Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 20

Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 20

Tuần : 20

 Tiết : 77 ND:13/01/2008

 Văn bản : QUÊ HƯƠNG

 (Tế Hanh)

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ . Thấy được tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả .

- Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ .

 2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ tự do

 3. Thái độ :

- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước

II. CHUẨN BỊ :

 Gv: sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ

 Hs : sgk, tập ghi, vở bài tập xem trước bài

III. PHƯƠNG PHÁP :

 Đọc diễn cảm, gợi mở, thảo luận, vấn đáp, giảng bình, tích hợp với tiếng việt : biện pháp tu từ .

IV. TIẾN TRÌNH :

 1. Ổn định lớp :

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bộ môn Ngữ văn 8 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 
 Tiết : 77 ND:13/01/2008 
 Văn bản : QUÊ HƯƠNG
 (Tế Hanh)
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ . Thấy được tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả .
- Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ .
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ tự do 
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước 
II. CHUẨN BỊ :
 Gv: sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs : sgk, tập ghi, vở bài tập xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Đọc diễn cảm, gợi mở, thảo luận, vấn đáp, giảng bình, tích hợp với tiếng việt : biện pháp tu từ .
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC :
- Đọc thuộc khổ 2-3 bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ và phân tích hai khổ thơ này ? (9đ)
- Chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ? Dẫn chứng ? (8đ)
- Đọc thuộc khổ 2-3 (4đ)
- Núi rừng lớn lao, hoang vu, bí ẩn
 Hổ xuất hiện với vẻ đẹp lẫm liệt, oai phong
 Nuối tiếc quá khứ
 Khát khao tự do (5đ)
- Cảm hứng lãng mạn (2đ)
- Ngôn ngữ phong phú, gợi cảm (2đ)
- Dẫn chứng : (4đ) 
 3. Bài mới :
 “ Quê hương là chùm khế ngọt
 Cho con trèo hái mỗi ngày
 Quê hương là đường đi học ”
 Quê hương của Đỗ Trung Quân là những gì mộc mạc, giản dị, ngọt ngào . Còn với Tế Hanh, quê hương gắn với nhịp sống của người dân chài miền biển, gắn với nỗi nhớ khôn nguôi khi xa cách nơi này 
 Hđộng 1 : Đọc- hiểu chú thích
? Qua phần * hãy nêu những nét chính về Tế Hanh và bài thơ “ Quê hương” ?
Lưu ý : Tế Hanh là nhà thơ của quê hương, ông có mặt trong phong trào thơ mới và thơ cách mạng, trước & sau cách mạng đều viết về quê hương
? Xuất xứ bài thơ ? (Trong tập “Nghẹn ngào” -1939 )
Bài này là sáng tác mở đầu đầy ý nghĩa, khi ông rời quê lên tỉnh học .
 - Giải nghĩa từ khó : trai tráng, tuấn mã, ghe 
 - Giọng đọc : giọng trầm ấm, thiết tha (nhịp 3/5, riêng câu 7: nhịp 4/4 )
? Qua phần đọc, nhận xét gì về thể thơ ? Bố cục bài thơ 
 chia làm mấy phần ?
0 – Thể thơ 8 chữ (thơ tự do rất mới)
 _ Bố cục : 4p
 . 2 câu đầu : giới thiệu về làng tác giả
 . 6 câu tiếp : cảnh đoàn thuyền ra khơi
 . 8 câu tiếp : cảnh đoàn thuyền trở về
 . 4 câu cuối : nỗi nhớ làng của tác giả 
 Hoạt động 2 : Đọc - Tìm hiểu văn bản
? Hai câu thơ đầu, tác giả giới thiệu quê hương mình như thế nào ?
0 - Về vị trí địa lí : ven biển
 - Đặc điểm nghề nghiệp của làng quê : nghề chài lưới
( Quê t.giả nằm giữa con sông Trà Bồng êm đềm và xanh trong bốn mùa .Tế Hanh từng nói về con sông quê mình : “ Trước khi đổ ra biển, dòng sông lượn vòng ôm trọn làng biển quê tôi “ )
? Em nhận xét gì về từ ngữ trong 2 câu thơ giới thiệu ấy ?
0 Giản dị, tự nhiên ,không cầu kì nhưng rất đầy đủ .
 * Khi giới thiệu làng quê là một làng ven biển, dân làng sinh sống bằng nghề chài lưới. Tác giả nói về cảnh gì của làng chài trước tiên ?
 - Hs đọc 6 câu tiếp theo :
? Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả trong khung cảnh như thế nào ?
0 Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ® đó là ngày đẹp trời
 (ngày trời yên, biển lặng ® điều kiện ra khơi tốt ) . Nếu trời kéo mây đen những người đi biển sẽ không giám ra khơi
? Khung cảnh ấy gợi cho người đọc cảm giác gì ?
0 Một không gian bát ngát , rực rỡ ánh bình minh 
 * GV liên hệ thực tế : bão lũ ở nước ta
? Nổi bật lên trong khung cảnh ấy là hình ảnh gì ?
0 Chiếc thuyền nhẹ 
  Rướn thân trắng  gió
? Hãy nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của việc miêu tả con thuyền đánh cá ra khơi ?
0 - So sánh : thể hiện trạng thái đầy phấn chấn, ẩn đằng sau
 là hình ảnh con người : khí thế sôi nổi hào hứng.
 Tác giả so sánh cái hữu hình (cánh buồm) với cái vô hình (hồn làng) qua đó càng thấy rõ hơn tình cảm của tác giả với làng quê . (Đó là nét đặc sắc trong sáng tạo của Tế Hanh)
 - Nhân hóa :Cánh buồm như một sinh thể biết cử động và hơn thế nữa nó mang hồn quê ra biển . Bây giờ trở thành biểu tượng của làng chài .
 Cánh buồm no gió căng to vượt sóng hướng về phía trước cũng như đoàn thuyền, như người dân chài đầy sức lực chuẩn bị cho công việc của mình 
 Tác giả sử dụng hàng loạt động từ rất mạnh : hăng, phăng, vượt, rướn ® cái gì đó sung sức
? Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy nhằm mục đích gì ?
 (Thấy được sự khỏe khoắn , tràn đầy sức sống của nguoi72 dân miền biển  )
* Đọc 8 câu tiếp theo & cho biết nó miêu tả cảnh gì ? 
? Cảnh đón đoàn thuyền được tả trong những câu thơ nào ?
0 Ngày hôm sau  thân bạc trắng 
? Không khí của buổi đón đoàn thuyền như thế nào ?
0 Vui vẻ, rộn ràng, thỏa mãn : có cả âm thanh, màu sắc, trạng thái tấp nập 
? Câu thơ “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe “đã thể hiện tâm trạng gì của tác giả ? 
0 Reo vui, thở phào nhẹ nhõm, cảm tạ thiên nhiên, trời đất đã giúp cho chuyến đi biển bình yên trở về và cá đầy ghe .
Gv liên hệ thực tế : đó là tình cảm của người dân miền biển với thiên nhiên, còn là phong tục, tín ngưỡng của dân biển : tục lệ cúng Ngư ông (cá voi) của người miền Trung .
? Hình ảnh trai tráng sau chuyến đi biển về được đặc tả thế nào ?
0  làn da ngăm rám nắng ,  nồng thở vị xa xăm 
? Những hình ảnh ấy, cho thấy người dân miền biển có 
 gì đặc biệt (so với người dân nơi khác) ?
0 Sóng gió, nắng, nước biển in dấu trên làn da _ tạo ra cái “vị xa xăm” nồng nàn trên thân thể người trai xứ biển . Vẻ đẹp thật giản dị nhưng khỏe khoắn, mặn mà, rất thơ mộng (lãng mạn) . Đó là hình ảnh tả thực vừa sáng tạo .
 Nắng gió làm họ xấu đi nhưng cái xấu đó lại tạo ra sự sống cho làng chài, cho gia đình
? Còn chiếc thuyền được được tác giả nhắc đến như thế nào sau chuyến đi biển đầy gian nan ?
? Nêu nhận xét về nghệ thuật của 2 câu thơ trên ?
 ( Aån dụ , nhân hóa )
? Cách sử dụng biện pháp trên đã bộc lộ tình cảm gì của tác giả đối với làng quê ? 
0 Con thuyền vô tri vô giác trở nên có hồn, có tâm hồn . Chiếc thuyền nghỉ ngơi, tập trung các giác quan để cảm nhận những gì nó đã làm được, những gì nó đang tận hưởng, tất cả đang thấm sâu vào cơ thể nó ® Đây là cách cảm nhận rất tinh tế của tác giả(điều này không phải ai củng có)
Ông gắn bó sâu nặng với quê hương .
? Vậy đoàn thuyền về bến được miêu tả trong khung
 cảnh như thế nào ?
 * Đọc khổ cuối :
(* Tình cảm tác giả dàng cho quê hương như thế nào ? 
 Nêu vấn đề => ý nhỏ )
? Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thể hiện trong 
 hoàn cảnh nào ? Câu thơ nào cho em biết điều đó ?
0 “Nay xa cách  tưởng nhớ “ ( Xa quê ® nhớ quê )
? Nhớ quê thì tác giả nhớ về những ấn tượng nào của 
 làng chài ?
0  nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, mùi 
 nồng mặn . Nhớ những cái rất giản dị
? Nỗi nhớ ấy có phải chỉ xuất hiện trong thoáng chốc ?
_ Gv liên hệ thực tế cuộc sống : Quê em là vùng
yên ả  Em hãy tưởng tượng khi xa quê, em sẽ nhớ về điều gì trước tiên .
? Bài thơ có nét đặc sắc gì nghệ thuật ?
- Bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm xen miêu tả .
- Hình ảnh thơ vừa chân thực nhưng có khi bay bổng đầy lãng mạn .
 ? Qua phần phân tích, hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật ?
I. Đọc- hiểu chú thích : 
-Trần Tế Hanh sinh năm 1921.Quê ở tỉnh Quảng Ngãi.
-Bài thơ thuộc phong trào thơ mới (1932-1945)
-Thể thơ 8 chữ,thơ tự do rất mới
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản :
1/ Giới thiệu làng quê của tác giả
Làng tôi ở 
Nước bao vây 
à Giản dị, tự nhiên
2. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Chiếc thuyền nhẹ 
Phăng mái chèo
Cánh buồm 
  Rướn thân trắng  gió
à Biện pháp so sánh ,ẩn dụ ,nhân hoá thể hiện bức tranh thiên nhiên tươi sáng cùng với sự khỏe khoắn, dạt dào sức sống của người dân miền biển 
3. Cảnh đoàn thuyền về bến :
Ngày hôm sau 
Khắp dân làng 
Nhờ ơn
Những con cá 
  làn da ngăm rám nắng
 nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im
Nghe chất muối
à Đoàn thuyền về bến trong không khí rộn ràng, vui tươi, thỏa mãn .
4. Nỗi nhớ quê của tác giả :
Nay xa cách
nước xanh ,cá bạc
con thuyền 
nhớ mùi nồng mặn
à Nỗi nhớ da diết, khôn nguôi .
 * Ghi nhớ (sgk-18)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 3 : Gv hướng dẫn hs củng cố kiến thức và làm bài tập
- Đọc diễn cảm bài thơ .
-Cảnh đoàn thuyền ra khơi, khi trở về được miêu tả như thế nào ?
- Tình cảm của tác giả đối với quê hương ra sao ?
 ( Nỗi nhớ da diết, khôn nguôi )
2/18: Thơ về tình cảm quê hương :
 “ Tôi, con đường nhỏ chạy lang thang ,
 Kéo nỗi buồn không chạy khắp làng .
 Đến cuối thôn kia hỏi cỏ vướng ,
 Hương đồng quyến rũ hát lên vang .
 ( Lời làng quê – Tế Hanh) 
 “Nhớ con sông quê hương” _ Tế Hanh 
 III. Luyện tập :
2. Sưu tầm một số câu thơ về tình cảm quê hương :
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ 
- Chuẩn bị bài “ Khi con tu hú “
 + Đọc trước văn bản , tìmhiểu về tác giả
 + Bức tranh mùa hè được miêu tả như thế nào ?
 + Tâm trạng của người tù ra sao ?
 + Nghệ thuật nổi bật của bài thơ ?
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần :20 NS:22/01/07
 Tiết : 78 ND:24/01/07
 Văn bản : KHI CON TU HÚ
 (Tố Hữu )
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà thiết tha .
 2. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ lục bát .
 3. Thái độ :
Giáo dục học sinh lòng yêu cuộc sống, yêu tự do, có lí  ... i, tù túng nóng bức của phòng giam mùa hè . Uất hận vì sự vật thì tự do còn người chiến sĩ phải bị giam hãm, bị biệt lập cô đơn
 “ Cháy ruột mơ những ngày hoạt động” ( Quanh quẩn )
? Tất cả tâm trạng đó đã dẫn đến ước muốn gì của người 
 tù ? ( đạp tan phòng )
? Mong muốn đó thể hiện điều gì ?
 Thảo luận :
? Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu nhưng tâm trạng của người tù ở đoạn đầu & đoạn cuối khác nhau , vì sao ?
Gợi ý : Ở câu đầu tiếng tu hú kêu gợi cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sức sống vào mùa hè. Đến câu cuối tiếng chim được nghe như là tiếng kêu , hai tiếng “cứ kêu” chỉ sự liên tục, không dứt có phần thiêu đốt giục giã tâm can - khiến người chiến sĩ hết sức đau khổ , bực bội . Tiếng kêu như tiếng gọi thiết tha của tự do 
 Hoạt động 3 : Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật 
? Nhận xét về cách tả cảnh và tả tình của bài thơ ?
0 Đoạn đầu tả cảnh : dạt dào đầy sức sống .
 Đoạn sau tả tình : sôi nổi, da diết
? Hiệu quả nghệ thuật có được là do đâu ?
- Sử dụng thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt
- Nghệ thuật đối lập , cảm xúc nhất quán .
I. Đọc -Tìm hiểu chú thích :
 - Tố Hữu (1920-2002) Nguyễn Kim Thành –Thừa Thiên Huế .
-Sáng tác 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ,khi tác giả bị bắt giam.
-Thể loại :lục bát
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản : 
1. Bức tranh mùa hè :
Khi con tu hú
Lúa chiêmtrái cây
Vườn râmtiếng ve
Bắp rây
Trời xanh
Đôi con diều sáo
àMột mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc và ngọt ngào hương vị .
2. Tâm trạng người tù :
Mà chân 
Ngột làm sao
à Tâm trạng ngột ngạt, uất hận
® Thể hiện niềm khát khao tự do
 * Ghi nhớ (sgk-20)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 4 : Gv hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức
- Đọc diễn cảm bài thơ 
- Cho biết tâm trạng nhà thơ qua bài “Khi con tu hú” ?
- Qua việc tìm hiểu nội dung bài thơ : em hãy viết câu văn xuôi có 4 chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ ?
0 Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù (nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật hẹp, càng khao khát tự do bên ngoài . Tên bài thơ đã gợi mở mạch cảm xúc của bài thơ .
- Ngột ngạt, u uất ® khao khát tự 
 do .
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
- Học bài , học thuộc lòng bài thơ 
- Chuẩn bị trước bài “ Tức cảnh PácBó “ :
 + Đọc văn bản , tìm hiểu về tác giả- tác phẩm
 + Cuộc sống của Người ở PácBó như thế nào ?
 + Tinh thần cách mạng của người cộng sản ?
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần :20 
 Tiết : 79 ND: 14/01/2008
 Tiếng việt : CÂU NGHI VẤN ( tt )
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến , phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc 
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp .
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh tính độc lập, sáng tạo khi làm bài 
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs : sgk, tập ghi, vở bài tập, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, thảo luận, vấn đáp, lựa chọn, quy nạp
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC :
- Kiểm tra vở bt 
- Câu nghi vấn là gì ? Chức năng chính của câu nghi vấn ? Cho ví dụ ? (8đ)
- Nêu đặc điểm của câu nghi vấn ? 
 Đặt 2 ví dụ với 2 từ nghi vấn khác nhau ? (8đ) 
- Câu nghi vấn : là câu có chứa từ nghi vấn (2đ) Chức năng chính : để hỏi (2đ)
 Ví dụ : (4đ)
+ Đặc điểm : dấu chấm hỏi ở cuối câu 
 (2đ)
+ Cho 2 ví dụ (6đ)
 3. Bài mới :
 Thực tế trong cuộc sống giao tiếp, có những câu ngoài mục đích để hỏi còn dùng vào những mục đích khác . Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu chức năng khác của câu nghi vấn 
 Hoạt động 1 : Những chức năng khác của câu
 nghi vấn
 - Gv treo bảng phụ
? Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích trên ?
0 ( Hs trả lời – Gv gạch chân những câu nghi vấn )
? Những câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không ?
 Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì ?
? Nhận xét về dấu câu của các câu trên ?
0 Có khi là dấu chấm than , chấm lửng
 Bt nhanh : Chức năng của câu nghi vấn ?
- Hay à chó của mày bằng vàng ? (mỉa mai)
- Lượm ơi còn không ? (c.xúc thương tiếc)
- Trời ơi , sao tôi khổ thế này ? (than trách )
? Qua các vdụ trên câu nghi vấn ngoài chức năng để hỏi còn có chức năng nào khác ?
* Gọi hs tự cho ví dụ - ghi điểm 
 Gợi ý :
 - Bạn có thể mở cửa sổ giúp mình được không ?
 (yêu cầu )
 - Sao lão lại khốn cùng đến thế ? (cảm xúc)
III. Những chức năng khác của câu
 nghi vấn :
a. Bộc lộ cảm xúc
b. Đe dọa
c. Đe dọa
d. Khẳng định
e. Cảm xúc
 * Ghi nhớ (sgk-22)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 2 : . Luyện tập 
 Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập và củng cố kiến thức 
Bt1 : 
- Câu nghi vấn ngoài chức năng để hỏi còn để làm gì ?
- Hãy xác định câu nghi vấn và chức năng của nó trong bài tập sau :
Bt2 : Đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn ? Đặc điểm ? Nó dùng để làm gì ?
=> Sau đó cho hs viết ra những câu có ý nghĩa tương đương mà không phải là câu nghi vấn ?
- Cụ không phải lo xa như thế , không nên nhịn đói
 mà để tiền lại .
- Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử .
Bt4 : Các câu nghi vấn trên dùng để làm gì ? Quan hệ giữa người nói và người nghe như thế nào ? 
IV. Luyện tập :
1. Câu nghi vấn và chức năng :
a. “ Con người  có ăn ư “
 ® Cảm xúc ngạc nhiên
b. Phủ định + cảm xúc
c. Cầu khiến
d. Phủ định
2. Câu nghi vấn :
a. Phủ định
b. Băn khoăn
c. Khẳng định
d. Hỏi
4/ Dùng để chào ® quan hệ thân mật
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học bài , làm bài tập cho hoàn chỉnh
 - Chuẩn bị bài “ Câu cầu khiến” : 
 + Xem trước các vdụ trong sách giáo khoa .
 + Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến ?
 + Câu cầu khiến có chức năng dùng để làm gì ?
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	
Tuần : 20 
 Tiết : 80 ND:16/01/2008 
 TLV : THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP
 ( CÁCH LÀM )
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 - Biết cách thuyết minh một phương pháp , một thí nghiệm (cách làm) về một đối tượng nào đó .
 2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành
 3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh tính độc lập , sáng tạo khi làm bài. Tận dụng thời gian của giờ thực hành .
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 Hs : sgk, tập ghi, vở bài tập, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP :
 Nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận, vấn đáp, quy nạp kiến thức 
IV. TIẾN TRÌNH :
 1. Ổn định lớp :
 2. KTBC :
- Khi làm bài văn thuyết minh, chúng ta cần phải 
 làm gì ? (8đ)
- Các ý trong đoạn văn thuyết minh được sắp xếp 
 theo thứ tự nào ? (8đ)
- Xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn . (4đ)
- Viết đoạn văn cần trình bày rõ chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý đoạn khác (4đ)
+ Theo cấu tạo sự vật (5đ)
+ Theo thứ tự chính phụ (3đ)
 3. Bài mới :
 Ở những tiết học trước, các em đã luyện tập thuyết minh một thể thơ, thể loại văn học, một đồ dùng  Bài học hôm nay sẽ hướng dẫn các em thuyết minh cách làm (phương pháp) một món đồ chơi, hay một món ăn .
 Hđộng 1 : Giới thiệu một phương pháp (cách làm)
 - Đọc 2 văn bản (a) , (b) :
? Văn bản (a) , (b) gồm những mục nào ?
? Vì sao 2 văn bản lại có những mục chung như thế ?
0 Vì muốn làm một cái gì cũng phải có nguyên vật 
 liệu, có phương pháp và có yêu cầu thành phẩm 
 (tức là sản phẩm làm ra phải có chất lượng thế nào ) 
? Theo em 3 mục trên mục nào quan trọng nhất ?
0 ( Cách làm )
? Nhận xét phần thuyết minh cách làm của 2 ví dụ 
 trên ? 
0 Phải theo thứ tự nhất định : cái nào làm trước, cái
 nào làm sau 
? Vậy qua các văn bản trên, khi thuyết minh một phương pháp, 1 thí nghiệm ta cần tiến hành như thế nào ?
 Hs trả lời, gv chốt ghi nhớ , hs đọc ghi nhớ
I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm) :
- Cả 2 văn bản (a), (b) đều có 3 mục :
. Nguyên vật liệu
. Cách làm
. Yêu cầu thành phẩm
- Thuyết minh cách làm là quan trọng nhất (phải theo thứ tự nhất định) 
 * Ghi nhớ (sgk-26)
 4. Củng cố & luyện tập :
 Hđộng 2 : Luyện tập
 Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập và củng cố kiến thức .
- Khi giới thiệu một phương pháp, cách làm nào đó, người viết phải làm gì ? ( Người viết phải tìm hiểu nắm chắc phương pháp cách làm đó)
- Lời văn thuyết minh phải như thế nào ? ( Ngắn gọn, rõ ràng)
Bt1 : Thảo luận 
? Thuyết minh 1 trò chơi thông dụng mà em biết ?
 Lưu ý :
- Bài văn thuyết .minh gồm những phần nào ? 
- Mỗi phần nên có những ý nào ?
=> Cho học sinh 10¢ để xây dựng dàn bài ® đại diện tổ trình bày .
Bt2 : Bài văn có mấy phần ?
- Mở bài : Từ đầu  tư liệu này
- Thân bài :Nếu hằng ngày  ý chí lớn 
- Kết bài : Còn lại
? Hãy chỉ ra cáh đặt vấn đề, cách đọc, đặc biệt là 
 hiệu quả của phương pháp đọc nhanh ?
? Số liệu trong bài có ý nghĩa gì ?
 ( Làm bài văn mang tính xác thực ) 
II. Luyện tập :
1/ Gồm 3 phần :
a. Mở bài :
 Giới thiệu khái quát trò chơi
b. Thân bài :
- Số người chơi, dụng cụ chơi
- Luật chơi
- Yêu cầu đối với trò chơi
c. Kết bài :
 Lợi ích của trò chơi
2/
- Có 2 cách đọc :
 + Đọc thành tiếng
 + Đọc thầm : đọc theo dòng ; đọc ý
- Hiệu quả : thu nhận nhiều thông tin mà tốn ít thời gian
 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà :
- Học bài, làm bài tập hoàn chỉnh
- Chuẩn bị bài “ Thuyết minh một danh lam thắng cảnh”
 + Muốn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ta phải làm gì ?
 + Thuyết ming một thắng cảnh phải có bố cục như thế nào ?
V. RÚT KINH NGHIỆM : 
Nội dung :	
 Phương pháp:	
 Tổ Chức :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc