A/- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1- Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Bồi dưỡng phương pháp tự học
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Cốt lõi là: Hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
2- Công nghệ thông tin và truyền thông là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất đã, đang và sẽ thâm nhập, làm thay đổi mạnh mẽ tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, giáo dục dường như còn là lĩnh vực rất chậm thay đổi. Chúng ta dạy đủ mọi thứ với bảng đen, phấn trắng, sách và vở. Còn công nghệ thông tin và truyền thông khá xa lạ với chúng ta. Nguyên nhân gây ra sự chậm đổi mới trong ngành giáo dục không những vì thiếu máy tính, thiếu cơ sở hạ tầng mà còn vì thiếu sự hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này.
3- Đội ngũ giáo viên của trường THCS Thị Trấn phần lớn là giáo viên trẻ và một số giáo viên tuy tuổi đời đã cao song khả năng ứng dụng công nghệ thông tin nhanh. Vì vậy việc tiếp cận với công nghệ thông tin có nhiều thuận lợi. Chúng ta phải vươn tới vì đó là một yêu cầu dạy học trong xã hội hiện đại.
Nếu chúng ta chần chừ, chờ đầy đủ mọi điều kiện mới tiến hành ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào giảng dạy thì e là quá muộn.
Sử dụng máy tính là phương tiện trợ giúp trong giảng dạy là hết sức cần thiết trong đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt là phần mềm trình diễn powerpoint, song sử dụng nó như thế nào để đạt hiệu quả cao. Với câu hỏi đó tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “ áp dụng phần mềm powerpoint vào giảng dạy”
Đề tài áp dụng phần mềm powerpoint vào giảng dạy A/- lí do chọn đề tài 1- Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh - Bồi dưỡng phương pháp tự học - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Cốt lõi là: Hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 2- Công nghệ thông tin và truyền thông là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất đã, đang và sẽ thâm nhập, làm thay đổi mạnh mẽ tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, giáo dục dường như còn là lĩnh vực rất chậm thay đổi. Chúng ta dạy đủ mọi thứ với bảng đen, phấn trắng, sách và vở. Còn công nghệ thông tin và truyền thông khá xa lạ với chúng ta. Nguyên nhân gây ra sự chậm đổi mới trong ngành giáo dục không những vì thiếu máy tính, thiếu cơ sở hạ tầng mà còn vì thiếu sự hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này. 3- Đội ngũ giáo viên của trường THCS Thị Trấn phần lớn là giáo viên trẻ và một số giáo viên tuy tuổi đời đã cao song khả năng ứng dụng công nghệ thông tin nhanh. Vì vậy việc tiếp cận với công nghệ thông tin có nhiều thuận lợi. Chúng ta phải vươn tới vì đó là một yêu cầu dạy học trong xã hội hiện đại. Nếu chúng ta chần chừ, chờ đầy đủ mọi điều kiện mới tiến hành ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào giảng dạy thì e là quá muộn. Sử dụng máy tính là phương tiện trợ giúp trong giảng dạy là hết sức cần thiết trong đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt là phần mềm trình diễn powerpoint, song sử dụng nó như thế nào để đạt hiệu quả cao. Với câu hỏi đó tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “ áp dụng phần mềm powerpoint vào giảng dạy” B/- Nội dung I- Tìm hiểu về vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông - Đây là kho lưu trữ thông tin khổng lồ, có thể tìm kiếm, chọn lọc, trình diễn dễ dàng qua máy vi tính. - Tốc độ xử lí và truyền đạt thông tin rất lớn. - Giáo viên và học sinh có thể bổ sung nguồn thông tin cần quan tâm qua mạng máy tính toàn cầu. - Tiết kiệm thời gian, công sức của thầy và trò. - Người học hứng thú hơn, tự chủ hơn về không gian và thời gian. - Mô phỏng các khái niệm lí thuyết trừu tượng, những thí nghiệm hoá học độc hại, các thí nghiệm diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm. - Thiết lập môi trường học tập mới gần hơn với môi trường làm việc tương lai của học sinh. Còn phải kể đến giá các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng giảm. II- ưu điểm của phần mềm trình diễn powerpoint - Có thể sử dụng powerpoint để tạo các trình diễn cho nhiều mục đích khác nhau, một trình diễn tốt có thể thực sự thuyết phục, khích lệ, gây cảm hứng và giáo dục được học sinh. - Trong lĩnh vực dạy học, trình chiếu cho phép thực hiện hầu hết các minh hoạ trong giảng dạy phối hợp với kĩ thuật: âm thanh, hình ảnh, màu sắc. - Trình chiếu giúp truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách trực quan, sinh động bằng các hiệu ứng đa dạng. Hình ảnh động làm tăng sự chú ý. - Trình chiếu giúp ghép từng sự kiện đơn giản để có một sự kiện tổng thể thì dễ hiểu hơn là cho ngay một sự kiện tổng thể. Đặc biệt nó giúp giáo viên làm nổi bật trọng tâm. - Phần mềm này giúp giáo viên tập giảng và tự động ghi lại thời gian giảng - Trong quá trình dạy, giáo viên có thể quay về bất kì cảnh nào, bài giảng nào đã giảng qua hoặc đi đến bất kì cảnh nào chưa giảng tới. Điều này ở cách ở cách giảng truyền thống bằng phấn và bảng không thể thực hiện được. - Dễ dàng chỉnh sửa, cập nhật thông tin cho bài giảng, bổ sung các phần minh hoạ mới. - Có thể áp dụng cho nhiều môn học khác nhau thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, cũng như khoa học xã hội và nhân văn. - Với bài giảng đã soạn, có thể tạo nhiều phương thức trình chiếu cho nhiều đối tượng khác nhau - Bài soạn có tính tập thể cao vì có thể copy bài soạn của giáo viên để các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến. Học sinh cũng có thể sử dụng bài copy này để về nhà xem lại những phần chưa hiểu thấu đáo. III- Làm thế nào để sử dụng máy chiếu hiệu quả trong giảng dạy ( Khi soạn bài và khi giảng bài ) III.1- Khi soạn bài a)Yêu cầu cơ bản: - Cần biết đánh văn bản trên MS. Word. - Học lí thuyết powerpoint căn bản và biết thực hành. - Học powerpoint nâng cao (thông qua các tài liệu tham khảo hoặc học hỏi lẫn nhau) b) Một số chú ý khi xây dựng tệp tin trình diễn: + Luôn nhớ nguyên tắc đơn giản và rõ ràng. Muốn vậy: - Chọn font chữ: chân phương, đơn giản, dễ đọc, tránh dùng các font chữ bay bướm, khó đọc, khó nhìn với học sinh ngồi ở cuối lớp. Nên dùng chữ in hoa cho các tiêu đề chính, các đề mục nhỏ nên dùng chữ thường. - Cỡ chữ khoảng từ 24 đến 36 pt - Màu chữ phải thật tương phản với màu nền. Chỉ nên dùng 2 hoặc 3 màu trên một trang. - Phải cân nhăc kĩ việc sử dụng các hoạt hình cho các dòng chữ, không nên lạm dụng lúc nào cũng cho chữ "nhảy múa"dễ nhàm chán và làm cho học sinh chỉ tập trung vào những hoạt hình đó, không chú ý vào bài giảng. Nên cho chữ chạy ra như cách viết trên bảng thông thường. Có chỗ chỉ cần cho hiện ra ngay đỡ mất thời gian. +Tinh giản và biểu tượng hoá nội dung. + Nhất quán trong thiết kế. + Chọn đồ hoạ cẩn thận trong trình diễn để tránh gây phân tán sự chú ý của học sinh. c) Trình diễn cái gì? Trong một bài cụ thể phải xác định được phần viết bảng đen là chính hay phần trình chiếu là chính. Nếu sử dụng màn hình trình chiếu là chính còn bảng đen để gọi học sinh lên bảng làm bài thì trên màn hình phải thường xuyên có dàn bài để học sinh theo dõi được hệ thống. Định trình chiếu cái gì phải được cân nhắc rất cẩn thận, trình chiếu sẽ có lợi gì? ( phải có ý tưởng kịch bản) Qua một số tiết dạy có sử dụng trình chiếu, tôi thấy, những nội dung sau, nếu trình chiếu có thể có hiệu quả: c.1- Các dạng bài tập trắc nghiệm: Sử dụng loại bài tập này khi trình chiếu sẽ có lợi: - Tiết kiệm được thời gian viết bảng - Học sinh theo dõi được câu hỏi một cách đầy đủ và rõ ràng( khác với nghe đọc lướt qua một lượt) - Không cần phải phát phiếu kiểm tra( tốn kém) c.2) Những hình vẽ, hình quét minh hoạ. Có những hình vẽ trong sgk hoặc sách tham khảo rất đẹp nhưng vẽ thì rất khó lại không được đẹp. Trong trường hợp này nếu đem quét và dùng trình chiếu thì hấp dẫn hơn nhiều. Học sinh biết thêm những kiến thức thực tế. c.3) Những trò chơi: ( Lucky number, Lucky picture,..... thực sự gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu bài c.4) Những mô hình, mô hình động: thực sự gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu bài, mô hình động còn giúp học sinh tìm hiểu kiến thức mới dễ dàng hơn. c.5) Những thí nghiệm không thể trực tiếp làm được ở trên lớp Đó là các thí nghiệm xảy ra quá nhanh, quá chậm, dụng cụ phức tạp hoặc thí nghiệm có sử dụng hoá chất độc nên không thể thực hiện trên lớp học được. +)VD: Thí nghiệm về Clo( hoá ), nếu không có điều kiện tốt, làm trên lớp gây độc hại cho cả giáo viên và học sinh, ta có thể dùng thí nghiệm ảo c.6) Những sơ đồ hệ thống Sơ đồ hệ thống giúp học sinh nắm được trọng tâm của bài. Nếu sử dụng viết bảng phần này mất rất nhiều thời gian. d) Chiếu thử: Soạn bài xong nhất thiết phải cho chiếu thử để kiểm tra các vấn đề như: cỡ chữ, mầu chữ và nền, bố cục trong một trang đã cân đối chưa và các lỗi chính tả khi đánh máy III.2- Khi giảng bài Tuỳ theo từng bài, có thể sử dụng được trình chiếu nhiều hay ít. Khi sử dụng, phải lưu ý: - Kết hợp hài hoà giữa viết bảng và trình chiếu. Chắt lọc nội dung nào viết bảng, nội dung nào trình chiếu. Không nên một nội dung vừa thể hiện trên bảng đen vừa có trên màn hình trình chiếu. Cũng không nên dùng máy thay viết bảng. - Khi nào cần thì trình chiếu, không cần thì nên tắt màn hình( nhấn phím B), cần chiếu( nhấn phím H) để tránh sự phân tán học tập của học sinh. - Phải hướng dẫn được học sinh kết hợp nghe và ghi chép. Tối thiểu phải ghi chép được tên bài, các đề mục và phần chính của bài. - Nội dung nào chiếu trước, nội dung nào chiếu sau phải được chuẩn bị kĩ lưỡng và tập sử dụng máy cho nhuần nhuyễn để tránh được hiện tượng chiếu ra không theo ý muốn. - Trong quá trình giảng, nếu phát hiện lỗi sai do đánh máy thì phải sửa ngay, không nên để những lỗi sai đó cứ tồn tại mãi trên màn hình. C/- Hiệu quả Năm học 2008-2009 ban thân đã áp dụng phần mềm powerpoint vào nhiều tiết giảng đem lại hứng thu cho học sinh, học sinh hiểu bài và thêm yêu thích môn học , kết quả cuối năm học số lượng học sinh khá giỏi được tăng lên. Các tiết dự giờ, thao giảng được đồng nghiệp đánh giá cao về nội dung trình chiếu và chất lượng giờ giảng. D/- Kết luận Có thể khẳng định rằng: sử dụng máy tính hỗ trợ dạy học có rất nhiều ưu việt. Rõ nhất là: Nhanh- Đẹp- Chính xác- Hấp dẫn và thu hút được đa số học sinh tham gia học tập. Song trình chiếu nhiều hay ít, chúng ta đều phải quan tâm đến mục đích cuối cùng là học sinh hiểu được bài và có thể nhớ ngay được trọng tâm của bài, vận dụng được kiến thức đó để giải bài tập, giải thích các hiện tượng thực tế quanh ta. Không nên sử dụng máy tính mang tính hình thức, kém hiệu quả. Để có một bài giảng thuyết phục phải đầu tư nhiều thời gian để soạn bài thật kĩ, nếu cần có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp Muốn có một bài giảng tốt phải có bài soạn tốt. Muốn có một bài soạn tốt đòi hỏi giáo viên phải hiểu sâu sắc nội dung bài định soạn.
Tài liệu đính kèm: