Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 26

Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 26

Tuần : 26

 Tiết : 101

 Văn bản :

 __ Nguyễn Thiếp __

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính, học để làm người, học để biết làm, để góp phần làm hưng thịnh đất nứơc . Đồng thời thấy được lối học sai trái.

- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, học kết hợp với hành .

 2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận và biết cách viết bài văn nghị luận theo đúng chuyên đề nhất định .

 3. Thái đo :

- Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập, lựa chọn cách học phù hợp cho bản thân .

II. CHUẨN BỊ :

 Gv: sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ

 Hs: sgk, xem trước bài

III. PHƯƠNG PHÁP :

 Đọc diễn cảm, gợi mở, thảo luận, vấn đáp

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26 
 Tiết : 101 ND: 11/03/2009
 Văn bản : 
 __ Nguyễn Thiếp __
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính, học để làm người, học để biết làm, để góp phần làm hưng thịnh đất nứơc . Đồng thời thấy được lối học sai trái.
- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, học kết hợp với hành .
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng phân tích văn nghị luận và biết cách viết bài văn nghị luận theo đúng chuyên đề nhất định .
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập, lựa chọn cách học phù hợp cho bản thân . 
II. CHUẨN BỊ :
 Gv: sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs: sgk, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, gợi mở, thảo luận, vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp 
 2. KTBC 
- Đọc thuộc lòng văn bản “Nước Đại Việt ta” . Nguyên lí nhân nghĩa thể hiện như thế nào trong bài ? Thực tiễn lịch sử đã có ý nghĩa gì ? 
 (10đ)
- Nêu nội dung chính đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” ? Hãy so sánh với bài “Sông núi nước Nam” ? (10đ)
- Đọc thuộc, trôi chảy (4đ)
-Nhân nghĩa : là yên dân, trừ bạo (2đ) , gắn với yêu nước chống ngoại xâm (2đ)
- Thực tiễn lịch sử :Chứng minh cho sức mạnh nhân nghĩa và tinh thần tự hào dân tộc (3đ)
+ Đây có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập : nước ta có văn hiến, lãnh thổ riêng,  (5đ)
+ Làm rõ hơn các yếu tố trong “Sông núi nước Nam” nên “Nước Đại Việt ta“ có tính toàn diện 
(dẫn chứng) (5đ)
 3. Bài mới 
 Ở những tiết trước, các em học thể loại chiếu, hịch, cáo . Đặc điểm chung của những thể này là gì ? ( là do vua ban bố cho thần dân) . Hôm nay, các em sẽ học một thể loại ngược lại : do bề tôi hay thần dân gửi lên vua chúa . Đó là thể tấu qua văn bản “Bàn luận về phép học”
 Hoạt động 1: Đọc - Hiểu chú thích
? Dựa vào chú thích, nêu vài nét chính về tác giả ?
? Dựa vào chú thích , em hãy cho biết vì sao Nguyễn Thiếp từng làm quan dưới triều Lê mà lại hợp tác giúp vua Quang Trung – Nguyễn Huệ ?
=> Nguyễn Thiếp nhận ra rằng Nguyễn Huệ là đấng minh quân, có một thái độ cầu hiền tài, trọng kẻ sĩ . Vì vậy ông mới hợp tác giúp Tây Sơn . Điều này cho thấy tấm lòng đối với dân, với nước của ông .
? Văn bản thuộc thể loại gì ? (Tấu)
? Nêu đặc điểm và chức năng thể tấu ?
0 Là một loại thư của bề tôi, của dân gửi cho vua chúa trình bày sự việc , 
? Hoàn cảnh ra đời bài chiếu ?
 * Kiểm tra phần giải nghĩa từ khó của học sinh :tam cương , ngũ thường ?
 - Giọng đọc : to, rõ nhưng nhẹ nhàng thể hiện sự chân tình, vừa tự tin vừa khiêm tốn , sự tôn kính của thần dân đối với vua 
 Giáo viên đọc , gọi học sinh đọc , nhận xét .
 Hoạt động 2 : Đọc -Tìm hiểu văn bản
? Theo em bố cục văn bản chia làm mấy phần ? 
0. ( 4phần )
 1. Câu đầu : ® Mục đích của việc học 
 2. “Đạo là  tệ hại ấy” ® Phê phán sai trái trong 
 việc học
 3. “Cúi xin  bỏ qua” ® Quan điểm đúng trong 
 việc học
 4. Còn lại ® Tác dụng của việc học chân chính
 * Học sinh đọc câu (1) , xác định ý chính :
? Đạo là gì ? (Là đạo đức, đạo lí của con người, là đối xử hàng ngày giữa mọi người )
? Hãy giải thích ý nghĩa câu nói đó ?
? Theo tác giả: mục đích chân chính của việc học là gì?
 => Như vậy trong phần mở đầu, tác giả dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu vừa tăng tính thuyết phục để giải thích về mục đích của việc học .
 * Đọc phần 2 , nêu ý chính :
? Theo tác giả, thế nào là việc học lệch lạc sai trái ?
 Tìm dẫn chứng làm rõ ?
0 - Lối học hình thức, cầu danh lợi
 - Không còn biết tam cương ngũ thường
? Phê phán việc học sai trái, tác giả đã chỉ trích điều gì 
 Thảo luận :
? Liên hệ thực tế hiện nay : theo em thế nào là học chuộng hình thức, cầu danh lợi ?
 (Đại diện nhóm – trả lời )
0 – Học chuộng hình thức : học thuộc lòng ® không hiểu nội dung (học vẹt) _ để lấy điểm nhưng không có chất lượng
 - Học cầu danh lợi : học để có danh tiếng, để được trọng vọng, bổng lộc (mua bằng cấp, mua bằng giả , )
? Theo Nguyễn Thiếp, lối học như vậy gây ra nhiều tác hại lâu dài. Đó là những tác hại gì ?
0. Lối học đó rất nguy hiểm: người trên kẻ dưới đều thích chạy chọt, luồn cúi (mua quan bán tước ) ® ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước .
 Hoạt động 3 : Quan điểm, phương pháp đúng đắn 
 trong học tập
 * Đọc phần 3
? Để khuyến khích việc học : Nguyễn Thiếp khuyên vua thực hiện chính sách gì ?
? Qua đó em nhận xét gì về chi tiết này ?
 ® Tạo thuận lợi cho người đi học
 Liên hệ thực tế : Nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học và bao tấm gương sáng về điều này. Thời chiến tranh (vẫn có lớp bình dân học vụ -xóa giặc dốt )
Ngày nay càng phải học vì “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài “ (Phổ cập cấp I, II, III ; đội ngũ người lao động đủ tay nghề ; người học giỏi ® có học bổng, được đi du học , )
? Để học tốt , tác giả đưa ra những phương pháp học nào ?
0 Lúc đầu học tiểu học ® rồi đến tứ thư, ngũ kinh , 
 - Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm
? Với những phương pháp học này, tác giả nhấn mạnh điều gì ?
=> Dưới thời Nguyễn Thiếp, tuy học có ảnh hưởng của Nho giáo nhưng ông vẫn đề cao tính chất củaviệc học : phải có phương pháp + và kết hợp với thực tiễn .( Nét tiến bộ của ông )
 * Đọc phần cuối :
? Việc học chân chính có tác dụng như thế nào ?
? Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy việc học nào là tốt nhất ?
? Qua phần tìm hiểu, nội dung văn bản muốn nói đến điều gì ? 
I. Đọc - Hiểu chú thích :
1. Tác giả :
 Nguyễn Thiếp (1723-1804)
2. Tác phẩm :
- Thể loại : tấu
- Viết vào 8/1791 Nguyễn Thiếp gởi bài tấu lên vua Quang Trung trong đó có phần “Bàn luận ”
II. Đọc -Tìm hiểu văn bản :
1. Mục đích của việc học chân chính :
Ngọc không mài không thành đồ vật,người không học ”
à Học để làm người .
2. Phê phán những lối học lệch lạc sai trái: 
- Lối học hình thức, cầu danh lợi
 - Không còn biết tam cương ngũ thường
à Học để cầu danh lợi, không biết đến đạo lí làm người .
àTác hại : chúa trọng nịnh thần ; nước mất, nhà tan .
3. Quan điểm, phương pháp đúng đắn 
 trong học tập :
 thầy trò trường phủ,huyện,trường tưtiện đấy mà đi học
học tiểu học 
học rộng tóm lại cho gọn 
à Học kiến thức cơ bản từ thấp đến cao, học rộng nghĩ sâu, và học kết hợp với hành .
4. Tác dụng của việc học :
- Đạo học thành thì có người tốt, nhiều nhân tài ® Xã hội vững mạnh .
 * Ghi nhớ (sgk-79)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hoạt động 4: Củng cố & luyện tập
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập và củng cố kiến thức : 
- Mục đích của việc học ? (Học để làm người )
- Phương pháp học đúng đắn ? (Học sâu, kĩ, kết hợp 
 với hành )
? Lời khuyên về việc học ấy có ý nghĩa như thế nào ?
0 Không chỉ có giá trị giáo huấn người đương thời bấy 
 giờ ® ngày nay 
? Có thể khái quát trình tự lập luận văn bản “Bàn luận 
 về phép học” bằng 1 sơ đồ như thế nào ?
0 Mục đích việc học chân chính
 Phê phán những Khẳng định quan điểm
 sai trái trong việc học p.p học đúng đắn 
 Tác dụng của việc học chân chính
BT : Sự cần thiết & tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành” . Cho ví dụ làm rõ . (Thảo luận )
III. Luyện tập :
* Sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành” :
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học bài, tìm thêm dẫn chứng .
 - Chuẩn bị bài : “ Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm “
 + Đọc trước các đề bài , ví dụ trong sách giáo khoa .
 + Xem lại kiến thức về luận điểm .
 + Chuẩn bị theo hướng dẫn của đề bài trong sách giáo khoa .
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần :26 
 Tiết :102 ND:13/03/2009 
 TLV: LT XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm trong văn nghị luận .
 2. Kĩ năng :
- Vận dụng những hiểu biết vào việc tìm , sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc .
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh tính độc lập , sáng tạo khi làm bài 
II. CHUẨN BỊ :
 Gv: sgk, giáo án , tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs: sgk, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, thảo luận, vấn đáp, lựa chọn
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp
 2. KTBC
- Kiểm tra vở bài tập .
- Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn thì câu chủ đề được viết theo cách nào ? Giải thích 
 (10đ)
- Khi trình bày một luận điểm, ta cần chú ý điều
 gì ? (10đ)
- Gồm 2 cách : (2đ)
. Diễn dịch :từ ý khái quát ® các ý cụ thể (4đ)
. Quy nạp : từ các ý chi tiết ® ý kết luận (4đ)
+ Tìm đủ luận cứ và theo trình tự hợp lí (5đ)
+ Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn (5đ)
 3. Bài mới
 Hoạt động 1 : Chuẩn bị
 Cho học sinh ôn lại kiến thức về luận điểm . Từ đó kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh (theo gợi ý)
 Hoạt động 2 : Luyện tập trên lớp
? Xác định yêu cầu Bài tập 1 ?
? Theo em hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa 
 chính xác ?
? Cách sắp xếp luận điểm đã hợp lí chưa ?
0 Chưa hợp lí : thiết những luận điểm cần thiết khiến 
 vấn đề chưa sáng tỏ
 Thảo luận :
? Vậy hãy thêm vào những luận điểm cho phù hợp ?
 => Các nhóm thảo luận ® trả lời . 
 Giáo viên hướng dẫn thêm, bớt điều chỉnh lại các luận điểm theo bố cục phù hợp 
? Các luận điểm đã sắp xếp hợp lí chưa ?
0 Chưa : - Vị trí luận điểm (b) : làm bài thiếu mạch lạc
 - Luận điểm (d) trước (e) không nên : mà(e, d)
 Hoạt động 2: Trình bày luận điểm
 - Đọc phần (a) /sgk -83
? Có phải tất cả các câu chuyển đoạn & giới thiệu luận 
 điểm ghi ở (a) đều chính xác không ? Vì sao ?
0 Câu (2) :không chính xác . (Vì 2 luận điểm ấy không 
 có quan hệ nhân -quả để có thể nối bằng “do đó “ ) 
? Chuyển đoạn câu (1) ,(3) em thích câu nào hơn ? Vì 
 sao?
0 ( Giáo viên : để học sinh tùy ý, không nên ép buộc ý thích của học sinh)
 (1) : đơn giản, dễ làm 
 (3) : giọng điệu gần gũi, thân thiết
 - Đọc phần (b) /sgk-83
? Các luận cứ sắp xếp theo trình tự trên đã hợp lí chưa ?
 Thảo luận : 
0 Vì bước tới dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp trước để
 cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn .
 - Đọc phần (c ) /sgk-84
? Có phải mọi đoạn nghị luận nào cũng cần phải có kết đoạn ?
0 Có thể có - hoặc không 
? Theo em nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn ?
 =>Giáo viên khích lệ học sinh viết theo nhiều cách khác nhau : miễn là đạt được yêu cầu đó - Cho học sinh trình bày (có ghi điểm)
 - Đọc phần d /sgk
? Theo em, đoạn văn viết theo cách trên là đoạn diễn dịch hay quy nạp ?
? Có thể biến đoạn văn ấy từ diễn dịch thành quy nạp & ngược lại được không ? (Được)
? Có phải chỉ cần thay đổi vị trí của câu chủ đề không ?
0 Không đơn giản như thế mà phải sửa lại những câu văn sao cho có mối liên kết trong đoạn, trong bài không bị mất đi .
 * Gọi học sinh trình bày trước lớp luận điểm mà các em vừa chuẩn bị (viết ra giấy) ® nhận xét ® sửa chữa
I. Chuẩn bị ở nhà :
II. Luyện tập :
1. Xây dựng hệ thống luận điểm :
- Loại bỏ nội dung (a) : “lao động tốt “
- Thêm vào luận điểm :
+ Đất nước rất cần những người tài giỏi .
+ Phải chăm học mới giỏi và thành tài .
2. Trình bày luận điểm :
a. Câu 2 : xác định sai
b. Trình bày hợp lí
c. Viết phần kết đoạn
d. Viết theo quy nạp
 4. Củng cố & luyện tập :
 - Giáo viên chốt lại những điều cần lưu ý khi trình bày một luận điểmvăn nghị luận .
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Xem lại kiến thức văn nghị luận : luận điểm , xây dựng và trình bày 
 luận điểm trong văn nghị luận : để tiết sau làm bài viết số 6
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần :26 
 Tiết : 103-104 ND:10/03/2009
 TLV : VIẾT BÀI TLV SỐ 6
 (Văn Nghị luận)
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
Kiểm tra toàn diện những kiến thức đã học về văn nghị luận
 2. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng xây dựng văn bản theo yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiểu bài, tính liên kết, khả năng tích hợp
 3. Thái độ :
Giáo dục học sinh tính độc lập, sáng tạo khi làm nghị luận
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : đề bài, đáp án
 Hs : giấy bút, xem lại kiến thức văn 
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Lựa chọn , tổng hợp sáng tạo
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp 
 2. KTBC : (thông qua)
 3. Bài mới
 Hđộng 1 : Giáo viên ghi đề lên bảng 
 Giáo viên ghi đề lên bảng
Hđộng 2 :Đáp án 
 Giáo viên chuẩn bị đáp án
? Bố cục văn nghị luận 
? Mở bài làm nhiệm vụ gì ?
? Thân bài làm công việc gì ?
?chúng ta sẽ đưa ra những luận điểm nào?
?Sắp xếp các luận điểm theo hệ thống như thế nào ? 
?Lập luận như thế nào ?
?Nêu dẫn chứng từ thực tiễn nào để thuyết phục người đọc?
? Kết bài làm gì ?
 * Đề bài :
 Hiện nay,một số bạn trong lớp còn lơ là trong học tập.hãy nêu những suy nghĩ của em để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn. 
* Đáp án :
a. Mở bài : (2đ)
Trong cuộc sống ,việc học tập đòi hỏi phải học suốt đời 
b. Thân bài : (5đ)
- Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa Tổ quốc tiến lên “đài vinh quang”,sánh kịp với bè bạn năm châu.
-Quanh ta đang có nhiều tấm gương của các bạn học sinh phấn đấu học giỏi ,để đáp ứng được yêu cầu của đất nước .
-Muốn học giỏi,muốn thành tài thì trước hết phải học chăm.
-Một số bạn ở lớp ta còn ham chơi,chưa chăm học,làm cho thầy ,cô giáo và các bậc cha mẹ rất lo buồn.
-Nếu bây giờ càng chơi bời,không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
-Vậy các bạn nên bớt vui choi,chịu khó học hành chăm chỉ,để trở nên người có ích cho cuộc sống,và nhờ đó,tìm được niềm vui chân chính,lâu bền.
c. Kết bài : (2đ)
-Tóm lại,khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường thì càng phải ra sức học tập 
-Liên hệ bản thân 
* Lưu ý :
- Trình bày sạch đẹp, lời văn trôi chảy (1đ)
 4. Củng cố & luyện tập :
 - Xem lại bài trước khi nộp
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
 - Chuẩn bị bài “Thuế máu” :
 + Đọc trước văn bản, tìm hiểu về tác giả- tác phẩm
 + Thái độ của bọn cai trị đối cới người dân thuộc địa trước và sau chiến tranh thế giới thứ I như thế nào ?
 + Số phận người bản xứ ra sao ? 
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
 Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc