gì ?
0 -Mẹ tôi vẫy tôi
 -Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ
 - Mẹ kéo tôi lên xe
 -Tôi òa lên khóc
 - Mẹ cũng sụt sùi theo
 - Tôi ngồi bên mẹ: đầu ngả vào cánh tay mẹ 
? Hãy chỉ ra chi tiết nào thực hiện yếu tố tả ? Chi tiết nào thực hiện yếu tố biểu cảm ?
 § Miêu tả :
 - Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại
 - Mẹ tôi không còm cõi
 - Gương mặt mẹ tôi  hai gò má 
 § Biểu cảm :
 - Hay tại sự sung sướng  sung túc ( suy nghĩ )
 - Tôi thấy những cảm giác  lạ thường ( cảm nhận )
 - Phải bé lại  êm dịu vô cùng ( suy nghĩ )
+ Bỏ hết yếu tố biểu cảm & miêu tả trong đoạn văn trên sau đó chép lại các câu văn kể người và sự việc thành 1 đoạn 
* Sau khi hs viết , gv nhận xét lại và treo bảng phụ ( chỉ có đoạn văn kể ) nhưng đảm bảo các sự việc chính .
* Đối chiếu 2 đoạn văn để rút ra nhận xét .
? Nếu không có yếu tố tả + biểu cảm thì việc kể chuyện chịu ảnh hưởng như thế nào ?
0 Các chi tiết không cụ thể , không sinh động & không bộc lộ được tình cảm – cảm xúc của người viết 
? Từ đó cho biết vai trò , tác dụng của yếu tố miêu tả & biểu cảm trong việc kể chuyện ?
0 Làm cho ý nghĩa của truyện càng sâu sắc & thấm thía . Nó cũng giúp tác giả thể hiện thái độ tình cảm của mình đối với mẹ 
? Bỏ hết yếu tố kể trong đoạn văn trên thì nó có thành chuyện không ? 
0 Không còn chuyện nữa vì không có sự việc & nhân vật 
 ® trở nên khó hiểu
? Vậy hãy rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người & việc trong văn bản tự sự ?
? Qua phần BT trên , em có nhận xét gì về 3 yếu tố : kể, tả biểu cảm trong văn bản tự sự ?
=> HS trả lời – gv nhận xét , chốt ghi nhớ .
 I. Sự kết hợp các ytố kể , tả và biểu lộ cảm xúc :
 § Miêu tả :
 - Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại
 - Mẹ tôi không còm cõi
 - Gương mặt mẹ tôi  hai gò má 
 § Biểu cảm :
 - Hay tại sự sung sướng  sung túc ( suy nghĩ )
 - Tôi thấy những cảm giác  lạ thường ( cảm nhận )
 - Phải bé lại  êm dịu vô cùng ( suy nghĩ )
 * Ghi nhớ (sgk-70)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 2 :
 Gv hướng dẫn hs làm Bt và củng cố kiến thức .
? Cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả & biểu cảm trong văn tự sự ?
0 Chúng làm cho việc kể chuyện sinh động & sâu sắc hơn
 BT1 : ( Thảo luận ) Tìm ytố mtả & bcảm trong 1 số đoạn văn được học .
 Tôi đi học : “ Sau một hồi trống thúc vang dội  trong các lớp “
- Tìm yếu tố miêu tả & biểu cảm trong “ Tức nước vỡ bờ “ ?
 II. Luyện tập :
1. Văn bản “ Tôi đi học “
 - Miêu tả :  sắp hàng  không đi  như một quả ban tưởng tượng
 - Biểu cảm :
 Vang dội cả lòng tôi , cảm thấy mình chơ vơ , vụng về , lúng túng , run run đi theo nhịp bước rộn ràng 
 Văn bản “ Tức nước vỡ bờ “ 
 - Miêu tả : chi tiết chị Dậu đánh cai lệ , người nhà lí trưởng
 -Biểu cảm : lời đối thoại của chị Dậu với cai lệ 
5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
 - Học bài , làm bt 2 ( viết đoạn văn sử dụng yếu tố tả và biểu cảm trong khi kể )
 - Chuẩn bị bài ?” Đánh nhau với cối xay gió “
 . Đọc văn bản
 . Tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
 . Hình dáng Đôn ki hô tê ? 
 . Mục đích chuyến đi của Đôn ki hô tê?
 . Đôn ki hô tê là người như thế nào 
 V. RÚT KINH NGHIỆM 
 Nội dung :	
	Phương pháp:	
	Tổ chức :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc