Giáo án Bám sát Ngữ văn 8 - Chủ đề 3: Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh

Giáo án Bám sát Ngữ văn 8 - Chủ đề 3: Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh

CHỦ ĐỀ 3

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

TẠO LẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH

 Loại chủ đề: Bám sát- Thời lượng: 8 tiết

A. Mục tiêu:

- Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về văn bản thuyết minh – loại văn bản học sinh mới được làm quen.

- Học sinh nhận biết đúng văn bản thuyết minh; phân biệt được văn bản thuyết minh với các thể loại văn bản đã học.

- Tạo lập được văn bản thuyết minh theo các kiểu bài cụ thể.

- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản – sử dụng – trình bày văn bản.

B. Tài liệu hỗ trợ

- sgk, sgv Ngữ văn 8

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8

- Các dạng bài Tập làm văn và cảm thụ thơ văn 8.

C. Nội dung

Tuần 21 – Tiết 21:

Ngày soạn: 29-1-08

TÌM HIỂU CHUNG VỀ THUYẾT MINH

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh ôn tập lại lí thuyết chung về thuyết minh: học sinh nắm được khái niệm sơ giản nhất về thuyết minh và biết phân biệt với các loại văn bản khác.

- Học sinh cũng hiểu được vị trí của loại văn bản mới này trong nhà trường và sự vận dụng trong đời sống hàng ngày.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bám sát Ngữ văn 8 - Chủ đề 3: Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 3
Rèn luyện kĩ năng 
tạo lập văn bản thuyết minh
 Loại chủ đề: Bám sát- Thời lượng: 8 tiết
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức về văn bản thuyết minh – loại văn bản học sinh mới được làm quen.
- Học sinh nhận biết đúng văn bản thuyết minh; phân biệt được văn bản thuyết minh với các thể loại văn bản đã học.
- Tạo lập được văn bản thuyết minh theo các kiểu bài cụ thể.
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản – sử dụng – trình bày văn bản.
B. Tài liệu hỗ trợ
- sgk, sgv Ngữ văn 8
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8
- Các dạng bài Tập làm văn và cảm thụ thơ văn 8.
C. Nội dung
Tuần 21 – Tiết 21: 
Ngày soạn: 29-1-08
Tìm hiểu chung về thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh ôn tập lại lí thuyết chung về thuyết minh: học sinh nắm được khái niệm sơ giản nhất về thuyết minh và biết phân biệt với các loại văn bản khác.
- Học sinh cũng hiểu được vị trí của loại văn bản mới này trong nhà trường và sự vận dụng trong đời sống hàng ngày.
II. Tiến trình bài dạy:
Bước 1: Tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại khái niệm về văn bản thuyết minh?
- Nêu yêu cầu của đề văn kiểm tra học kì I ( thuyết minh về ngôi trường của em)
Bước 3: Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Kể tên những văn bản thuyết minh đã học trong chương trình học kì I?
? Những văn bản đó thuyết minh về những đối tượng nào?
? Hãy nhắc lại khái niệm về văn bản thuyết minh đã được học?
- GV bổ sung thêm nếu học sinh trả lời còn thiếu ý.
? Yêu cầu cơ bản nhất về nội dung của một văn bản thuyết minh là gì?
? Tại sao văn bản thuyết minh lại coi trong yêu cầu khách quan ?
? Một văn bản thuyết minh cần trình bày như thế nào?
? Nêu một vài ví dụ cụ thể?
? Văn bản thuyết minh có gì khác với các văn bản đã được học trong chương trình?
? So sánh với văn bản tự sự?
- Yêu cầu tự sự: chú trọng nhân vật và sự việc.
? So sánh với văn bản miêu tả?
- Yêu cầu miêu tả?
? So sánh với văn bản nghị luận?
? So sánh với văn bản hành chính, công vụ?
? Từ đó, em rút ra kết luận gì về văn bản thuyết minh?
Gv đọc bài tập.
? Các văn bản này có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
? Hãy đặt tên cho các văn bản trên?
?Xác định những tri thức được cung cấp trong văn bản 1 và 5 ơ bài tập 1
I. Ôn tập lí thuyết:
1. Một số văn bản thuyết minh đã học:
- Ôn dịch, thuốc lá: tác hại của thuốc lá
- Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và biện pháp hạn chế.
- Bài toán dân số: Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
2. Văn bản thuyết minh là gì?
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
3. Yêu cầu của văn bản thuyết minh.
- Về nội dung: Có tính chất khách quan, thực dụng: vì đây là loại văn bản cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
- Về hình thức:
+ Trình bày rõ ràng, theo hệ thống và tuân thủ phương pháp cụ thể cho từng kiểu bài.
Ví dụ: Thuyết minh về một đồ vật dùng phương pháp phân loại, phân tích hoặc nêu định nghĩa.
Thuyết minh về một di tích, một danh nhân...dùng phương pháp so sánh, dùng số liệu....
+ Ngôn ngữ chính xác, cô đọng chặt chẽ, sinh động.
Ví dụ: Bài toán dân số, Cầu Long Biên...
4. Phân biệt văn bản thuyết minh với các loại văn bản đã học khác:
- So với văn bản tự sự: thuyết minh không có sự việc, diễn biến hay cốt truyện.
- So với văn bản miêu tả: thuyết minh không đòi hỏi miêu tả cụ thể cho người đọc cảm thấy hoặc hình dung ra mà cần làm cho người đọc hiểu về vấn đề mà thôi.
- So với văn bản nghị luận: thuyết minh không yêu cầu trình bày lí lẽ, suy luận mà là trình bày nguyên lí, cách thức...của đối tượng.
- So với văn bản hành chính – công vụ: thuyết minh không phải để bày tỏ nguyện vọng, thông báo...mà là để làm rõ về đối tượng người đọc cần biết.
->Thuyết minh khác với tất cả các loại văn bản đã học và không thể có sự nhầm lẫn khi toạ lập văn bản thuyết minh.
II. Luyện tập: 
Bài tập 1: Trang 34 – Bài tập cảm thụ thơ văn 8.
- Văn bản 1: Về tiền giấy Việt Nam
- Văn bản 2: Lí luận và phê bình văn học thời hiện đại
- Văn bản 3: Cách hiểu một câu tục ngữ
- Văn Bản 4: Câu chuyện về đôi tay đẹp
- Văn bản 5: Loài cá đuối ở vùng biển nhiệt đới .
->Văn bản 1 và 5 là thuyết minh; văn bản 2 là nghị luận; văn bản 3 là một câu chuyện cười; văn bản 4 là tự sự.
Bài tập 2: 
- Văn bản 1: Tiền giấy Việt Nam
- Văn bản 5: Cá đuối
Bài tập 3:
Học sinh thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trình bày.
Giáo viên nhận xét và kết luận. 
Bước 4: Củng cố
- Nhắc lại những yêu cầu của văn bản thuyết minh?
- Phân biệt văn bản thuyết minh với các loại văn bản khác nhhư thế nào?
Bước 5: Hướng dẫn về nhà:
- Viết một đoạn văn ngắn để thuyết minh một trong các đề tài sau: quyển vở soạn văn; quyển nhật kí của lớp em; sổ tay văn học của em.
Tuần 22 – Tiết 22
Ngày soạn: 05-2-08
Yêu cầu và phương pháp thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được chắc hơn các yêu cầu và phương pháp sử dụng khi làm văn thuyết minh.
- Học sinh biết cách vận dụng khi tìm hiểu các tri thức thuyết minh bằng cách phối hợp các phương pháp thuyết minh cho một đối tượng cụ thể.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, xác định đối tượng thuyết minh khi làm bài.
B.Tiến trình bài dạy
Bước 1: Tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
- Giáo viên nhận xét, gọi học sinh sửa chữa nếu cần và c ho điểm.
Bước 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Khi đọc một đề văn thuyết minh , em cần chú ý điều gì?
? Đối tượng thuyết minh là gì?
? Tri thức về đối tượng thuyết minh thực ra là gì?
? Làm thế nào để có được các trí thức thuyết minh?
? Hãy nêu ví dụ về một đối tượng có thể dung quan sát?
? Những đối tượng như thế nào cần phải tra cứu từ điển hoặc sách vở?
? Sau khi đã rõ về đối tượng cần làm gì cho bài thuyết minh rõ ràng? dễ hiểu?
? Nêu ví dụ minh hoạ?
? Nhắc lại một số phương pháp sử dụng trong thuyết minh?
? Nhớ lại các văn bản thuyết minh đã học trong chương trình 6,7,8 và cho biết các văn bản này sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
- GV dùng máy chiếu chiếu nội dung bài tập 4 – Các dạng bài tập làm văn 8.
? Hãy cho biết phạm vi kiến thức được sử dụng trong các đoạn văn từ 1 đến 7 và cho biết các văn bản đó sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
- GV chiếu nội dung đoạn văn trong bài tập 5 – Các dạng bài tập....
? Văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
? Văn bản này có ích gì cho bạn đọc?
- GV nêu bài tập
- Hướng dẫn học sinh học bài
I. Yêu cầu khi làm văn thuyết minh
- Phải xác định tri thức về đối tượng thuyết minh.
+ Đối tượng thuyết minh: là sự vật, hiện tượng, phương pháp...mà đề bài yêu cầu làm cho người đọc hiểu rõ.
+ Tri thức về đối tượng thuyết minh chính là sự hiểu biết của người viết về đối tượng: có đặc điểm tiêu biểu gì? ; có cấu tạo ra sao?; hình thành như thế nào?; có giá trị và ý nghĩa gì đối với con người?
- Cách tích luỹ tri thức về đối tượng thuyết minh: 
+ Quan sát: là nhìn, ngắm, xem xét kĩ lưỡng để phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, để phân biệt cái chính cái phụ...
Ví dụ: cái thước kẻ, cái nón....
+ Tra cứu từ điển, sách giáo khoa: đối với những đối tượng cần sự hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực hoặc không mấy quen thuộc...
Ví dụ: con hổ, cây lúa, những hiện tượng tự nhiên, khoa học...
+ Phân tích: chia ra các mục các phần để tìm hiểu từ đó nắm được yêu cầu thuyết minh...
Ví dụ: một món ăn, một đồ dùng phức tạp....
II. Các phương pháp thuyết minh:
1. Các phương pháp thuyết minh:
- Nêu định nghĩa
- Liệt kê
- Nêu ví dụ
- Dùng số liệu
- So sánh, đối chiếu
- Phân tích, phân loại
2. Nhận dạng phương pháp thuyết minh
- Học sinh làm theo các nhóm.
- Nhóm trưởng trình bày kết quả
- Gv gọi nhóm khác nhận xét, sửa chữa nếu có
- GV chốt lại và cho điểm nhóm tốt nhất.
III. Luyện tập
Bài tập 1: Phạm vi kiến thức và phương pháp thuyết minh được sử dụng: 
1. Kiến thức sinh học: Nêu định nghĩa
2. Kiến thức về sức khoẻ đời sống: Dùng số liệu.
3. Kiến thức về sức khoẻ người cao tuổi: Liệt kế, Phân loại
4. Kiến thức về môi trường: Phân tích
5. Kiến thức về bảo vệ sức khoẻ: So sánh, đối chiếu.
6. Kiến thức về danh lam thắng cảnh: Liệt kê
7. Kiến thức về cờ tướng, cờ vua....
Bài tập 2: 
- Đoạn trích là một đoạn văn bản thuyết minh có xen yếu tố tự sự ( một bản tin )
- Tác dụng: Nhắc nhở việc giáo dục thế hệ trẻ – trách nhiệm của cha mẹ và xã hội.
Bài tập 3: Tìm những tri thức để chuẩn bị cho bài thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
- HS tự tìm hiểu
- GV giới thiệu bài thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
Bước 4. Củng cố
- Nhắc lại yêu cầu khi làm văn thuyết minh?
- Kể tên các phương pháp thuyết minh thường dùng?
Bước 5. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên
- Sưu tầm một số bài thuyết minh mà em biết về các đối tượng là đồ dùng trong ga đình.

Tài liệu đính kèm:

  • docGa.doc